Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần hoá học đại cương và vô cơ)

Mục tiêu giáo dục môn hoá học trường THPT cần cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của những chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục thì định hướng xây dựng chương trình hoá học THPT theo hướng:

 -Nội dung hoá học gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng đồng.

 -Nội dung hoá học gắn liền với thực hành, thí nghiệm.

 -Bài tập hoá học phải có nội dung thiết thực.

 

doc135 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần hoá học đại cương và vô cơ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu i. Lí DO CHọN Đề Tài Mục tiêu giáo dục môn hoá học trường THPT cần cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của những chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu giáo dục thì định hướng xây dựng chương trình hoá học THPT theo hướng: -Nội dung hoá học gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng đồng. -Nội dung hoá học gắn liền với thực hành, thí nghiệm. -Bài tập hoá học phải có nội dung thiết thực. Bài tập là mục đích, là nội dung và cũng là phương pháp dạy học hiệu quả. Nó cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số. Nếu thông qua việc giải một bài tập hoá học mà học sinh có thể giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, sản xuất thì sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đó có thể là những bài tập có những điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực tiễn (bài tập thực tiễn) như: bài tập về cách sử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm; cách xử lí tai nạn do hoá chất; bảo vệ môi trường; sản xuất hoá học; xử lí và tận dụng các chất thảiTăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn. Bằng những kiến thức hoá học, trước tiên học sinh có thể giải đáp được những câu hỏi “Tại sao?” nảy sinh từ thực tiễn và hơn nữa là có thể đưa ra những giải pháp tối ưu cho tình huống có vấn đề nảy sinh từ chính thực tiễn đó. Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa hoá học THPT ở Việt Nam, số lượng các bài tập thực tiễn còn ít (khoảng 17,5%). Vì vậy học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất lúng túng. Ví dụ như bài tập“ Vì sao có câu nói: sau mỗi trận mưa, lúa như được bón thêm một lần đạm.” Bộ môn hoá học có một số ít cuốn sách tham khảo viết về câu hỏi và bài tập thực tiễn hoá học như của tác giả Lê Xuân Trọng- Nguyễn Hữu Đĩnh( Bài tập định tính và câu hỏi thực tế hoá học 12- Tập 1: Hoá hữu cơ), của tác giả Trần Quốc Sơn, nhưng số lượng bài tập còn ít. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài“Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần hoá học đại cương và vô cơ)” ii. mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. II.1.Mục đích nghiên cứu. Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần hoá học đại cương và vô cơ) nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hoá học. II.2.Nhiệm vụ nghiên cứu. -Nghiên cứu cơ sở lí luận để xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần hoá học đại cương và vô cơ) nhằm thực hiện tốt nguyên lí giáo dục theo quy định của Luật giáo dục. -Tìm hiểu mối quan hệ giữa hoá học và các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. -Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần hoá học đại cương và vô cơ) -Đề xuất việc sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy học hoá học. -Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của đề tài. iii.phương pháp nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: -Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa học, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm. -Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp nghiên cứu các nguồn tài liệu. -Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. iv.điểm mới của luận văn. Nghiên cứu một cách hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần hoá học đại cương và vô cơ) về các nội dung: -Cách xây dựng một bài tập thực tiễn. -Cách phân loại bài tập thực tiễn. Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần hoá học đại cương và vô cơ) nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hoá học. v.cấu trúc luận văn. Luận văn gồm các phần: - Mở đầu. - Nội dung chính với ba chương: Chương 1: Tổng quan về cơ sở lí luận Chương 2: Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần hoá học đại cương và vô cơ) Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. - Kết luận chung và một số đề xuất. - Danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục. nội dung chính Chương 1. Tổng quan về cơ sở lí luận . I. Mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch dạy học môn hoá học ở bậc THPT. 1. Mục tiêu, nguyên lý, phương pháp giáo dục THPT. Trong luật Giáo dục ban hành năm 1998 có quy định: – “ Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”(điều 23) - “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”(mục 2 điều 3) - “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(mục 3 điều 24) Như vậy, giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú trọng hơn tới: - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất. - Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn. 2.Mục tiêu, nhiệm vụ giảng dạy môn hoá học ở bậc THPT. 2.1. Mục tiêu. Môn hoá học trường phổ thông cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất, môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 2.2. Nhiệm vụ. a.Kiến thức: Phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức hoá học ở cấp trung học cơ sở, cung cấp một hệ thống kiến thức hoá học phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực gồm: - Hoá đại cương: Bao gồm hệ thống lí thuyết chủ đạo, làm cơ sở để nghiên cứu các chất hoá học cụ thể. Mức độ lí thuyết đề cập chủ yếu ở mức định tính, một phần ở mức định lượng hoặc bán định lượng, giúp học sinh vận dụng để xem xét các đối tượng hoá học cụ thể. - Hoá vô cơ: Vận dụng lí thuyết chủ đạo nghiên cứu các đối tượng cụ thể như nhóm nguyên tố, những nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng, gần gũi trong đời sống, sản xuất hoá học. - Hoá hữu cơ: Vận dụng lí thuyết chủ đạo nghiên cứu các hợp chất hữu cơ cụ thể, một số dãy đồng đẳng hoặc loại chất hữu cơ tiêu biểu, có nhiều ứng dụng, gần gũi trong đời sống sản xuất. - Trong chương trình còn có thêm một số vấn đề: Phân tích hoá học: phương pháp phân biệt và tách các chất thông dụng. Hoá học về vấn đề kinh tế: vai trò của sản xuất hoá học trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống( các vật liệu mới, chất mới, sản phẩm mới, năng lượng mới) Hoá học và vấn đề xã hội: vai trò của hoá học đối với sự phát triển của xã hội . Hoá học và vấn đề môi trường: mối liên quan giữa các hoạt động của con người, giữa sản xuất hoá học với sự ô nhiễm môi trường, phương pháp xử lí chất thải. Những vấn đề trên vừa được lồng ghép trong khi học về các chất cụ thể vừa được tách ra thành chương trình riêng nhằm tăng thêm tính thiết thực của chương trình. b.Kĩ năng: Phát triển các kĩ năng hoá học, kĩ năng giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh như: - Quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả. - Làm việc với tài liệu giáo khoa và các tài liệu tham khảo: tóm tắt nội dung chính, thu thập tài liệu, phân tích và kết luận - Thực hiện một số thí nghiệm hoá học độc lập và theo nhóm. - Cách làm việc hợp tác với các học sinh khác trong nhóm nhỏ để hoàn thành một nhiệm vụ nghiên cứu. - Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống hàng ngày có liên quan đến hoá học. - Lập kế hoạch giải một bài tập hoá học, thực hiện một vấn đề thực tế, một thí nghiệm, một đề tài nhỏ có liên đến hoá học. c.Thái độ: Tiếp tục hình thành và phát triển thái độ tích cực ở học sinh như: - Hứng thú học tập môn hoá học. - Có ý thức trách nhiệm đối với một vấn đề của cá nhân, tập thể, cộng đồng có liên quan đến hoá học. - Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. - Có ý thức vận dụng những điều đã biết về hoá học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện. 2.3. Định hướng xây dựng chương trình môn hoá học ở THPT. - Đảm bảo tính mục tiêu. -Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, cố hệ thống, tính khoa học, hiện đại, tính thực tiễn và tính đặc thù của bộ môn hoá học. + Hình thành những kĩ năng hoá học cho học sinh: kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học, sử dụng hoá chất, dụng cụ, tiến hành thí nghiệm hoá học đơn giản, tư duy hoá học và kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn. + Tăng cường nội dung gắn kiến thức hoá học vào đời sống thực tiễn hàng ngày của bản thân, của cộng đồng để làm cho việc học hoá học trở nên có ý nghĩa hơn. + Quan điểm thực tiễn và đặc thù bộ môn hoá học cần được hiểu dưới ba góc độ sau đây: * Nội dung hoá học gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng đồng. *Nội dung hoá học gắn liền với thực hành thí nghiệm. *Bài tập hoá học phải có nội dung thiết thực. - Học tập có chọn lọc kinh nghiệm tốt từ chương trình hoá học của các nước tiên tiến trên thế giới. - Nghiên cứu, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm tốt của Việt Nam. - Đảm bảo tính phân hoá ở cấp THPT. - Đổi mới phương pháp dạy - học hoá học theo hướng tích cực. - Coi trọng thực hành và thí nghiệm hoá học. - Định hướng về đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. + Chú ý hơn tới việc đánh giá trình độ tư duy, năng lực và kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết vấn đề. + Đa dạng hoá nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập nhằm đánh giá được những mục tiêu đã đặt ra cho môn hoá học. + Tạo điều kiện và bồi dưỡng để học sinh biết đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập hoá học. + Loại bỏ những câu hỏi và bài tập có nội dung lắt léo, quá khó, mang tính chất đánh đố học sinh hoặc xa rời với thực tiễn hoá học. II.giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong môn hoá học. Giáo dục kĩ thuật tổng hợp là: trong và bằng toàn bộ quá trình đào tạo làm cho học sinh lĩnh hội được cả về lí thuyết lẫn thực hành, những cơ sở khoa học của nền sản xuất hiện đại, nền công nghệ tiên tiến và nền kinh tế quốc dân đang đổi mới; chuẩn bị tốt cho học sinh tự giác, tích cực, tự lực bước vào thế giới lao động. Thông qua việc học môn hoá học, học sinh sẽ được: - Tìm hiểu về sản xuất hoá học, công nghệ hoá học( tham quan, tìm hiểu các công nghệ, các dây chuyền sản xuất, các nhà máy sản xuất, có dùng đến những chất hoá học được học trong chương trình phổ thông). - Biết được vai trò của hoá học và cách vận dụng khoa học hoá học vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng sản phẩm; giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: sử dụng các nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, tận dụng chất thải của dây chuyền sản xuất này thành nguyên liệu của dây chuyền sản xuất khác, áp dụng nghuyên lí chuyển dịch cân bằng. - Trang bị những kĩ năng, kĩ xảo lao động theo phong cách công nghiệp hiện đại, mang tính tổng hợp, khái quát, áp dụng được cho nhiều lĩnh vực hoạt động đồng thời mang tính đặc thù của nghành nghề hoá học tương lai. - Hình thành và phát triển ở học sinh tư duy khoa học kĩ thuật có tính chuyển tải cao, vừa thích hợp với hoạt động hoá học, vừa có thể vận dụng vào những tình huống thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào trong hoạt động sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường: cách sử dụng và bảo quản phân bón, thuốc chữa bệnh, cách sử lí tai nạn hoá chất, cách xử lí chất thải.. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp qua dạy-học hoá học sẽ giúp cho học sinh thấy được lợi ích của việc học môn hoá học, thêm yêu và hứng thú học hoá học từ đó càng kích thích sự quan sát thực tiễn để giải đáp thắc mắc nảy sinh và cải tạo thực tiễn ngày càng tốt đẹp hơn cho bản thân, cho xã hội. iii.một số cơ sở lí luận về bài tập hoá học thực tiễn. 1. Khái niệm về bài tập hoá học thực tiễn. - Bài tập hoá học là nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã biết hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng các hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo. - Bài tập thực tiễn là những bài tập có nội dung ( những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn. 2. Cấu trúc của một bài tập, hệ bài tập. Bài tập gồm những điều kiện và những yêu cầu. Hệ bài tập chỉ có thể là bài tập nếu nó trở thành đối tượng hành động của một chủ thể (người giải). Bài tập và người giải là một thể thống nhất, vẹn toàn. 3. Vai trò, chức năng của bài tập hoá học thực tiễn. Trong giáo dục học thì bài tập hoá học được xếp vào hệ thống các phương pháp dạy học. Phương pháp này được coi là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy hoá học. Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học hoá học. Bài tập cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số. Bài tập hoá học có chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng kiểm tra, chức năng phát triển..Những chức năng này đều hướng tới việc thực hiện các mục đích dạy học. Tuy nhiên trong thực tế các chức năng này không tách rời với nhau. Giảng dạy làm sao để học sinh có thể giải quyết các bài tập? Học sinh phải học tập như thế nào để giải quyết được các bài tập? Bài tập hoá học là phương tiện cơ bản để học sinh tập vận dụng các kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Thông qua bài tập hoá học, học sinh thêm hiểu kiến thức đã học; hình thành, phát triển và hoàn thiên các kĩ năng, năng lực của bản thân; học sinh được bồi dưỡng thêm về tình cảm, thái độ. Bài tập hoá học thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một bài tập hoá học. 3.1. Về kiến thức. - Thông qua giải bài tập thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. - Giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế. - Giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. 3.2. Về kĩ năng. -Rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm. - Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như : kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. - Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học. - Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp 3.3. Giáo dục. - Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực; kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biếtlàm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai. - Vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển. 4. Phân loại bài tập hoá học. 4.1. Cơ sở phân loại bài tập hoá học nói chung. - Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập : bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm. - Dựa vào tính chất của bài tập: bài tập định tính và bài tập định lượng. - Dựa vào kiểu bài hay dạng bài: bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất, tính phần trăm hỗn hợp, nhận biết, tách, điều chế . - Dựa vào nội dung: -bài tập nồng độ, điện phân, áp suất. -bài tập có nội dung thuần tuý hoá học, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn(bài tập thực tiễn). - Dựa vào mức độ nhận thức của học sinh : bài tập kiểm tra sự nhớ lại, hiểu, vận dụng và sáng tạo. - Dựa vào khối lượng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức tạp: bài tập cơ bản, bài tập tổng hợp. - Dựa vào cách học sinh trình bày lời giải của mình: bài tập trắc nghiệm tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan. 4.2.Từ cơ sở phân loại bài tập hoá học nói chung, chúng ta có thể phân chia bài tập hoá học thực tiễn như sau: - Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập : + Bài tập lí thuyết . + Bài tập thực nghiệm. - Dựa vào tính chất của bài tập . + Bài tập định tính: giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tách, làm khô, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn. Ví dụ: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iôtua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) + Bài tập định lượng: tính lượng hoá chất cần dùng, pha chế dung dịch. Ví dụ: Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như MgCl2 , CaCl2 , CaSO4. khiến muối có vị đắng chát và dễ bị chảy nước nên cần loại bỏ. Qua phân tích một mẫu muối thô thu được bằng phương pháp bay hơi nước biển vùng Bà Nà- Ninh Thuận thấy có thành phần khối lượng : 96,525% NaCl; 0,190% MgCl2; 1,224% CaSO4 ; 0,010% CaCl2 ; 0,951% H2O. Để loại bỏ các tạp chất nói trên trong dung dịch nước muối người ta dùng hỗn hợp gồm Na2CO3, NaOH, BaCl2. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion rút gọn khi dùng hỗn hợp A gồm Na2CO3 , NaOH, BaCl2 để loại bỏ tạp chất ở mẫu muối trên. b.Tính khối lượng hỗn hợp A tối thiểu cần dùng để loại bỏ hết các tạp chất có trong 3 tấn muối có thành phần như trên . Ruộng muối Muối mỏ c.Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A. + Bài tập tổng hợp : bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng. Ví dụ: Trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọtnước là một nguyên liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nước được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu do lượng nhỏ clo dư gây nên. Do vậy mà các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon để nước không có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào trong nước với hàm lượng từ 0,5 - 5 g/m3 . Lượng dư được duy trì trong nước khoảng 5 – 10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn (như vi khuẩn Kock gây bệnh lao, amip..). A.Vì sao ozon lại có tính sát trùng? B.Hãy nêu phương pháp nhận biết lượng ozon dư trong nước. C.Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng lượng nước dùng để sản xuất được 400 lít rượu vang. Biết rằng để sản xuất được 1 lít rượu vang cần dùng hết 5 lít nước. - Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập. Quặng boxit + Bài tập về sản xuất hoá học : * Xử lí nguyên liệu thô. Ví dụ: Có một mẫu boxit dùng để sản xuất nhôm có lẫn tạp chất là sắt (III) oxit, silic đioxit . Làm thế nào để từ mẫu này có thể điều chế được nhôm tinh khiết? Viết các phương trình phản ứng đã dùng. * Vận dụng lí thuyết phản ứng để nâng cao hiệu suất . Ví dụ: Trong quá trình sản xuất vôi xảy ra phản ứng sau : CaCO3 D CaO + CO2 – Q. a.Làm cách nào để thu được nhiều vôi. Trong sản xuất ta giải quyết như thế nào? b.Nung 1 tấn đá vôi chứa 8% tạp chất. Tính khối lượng vôi sống thu được nếu hiệu suất phản ứng là 95%. * Tính hiệu suất quá trình. Ví dụ: Tại nhà máy giấy Bãi Bằng có xưởng sản xuất xút – clo với công suất lớn nhất trong cả nước. Xút được dùng cho việc nấu bột giấy, clo dùng cho việc tẩy trắng bột giấy. Trong mỗi thùng điện phân, nước muối đi vào có hàm lượng khoảng 316g/lít. Dung dịch thu được sau điện phân có chứa natri hiđroxit với hàm lượng 100g/lít. a.Tính hàm lượng muối ăn còn lại trong dung dịch sau điện phân? b.Tính hiệu suất chuyển hoá muối trong thùng điện phân? Giả sử muối ăn là tinh khiết, thể tích dung dịch điện phân không thay đổi. * Tinh chế sản phẩm. Ví dụ: Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí clo ra khỏi thùng điện phân có chứa hơi nước gây ăn mòn thiết bị, không thể vận chuyển và sử dụng được . Vì vậy phải tiến hành sấy khô khí clo ẩm rồi hoá lỏng vận chuyển tới nơi tiêu thụ. Hãy lựa chọn trong các hoá chất sau, chất nào có thể dùng để sấy khô khí clo ẩm? Giải thích? a. CaO rắn. b. H2SO4 đặc c.NaOH rắn + Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất: * Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệm: sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí; xử lí tai nạn xảy ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm Ví dụ: Trong khi làm thí nghiệm chẳng may em bị vài giọt axit sunfuric đặc dây vào tay. Lúc đó em sẽ xử lí tai nạn này như thế nào một cách có hiệu quả nhất ? Biết rằng trong phòng thí nghiệm có đầy đủ các loại hoá chất . * Sử dụng và bảo quản các hoá chất, sản phẩm hoá học trong ăn uống, chữa bệnh, giặt giũ, tẩy rửa. Ví dụ: Hiđroxianua(HCN) là một chất lỏng không màu, rất dễ bay hơi và cực độc. Hàm lượng giới hạn cho phép trong không khí là 3.10-4 mg/lít. Những trường hợp bị say hay chết vì ăn sắn là do trong sắn có một lượng nhỏ HCN. Lượng hiđroxianua còn tập trung khá nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc xianua do ăn sắn , theo em khi luộc sắn cần: a.Rửa sạch vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút. b.Bỏ vỏ rồi vỏ. c. Bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút. d.Khi luộc cho thêm một ít nước vôi trong để trung hoà HCN. * Sơ cứu tai nạn do hoá chất. Ví dụ: Khi bị bỏng do axit người ta thường dùng những chất có tính kiềm như: nước vôi trong, dung dịch natri hiđrocacbonat loãng, nước xà phòng, nước pha lòng trắng trứngđể trung hoà axit. Nếu bạn của em bị: a.Bỏng ngoài da do axit đặc bắn vào. b.Uống nhầm dung dịch axit. thì em sẽ cho bạn dùng chất nào ( theo em là có hiệu quả nhất) trong những chất sau để trung hoà axit: 1.Dung dịch natri hiđrocacbonat loãng. 2.Nước pha lòng trắng trứng. 3.Kem đánh răng. Hãy giải thích vì sao bạn chọn phương pháp đó. * An toàn trong lao động sản xuất, an toàn thực phẩm. Ví dụ: Trong cuốn sách “ Những điều cần biết và nên tránh trong cuộc sống hiện đại” có viết rằng: Đồ ăn uống có chất chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ. Nếu ăn uống đồ ăn có chất chua đựng trong đồ dùng bằng kim loại thì có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Em hãy giải thích vì sao? * Cách sử dụng và bảo quản phân

File đính kèm:

  • docgiao an hoa hoc 8.doc