Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề :
1. Lý do chọn đề tài :
Như đã nêu, dạy học kiến thức địa lý bằng sơ đồ có thể coi nó như một phương pháp dạy học. Tôi thấy được rằng dạy học bằng sơ đồ cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá, nên đã chọn đề tài này : “Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông”
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Bài viết này, ý của người viết muốn nó như một chuyên đề chuyên môn, giúp cho độc giả (đồng nghiệp - giáo viên dạy môn địa lý ) cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm giúp cho học sinh yêu thích học tập môn địa lý, đồng thời học sinh nắm vững kiến thức và ứng dụng thực tế trong đời sống.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Nhóm giáo viên dạy môn địa lý ở trường trung học phổ thông Lịch Hội Thượng.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu :
Vấn đề xây dựng và sử dụng sơ đồ trong việc dạy địa lý của giáo viên ở trường, đặc biệt là ở các lớp thay sách (lớp 10, 11 ban cơ bản) trong hai năm học 2006 – 2007 và 2007 – 2008. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ở đề tài này là : Ngoài việc sử dụng sơ đồ có sẵn trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý, bài viết này tập trung chủ yếu là xây dựng sơ đồ logic để giảng dạy trên lớp.
5. Các phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thảo luận nhóm, khảo sát qua dự giờ, sinh hoạt chuyên đề chuyên môn, v.v
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lý ở trường Trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Saùng kieán kinh nghieäm
Ñeà taøi : Xaây döïng vaø söû duïng sô ñoà trong daïy hoïc ñòa lyù ôû tröôøng Trung hoïc phoå thoâng
Người viết : Traàn Vaên Daïc
Giáo viên
Đơn vị : Trường THPT Lịch Hội Thượng
à L
ời nói đầu :
Trong hệ thống kênh hình của sách giáo khoa địa lí THPT “sơ đồ” trong dạy học địa lí chiếm tỉ lệ rất đáng kể., Mỗi một sơ đồ đều chứa đựng những kiến thức, các mối liên hệ nhân quả được thể hiện rõ ràng. Do vậy, trong quá trình dạy - học tích cực người giáo viên cần phải khai thác triệt để các sơ đồ này đã có sẵn trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung kiến thức địa lí mà nó thể hiện, đồng thời cũng cần tự xây dựng được các sơ đồ trong quá trình thiết kế bài học địa lí và giảng dạy trên lớp, coi nó như là một phương pháp dạy học, nhằm kích thích học sinh tích cực học tập.
I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề :
1. Lý do chọn đề tài :
Như đã nêu, dạy học kiến thức địa lý bằng sơ đồ có thể coi nó như một phương pháp dạy học. Tôi thấy được rằng dạy học bằng sơ đồ cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá, nên đã chọn đề tài này : “Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông”
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Bài viết này, ý của người viết muốn nó như một chuyên đề chuyên môn, giúp cho độc giả (đồng nghiệp - giáo viên dạy môn địa lý ) cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm giúp cho học sinh yêu thích học tập môn địa lý, đồng thời học sinh nắm vững kiến thức và ứng dụng thực tế trong đời sống.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Nhóm giáo viên dạy môn địa lý ở trường trung học phổ thông Lịch Hội Thượng.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu :
Vấn đề xây dựng và sử dụng sơ đồ trong việc dạy địa lý của giáo viên ở trường, đặc biệt là ở các lớp thay sách (lớp 10, 11 ban cơ bản) trong hai năm học 2006 – 2007 và 2007 – 2008. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ở đề tài này là : Ngoài việc sử dụng sơ đồ có sẵn trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý, bài viết này tập trung chủ yếu là xây dựng sơ đồ logic để giảng dạy trên lớp.
5. Các phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thảo luận nhóm, khảo sát qua dự giờ, sinh hoạt chuyên đề chuyên môn, v.v
II. Phần nội dung :
1. Cơ sở lý luận :
CTheo PGS. Tiến sĩ Nguyễn Đức Vũ viết trong cuốn giáo trình “Phương pháp giảng dạy địa lí ở trường phổ thông” – NXB.GD – năm 1998 : Đây là phương pháp sử dụng các sơ đồ - grap trong dạy học. Giáo viên xây dựng các sơ đồ dựa trên cơ sở nội dung bài khoá có trong sách giáo khoa, sau đó tổ chức cho học sinh trên lớp phân tích nội dung sơ đồ để tìm ra kiến thức cần nắm; hoặc trên sơ đồ có một số ô trống, giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm kiến thức lấp đầy, từ đó hoàn thiện các kiến thức cần lĩnh hội. Trong các loại sơ đồ - grap trong dạy học, sơ đồ - grap nội dung (logic) là quan trọng hơn cả. Sơ đồ này vừa chứa đựng các khái niệm cơ bản, quan trọng của bài học, vừa thể hiện được các mối liên hệ giữa chúng nhờ vào các dẫn xuất nhân quả hoặc tương hỗ.
C Phổ biến có 4 loại sơ đồ trong dạy học địa lý :
· Sơ đồ cấu trúc : biểu hiện các thành phần và yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng ( hình 1 – Sgk 10 trang 101 và hình 2 – Sgk 10 trang 26).
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu nền kinh tế.
Hình 2. Sơ đồ lớp vỏ Trái Đất. Thạch Quyển
· Sơ đồ quá trình : biểu hiện vị trí các thành phần, yếu tố và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình vận động (hình 3 - Sgk 10 trang 23).
Hình 3. Sơ đồ các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc.
· Sơ đồ địa đồ học : biểu hiện mối liên hệ về mặt không gian của các sự vật hiện tượng địa lý trên lược đồ, bản đồ (hình 4 – Sgk 10 trang 145).
Hình 4. Sơ đồ các luồng vận tải hàng hoá bằng đường biển chủ yếu trên thế giới.
· Sơ đồ logic : biểu hiện mối liên hệ về nội dung bên trong của các sự vật hiện tượng địa lý. Trong sơ đồ logic, các ô (đỉnh) chứa đựng những kiến thức, các mũi tên chỉ liên hệ dẫn xuất hoặc bao hàm. Trong sơ đồ logic, các mối liên hệ nhân quả được thể hiện rõ ràng (hình 5).
Hình 5. Sơ đồ cấu trúc bài dạy học.
(Bài : Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên - Địa Lý 12).
Hoạt động của con người
Thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long
Sử dụng và cải tạo tự nhiên
Thuỷ lợi,
Khai hoang, phục hoá
Thuận lợi :
- Nhiệt ẩm
- Đất phù sa
-Tài nguyên sinh vật.
- Biển.
Khó khăn :
- Thiếu nước vào mùa khô.
- Diện tích nhiễm mặn, nhiễm phèn lớn
2. Thực trạng của vấn đề :
C Trong quá trình thiết kế giáo án để giảng dạy các bài địa lý, bản thân người viết cũng như các đồng nghiệp ít chú ý đến sử dụng và khai thác triệt để kiến thức đúng đặc trưng của sơ đồ thể hiện trong sgk địa lý. Thường là coi nó như một sơ đồ minh hoạ cho kiến thức. Nên sử dụng một cách hời hợt, qua loa, kể cả trong giáo án cũng không thể hiện rõ khai thác sơ đồ, hoặc không tự xây dựng để giảng dạy.
C Mặt khác, khi dùng sơ đồ để giảng thường có các nhược điểm nảy sinh từ bản thân của sơ đồ, hoặc chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của sơ đồ trong dạy học địa lý, nên người giảng rất ngại thiết kế, mà đã bỏ qua.
C Đối với học sinh chưa làm quen với việc học địa lý bằng sơ đồ, nên có hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức địa lý.
3. Giải pháp đề ra :
àTôi xin nêu một số giải pháp dựa trên cơ sở lý luận dạy học địa lý bằng sơ đồ, cũng như đưa ra một số thực nghiệm đã giảng ở trên lớp như sau :
3.1. Xây dựng sơ đồ trong dạy học địa lý ở trường THPTN:
C Để xây dựng sơ đồ logic trong dạy học địa lý cần chú ý bảo đảm :
· Tính khoa học : nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung sách giáo khoa, các mối liên hệ phải là bản chất, khách quan chứ không áp đặt, cưỡng ép.
· Tính sư phạm, tư tưởng : có tính khái quát cao, lược bỏ các chi tiết phụ, dễ đọc, dễ nhớ. Qua sơ đồ, học sinh thấy được các mối liên hệ khách quan, biện chứng.
· Tính mỹ thuật : bố cục hợp lý, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức, có thể dùng màu sắc làm rõ. ( Xem các hình 6)
Hình 6. Sơ đồ cấu trúc bài dạy học.
( Bài : Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề lương thực, thực phẩm)
Nguồn lực :
- Tự nhiên
- Kinh tế - xã hội
Nhu cầu của cả nước và xuất khẩu :
- Lúa
- Thuỷ hải sản
SẢN XUẤT
Lương thực - Thực Phẩm ở ĐBSCL
Mở rộng diện tích
Thâm canh - tăng vụ
- Đẩy mạnh chăn nuôi, thuỷ sản.
- CN chế biến nông sản
- Lúa
- Hoa màu
- Thuỷ, hải sản.
- Chăn nuôi
C Thông thường, cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh. Đỉnh có thể là một khái niệm , một thuật ngữ, một địa danh ở trên lược đồ (hoặc bản đồ) thậm chí là một kí hiệu tượng hình/ tượng trưng. Cạnh là các đường/đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng) nối các đỉnh với nhau, hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật hiện tượng ( hình 7 – sgk địa lý 11. Trang 116 ).
Hình 6. Sơ đồ một trang trại nuôi bò ở Ô-xtrây-li-a
C Việc xây dựng sơ đồ trong dạy học địa lý được tiến hành theo các bước sau :
· Bước 1. Chọn kiến thức cơ bản tối thiểu và vừa đủ, mã hoá các kiến thức đó một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, nhưng phải phản ánh được nội dung cần thiết (có thể sử dụng hình tượng trưng).
· Bước 2. Thiết lập sơ đồ với những nội dung đã lựa chọn ở bước 1.
· Bước 3. Hoàn thiện. Kiểm tra lại tất cả công việc đã thực hiện. Điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ hiểu.
àVí dụ cụ thể : Để dạy bài 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU.
Tiết 4 : CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC
ë Bước 1. Kiến thức cơ bản :
a/. Đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về :
® Tự nhiên : ¶ Vị trí địa lí quan trọng ở châu Âu : cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu. ¶ Điều kiện tự nhiên : Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Tài nguyên khoáng sản nghèo, chỉ có than và muối mỏ.
® Dân cư, xã hội: ¶ Chỉ số phát triển con người cao. Giáo dục đào tạo được chú trọng đầu tư. ¶ Tỉ lệ sinh rất thấp, dân số suy giảm. Chính phủ khuyến khích lập gia đình và sinh con ¶ Tỉ lệ dân nhập cư cao.
b/. Đặc trưng kinh tế của CHLB Đức :
® Khái quát : ¶ Cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. ¶ Đứng đầu châu Âu, thứ 3 thế giới về GDP. ¶ Cường quốc thương mại thứ hai thế giới.
® Công nghiệp : ¶ Là nước có trình độ phát triển cao. ¶ CN là xương sống của nền kinh tế quốc dân. ¶ Nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.
® Nông nghiệp : ¶ Nền nông nghiệp thâm canh, năng xuất cao : được tăng cường cơ giới hoá, chuyên môn hoá, hoá học hoá. ¶ Sản phẩm chính : lúa mì, củ cải đường, thịt và sữa.
ë Bước 2 : Thiết lập sơ đồ.( hình 7. Sơ đồ cấu trúc bài Cộng Hoà Liên bang Đức)
CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC
Điều kiện (nguồn lực)
Phát triển kinh tế
Tự nhiên
Dân cư – xã hội
Công nghiệp
Nông nghiệp
Vị trí địa lí quan trọng ở châu Âu
- Phong cảnh đa dạng, đẹp,
- Nghèo khoáng sản
- Chỉ số phát triển con người cao.
- Dân số suy giảm (TL sinh thấp)
- Cường quốc kinh tế về thương mại, GDP
- Đứng đầu châu Âu
- Là xương sống của nền KT.
- Có trình độ phát triển cao.
- Nhiều ngành có vị trí cao TG
Khái quát
- Nền nông
nghiệp thâm canh : cơ giới hoá, chuyên môn hoá, hoá học hoá.
- Lúa mì, thịt, sữa
Ảnh hưởng
ë Bước 3 : Hoàn thiện sơ đồ. Vẽ lên giấy khổ A0 để trình bày trên lớp
3.2. Cách sử dụng sơ đồ dạy học địa lý.
3.2. Cách sử dụng sơ đồ trong các khâu của quá trình dạy học N:
C Sử dụng sơ đồ trong bài dạy học :
- Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của HS đầu tiết học. Giáo viên dùng sơ đồ trống (vẽ sẵn trên giấy) để học sinh điền nội dung, hoặc dùng mũi tên nối các ô để hoàn thiện sơ đồ.
- Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh vào lúc mở đầu bài dạy học. Ví dụ : Dạy bài “Đồng bằng sông Hồng - Vấn đề Dân số “, dùng sơ đồ cấu trúc bài để giới thiệu cho học sinh biết các nội dung sẽ nghiên cứu trong bài học. Sau dó kết hợp với tài liệu sách giáo khoa hoặc bản đồ để tìm hiểu nội dung bài học. ( Hình 8. Sơ đồ cấu trúc bài Vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng.)
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC BÀI
Dân số ở ĐBSH
- Dân số đông : mật độ dân số cao.
- Dân số còn tăng nhanh.
- Dân cư phân bố không đều.
Lịch sử khai thác lãnh thổ
Nghề trồng lúa nước
Sự phát triển các trung tâm công nghiệp và đô thị
Các yếu tố khác
Kế hoạch hoá gia đình
Phân bố lại dân cư
Các biện pháp khác
Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lí
Đất nông nghiệp thấp
Kinh tế phát triển chậm
Văn hoá xã hội khó khăn
- Sử dụng sơ đồ trong khâu giảng bài mới. Có nhiều cách khác nhau :
· Giáo viên có sẵn sơ đồ vẽ trước ( Hình 8 - ở trên) để học sinh dựa vào đó, kết hợp với các phương tiện khác (Sgk, tranh ảnh, bản đồ) phân tích, so sánh, rút ra các kết luận.
· Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối liên hệ, song song với việc hoàn thành sơ đồ (vừa dạy vừa vẽ). Đây là hình thức dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh. Bằng phương pháp dạy học giảng giải, kết hợp với đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm nhỏ , các kiến thức cần thiết cùng các mối liên hệ sẽ được hình thành dần trên sơ đồ, tương ứng với tiến trình dạy học. Kết quả của nội dung dạy học sẽ thể hiện, kết tinh ở sơ đồ (xem sơ đồ hình 8 ở trên).
- Dùng sơ đồ để thể hiện toàn bộ trí thức cần cho học sinh lĩnh hội (sau khi dạy xong mới vẽ).
· Dùng sơ đồ trong khâu củng cố và đánh gia cuối bài học. Giáo viên đưa ra một sơ đồ chưa hoàn chỉnh. Yêu cầu học sinh tìm các kiến thức cần thiết điền vào chỗ trống và hoàn chỉnh sơ đồ.
· Dùng sơ đồ trong việc ra bài tập về nhà cho học sinh. Ví dụ, sau khi dạy bài trên lớp, có thể yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập dùng mũi tên nối các ô của sơ đồ một cách hợp lí thể hiện đặc điểm của một đối tượng địa lý.
· Sử dụng sơ đồ trong ôn tập cuối chương, cuối phần. Nhờ sơ đồ, các kiến thức địa lý hệ thống quá một cách trực quan, giúp cho học sinh có cái nhìn tổng thể các kiến thức đã học trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
· Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra kiến thức của học sinh. Để kiểm tra kiến thức của học sinh sau bài học, giáo viên có thể soạn đề kiểm tra, yêu cầu học sinh điền vào ô trống sơ đồ các kiến thức cần thiết. Hoặc cho sẵn các cụm từ, yêu cầu học sinh lập một sơ đồ theo mẫu thể hiện mối quan hệ giữa các ô kiến thức.
· Ngoài ra, sơ đồ còn được sử dụng trong các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp như : trò chơi, đố vui, khảo sát địa phương. Hình thức sử dụng cũng giống như bài học trên lớp.
III. Bài học kinh nghiệm và những kiến nghị :
1. Bài học kinh nghiệm :
à Khi giáo viên có sử dụng, xây dựng sơ đồ để dạy học địa lý như vậy sẽ làm cho bài giảng trở nên sinh động thêm, cùng với các phương pháp khác làm cho tiết học trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn, góp phần tích cực hoá học sinh học tập môn địa lý.
à Sơ đồ tuy có nhiều ưu điểm đối với việc dạy và học địa lý nhưng các sơ đồ có một số hạn chế, nên giáo viên cần có biện pháp khắc phục :
- Dễ tạo ra sự suy diễn máy móc ở giáo viên cũng như học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần lưu ý phân tích một cách cụ thể sự vật, hiện tượng, quá trình địa lý cụ thể trong các hoàn cảnh, trường hợp cụ thể.
- Các sơ đồ, đặc biệt sơ đồ cấu trúc, sơ đồ logic, sơ đồ quá trình, không thể hiện được tính phân bố không gian của đối tượng địa lý. Cách khắc phục là cần kết hợp sử dụng sơ đồ với lược đồ, bản đồ để học sinh thấy rõ sự phân bố và đặc điểm cụ thể của sự vật hiện tượng địa lý trên các lãnh thổ nhất định.
2. Những kiến nghị :
- Đối với giáo viên, cần chú ý hơn nữa, nhận thức hơn nữa trong lựa chọn nhiều phương pháp trong đó có phương pháp dạy học địa lý bằng sơ đồ, nhằm giúp học sinh khai thác triệt để kiến thức địa lý.
- Đối với nhà trường, Tổ chuyên môn hỗ trợ một phần kinh phí cho việc mua giấy A0, bảng để vẽ sơ đồ.
Ghi chú : Lịch Hội Thượng, ngày 12 tháng 02 năm 2008
NBài viết có tham khảo, trích dẫn tài Người viết.
liệu của PGS.TS Nguyễn Đức Vũ
và từ Sgk, Shd giảng dạy Địa Lý.
Traàn Vaên Daïc
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_so_do_trong_day_ho.doc