SKKN Báo cáo kết quả một tiết học có áp dụng phương pháp thảo luận nhóm ở bộ môn Công nghệ 6 trường THCS An Trường C

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 -Dựa theo tình hình học sinh hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học là việc làm thường xuyên của người giáo viên. Như vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp nhằm cung cấp cho học sinh khối lượng tri thức lý thuyết do nội dung chương trình và sách giáo khoa quy định.

 Trong quá trình giảng dạy để biết được khả năng hiểu bài của học sinh, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời, đó là việc trao đổi hết sức cần thiết và không thể thiếu trong một tiết học môn công nghệ 6.

 Tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, tôi nhận thấy rằng trong một tiết giáo viên không thể để tất cả các em học sinh cùng bày tỏ ý kiến của mình mà phần lớn chỉ tập trung vào những học sinh từ trung bình trở lên hay những em mạnh dạn, còn những học sinh yếu có tính rụt rè thì các em ít có điều kiện để trình bày ý kiến của mình và chính điều đó làm cho học sinh yếu ngày càng mặt cảm nên từ đó yếu lại càng yếu không thể khắc phục được.

 Chính vì thế việc sử dụng phương pháp dạy học có áp dụng phương pháp thảo luận nhóm giúp cho các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình từ sự hướng dẫn của giáo viên để học sinh có thể tiếp thu được những kiến thức, thông tin bổ ích từ bạn bè. Đó là lý do tôi chọn chuyên đề này.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Báo cáo kết quả một tiết học có áp dụng phương pháp thảo luận nhóm ở bộ môn Công nghệ 6 trường THCS An Trường C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Saùng kieán kinh nghieäm: Baùo Caùo Keát Quaû Moät Tieát Hoïc Coù AÙp Duïng Phöông Phaùp Thaûo Luaän Nhoùm ÔÛ Boä Moân Coâng Ngheä 6 Tröôøng THCS An Tröôøng C I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: -Dựa theo tình hình học sinh hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học là việc làm thường xuyên của người giáo viên. Như vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp nhằm cung cấp cho học sinh khối lượng tri thức lý thuyết do nội dung chương trình và sách giáo khoa quy định. Trong quá trình giảng dạy để biết được khả năng hiểu bài của học sinh, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời, đó là việc trao đổi hết sức cần thiết và không thể thiếu trong một tiết học môn công nghệ 6. Tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, tôi nhận thấy rằng trong một tiết giáo viên không thể để tất cả các em học sinh cùng bày tỏ ý kiến của mình mà phần lớn chỉ tập trung vào những học sinh từ trung bình trở lên hay những em mạnh dạn, còn những học sinh yếu có tính rụt rè thì các em ít có điều kiện để trình bày ý kiến của mình và chính điều đó làm cho học sinh yếu ngày càng mặt cảm nên từ đó yếu lại càng yếu không thể khắc phục được. Chính vì thế việc sử dụng phương pháp dạy học có áp dụng phương pháp thảo luận nhóm giúp cho các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình từ sự hướng dẫn của giáo viên để học sinh có thể tiếp thu được những kiến thức, thông tin bổ ích từ bạn bè. Đó là lý do tôi chọn chuyên đề này. II/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Để hạn chế tình trạng trên nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho các tiết học và giúp các em học sinh yếu kém, rụt rè có điều kiện tiến bộ hơn trong học tập, tôi luôn tâm niệm làm thế nào để giúp các em học sinh không còn ngại khó hoặc lười biến khi nhắc đến môn Công Nghệ 6. Tôi thấy việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức thông qua việc thảo luận nhóm là phương pháp tương đối có hiệu quả về các mặt như: Các em sẽ phát triển được những kĩ năng giao tiếp, hình thành tính cách cá nhân được bộc lộ, phát triển tình bạn bè và ý thức cộng đồng trong cuộc sống để các em học sinh hiểu bài sâu sắc, nắm vững kiến thức hơn. III/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN: 1/ Hoạt động nhóm: Để thực hiện phương pháp này cần nắm vững một số vấn đề sau: a/ Về giáo viên: -Chia nhóm: Có rất nhiều cách chia nhóm ( nhưng mỗi nhóm không quá 10 học sinh) + Nhóm bị động: (Chỉ áp dụng khi cần nhanh) Giáo viên chia nhóm thảo luận hướng dẫn học sinh cụ thể và các tiết học sau cũng thực hiện như vậy. +Nhóm chủ động: Có hể chia nhóm nhanh bằng nhiều cách. Ví dụ: Giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi để chia nhóm, như sau: -Giáo viên: Gọi to: “ Đoàn kết, đoàn kết” -Học sinh: Kết mấy, kết mấy -Giáo viên: Kết 6, kết 6. -Như vậy sẽ có 6 học sinh vào 1 nhóm để là thành viên của nhóm. -Khi chia nhóm nhỏ thì học sinh trong nhóm sẽ có một nhóm trưởng, 1 thư kí ghi các ý kiến của các bạn trong một nhóm, nhóm trưởng có nhiệm vụ diều hành nhóm mình thảo luận. Nội dung thảo luận: + Chuẩn bị: sẵn sàng nội dung thảo luận phải vừa sức với học sinh: không quá dễ cũng không quá khó, nếu dễ quá thì không mang lại kết quả, còn nếu khó quả học sinh không đủ khã năng hoàn thành. + Lựa chọn kiểu đề để phân công nội dung hợp lí. Phân công công việc: +Thời gian: Giáo viên phân công thì quy định thời gian cụ thể. +Công việc tổ viên: Mỗi cá nhân đều được phân công cụ thể để cùng nhau hoàn thành nội dung thảo luận. -Giáo viên theo dõi, động viên, giúp đỡ để các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhóm trả lời tốt thì nêu gương, nhóm chưa tốt thì động viên nhắc nhở để lần sau cố gắng hơn. b/ Về học sinh: - Mổi học sinh tự nghiên cứu bài trong sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học, tự trả lời các câu hỏi ở các mục trong sách giáo khoa (nếu có câu hỏi). - Mỗi học sinh phải nhiệt tình đóng góp ý kiến của mình. - Học sinh cần phải xác định đúng yêu cầu của bài thảo luận và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. - Các nhóm cử nhóm trưởng trình bày ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần). 2/ Thảo luận lớp (Hoạt động cả lớp). - Giải quyết những ý kiến chưa có sự nhất trí của nhóm. - Giáo viên là người dẫn dắt, uốn nắn sao cho cả lớp đi đến thống nhất ý kiến đúng hướng kết luận của yêu cầu đề ra. IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1/ Kiểu bài khai thác kiến thức từ tranh ảnh: Để khai thác kiến thức từ tranh ảnh là một vấn đề không dễ dàng đối với một học sinh, mà một học sinh thì không khai thác hết được tất cả các kiến thức trong một thời gian quy định. Vì thế phải cho học sinh thảo luận nhóm để phát hiện kiến thức. 2/ Kiểu bài so sánh: Đây là kiểu bài đòi hỏi lượng kiến thức nhiều vì thế giáo viên đặt ra vấn đề cụ thể để học sinh thảo luận và so sánh. So sánh hai vấn đề đang học, đòi hỏi sự nhạy bén của học sinh mà cá nhân khó hoàn thành, vì một học sinh có thể tìm vài ý, sau đó học sinh bổ sung thì hiệu quả không cao. So sánh vấn đề đang học và vấn đề đã học : Đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức đang tìm hiểu và nhớ lại kiến thức cũ. Cho nên kiểu bài này giặp nhiều khó khăn cho học sinh khi nghiên cứu cá nhân sẽ mất nhiều thời gian bên cạnh đó kết quả sẽ không cao. Ngược lại nếu cho học sinh thảo luận nhóm thì kết quả sẽ khã quan hơn. 3/ Kiểu bài tìm hiểu nguyên nhân: Để chứng minh một vấn đề cần tìm hiểu được nguyên nhân, có những yếu tố chỉ do một nguyên nhân tạo thành nhưng lại có những yếu tố do nhiều nguyên nhân tạo thành. Để tìm hiểu được điều đó giáo viên phải cho học sinh thảo luận nhóm nhằm bổ sung cho nhau để đạt kết quả cao, đồng thời việc thảo luận như thế cũng giúp các em khắc sâu kiến thức. Qua kiểm tra quá trình học tập của học sinh đã thu được kết quả thực tế: Học sinh lớp Hình thức nghiên cứu Câu hỏi kiểm tra Xếp loại Tỉ lệ 61 SS: 31 Thảo luận nhóm thời gian 3 phút Dựa vào những cụm từ cho sẵn hãy hoàn thành quy trình giặt, phơi. Nhóm 1: G Nhóm 2: G Nhóm 3: K Nhóm 4: G Giỏi: 75 % Khá : 25% 62 SS: 28 Thảo luận nhóm thời gian 3 phút Dựa vào gợi ý hình 2.1. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.Hãy giải thích vì sao con người cần nhà ở nơi ở? Nhóm 1: G Nhóm 2: G Nhóm 3: G Nhóm 4: K Giỏi: 75 % Khá : 25% 63 SS: 29 Thảo luận nhóm thời gian 3 phút Hãy cho biết cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu? Nhóm 1: G Nhóm 2: K Nhóm 3: G Nhóm 4: G Giỏi: 75 % Khá : 25% V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua kết quả thực nghiệm, bản thân tôi nhận thấy trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh trong quá trình thảo luận nhóm khá sâu sắc, tiến bộ hơn khi học sinh làm việc cá nhân. Phương pháp này giúp các em có điều kiện học hỏi, tiếp thu kiến thức từ bạn bè nhiều hơn, nhớ lâu hơn và đạt kết quả cao hơn. Vì thế phương pháp này nên vận dụng vào quá trình giảng dạy nhiều hơn. VI/ KẾT LUẬN: Trên đây là những vấn đề mà bản thân tôi khi đứng lớp nhận thấy rằng: Học sinh thường sẽ giặp khó khăn khi nghiên cứu cá nhân. Vì thế việc thảo luận nhóm sẽ giúp các em phát hiện kiến thức nhiều hơn, khắc sâu kiến thức hơn và phát huy được tính chủ động của học sinh mà đặc biệt ở trường THCS An Trường C, trường có có học sinh người dân tộc thiểu số, do đó việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm sẽ tạo không khí thoải mái, hòa đồng, bình đẳng dân chủ theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Vậy một lần nữa mong quý đồng nghiệp nhiệt tình và mạnh dạn xây dựng đóng góp nhằm giúp các em học sinh có cách tiếp thu bài ngày một tốt hơn để các em xứng đáng là con ngoan của gia đình, trò giỏi ở trường và là cháu ngoan của Bác Hồ. An Trường, ngày 20 tháng 02 năm 2010. Người viết Tăng Thị Thúy Oanh

File đính kèm:

  • docskkn_bao_cao_ket_qua_mot_tiet_hoc_co_ap_dung_phuong_phap_tha.doc
Giáo án liên quan