Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiệm nay, tốc độ phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ những phát triển vượt bậc của các ngành khoa học công nghệ,cùng với sự phát triển đó của đất nước thì nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp giáo dục là phải tiến hành đổi mới của các cấp học.
-Sự nhiệp đổi mới giáo dục được đặt lên hàng đầu và ngày 11/06/2001 Thủ Tướng chính phủ đã ký chỉ thị số 14/2001/CT-TTG về việc đồi mới sách giáo khoa bậc tiểu học và ở bậc mầm non.
-Đổi mới chương trình giáo dục mầm non là đổi mới về nội dung, hình thức, nâng cao phương pháp giảng dạy mà phương châm đó là đổi mới theo từng lớp và bắt đầu từ chương trình thí điểm sau đó mới đưa vào đổi mới đại trà.
-Qua thực hiện và tiếp thu chương trình đổi mới đó thì năm 2004-2005 trường mẫu giáo Ngan Dừa đã tiến hành dạy đổi mới chương trình lớp lá, đến năm học 2006-2007 thì trường tiến hành dạy đổi mới ở khối lớp chồi.
-Là một giáo viên đứng lớp năm học 2007-2008 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mầm theo chương trình đổi mới, ban đầu tôi cũng rất bở ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong soạn giảng. Nhưng được sự hướng dẫn giúp đỡ từ BGH, đồng nghiệp, đồng thời học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên đã giúp tôi rất nhiều trong phương pháp giảng dạy đổi mới.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm về việc ứng dụng dạy tốt chương trình đổi mới ở lớp mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỀ VIỆC ỨNG DỤNG DẠY TỐT CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI Ở LỚP MẦM
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
–Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiệm nay, tốc độ phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ những phát triển vượt bậc của các ngành khoa học công nghệ,cùng với sự phát triển đó của đất nước thì nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp giáo dục là phải tiến hành đổi mới của các cấp học.
-Sự nhiệp đổi mới giáo dục được đặt lên hàng đầu và ngày 11/06/2001 Thủ Tướng chính phủ đã ký chỉ thị số 14/2001/CT-TTG về việc đồi mới sách giáo khoa bậc tiểu học và ở bậc mầm non.
-Đổi mới chương trình giáo dục mầm non là đổi mới về nội dung, hình thức, nâng cao phương pháp giảng dạy mà phương châm đó là đổi mới theo từng lớp và bắt đầu từ chương trình thí điểm sau đó mới đưa vào đổi mới đại trà.
-Qua thực hiện và tiếp thu chương trình đổi mới đó thì năm 2004-2005 trường mẫu giáo Ngan Dừa đã tiến hành dạy đổi mới chương trình lớp lá, đến năm học 2006-2007 thì trường tiến hành dạy đổi mới ở khối lớp chồi.
-Là một giáo viên đứng lớp năm học 2007-2008 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mầm theo chương trình đổi mới, ban đầu tôi cũng rất bở ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong soạn giảng. Nhưng được sự hướng dẫn giúp đỡ từ BGH, đồng nghiệp, đồng thời học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên đã giúp tôi rất nhiều trong phương pháp giảng dạy đổi mới.
-Qua tìm tòi, học hỏi và giảng dạy 2 năm qua, tôi nhận thấy rằng chương trình đổi mới bậc học mầm non là rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non và đồng thời nó cũng giúp cho tôi học tập được rất nhiều kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy. Từ đó tôi luôn tìm tòi cập nhật những tri thức mới mẽ để giảng dạy tất cả các môn học theo hướng đổi mới. Nó chính là lý do tôi chọn đề tài này để viết sáng kiến kinh nghiệm.
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
-Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa dất nước đòi hỏi chúng ta phải năng động xử lý các vấn đề nẩy sinh trong giảng dạy một cách hiệu quả. Do vậy cùng với sự đổi mới chung của giáo dục, thỉ giáo dục mầm non với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi mầm non cần phải có những đổi mới nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách hàng đầu.
-Thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục mầm non trong suốt những năm qua đã đem lại kết quả và chuyển biến tốt trong phương pháp giáo dục trẻ qua đổi mới đã tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi phát huy năng lực sẵn có của mình, trẻ được hoatï độäng một cách thoải mái ở các góc chơi kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động với các nguyên liệu sẵn có.
-Qua đổi mới giáo dục mầm non các hoạt động của trẻ được tổ chức với nhiểu hình thức đa dạng từ đó trẻ được trải nghiệm, quan sát, thực hành, chơi với các nguyên vật liệu sẵn có ở các góc chơi từ đó phát triển tư duy, nhân cách trẻ một cách hoài hòa.
-Thữc hiện đổi mới giáo dục mầm non là mục tiêu chiến lược của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, qua đó đòi hỏi mỗi giáo viên thường xuyên học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình dộ về mọi mặt để thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục trong giáo dục mầm non và phải được thực hiện một cách đồng bộ từ nông thôn đến thành thị
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
-Trường mẫu giáo Ngan Dừa có 3 lớp mầm qua học tập bồi dưỡng và dự các chuyên đề của sở, phòng tổ chức về thực hiện đổi mới ở lớp, lá thì năm học 2006-2007 trường hướng dẫn chỉ đạo cho khối mầm, chồi thực hiện giảng dạy theo chương trình đổi mới.
-Là một giáo viên đứng lớp mầm với 25 cháu và là năm thứ ba thực hiện dạy đổi mới ở lớp mầm với điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn cộng với kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế tôi đã gặp không ít những khó khăn trong việc soạn giảng. Được sự giúp đỡ của BGH và các chị em đồng nghiệp tôi đã cố gắng soạn giảng các tốt các môn học xây đựng cho lớp các góc chơi theo chủ điểm, thường xuyên sưu tần tranh ảnh tự làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc giảng dạy.
IV.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
-Qua thực hiện đổi mới lớp mầm tuy trong khâu soạn giảng tôi gặp nhiều khó khăn nhưng được sự ủng hộ của BGH và các chị em đồng nghiệp cùng với sự cố gắng phấn đấu đầu tư trong khâu sọan giảng , cộng với sự quan tâm của phòng và của nhà trường đầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất như: Kệ, đồ dùng, đồ chơi…. Tôi đã xây lớp mình các góc chơi theo chủ điểm như: Chủ điểm ngành nghề thì tôi thay đổi các góc phân vai, xây dựng, góc học tập…. Ngoài các đồ dùng, đồ chơi sẵn có tôi còn luôn sưu tầm thêm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: hộp sữa, hộp kem, lá cây, gáo dừa, phách tre, vỏ sò, vỏ hến… để bổ sung vào các góc chơi cho phong phú. Đồng thời phục vụ cho các tiết dạy đạt hiệu quả cao.
-Từ những nguyên vật liệu sẵn có đó sẽ phát huy ở trẻ tính sáng tạo trẻ sẽ sử dụng các nguyên vật liệu vào các trò chơi thực tế của trẻ một cách khéo léo và gần gũi đối với trẻ.
Ví dụ: Trò chơi nấu ăn ở góc phân vai trẻ sẽ lấy vỏ sò, vỏ hến để nấu ăn hoặc ở góc xây dựng trẻ sẽ lấy vỏ sò, vỏ hến đem ra để xếp hàng dài… hay chơi bán hàng trẻ sẽ lấy lá cây làm tiền.
-Trong giảng dạy tôi luôn tìm hiểu bài dạy theo chủ điểm và tìm hiểu những nội dung tích hợp cho phù hợp với từng bài dạy, sử dụng các câu hỏi gợi mở để kích thích tính tò mò sánh tạo của trẻ vận dụng có hiểu quả phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được trả lời theo ý hiểu của mình, các cháu vừa được học vừa được trò chuyện cùng cô để tìm hiểu về thế giới tự nhiên về các câu truyện cổ tích. Bài thơ, bài hát từ đó phát triển ở trẻ tinh thần trách nhiệm tự tin trong các hoạt động chung, ngoài ra tôi còn luôn gần gũi với các cháu, quan tâm bồi dưỡng các cháu có năng khiếu, động viên những cháu nhúc nhác để cho các cháu hồn nhiên học hỏi phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của các cháu bằng cách tôi luôn nghiên cứu bài dạy soạn giáo án soạn các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc cho các cháu tự do hoạt động trong các góc theo ý thích của mình để làm thế nào các tiết học, các hoạt động có liên kết chặt chẽ.
-Chính vì vậy mà phương pháp dạy đổi mới là vô cùng phù hợp với đặt điểm tâm sinh lý của trẻ lức tuổi mầm non, tất cả các hoạt động vui chơi học tập liên quan với nhau theo một chủ điểm mỗi vấn đề mà trẻ tiếp cận đều hướng vào các chủ điểm và hệ thống chủ đề được sắp xếp theo sự hiểu biết và trình độ nhận thức của trẻ.
Ví dụ: Khi dạy đến chủ điểm ngành nghề thì các cháu được tìm hiểu về các nghề trong xã hội đọc các bài thơ, bài hát về ngành nghề trẻ được chơi các trò chơi công nhân, bác sĩ…. Và các hoạt động học tập được lồng ghép nội dung tích hợp một cách logic và phù hợp với từng bài dạy.
-Để phục vụ các tiết học tôi thường nghiên cứu soạn hoạt đôïng ngoài trời với những nội dung phong phú như: quan sát cây, hoa, lá… có những nội dung phù hợp với bài dạy sắp tới hướng cho các cháu được tự do tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên, các cháu được trực tiếp nhìn, nắêm, sờ, ngửi các loài hoa, quả…. Các cháu được chơi với đất, cát. Ngoài ra tôi luôn sưu tầm các bài thơ bài hát câu đố có nội dung phù hợp với các bài dạy để cho cháu làm quen.
-Từ những hoạt động đó cộng với giáo viên được tập huấn bồi dưỡng thường xuyên tôi nhận thấy việc giảng dạy theo phương pháp đổi mới là vô cùng cần thiết vì ở đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết vận dụng một cách hợp ly ùcác nội dung tích hợp theo từng chủ điểm, sử dụngcác câu hỏi mang tính gợi mở để cho trẻ thử nghiệm quan sát thực hành phát huy tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.
-Tôi còn thường xuyên nghiên cứu làm đồ dùng trực quan phục vụ các môn học rất đẹp mắt để tập trung lôi cuốn sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: môn làm quen văn học tọi nghiên cứu vẽ tranh mô hình phù hợp với nội dung từng câu truyện, bài thơ còn môn môi trường xung quanh thì tôi tìm vật thật (Nếu có) …. Tạo cho trẻ cảm giác vui có hứng thú khi học và cho các cháu mạnh dạn phát biểu ý kiến theo ý hiểu của mình một cách sôi nổi. Các tiết dạy của tôi thường được các cháu hưởng ứng rất nhiệt tình, các cháu thích được hoạt động cùng cô, thích được trò chuyện cùng cô và điều đó đã đạt được kết quả rõ nét qua từng hoạt động của trẻ.
-Ngoài ra với đặc điểm tâm sinh lýcủa trẻ lên ba, trẻ thường bị khủng hoản tuổi lên ba, trẻ rất dể vui buồn bất thường nhưng chính phương pháp dạy đổi mới đã giúp tôi gần gũi các cháu hơn. Các cháu dần dần mạnh dạn hồn nhiên tự do bày tỏ tâm tư của mình một cách thoải mái điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng dạy đổi mới lớp mầm trong suốt hai năm qua.
V.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
-Qua hai năm giảng dạy chương trình đổi mới ở lớp mầm, qua việc sưu tầm đồ dùng, đồ chơi việc nghiên cưu bài dạy đã giúp cho tôi có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cụ thể trong năm học 2008-2009 tôiđã đạt gióa viên dạy giỏi vòng trường từ những cố gắng đó mà cháu lớp tôi rất thích đến trường, đến lớp vì cháu được tự do tìm hiểu, thử nghiệm, quan sát, thực hành phát huy tính tò mò, sáng tạo, ham hiểu biết của mình kết quả trong năm học qua lớp tôi đã có bốn cháu tham gia hội thi “Bé khỏe , bé ngoan” vòng trường và đã đạt được một giải nhất, một giải nhì và một giải khuyết khích có 98% cháu chuyên cần, 95% cháu ngoan.
VI.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua giảng dạy chương trình đổi mới ở lớp mầm tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
-Là giáo viên chúng ta phải luôn cập nhật đổi mới trong giáo dục để giảng dạy tốt hơn thì phải luôn luôn không ngừng học hỏi bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để giảng dạy tốt
-phải luôn luôn tìm tòi làm đồ dùng dạy học để bổ sung thêm vào kinh nghiệm giảng dạy của mìmnh điều đáng nói nhất đó là chúng ta thật sự tâm huyết với nghề thì mới giảng dạy được tốt.
VII. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Đề nghị phòng và trường đầu tư thêm trang thiết bị để phục vụ giảng dạy chương trình đổi mới và mở nhiều các chuyên đề để giáo viên được tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau dể cùng nhau tiến bộ trong giảng dạy
Ngan Dừa, ngày…..tháng……năm 2009
Người viết
Dương Lệ Hoa
File đính kèm:
- skkn doi moi phuong phap day hoc o lop mam.doc