Con người phát triển toàn diện phải thông qua hoạt động tập thể và sự giáo dục của tập thể. Vì thế chỉ có tập thể, dưới ảnh hưởng của tập thể thì mỗi đối tượng mới tiếp thu được kinh nghiệm về những mối quan hệ đúng đắn giữa cá nhân và xã hội. Tập thể ảnh hưởng tốt đến tất cả các phẩm chất và nhân cách với những nét tính cách, những thói quen tốt. Đồng thời sẽ tẩy chay gột rửa những thói hư tật xấu, lười biếng, đạo đức giả, tự phụ, nhút nhát.
Sức mạnh của tập thể đó là dư luận. Đó là nhân tố quan trọng có tác dụng hình thành uốn nắn điều chỉnh và kiểm tra mọi hành vi của mỗi cá nhân. Một tập thể lớp vững mạnh được thể hiện ở tình bạn bè thân thiết, sự hình thành các giá trị lý luận của xã hội, đặc biệt là những mẫu đạo đức được thừa nhận trong tập thể. Nó mang một ý nghĩa hết sức khách quan về mặt xã hội được các thành viên lĩnh hội và chấp nhận.
Thực tế hiện nay ở trong trường, có nhiều lớp các em chưa có tinh thần xây dựng tập thể. Chính vì vậy mà có hiện tượng một số em tích cực trong phong trào thi đua hoạt động của lớp, một số em khác luôn vi phạm các nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Do đó phong trào thi đua của lớp ngày một đi xuống.
Vấn đề giáo dục của tập thể còn biểu hiện cả sự hình thành phát triển động cơ mang tính tích cực xã hội. Đặc biệt là rèn luyện cho đối tượng những hành vi ứng xử có văn hóa.Như vậy chỉ có sống trong tập thể thì mỗi người trong giáo dục mới phát triển được những phẩm chất công dân của xã hội mới làm chủ tập thể có kĩ năng sống và làm việc trong tập thể và vì tập thể.
Tập thể học sinh được tổ chức dưới sự điều khiển lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp và thực hiện các yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm đặt ra.Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với tập thể để giáo dục từng cá nhân.Từ vấn đề trên tôi xin mạnh dạn trình bày một kinh nghiệm nhỏ:
“Xây dựng tập thể lớp vững mạnh”.
Mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều song trong quá trình giáo dục học sinh tôi nhận thấy muốn có tập thể lớp vững mạnh luôn đi đầu trong các phong trào học tập và các hoạt động khác chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố song vai trò của giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng, nó đóng vai trò định hướng cho mọi hoạt động của tập thể lớp.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3048 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Con người phát triển toàn diện phải thông qua hoạt động tập thể và sự giáo dục của tập thể. Vì thế chỉ có tập thể, dưới ảnh hưởng của tập thể thì mỗi đối tượng mới tiếp thu được kinh nghiệm về những mối quan hệ đúng đắn giữa cá nhân và xã hội. Tập thể ảnh hưởng tốt đến tất cả các phẩm chất và nhân cách với những nét tính cách, những thói quen tốt. Đồng thời sẽ tẩy chay gột rửa những thói hư tật xấu, lười biếng, đạo đức giả, tự phụ, nhút nhát.
Sức mạnh của tập thể đó là dư luận. Đó là nhân tố quan trọng có tác dụng hình thành uốn nắn điều chỉnh và kiểm tra mọi hành vi của mỗi cá nhân. Một tập thể lớp vững mạnh được thể hiện ở tình bạn bè thân thiết, sự hình thành các giá trị lý luận của xã hội, đặc biệt là những mẫu đạo đức được thừa nhận trong tập thể. Nó mang một ý nghĩa hết sức khách quan về mặt xã hội được các thành viên lĩnh hội và chấp nhận.
Thực tế hiện nay ở trong trường, có nhiều lớp các em chưa có tinh thần xây dựng tập thể. Chính vì vậy mà có hiện tượng một số em tích cực trong phong trào thi đua hoạt động của lớp, một số em khác luôn vi phạm các nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Do đó phong trào thi đua của lớp ngày một đi xuống.
Vấn đề giáo dục của tập thể còn biểu hiện cả sự hình thành phát triển động cơ mang tính tích cực xã hội. Đặc biệt là rèn luyện cho đối tượng những hành vi ứng xử có văn hóa.Như vậy chỉ có sống trong tập thể thì mỗi người trong giáo dục mới phát triển được những phẩm chất công dân của xã hội mới làm chủ tập thể có kĩ năng sống và làm việc trong tập thể và vì tập thể.
Tập thể học sinh được tổ chức dưới sự điều khiển lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp và thực hiện các yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm đặt ra.Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với tập thể để giáo dục từng cá nhân.Từ vấn đề trên tôi xin mạnh dạn trình bày một kinh nghiệm nhỏ:
“Xây dựng tập thể lớp vững mạnh”.
Mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều song trong quá trình giáo dục học sinh tôi nhận thấy muốn có tập thể lớp vững mạnh luôn đi đầu trong các phong trào học tập và các hoạt động khác chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố song vai trò của giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng, nó đóng vai trò định hướng cho mọi hoạt động của tập thể lớp.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Như chúng ta đã biết khi nói đến tập thể là nói đến một nhóm người có mục đích chung ,có hoạt động chung còn tập thể học sinh đó là một lớp ,một tổ chức chỉ đạo của giáo viên để thực hiện tốt quá trình giáo dục.
Từ thực tế cho thấy tập thể học sinh có các dấu hiệu sau:
Tập thể có cùng một mục đích chung, cùng ý nguyện .Ý nguyện của học sinh là học tập rèn luyện để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước , những người công dân và những người lao động mới.
Tập thể đó phải có hoạt động chung đó là hoạt động học tập hoạt động chủ đạo cùng với hoạt động khác phụ trợ cho nó.
Trong tập thể có mối quan hệ lệ thuộc nhau giữa phục tùng và thi hành, lớp trưởng lãnh đạo mọi người phục tùng.Có các cơ quan tự quản đó là ban cán sự lớp đội sao nhi đồng.
Mặt khác tập thể lớp có quan hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tập thể giáo viên.Bên cạnh đó tập thể này liên quan đến tập thể khác tạo thành một tập thể chung là nhà trường.
Tập thể học sinh thường xuyên vận động, biến đổi không ngừng .Và gọi sự vận động đó là hình thức sống của tập thể.Tập thể là một phương tiện là môi trường để mọi cá nhân vận động trong nó. Do đó quá trình vận động của tập thể là một quá trình biện chứng lâu dài.
Trên cơ sở thực tiễn và thực tế trong lớp có những kế hoạch cụ thể.Song cần đảm bảo những bước cụ thể sau:
Bước 1:Khi mới nhận lớp tập thể chưa có tổ chức với những thành viên rời rạc mới tập hợp lại với nhau hình thành nên tập thể.Vì vậy giáo viên phải đề ra yêu cầu tổ
chức bắt buộc đối tượng thực hiện theo yêu cầu của mình đề ra.Giai đoạn này chưa có đội tự quản nhờ những hoạt động chung mà giáo viên chủ nhiệm tập hợp được học sinh giúp học sinh có những cảm nhận ban đầu về mục đích chung của lớp và có ý muốn cùng nhau thực hiện.
Như vậy, ở giai đoạn này giáo viên chủ nhiệm chưa có chỗ dựa vào những cá nhân tích cực của tập thể. Do đó mà yêu cầu sư phạm từ phía giáo viên chủ nhiệm cần được dùng các biện pháp tác động trực tiếp đối với từng cá nhân, tổ chức và thu hút cho các em tham gia vào hoạt động chung như ở các giờ ngoại khóa hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì thế vai trò tổ chức phải có uy tín và chính uy tín của giáo viên chủ nhiệm mới thực sự có ý nghĩa quan trọng để sớm hình thành được tập thể.
Mặt khác giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng thành lập bộ máy cán sự lớp trên cơ sở tìm hiểu bộ máy cán sự cũ và các em học sinh có đủ năng lực lãnh đạo,quản lý lớp tốt về mọi mặt như: Lớp trưởng phụ trách chung mọi hoạt động của lớp, lớp phó phụ trách học tập ,lớp phó phụ trách lao động, lớp phó văn thể mỹ. Tập thể lớp chia thành 4 tổ có tổ trưởng và tổ phó. Ngoài ra còn thành lập đội cờ đỏ luôn theo dõi mọi hoạt động của lớp một cách cụ thể. Bên cạnh đó giáo viên cho học sinh tìm hiểu và học nội quy, quy định của nhà trường, lớp đề ra.
Bước 2: Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là giáo viên chủ nhiệm đã có chỗ dựa vào những cá nhân tích cực đã xuất hiện trong việc thực hiện các yêu cầu và thông qua các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm mà họ trở thành những thành viên tích cực gương mẫu ủng hộ họ mọi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm.Những tấm gương học sinh tốt về kỷ luật và thực hiện các nhiệm vụ của lớp.Do đó các em học sinh tích cực này sẽ lôi cuốn được nhiều các em học sinh khác tham gia, thực hiện các yêu cầu do giáo viên chủ nhiệm đề ra. Chính vì thế hàng ngũ các thành viên tích cực càng được mở rộng trở thành cầu nối giữa tập thể lớp với giáo viên chủ nhiệm.
Bước3 : Giai đoạn này đặc điểm nổi bật là hình thành được dư luận tập thể nhờ sự tiếp thu rèn luyện những kinh nghiệm trong các giờ sinh hoạt và các tiết hoạt động ngoại khóa mà các em học sinh đã có thói quen thực hiện các nhiệm vụ chung. Thời gian này mối liên hệ trong tập thể đã được hình thành phần lớn ở các thành viên tập thể là những thành viên tích cực tự giác và hoạt động sáng tạo. Các thành viên trong lớp trở thành một tập thể thống nhất ý kiến của tập thể được hình thành.Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm đã trở thành ý kiến nhu cầu của tập thể. Các tổ tự quản của tập thể đã hoạt động một cách tích cực, chủ động hơn dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên chủ nhiệm.
Lúc này giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là cố vấn trọng tài lãnh đạo, thiết kế theo mục đích và nội dung đã đề ra để các tổ chức tự quản biến đó thành yêu cầu của tổ chức mình và tổ chức các hoạt động độc lập. Chính vì vậy tập thể mới thực sự là môi trường, là phương tiện, là điều kiện để hình thành và phát triển ở từng cá nhân theo mục đích và nhiệm vụ của quá trình giáo dục đặt ra.
Sự phân chia các bước như trên của tập thể chẳng qua chỉ là quy ước bởi vì trong sự phát triển của tập thể thì các bước trên đây sẽ không rạch ròi, không có ranh giới rõ rệt. Để tiến hành cho việc phát triển một tập thể vững mạnh cần có các điều kiện sau:
Tập thể phải thường xuyên tổ chức các hoạt động, các hoạt động đó phải có kế hoạch có tính mục đích và hình thức hoạt động ngày càng phong phú, phức tạp dần. Bởi vì một tập thể vững mạnh không hoạt động là một tập thể chết. Điều này muốn nói đến quy luật vận động của tập thể, quy luật đó là hoạt động phải phù hợp với môi trường hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm phải thiết lập cho học sinh các mối quan hệ đúng đắn trong tập thể. Tập thể có nhiều mối quan hệ liên nhân cách với nhau. Đó là mối quan hệ cơ bản giữa học sinh và giáo viên,giữa học sinh với nhau, giữa lãnh đao và phục tùng, giữa quy định và thi hành, giữa tập thể này với tập thể khác,giữa nhóm học sinh này với nhóm học sinh khác. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải có nhiệm vụ xây dựng tập thể tạo ra tập thể đoàn kết, thân ái, giữa các tập thể ấy có mối quan hệ mật thiết với nhau như một ngôi nhà chung để trở thành phương tiện điều kiện và môi trường thuận lợi cho từng cá nhân hoạt động.
Hoạt động giao lưu của tập thể phải phù hợp với môi trường và quá trình giáo dục đã đề ra, các hoạt động ngày càng phong phú đa dạng,hấp dẫn lôi cuốn được đối tượng tham gia hoạt động.Nhờ tham gia các hoạt động hấp dẫn mà các em nảy sinh tính tích cực ,tự giác,độc lập, sáng tạo trong các hoạt động đó để dần củng cố luyện tập ,rèn các kĩ năng thói quen trong việc ứng xử các mối quan hệ xã hội như các hoạt đông ngoại khóa, nhân đạo, từ thiện, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục ,thể thao, tham quan du lịch và tổ chức kết nghĩa với các đơn vị, các tổ chức nhà trường…
Xây dựng môi trường dư luận lành mạnh. Trong quá trình giáo dục cần xây dựng môi trường phấn đấu từ gần đến xa để cho tập thể tổ chức các hoạt động phù hợp với mơi trường đĩ mà vươn lên. Cứ tiếp tục như vậy hết mơi trường này đến mơi trường khác làm thỏa mãn nhu cầu mong muốn, hứng thú, tạo ra niềm vui thúc đẩy học sinh hành động.
Mặt khác giáo viên chủ nhiệm xây dựng truyền thống tập thể với những giá trị mà tập thể đã tạo dựng nên để luơn bảo tồn và phát huy những truyền thống đĩ như truyền thống xây dựng học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài, truyền thống giữ gìn trật tự và danh dự cho tập thể.
II.KẾT QUẢ
Trong một thời gian với các phương pháp trên, tơi nhận thấy tâp thể lớp mà tơi chủ nhiệm các em đã cĩ sự tiến bộ rõ rệt. Trong lớp các em thật sự đồn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập và trong mọi lĩnh vực.Một điều tơi cảm thầy rất hài lịng các em
rất ngoan và lễ phép với thầy cơ giáo. Phong trào thi đua của lớp luơn đứng thứ nhất trong trường.
Các hoạt động khác các em luơn tham gia một cách tích cực như phong trào ủng hộ các bạn khuyết tật ở Hà Nội với số tiền là: 106.000 đồng, nuơi heo đất, trồng hoa, làm nhà xe, giúp đỡ các bạn cĩ hồn cảnh khĩ khăn, các bạn học yếu trong lớp.
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là một việc làm cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm.Song để đạt được kết quả trên cần phải cĩ nhiều yếu tố sự nỗ lực của giáo viên và sự cố gắng của học sinh nhưng điều kiện cần thiết để xây dựng một tập thể lớp vững mạnh đĩ là:
-Tập hợp đối tượng học sinh, tác động trực tiếp đến đối tượng học sinh.Tổ chức và thu hút học sinh tham gia các hoạt động chung, giáo viên chủ nhiệm cần tạo uy tín cho học sinh.
-Tìm hiểu, phát huy các cá nhân học sinh tích cực để lơi cuốn nhiều học sinh khác cùng tham gia ,trở thành cầu nối giữa tập thể lớp và giáo viên chủ nhiệm.
-Hình thành được dư luận tập thể nhờ sự tiếp thu rèn luyện những kinh nghiệm qua các sinh hoạt mà đối tượng giáo dục.Dư luận ấy cĩ sự đánh giá chung nhận xét của tồn tập thể hay đa số các thành viên trong tập thể tán thành thơng qua.Những ý kiến này là sự thỏa thuận chung về một điều kiện nào đĩ địi hỏi của thực tiễn mà lớp cần đạt và cần đánh giá.
-Xây dựng truyền thống của lớp trên cơ sở đã đạt được trong quá trình hoạt động.
V.LỜI KẾT
Là giáo viên với kinh nghiệm chưa nhiều song với sự cố gắng của bản thân và sự nhiệt tình trong cơng tác chủ nhiệm.Tơi cũng mạnh dạn nêu suy nghĩ của mình song khơng tránh khỏi thiếu sĩt nhất định, rất mong các đồng nghiệp gĩp ý để cho sáng kiến kinh nghiệm của tơi hồn thiện hơn./.
Người viết
Hồng Thị Thoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo dục học đại cương.
2.Tâm lý học đại cương.
3.Hoạt động ngồi giờ lên lớp 9
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(1).doc