Để sử dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy một cách có hiệu quả thiết nghĩ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cần chuẩn bị chu đáo với tư tưởng chỉ đạo rõ ràng của giáo viên:
+ Chuẩn bị về kiến thức của giáo viên phải vững vàng.
+ Chuẩn bị các điều kiện thời gian, không gian, vật chất cần thiết cho buổi thảo luận.
+ Sắp xếp chỗ ngồi cho nhóm phải thật linh hoạt. Không nên ngồi theo kiểu người trước, người sau vì như vậy không thể thảo luận được mà nên bố trí nhóm ngồi theo hình chữ u hoặc ngồi quay vào nhau chung một dãy bàn học.
+ Chuẩn bị đề tài thảo luận: Nội dung thảo luận phải vừa khái quát, vừa cụ thể, vừa mang tính củng cố, vừa mang tính mở rộng, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, đồng thời phải tạo ra sự tranh luận sôi nổi của học sinh, vấn đề thảo luận có thể có những cách quan niệm, giải quyết khác nhau dựa trên kiến thức đã được học.
- Cần thông báo cho học sinh khi vào thảo luận phải biết nội dung sắp thảo luận và hiểu được tầm quan trong của việc thảo luận.
- Có cách phân nhóm thích hợp, nhằm tăng cường tính chủ động hợp tác của mọi thành viên trong nhóm.
- Cần phải quan sát, theo dõi để đánh giá mức độ tích cực của từng nhóm, từng học sinh, xem ai tập trung, ai lơ đãng, kịp thời động viên khích lệ.
- Giáo viên cần phải đi đến từng nhóm để xem xét diễn biến của nhóm, xử lý, giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong quá trình thảo luận của học sinh một cách có hiệu quả.
- Thái độ của giáo viên phải gần gũi với học sinh bằng ánh mắt, cử chỉ, nhiệt tình, để khuyến khích, động viên, thuyết phục kích thích sự say mê tìm tòi của học sinh, tránh làm học sinh sợ sệt, căng thẳng trong quá trình thảo luận.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học môn Tâm lý giáo dục học ở trường Trung cấp Sư phạm Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sö dông ph¬ng ph¸p th¶o luËn
Trong d¹y häc m«n t©m lý – gi¸o dôc häc
ë trêng trung cÊp s ph¹m mÇm non
1. ®Æt vÊn ®Ò
Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, văn hoá, nghệ thuật trong thế kỷ qua đặc biệt trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin khiến cho kho tàng tri thức của loài người trở nên khổng lồ. Chính vì vậy mà không có một nền giáo dục hay một nền văn hoá nào có thể giới hạn sự hiểu biết của con người đang được thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ.Thế giới sôi động ngày nay đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng tìm kiếm và chia sẻ thông tin, có khả năng phân tích đánh giá và xử lý thông tin, khả năng áp dụng những tri thức cá nhân vào xử lý giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn một cách có hiệu quả. Thay vì người học phải nhớ thông tin bằng người học phải biết “điều khiển” thông tin. Do đó Trường Trung cấp sư phạm mầm non nói chung và bộ môn Tâm lý – Giáo dục học nói riêng cần phải chú ý nhiều hơn đến việc dạy học sinh “học như thế nào” hơn là dạy học sinh “học cái gì”.
Đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở Trường trung cấp sư phạm mầm non nói chung và đổi mới các phương pháp dạy học Tâm lý – Giáo dục học nói riêng phải đào tạo nên những lớp giáo viên mầm non chuẩn mực, giỏi nghề, năng động, sáng tạo, say mê khoa học và đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành học mầm non đó là hướng đi rất thiết thực, cần quan tâm.
Tâm lý – Giáo dục học là khoa học nhân văn, kiến thức Tâm lý – Giáo dục học đặc biệt kiến thức Tâm lý – Giáo dục học mầm non có những đặc trưng riêng, đòi hỏi người học muốn tiếp thu chính xác vừa phải có trình độ tư duy khái quát, vừa phải biết liên hệ những kiến thức lý luận với những biểu hiện tâm lý cụ thể, thực tiễn đang diễn ra hàng ngày ở trẻ.
Để giúp học sinh nắm được những kiến thức Tâm lý – Giáo dục mầm non và biết áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời giúp học sinh hiểu được bản chất của vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau và cùng với các phương pháp khác cần sử dụng phương pháp thảo luận vào trong quá trình dạy học. Bởi vì thảo luận là một phương pháp dạy học có vai trò quan trọng đối với cả người dạy và cả người học trong quá trình dạy học như:
Về phía người học: Phương pháp thảo luận không chỉ dễ dàng làm gia tăng tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, làm giảm thói quen nền nếp học tập từ thời kỳ phổ thông đó là lối học thụ động, sách vở; ít tự học, tự đọc; ít động não, trong học tập chưa mạnh dạn tham gia hoạt động nhóm; ít cùng học, cùng làm; ít tương tác, hợp tác v. v. mà còn tạo cơ hội cho mỗi cá nhân học sinh được bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, biết đánh giá những ý kiến được trao đổi, hình thành quan điểm cá nhân. Ngoài ra thông qua thảo luận mà mỗi học sinh được hiểu thêm về cách nghĩ của bạn, phát triển khả năng suy nghĩ của bản thân, phát triển khả năng hợp tác, rèn luyện khả năng tự kiềm chế, kỹ năng giao tiếp như: Biết lắng nghe ý kiến của người khác, nói, trình bày mạch lạc, đồng thời phát triển kỹ năng ứng xử, tinh thần trách nhiệm, tính tập thể và từ đó mà hình thành thái độ tích cực đối với việc học tập, yêu thích học của học sinh và giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống xã hội.
Về phía người dạy: Sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học không chỉ làm tăng thêm sự say mê, tìm tòi, nâng cao hiểu biết, chủ động về kiến thức của giáo viên mà còn nêu cao được vai trò chủ đạo của người dạy trong việc tổ
chức, hướng dẫn quá trình tìm hiểu kiến thức của học sinh, hướng dẫn phương pháp học tập, điều chỉnh và kiểm tra quá trình học tập đặc biệt giúp giáo viên đánh giá diễn biến quá trình tiếp nhận kiến thức của người học, phân loại học sinh, từ đó có biện pháp tác động phù hợp với trình độ nhận thức của từng học sinh.
Như vậy, sử dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy nói chung và giảng dạy môn Tâm lý – Giáo dục học ở trường Trung cấp sư phạm mầm non nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập và giúp học sinh có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh và mọi yêu cầu của xã hội hiện đại về nghề nghiệp tương lai, đồng thời đáp ứng với đòi hỏi đổi mới của giáo dục mầm non.
2. C¸c yªu cÇu khi sö dông ph¬ng ph¸p th¶o luËn
Để sử dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy một cách có hiệu quả thiết nghĩ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cần chuẩn bị chu đáo với tư tưởng chỉ đạo rõ ràng của giáo viên:
+ Chuẩn bị về kiến thức của giáo viên phải vững vàng.
+ Chuẩn bị các điều kiện thời gian, không gian, vật chất cần thiết cho buổi thảo luận.
+ Sắp xếp chỗ ngồi cho nhóm phải thật linh hoạt. Không nên ngồi theo kiểu người trước, người sau vì như vậy không thể thảo luận được mà nên bố trí nhóm ngồi theo hình chữ u hoặc ngồi quay vào nhau chung một dãy bàn học.
+ Chuẩn bị đề tài thảo luận: Nội dung thảo luận phải vừa khái quát, vừa cụ thể, vừa mang tính củng cố, vừa mang tính mở rộng, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, đồng thời phải tạo ra sự tranh luận sôi nổi của học sinh, vấn đề thảo luận có thể có những cách quan niệm, giải quyết khác nhau dựa trên kiến thức đã được học.
- Cần thông báo cho học sinh khi vào thảo luận phải biết nội dung sắp thảo luận và hiểu được tầm quan trong của việc thảo luận.
- Có cách phân nhóm thích hợp, nhằm tăng cường tính chủ động hợp tác của mọi thành viên trong nhóm.
- Cần phải quan sát, theo dõi để đánh giá mức độ tích cực của từng nhóm, từng học sinh, xem ai tập trung, ai lơ đãng, kịp thời động viên khích lệ.
- Giáo viên cần phải đi đến từng nhóm để xem xét diễn biến của nhóm, xử lý, giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong quá trình thảo luận của học sinh một cách có hiệu quả.
- Thái độ của giáo viên phải gần gũi với học sinh bằng ánh mắt, cử chỉ, nhiệt tình, để khuyến khích, động viên, thuyết phục kích thích sự say mê tìm tòi của học sinh, tránh làm học sinh sợ sệt, căng thẳng trong quá trình thảo luận.
3. Sö dông ph¬ng ph¸p th¶o luËn trong ci¶ng d¹y m«n t©m lý – gi¸o dôc häc
Bằng kinh nghiệm giảng dạy bộ môn khi sử dụng phương pháp thảo luận cần tiến hành theo quy trình (các bước)sau:
* Bước 1: Lựa chọn vấn đề cần thảo luận:
Vấn đề đưa ra thảo luận phải là vấn đề kích thích sự suy nghĩ của học sinh, là vấn đề có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau dựa trên điều đã học. - Đề tài đưa ra thảo luận có thể vận dụng điều đã biết để giải quyết tình huống cụ thể.
Ví dụ: Khi dạy chương I “Chủ diểm và xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ điểm”. Nhiệm vụ nhận thức của học sinh khi học phần này là hiểu được chủ điểm giáo dục; kế hoạch giáo dục theo chủ điểm là gì? Các loại chủ điểm giáo dục của trẻ nhà trẻ và mẫu giáo; phải nắm chắc được nội dung các bước xây dựng chủ điểm; các bước thực hiện chủ điểm giáo dục và nội dung các bước xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ điểm
Căn cứ vào yêu cầu bài dạy, sau khi cho học sinh nghiên cứu phần này giáo viên đưa đề tài thảo luận: “ Xác định mục tiêu của chủ điểm: Hoa, quả, rau – Nhóm trẻ 25 – 36 tháng” đây là đề tài có tính chất vận dụng.
- Đề tài thảo luận cũng có thể là đề tài yêu cầu học sinh tìm ra một kiến thức nào đó.
Ví dụ: Sau khi học sinh đã xác định mục tiêu của “chủ điểm hoa, quả, rau – nhóm trẻ 25 – 36 thámg”, học sinh có thể thảo luận để tìm ra kiến thức mới đó là xác định mục tiêu của chủ điểm cần nêu lên vấn đề gì? Có mấy cách xác định mục tiêu.
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
Ví dụ: Đề tài thảo luận “ xác định mục tiêu của chủ điểm: Hoa, quả, rau – Nhóm trẻ 25 – 36 tháng”. Đề tài này có thể có nhiều cách suy nghĩ, lý luận khác nhau, đòi hỏi học sinh không chỉ phải huy động những kiến thức đã học một cách thụ động, máy móc mà còn phải tìm đọc thêm những tài liệu có liên quan như: Tài liệu “hướng dẫn phần chơi - tập cho trẻ 19 – 36 tháng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 3 độ tuổi mẫu giáo” và suy nghĩ logic trên cơ sở vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp như: Mục têu giáo dục mầm non(luật giáo dục 2005) và kiến thức về đặc điểm phát triển tâm lý trẻ nhà trẻ.
*Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận
- Chia nhóm: Có thể chia lớp thành nhóm(chia làm 6 nhóm – 2 bàn quay lại với nhau hoặc chia theo 4 nhóm theo tổ đã biên chế của lớp).
- Chỉ định nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận và ghi chép, tập hợp ý kiến của nhóm sau khi đã thống nhất hoặc ý kiến đề xuất của nhóm
- Bố trí sắp xếp chỗ ngồi cho các nhóm thảo luận: Bố trí các nhóm ngồi theo hình chữ u quay mặt về phía bảng – các nhóm ngồi so le để giáo viên dễ bao quát hoặc ngồi theo dãy bàn, 2 bàn quay mặt vào nhau.
- Nêu đề tài thảo luận
- Đưa ra yêu cầu :
+ Thời gian thảo luận trong bao lâu?(tuỳ từng yêu cầu của đề tài mà quy định thời gian thảo luận): Với đề tài thảo luận: “ xác định mục tiêu của chủ điểm: Hoa, quả, rau – Nhóm trẻ 25 – 36 tháng” thời gian thảo luận nhóm khoảng 20 phút
+ Mỗi nhóm làm việc như thế nào? Các nhóm có thể viết ra giấy rô ki hoặc có thể viết thành văn bản.
+ Thời lượng mỗi ý kiến hoặc mỗi nhóm được phát biểu, trình bày.
- Quá trình các nhóm thảo luận giáo viên quan sát hoạt động các nhóm, đến từng nhóm để xem xét các nhóm có gặp phải vấn đề gì bế tắc không thể giải quyết hoặc có thực sự thảo luận vấn đề cần thảo luận v.v để có tác động cần thiết và can thiệp kịp thời.
+ Trường hợp trong nhóm thảo luận không giải quyết được, không thống nhất hoặc không biết đúng sai muốn giáo viên cho ý kiến, giáo viên không nên giải đáp ngay mà nên đưa ra một vài câu hỏi gợi mở cho học sinh suy nghĩ tiếp, giáo viên phải ghi lại nếu thấy câu hỏi của nhóm cần thiết, lý thú sẽ đưa ra cho cả lớp suy nghĩ và có định hướng giải quyết vào cuối buổi thảo luận.
+ Trường hợp trong nhóm thảo luận đa số hiểu sai vấn đề thì giáo viên chỉnh sửa luôn và cho nhóm biết đã đi quá xa vấn đề, lan man không cần thiết cho đề tài và hướng nhóm tập trung vào vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận.
+ Trường hợp nhóm không tập trung thảo luận vấn đề cần thảo luận giáo viên cần can thiệp kịp thời, nhắc nhở bằng ánh mắt, cử chỉ nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc.
* Bước 4: Kết thúc thảo luận
- Giáo viên cần có sự báo trước thời gian chuẩn bị kết thúc thảo luận nhóm để các nhóm hoàn tất nội dung thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp ý kiến của nhóm mình một cách vắn tắt, nêu thắc mắc của nhóm.
- Sau khi các nhóm trình bày xong giáo viên lấy ý kiến nhận xét của các nhóm cho nhau xem vấn đề nào đã thống nhất, còn vấn đề nào chưa thống nhất có thể gợi ý cho các nhóm thảo luận tiếp.
- Giáo viên tổng kết lại các ý kiến, đưa ra thống nhất kiến thức cần nắm của vấn đề thảo luận.
Ví dụ: Đề tài thảo luận: “xác định mục tiêu của chủ điểm: Hoa, quả, rau – Nhóm trẻ 25 – 36 tháng” giáo viên thống nhất và nhắc lại kiến thức cơ bản là:
+ Xác định mục tiêu của chủ điểm tức là thực hiện chủ điểm này cần đạt được vấn đề gì khi chăm sóc(về nhận thức, tình cảm – xã hội, thể chất), tổ chức
các hoạt động giáo dục cho trẻ
+ Xác định mục tiêu có 2 cách:
Cách 1: Xác định theo lĩnh vực phát triển(Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội)
Cách 2: Xác định theo yêu cầu: Kiến thức, kỹ năng, giáo dục.
- Đưa ra nhận xét về quá trình làm việc của từng nhóm, rút kinh nghiệm buổi thảo luận của lớp.
4. kÕt luËn
Việc sử dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy môn Tâm lý – Giáo dục học, hiệu quả của nó thấy rõ:
- Học sinh tự chiếm lĩnh được tri thức một cách sâu sắc, chủ động và tích cực hơn, tạo điều kiện học hỏi kỹ lưỡng, tường tận.
- Tri thức mà học sinh chiếm lĩnh được thông qua thảo luận phản ánh được khả năng tiếp thu, nhận thức của học sinh.
- Góp phần hình thành ở học sinh khả năng giải quyết vấn đề, khả năng trình bày, diễn đạt trước nhóm bạn, tạo cho học sinh mạnh dạn, tự tin cũng như khẳng định được mình, có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập.
- Phát triển tinh thần hợp tác, tính kiềm chế, tạo cơ hội cho học sinh gắn bó, cởi mở với nhau.
- Không khí lớp học sôi nổi hơn.
Giảng dạy bằng phương pháp thảo luận, thành công hay không thành công phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên. Giáo viên không những phải chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức mà còn phải có khả năng tổ chức, thái độ nhẹ nhàng, thân thiện có như vậy thảo luận mới có hiệu quả, học sinh mới hứng thú thích được thảo luận./.
NhËn xÐt cña nhµ trêng ngêi viÕt
Hoàng cường
File đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_thao_luan_trong_day_hoc_mon_tam_ly.doc