Cơ sở thực tiễn :
Là người trực tiếp giảng dạy nghề điện dân dụng qua thực tế tôi thấy:
Là người giáo viên dạy nghề cần biết sáng tạo sử dụng hợp lý phương tiện thiết bị đồ dùng, dụng cụ học tập trong giờ học lý thuyết và giờ học thực hành sao cho phù hợp và có hiệu quả, tiết kiệm hết công suất là việc làm không đơn giản. Đòi hỏi người dạy phải có lòng yêu ngành yêu nghề, yên tâm công tác say mê tìm tòi học hỏi, nắm vững kiến thức, khai thác triệt để đồ dùng, dụng cụ trang bị học tập trong giờ học để gây hứng thú cho học sinh và chất lượng giờ dạy học.
Giáo dục lao động hướng nghiệp là bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong luật giáo dục nhằm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả cao trong việc phân luồng học sinh chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động, hoặc tiếp tục được đào tạo cao hơn nữa với năng lực, sở trường của mình và nhu cầu xã hội đang cần.
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Nâng cao năng lực quản lý học sinh, quản lý nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc dùng cho học sinh học tập, thực tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài
" nâng cao năng lực quản lý học sinh, quản lý nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc dùng cho học sinh học tập , thực tập"
Nghề : Điện dân dụng
I. Đặt vấn đề :
Theo quyết định số 02/QĐ ngày 5/01/2005 của ban giám đốc Trung tâm KT-TH-HN Tỉnh Yên Bái giao nhiệm vụ cho các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy viết đề tài với nội dung "Nâng cao năng lực quản lý học sinh, quản lý nguyên vật liệu, trang bị máy móc dùng cho học sinh trong học tập" theo nghề của mình đang trực tiếp giảng dạy. Để nâng cao chất lượng công việc quản lý học sinh, quản lý đồ dùng thiết bị vật tư với bài viết thể hiện đúng với suy nghĩ của mình trong quá trình đã được phân công giảng dạy.
Dạy học là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật, bởi vậy khi giảng dạy bất cứ một bộ môn học nào cũng phải căn cứ vào một số cơ sở khoa học, một lý luận dạy học nhất định.ạy nhgề hay dạy nghề hướng nghiệp nghề cũng vậy muốn giảng dạy đạt kết quả tốt, ngoài tính yêu ngành yêu nghề, lòng say mê nhiệt tình, yên tâm công tác tìm tòi phương pháp dạy học, quản lý học sinh trang thiết bị vật tư máy móc đồ dùng học tập là một việc làm rất cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy. Là một giáo viên dạy nghề và hướng nghiệp nghề tôi luôn chú ý đến những yếu tố trên.
1/ Về cơ sở lý luận:
Đối với học sinh đến học tại trung tâm KT-TH- HN Tỉnh Yên Bái phần đa là những học sinh THPT- THCS đến học hướng nghiệp nghề nói chung và nghề điện dân dụng nói riêng, thì các em học sinh coi đây là một môn học "bất đắc dĩ" nên các em học rất lơ là. Để khắc phục được hiện tượng này thì giáo viên phải luôn luôn thay đổi phương pháp dạy học theo từng loại bài từng đối tượng học sinh, để phát triển tư duy và có hứng thú trong học tập để tránh hiện tượng chán nản dẫn đến lười học và hay bỏ học tự do .Vì thế đã qua thực tế giảng dạy tôi thấy là người giáo viên dạy nghề kỹ thuật phải tuân theo nhận thức khách quan của con người (Người học), từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ lý thuyết đến thực hành để chứng minh rằng các sự vật hiện tượng mà các em đã dược học lý thuyết ở các môn học cơ sở như môn công nghệ, môn vật lý... Hơn thế nữa được thực hành ở trường học nghề giúp các em hiểu bài sâu hơn, kỹ hơn, giả quyết được một số các thắc mắc trong cuộc sống và thực tế hàng ngày mà các em thường gặp ví dụ như: Hiện tượng cảm ứng điện từ, ảnh hưởng của từ trường bên ngoài và một số các câu hỏi thắc mắc tại sao như :( Con chim đậu trên dây điện cao thế đang có điện mà không bị điện giật ...vv ), và còn hiểu được mục đích nội dung ý nghĩa của việc tiết kiệm điện năng (tại sao phải tiết kiệm điện). Trong dạy nghề điện dân dụng nói riêng dạy nghề kỹ thuật nói chung thường sử dụng đồ dùng, phương tiện trực quan và phương pháp thị phạm trong giảng dạy là nhiều. Để hỗ trợ cho phương pháp mô tả để tạo điều kiện cho học sinh nhận thức nhanh nhất và chủ động linh hoạt sáng tạo từ những khái niệm cơ bản cho đến phức tạp hơn.
2/ Cơ sở thực tiễn :
Là người trực tiếp giảng dạy nghề điện dân dụng qua thực tế tôi thấy:
Là người giáo viên dạy nghề cần biết sáng tạo sử dụng hợp lý phương tiện thiết bị đồ dùng, dụng cụ học tập trong giờ học lý thuyết và giờ học thực hành sao cho phù hợp và có hiệu quả, tiết kiệm hết công suất là việc làm không đơn giản. Đòi hỏi người dạy phải có lòng yêu ngành yêu nghề, yên tâm công tác say mê tìm tòi học hỏi, nắm vững kiến thức, khai thác triệt để đồ dùng, dụng cụ trang bị học tập trong giờ học để gây hứng thú cho học sinh và chất lượng giờ dạy học.
Giáo dục lao động hướng nghiệp là bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong luật giáo dục nhằm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả cao trong việc phân luồng học sinh chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động, hoặc tiếp tục được đào tạo cao hơn nữa với năng lực, sở trường của mình và nhu cầu xã hội đang cần.
3/ Những thuận lợi khó khăn trong nghề điện dân dụng hiện nay đang được phân công giảng dạy :
a/ thuận lợi:
- Là giáo viên còn trẻ có lòng nhiệt tình yêu ngành, yêu nghề yên tâm công tác, chịu khó học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan .
- Cơ sở vật chất tương đối khang trang tuy rằng phòng học lý thuyết và phòng học thực hành của nghề điện dân dụng vẫn còn sử dụng chung một phòng. Nhưng các thiết bị khác để phục vụ cho nghề điện dân dụng thì đã đáp ứng được với yêu cầu của nghề như: Bảng viết, bàn ghế và các dụng cụ thiết bị khác. Công tác dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh THCS thì các thiết bị và mô hình, thiết bị thực hành các bài tập thực hành kiểu MODUL thì chưa triệt để khai thác hết vì còn nhiều hạn chế như quỹ thời gian, nội dung chương trình mang nhiều tính khái niệm nên cũng chưa cần phải nghiên cứu tới những nội dung có kiến thức cao hơn.
b/ Khó khăn:
Đối với việc dạy nghề ngắn hạn cho đối tượng là học sinh phổ thông, hoặc người lao động thì cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như :
+ Phải mang các thiết bị đồ dùng học tập đến các cơ sở có học sinh để dạy học nên việc sắp xếp quản lý và kiểm tra thường xuyên các dụng cụ thiết bị đó cũng gặp nhiều khó khăn.
+ Phụ thuộc vào đối tượng học sinh, có khả năng nhận thức khác nhau và yêu cầu của xã hội (của địa phương) nên việc trang bị kiến thức cho học sinh không chỉ đơn thuần là trên lý thuyết mà phải là trên thực tế để trang bị những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp là học và dạy những gì? Để phục vụ lợi ích cho người học một cách thiết thực nhất để từ đó sau khi học xong chương trình người học có thể áp dụng được vào thực tế, nơi mà địa phương đang cần...vv
-Về nội dung chương trình (180 tiết và 90 tiết) của nghề điện dân dụng là vừa đủ và gắn liền với thực tế và cũng không quá khó nên việc tiếp thu kiến thức của học sinh, nhất là đối với đối tượng học sinh là học sinh THPT thì việc lắp đặt một mạch điện thì chiếu sáng hay tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một thiết bị điện nào thì cũng không đến mức là quá khó. Về đồ dùng và thiết bị dạy học như các dụng cụ, thiết bị vật tư và máy móc cũng đã trang bị tương đối đầy đủ cho nghề điện dân dụng. Tuy nhiên không có những thiết bị dụng cụ như ở trong sách vở nên việc giảng dạy cũng chỉ giảng về phần lý thuyết. Ngược lại cũng có những thiết bị hiện đại mà trong nội dung chương trình hướng nghiệp nghề lại không yêu cầu.
II. Sự cần thiết phải quản lý học sinh, trang thiết bị, dụng cụ nguyên vật liệu trạng khi thực hiện thực hiện nhiệm vụ .
Trong giáo dục hướng nghiệp nghề điện dân dụng cho học sinh phổ thông sự cần thiết phải giáo dục học sinh theo một nền nếp nhất định, theo quy chế và nội quy của cơ quan mình. Vì đây là một môi trường giáo dục cần phải giáo dục cho các em về cả nhân cách và tri thức nghĩa là khi các em đến lớp học nghề cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ và trách nhiệm của người học sinh cũng như khi các em đến trường THPT-THCS. Chính vì vậy việc phối hợp giữa các nhà trường phổ thông và các trung tâm hướng nghiệp cần phải chặt chẽ hơn, để các em chú trọng đến việc học nghề hướng nghiệp, và coi đây là môn học cần thiết và thiết thực góp phần bổ trợ cho các môn học khác. Có được như vậy thì các em học sinh mới có thể học tập một cách tự giác và nghiêm túc hơn, không học theo kiểu miễn cưỡng và chống đối, cũng phần nhiều hạn chế được những buổi học không phép và có phép. Mặt khác đối với mọi giáo viên cũng phải cần thực hiện theo đúng quy chế, theo dõi những buổi nghỉ học của học sinh, nếu nghỉ qua số buổi trong một học kỳ thì đề nghị với phòng giáo vụ, tổ trưởng tổ chuyên môn chuyển danh sách những học sinh đó sang nhà trường phổ thông mà các em dang theo học văn hoá để cùng xử lý. Vì trong chương trình hướng nghiệp nghề có chương trình (180 tiết -90 tiết) nếu một học sinh nghỉ từ 3 buổi học trở lên thì không đảm bảo được nội dung kiến thức của chương trình dẫn đến việc tiếp thu bài mới gặp nhiều khó khăn .
Đặc điểm của dạy nghề nói chung, và dạy hướng nghiệp nghề nói riêng thì việc quản lý trang thiết bị dụng cụ vật tư phục cho công việc giảng dạy là rất quan trọng và cần thiết. Cũng như tâm lý của người học và người dạy nói chung và nhất là ở lứa tuổi học sinh THPT-THCS nói riêng thì việc được học tập ở những phòng học khang trang sạch sẽ cũng như được tiếp xúc với những trang thiết bị vật tư những dụng cụ còn mới, còn tốt và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, thì bước đầu tiên đã gây được hứng thú cho học sinh vì ở lứa tuổi này các em thường hay bắt chước khám phá tìm tòi những cái mới ... Còn đối với những thiết bị dụng cụ đã cũ, qua thời gian sử dụng lâu dài và không còn phù hợp với thời đại dù vẫn còn tốt, hoạt động bình thường thì các em cũng đã cảm thấy chán nản trong công việc học tập. Đấy là chưa nói đến với những thiết bị đã hỏng và quá cũ không hoạt động được chỉ mang tính trực quan ở dạng mô hình .
Do vậy việc giữ gìn bảo quản trang thiết bị vật tư là việc làm rất cần thiết trong dạy nghề. Nhưng muốn bảo quản giữ gìn được tốt trang thiết bị dụng cụ vật tư của nghề mà mình đang thực hiện thì đầu tiên giáo viên phải có tâm huyết với nghề, phải đầu tư nhiều thời gian vào nghề, công việc của mình đang thực hiện
III. Thực trạng của quá trình thực hiện nhiệm vụ :
1-Tình hình học sinh:
- Về phía học sinh: ở lứa tuổi học sinh phổ thông các em chưa ý thức được việc đến Trung Tâm học nghề hướng nghiệp là rất cần thiết nên một số em học sinh cho rằng đi học nghề mang tính dự phòng cho việc được cộng thêm điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp và đi học để vui với bạn bè và có phong trào... Và cũng còn ảnh hưởng nhiều tới sức ép bắt buộc về phía các nhà trường phổ thông. Nhưng trong đó thì cũng có những em học sinh nhất là học sinh THCS cũng vì điều kiện hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên bắt buộc phải nghỉ học nghề.
- Về phía phụ huynh học sinh (một số em) chưa có nhận thức đúng đắn về công tác hướng nghiệp nghề nên cũng không động viên khuyến khích con em mình đi học nghề tại trung tâm và cho rằng việc học nghề là mất thời gian, không thiết thực chẳng giúp được gì cho các em sau này ( học thì học chứ làm được gì? ).
- Về phía các nhà trường phổ thông: ở một số các nhà trường, cô giáo chủ nhiệm cũng chưa làm tốt công tác hướng nghiệp, nên việc đi học nghề cũng chỉ là tự nguyện theo ý thức sở thích từng em.
2- Tình hình sử dụng trang bị, nguyên vật liệu trong học tập.
Trong qúa trình giảng dạy nghề điện dân dụng tại Trung Tâm KT-TH-HN tỉnh Yên Bái trong thời gian hiện nay thì đặc thù của trung tâm là dạy nhiều đối tượng học sinh, nhiều trường từ THCS đến THPT và dạy nghề ngắn hạn cho người lao động ngoài xã hội nên mức độ sử dụng dụng cụ vật tư qua sử dụng nhiều lần nên cũng làm giảm thời gian và tuổi thọ của các dụng cụ thiết bị , nhất là các thiết bị đo lường thì độ chính sác sẽ bị sai lệch nhiều, những dụng cụ khác như kìm, tuốc nơ vít... Không còn chuẩn và tốt như mới nữa còn các thiết bị điện như công tắc ổ cắm cầu chì thì về số lượng không giảm nhưng công dụng của một số cái thì không còn tác dụng và đầy đủ chức năng như yêu cầu.
Lý do khách quan và chủ quan là ý thức của học sinh và sự quán triệt của giáo viên đối với học sinh là chưa triệt để trong giờ thực hành. Trong giờ thực hành giáo viên hướng dẫn học sinh những bài tập rèn luyện kỹ năng kỹ sảo và rèn luyện thao tác sử dụng dụng cụ đồ nghề, học sinh sẽ tư duy hình thành khái niệm và bắt chước làm theo. Nhưng cũng không ít những học sinh có cá tính có thể là nghịch ngợm hoặc cố tình làm trái những nguyên tắc mà giáo viên hướng dẫn, hay khám phá những cái mới mà các em cho là mới mẻ và cũng có thể nói rằng phần nhiều là do sự tiếp xúc với nghề mà chính các em chưa bao giờ nghĩ tới là phải học và làm công việc đó. Trong số những học sinh đó phần đa là những học sinh nữ, các em cho rằng phải học thì học chứ cũng không biết học để làm gì ngoài việc cộng thêm điểm ưu tiên. Cụ thể là qua quá trình giảng dạy tôi thấy qua kết quả học tập ở những học sinh nữ thì kết quả học lực khá về lý thuyết thì nhiều hơn kết quả ở học thực hành.
Trong dạy học thực hành hình thức chủ yếu của việc trình bày phương tiện trực quan là giáo viên giới thiệu các thao tác mẫu và phải thực hiện các hành động kỹ thuật đó nhiều lần và sau đó là học sinh làm theo và thực hiện có ý thức và cuối cùng là thực hiện độc lập nên trong qúa trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những sai sót như chưa đúng về thao động tác kỹ thuật và sử dụng dụng cụ chưa đúng theo từng nội dung mục đích của công việc. Như việc thực hiện tháo ra lắp vào một mạch điện thì các chi tiết của các thiết bị, đinh vít, bu lông mũ ốc không còn chuẩn như mới nên dẫn đến chán nản trong công việc.
Tóm lại trong quá trình thực hiện của nghề còn gặp rất nhiều các khó khăn sử dung dụng cụ vật tư, nguyên vật liệu trong học tập, trong giảng dạy. Vì đặc thù của nghề điện dân dụng là đồ nghề dụng cụ thiết bị vật tư phải sử dụng và tháo ra lắp vào nhiều lần nên độ chính xác không còn nguyên vẹn như lúc mới cả về hình thức và chất lượng, còn về số lượng thì vẫn đảm bảo không mất mát chủ yếu là các thiết bị như mô hình học cụ các dụng cụ đồ dùng trong nghề. Còn đối với các thiết bị khác thì hay bị chờn ren, hỏng vít như công tắc, ổ cắm... cái chính là những thiết bị đó khi nhà chế tạo với mục đích sử dụng là không dùng để tháo ra lắp vào nhiều lần (trừ khi sửa chữa) và nếu nhiều lần thì phải thay cái mới.
Để thực hiện quản lý tốt các trang thiết bị máy móc nguyên liệu dùng cho học tập thì giáo viên cần phải quan tâm và dành nhiều thời gian hơn nữa cho nghề của mình, và cũng có những đề xuất kiến nghị của mình trình với cấp trên xem xét ủng hộ và giúp đỡ.
3- Những việc đã làm tốt và những vấn đề yếu kém
Trong thời gian vừa qua từ 1/1/2002 đến nay có khoảng thời gian gần một nửa là được ban GĐ và trung tâm cho đi học tại chức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Còn lại là thời gian được phân công giảng dạy đúng chuyên môn mà mình đã được học, trong đó dạy hướng nghiệp nghề Điện dân dụng và dạy hướng nghiệp nghề Điện tử dân dụng. Trong quá trình thực hiện đã hoàn thành tốt các quy định, nội quy của cơ quan đảm bảo đủ đúng số giờ lên lớp, hồ sơ sổ sách giáo án, đặc biệt là chất lượng giờ giạy, quản lý trang thiết bị, vật tư và đồ dùng dạy học theo định mức của từng học sinh, cũng như trong việc sử dụng triệt để các trang bị vật tư máy móc, thời gian học lý thuyết và thực hành. Đặc biệt là thường xuyên quan tâm đến trang thiết bị dụng cụ vật tư nguyên vật liệu dùng cho giảng dạy, mà được cấp trên giao phó trong những lần đi công tác dạy hướng nghiệp, dạy nghề ngắn hạn cho các cơ sở.
Ngược lại trong quá trình thực hiện vừa qua, là giáo viên mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy và quản lý dụng cụ trang thiết bị vật tư phục vụ cho việc dạy nghề nên việc quán xuyến, quản lý học sinh trong giờ thực hành chưa được triệt để như việc:
+ Hướng dẫn học sinh trong giờ thực hành nếu hướng dẫn từng học sinh thì không đủ thời gian trong một buổi học, còn nếu hướng dẫn từng nhóm thì nhóm còn lại phải chờ và dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của lớp học.
+ Do phòng học chung cho cả lý thuyết lẫn thực hành nên việc chuẩn bị dụng cụ vật tư cho học sinh đầu giờ mất quá nhiều thời gian, nên thời gian tổng kết bài còn ít.
+Quá trình thực hiện không thường xuyên quán triệt và nhắc nhở học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ và nhất là những giờ nghỉ giải lao không đùa nghịch quá nhiều, rất dễ gây nguy hiểmvà ảnh hưởng tới lớp khác.
IV- Các giải pháp thực hiện:
1- Giải pháp của đơn vị:
Để đảm bảo sĩ số của học sinh đế học nghề tại trung tâm và tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành đảm bảo chất lượng cũng như nội dung chương trình của hướng nghiệp nghề. Trước hết giữa trung tâm với các nhà trường phổ thông có phối hợp với nhau về công tác tuyển sinh, công tác hướng nghiệp nghề. Mục đích nâng cao tầm quan trọng của hướng nghiệp nghề giúp cho phụ huynh và học sinh nắm được ý nghĩa của việc đưa con em và học sinh của mình đến học nghề. các em học sinh phải thấy được việc đi học nghề là rất quan trọng, giúp được thêm phần hiểu biết và đặc thù của nghề mình theo học và nắm bắt được một số kỹ năng trong nghề, góp phần bổ trợ kiến thức cho các môn học khác trong chương ttrình học văn hoá. Đặc biệt hơn cả là các em học sinh của các trường THPT,THCS đã đến trung tâm học nghề phải hiểu rõ được quyền lợi và trách nhiệm của người học sinh tại trung tâm cũng như tai các trường phổ thông các em đang học. Tức là tính tổ chức kỷ luật cao hơn nữa, phải đảm bảo đúng, đủ thời gian của chương trình môn học.
2- Giải pháp cá nhân:
Để nâng cao năng lực quản lý học sinh, quản lý nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc dùng cho học sinh học tập, thực tập.
- Tôi dành nhiều thời gian học hỏi kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, thường xuyên nghiên cứu tại liệu để bồi dưỡng kiến thức và nâng cao tay nghề phục vụ quá trình giảng dạy của nghề mình được phân công.
- Trong giờ dạy học lý thuyết và thực hành bản thân tôi luôn luôn cố gắng quán xuyến, quản lý học sinh và quản lý, khai thác tính năng sử dụn trang thiết bị vật tư phục vụ cho công tác giảng dạy tốt hơn nữa.
- Tăng cường việc quản lý học sinh trong giờ học lý thuyết cũng như thực hành để nâng cao chất lượng giờ giảng, đảm bảo tiến độ chương trình giảng dạy.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa dụng cụ, thiết bị, máy móc phục vụ cho giảng dạy trong thời gian rỗi.
V- Kiến nghị và đề xuất:
- BGĐ, tổ trưởng tổ chuyên môn thường xuyên quan tâm, kiểm tra, thăm lớp cũng như sổ sách hồ sơ chuyên môn.
- Đặc thù của nghề điện dân dụng sử dụng nhiều các thiết bị dụng cụ nên việc quản lý của giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị cho một buổi học, nơi để dụng cụ đồ dùng chưa được hợp lý. Cần phải có phòng học lý thuyết và thực hành tách biệt.
- Để thuận lợi cho việc quản lý trang thiết bị, dụng cụ, vật tư mỗi giáo viên phải có một tủ đựng dụng cụ đồ nghề riêng. Để tiện cho việc sử dụng bảo quản và có nhiều trách nhiệm hơn.
Kết luận:
Trên đây là toàn bộ những thuận lợi và khó khăn của nghề điện dân dụng trong quá trình giảng dạy. Một số kiến nghị, đề suất theo suy nghĩ của cá nhân tôi, tôi mạn phép nói lên những suy nghĩ của mình đó và đề nghị của mình với ban Giám đốc xem xét và giúp đỡ để hoàn thành trong công tác được tốt hơn nữa.
Đây là lần đầu tiên viết đề tài nên trong bản viết còn có nhiều sai sót về bố cục, cũng như nội dung, cách trình bày chưa được thể hiện rõ ràng vậy kính mong các đồng chí góp ý và cho ý kiến rút kinh nghiệm để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Người viết
Đỗ Thế Anh
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_nang_luc_quan_ly_hoc_sinh_quan_ly_nguyen_vat_l.doc