Sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng câu lạc bộ “phát thanh măng non” ở Trường THCS xã Hàng Vịnh

SÁNG KIẾN

XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ

“PHÁT THANH MĂNG NON”

Ở TRƯỜNG THCS XÃ HÀNG VỊNH

I/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.

- Phong trào thi đua ““Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chúng ta có nhiều biện pháp cách thức để thực hiện như tổ chức “Hội” trong các dịp như khai giảng, ngày lễ, ngày kỉ niệm hoặc lồng ghép trong sinh hoạt dưới cờ, ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, Tuy nhiên biện pháp xây dựng câu lạc bộ lại là một biện pháp quan trọng trong việc đạt các tiêu chí phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Phần lớp cán bộ giáo viên nhà trường thì khái niệm “Câu lạc bộ” lại còn rất mới mẻ, tuy nhiên trong hoạt động giáo dục cách thức tổ chức cũng đã mang dáng dấp sinh hoạt câu lạc bộ và tổ chức theo thời điểm, kinh nghiệm là chính. Việc tổ chức hoạt động cũng chưa có cơ sở lí thuyết, mô hình thực tiễn nào chỉ dẫn cụ thể, nên chưa hoặc ít hiệu quả, thất thường, không bền vững phụ thuộc rất nhiều vào những cá nhân (Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, )

Vậy làm thế nào để tổ chức các câu lạc bộ trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu, hứng thú, đặc điểm tâm lí của học sinh, cuốn hút các em tham gia một cách tích cực, hiệu quả. Từ những suy nghĩ đó cộng với sự ủng hộ của Hiệu trưởng, năm học 2010 – 2011, tôi bắt đầu xây dựng “Câu lạc bộ phát thanh măng non” ở trường THCS xã Hàng Vịnh; qua quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, kể cả thất bại, nhưng bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm, xin được trình bày để các thầy cô tham khảo.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng câu lạc bộ “phát thanh măng non” ở Trường THCS xã Hàng Vịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ “PHÁT THANH MĂNG NON” Ở TRƯỜNG THCS XÃ HÀNG VỊNH I/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. Phong trào thi đua ““Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chúng ta có nhiều biện pháp cách thức để thực hiện như tổ chức “Hội” trong các dịp như khai giảng, ngày lễ, ngày kỉ niệm hoặc lồng ghép trong sinh hoạt dưới cờ, ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, Tuy nhiên biện pháp xây dựng câu lạc bộ lại là một biện pháp quan trọng trong việc đạt các tiêu chí phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Phần lớp cán bộ giáo viên nhà trường thì khái niệm “Câu lạc bộ” lại còn rất mới mẻ, tuy nhiên trong hoạt động giáo dục cách thức tổ chức cũng đã mang dáng dấp sinh hoạt câu lạc bộ và tổ chức theo thời điểm, kinh nghiệm là chính. Việc tổ chức hoạt động cũng chưa có cơ sở lí thuyết, mô hình thực tiễn nào chỉ dẫn cụ thể, nên chưa hoặc ít hiệu quả, thất thường, không bền vững phụ thuộc rất nhiều vào những cá nhân (Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội,) Vậy làm thế nào để tổ chức các câu lạc bộ trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu, hứng thú, đặc điểm tâm lí của học sinh, cuốn hút các em tham gia một cách tích cực, hiệu quả. Từ những suy nghĩ đó cộng với sự ủng hộ của Hiệu trưởng, năm học 2010 – 2011, tôi bắt đầu xây dựng “Câu lạc bộ phát thanh măng non” ở trường THCS xã Hàng Vịnh; qua quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, kể cả thất bại, nhưng bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm, xin được trình bày để các thầy cô tham khảo. II/ Phạm vi triển khai thực hiện. Tại trường THCS xã Hàng Vịnh III/ Mô tả sáng kiến 1/ Nội dung câu lạc bộ. a/ Khái niệm về câu lạc bộ. Câu lạc bộ học sinh là một hình thức hoạt động theo lứa tuổi trong trường phổ thông do các tổ chức như Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên tổ chức và quản lí dưới sự cố vấn của giáo viên, chịu sự chỉ đạo của Ban giám hiệu. Câu lạc bộ học sinh là nơi tổ chức nhiều hoạt động, đa dạng về phương pháp, phong phú về nội dung, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của học sinh, phát triển kĩ năng sống, b/ Chức năng và nhiệm vụ của câu lạc bộ. Theo các chuyên gia giáo dục Câu lạc bộ thường có 3 chức năng: Giáo dục hội viên trong Câu lạc bộ. Tổ chức các hoạt động giao lưu, ứng xử, hoch hỏi lẫn nhau. Nâng cao hiểu biết và rèn luyện lẫn nhau. c/ Nội dung, hình thức hoạt động câu lạc bộ. Nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ rất phong phú như: Giáo dục chân, thiện, mỹ cho học sinh; phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ; tư vấn học đường; rèn kỹ năng sống, giao lưu văn hóa; . Hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ gồm có: Tuyên truyền, cổ động, báo tướng; tọa đàm, diễn đàn; dựng cảnh, kể chuyện, dựng Video clip, phát thanh măng non, gương người tốt việc tốt; . d/ Các loại hình câu lạc bộ. Có rất nhiều hình thức, do đó cũng có rất nhiều Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ rèn kỹ năng sống; Câu lạc bộ môn Văn, Toán, .; Câu lạc bộ Tin học, Phát thanh măng non, .. Với điều kiện thực tế nhà trường, do đó tôi bước đầu chỉ chọn xây dựng Câu lạc bộ “phát thanh măng non” 2/ Biện pháp tổ chức Câu lạc bộ “phát thanh măng non” ở trường THCS xã Hàng Vịnh. a/ Thực trạng. Chưa có hoạt động việc phát thanh. Chưa tổ chức huy động học sinh tham gia tuyên truyền đến học sinh khác nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhà trường. Tình trạng học sinh nói thề, chửi tục còn diễn ra, thái độ, biểu hiện của học sinh trong việc không tôn trong thầy, cô còn diễn ra, các vụ việc vi phạm nội qui, qui định của nhà trường diễn ra thường xuyên. Ý thức bảo vệ của công, tôn trọng bạn rất hạn chế. Nề nếp học tập, sinh hoạt thiếu tự giác chưa thành lệ b/ Mô hình vận dụng xây dựng “Câu lạc bộ phát thanh măng non” b1/ Mục tiêu. Là một trong những hình thức hiệu quả, cộng cụ để giáo dục đạo đức, văn hóa, giáo dục truyền thống, thẩm mỹ cho các em. Đồng thời là môi trường thuận lợi để các em tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện phấn đấu. Là một trong các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động. Nêu gương “người tốt, việc tốt” để các em tự uốn nắn các biểu hiện, kích thích tính tự rèn luyện, theo gương để học tập Rèn luyện các em trong tự quản, thỏa mãn nhu cầu, sở thích của các em trong vui chơi, giải trí. b2/ Đối tượng. Những học sinh có năng khiếu về diễn đạt, ngôn ngữ, âm sắc Những học sinh có nề nếp tự quản tốt, dễ gần, có khả năng lôi cuốn các em học sinh khác tạo thành phong trào. Giáo viên, cha mẹ học sinh quan tâm đến học sinh, Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, Bí thư chi đoàn. b3/ Công tác tổ chức. Thành lập Ban cố vấn: Gồm Tổng phụ trách đội (đ/c Nguyễn Quốc Khánh), Bí thư chi đoàn (đ/c Huỳnh Bé Năm), Giáo viên chủ nhiệm 6a1 đồng thời là giáo viên dạy Mỹ thuật (đ/c Nguyễn Thị Hằng), giáo viên phụ trách văn nghệ nhà trường (đ/c Đoàn Thị Mỵ), giáo viên phụ trách thư viện (đ/c Vũ Thị Quyên) Thành lập Ban chủ nhiệm “Câu lạc bộ phát thanh măng non”: Gồm 5 học sinh được chọn trong số học sinh đã tham gia chuẩn bị ở lớp 6 (có tiêu chuẩn cụ thể để các em tự lựa chọn bầu ra; có phân công trách hiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên) Tổ chức khảo sát, thăm dò các em về nhu cầu, nguyện vọng và mong muốn tham gia phát thanh, chọn tên câu lạc bộ, mục tiêu thực hiện, số lần phát thanh trong tuần (1 lần/ tuần), tổ chức ra mắt (tháng 2/ 2011), các bước để duy trì và tổ chức câu lạc bộ hoạt động lâu dài. Xây dựng điều lệ/ nội qui hoạt động câu lạc bộ: Ban cố vấn giúp Ban chủ nhiệm soạn ra điều lệ hoặc nội qui hoạt động của câu lạc bộ; công khai bản điều lệ/ nội qui hoạt động. Xây dựng bản tin: phân công người phụ trách; tổ chức các em tham gia viết bài, tìm gương “người tốt, việc tốt” Chọn phát thanh viên, nhạc hiệu, cách thể hiện, nội dung phát thanh, b4/ Kế hoạch và lựa chọn nội dung hoạt động. Tháng 9/ 2010: Tuyên truyền, thăm dò nhu cầu về việc thành lập Câu lạc bộ. Tháng 10/ 2010: Kết hợp Tổng phụ trách đội (đ/c Nguyễn Quốc Khánh) cùng một số giáo viên (Nguyễn Thị Hằng, giáo viên Mỹ Thuật, Lê Thị Thư, giáo viên âm nhạc) định hướng nội dung hoạt động nhằm thu hút hứng thú học sinh. Tháng 11/ 2010: Chọn một số học sinh tích cực trong khối 6 để nắm bắt nhu cầu, tìm hiểu sở thích, năng lực cá nhân; định hình nội dung sinh hoạt; giao cho học sinh tìm hiểu điều kiện thực tế để hoạt động. Tháng 12/ 2010: Tham mưu Hiệu trưởng chọn phòng để sinh hoạt Câu lạc bộ; sửa sang phòng, trang trí cơ bản, lắp đặt âm li, loa; phát thanh thử nghiệm. Tháng 01/ 2011: Hoàn thiện nơi phát thanh, chọn nhạc hiệu, câu dẫn, phát thanh viên, bầu chọn Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, người đưa tin, kịch bản phát thanh, nội dung “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”; nội dung “Gương người tốt việc tốt”, thời gian phát thanh; chuẩn bị chương trình ra mắt Câu lạc bộ. Tháng 02/ 2011: Đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban tư vấn, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ; tổ chức ra mắt Câu lạc bộ, những trò chơi trong buổi ra mắt Câu lạc bộ, (coi đây là mốc triển khai thực hiện) Tháng 3/ 2011: Phát thanh chính thức, sinh hoạt Câu lạc bộ (1 lần). Tháng 4/ 2011: Phát thanh chính thức, sinh hoạt Câu lạc bộ (1 lần). Tháng 5/ 2011: Phát thanh chính thức, sinh hoạt Câu lạc bộ (1 lần), họp rút kinh nghiệm, định hướng hoạt động cho năm học 2011 – 2012. Định kì phát thanh hàng tuần theo qui định của Tổng phụ trách đội từ năm học 2012 – 2013. b5/ Hình thức. Nội dung “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”: chọn những bài kể của học sinh đạt giải trong năm học và các năm học trước. Nội dung “Gương người tốt việc tốt”: chọn mỗi lần phát thanh 1 “gương người tốt việc tốt” trong học sinh nhà trường mà các em ghi nhận được. Trò chơi: trò chơi tập thể, văn nghệ cá nhân hoặc song ca. Tuyên truyền: Bản tin, trên chương trình phát thanh, thông qua hội viên Câu lạc bộ, hình ảnh, thông tin từ phòng hoạt động của Câu lạc bộ. b6/ Chuẩn bị cơ sở vật chất. Kết hợp phòng Đoàn – Đội cùng phòng Câu lạc bộ. Nhà trường tạo điều kiện sử dụng máy vi tính để thu nhận thông tin từ internet. Tìm nguồn kinh phí cho Câu lạc bộ: từ hội cha mẹ học sinh, kế hoạch nhỏ, Đoàn – Đội, quĩ góp từ các thành viên, mạnh thường quân, b7/ Cách thức đánh giá. Đánh giá: sự thay đổi ý thức của chính các thành viên trong Câu lạc bộ; các bài viết của các thành viên, các buổi họp rút kinh nghiệm (qua biển bản họp), các hiệu quả đóng góp của các thành viên khi tham gia Câu lạc bộ, mức độ tuyên truyền của các thành viên với học sinh trong lớp, khối học, nhà trường; sự ủng hộ của Hội đồng sư phạm, gia đình học sinh thông qua các ý kiến, nhận xét. Tuyên dương, khen thưởng: tuyên dương những học sinh có nhiều bài viết, nêu được nhiều “gương người tốt việc tốt”, tính tích cực trong hoạt động Câu lạc bộ trong các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, chọn 1 đến 2 học sinh tích cực nhất đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng băng giấy khen và tập; tuyên dương qua bản tin hoạt động hằng tuần. b8/ Khó khăn. Những khó khăn xảy ra: thiếu sự ủng hộ thường xuyên của Hiệu trưởng, thiếu kinh phí cho các kế hoạch, chương trình hoạt động của Câu lạc bộ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng. Khó bố trí thời gian, thiếu kinh nghiệm tổ chức, học sinh không hào hứng, Ban tư vấn thiếu nhiệt tình, ngại việc, IV/ Kết quả, hiệu quả mang lại. Kết quả đạt được trong các năm học 2010 – 2011 đến nay. + Hình thành được Câu lạc bộ “Phát thanh măng non” với 9 thành viên; bàn giao lại cho Tổng phụ trách đội tháng 2/ 2011 quản lí và đều đặn phát thanh cho tới nay (năm học 2012 – 2013) + Cán bộ, giáo viên bước đầu nắm được thế nào là Câu lạc bộ, thái độ từ thờ ơ nay chuyển sang ủng hộ việc phát thanh, nêu gương người tốt, việc tốt. Kinh nghiệm rút ra. + Học sinh nhanh tiếp nhận cái mới do đó nếu giáo viên biết định hướng sẽ giúp các em đi đúng hướng mà gia đình, xã hội cần. + Tạo không khí phấn khởi khi được tham gia, các em tự chủ, chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ. Hạn chế: + Sự chuẩn bị kinh phí cho Câu lạc bộ chưa chu đáo, nên kém hiệu quả khi hoạt động. + Thời gian hoạt động của Câu lạc bộ chưa nhiều, chưa đều (chỉ dừng lại 1 lần/ tuần) + Cán bộ giáo viên làm tư vấn còn ngại việc, chưa nhiệt tình. V/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Trong trường THCS xã Hàng Vịnh. VI/ Kiến nghị, đề xuất. + Đề xuất Hiệu trưởng duy trì, khắc phục tồn tại nêu trên + Có qui định cụ thể nhiệm vụ Ban tư vấn và xét như một nhiệm vụ khác trong kế hoạch nhà trường. Hàng Vịnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết .. .. .. Trần Đức Hương Hàng Vịnh, ngày.tháng.năm 2013 Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docNoi dung Xay dung CLB.doc
  • docBao cao SK.doc
  • docBia 1 SK.doc
  • docDe nghi SK.doc
Giáo án liên quan