NIUTƠN ( ISAAC NEWTON )
( 1642 – 1727 )
NiuTơn là nhà vật lí học, toán học lỗi lạc người Anh.
*Công trình:
- Năm 1665, ông phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn.
- Năm 1704, ông xuất bản cuốn “Quang học”.
- “ Đĩa NiuTơn”
*Giai thoại: “Quả táo rụng”
Một lần ngồi nghĩ dưới gốc cây táo, chợt thấy một quả táo rụng xuống đất. Ông thầm hỏi: “Tại sao quả táo kia không bay lên không trung mà lại rơi xuống đất”. Rõ ràng Trái đất đã hút quả táo. Mọi vật đều bị hút vào tâm Trái đất. NiuTơn nhận định:
Trong vũ trụ mọi vật tồn tại đều do lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn ra đời trên cơ sở ấy.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8178 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sơ lược tiểu sử các nhà bác học vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CÁC NHÀ BÁC HỌC VẬT LÍ
NIUTƠN ( ISAAC NEWTON )
( 1642 – 1727 )
NiuTơn là nhà vật lí học, toán học lỗi lạc người Anh.
*Công trình:
- Năm 1665, ông phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn.
- Năm 1704, ông xuất bản cuốn “Quang học”.
- “ Đĩa NiuTơn”
*Giai thoại: “Quả táo rụng”
Một lần ngồi nghĩ dưới gốc cây táo, chợt thấy một quả táo rụng xuống đất. Ông thầm hỏi: “Tại sao quả táo kia không bay lên không trung mà lại rơi xuống đất”. Rõ ràng Trái đất đã hút quả táo. Mọi vật đều bị hút vào tâm Trái đất. NiuTơn nhận định:
Trong vũ trụ mọi vật tồn tại đều do lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn ra đời trên cơ sở ấy.
MĂCXOEN ( JAMES CLERK MAXWELL )
( 1831 – 1879 )
Măxoen là nhà vật lí học, toán học nổi tiếng người
Xcôtlen. Lúc nhỏ, cậu bé rất yêu thiên nhiên và có
khiếu văn chương.
*Công trình khoa học:
- Phát minh hình Elíp.
- Định luật Măxoen.
- Giả thuyết “ Tính chất điện từ của ánh sáng”
- Tiểu luận “ Sự thăng bằng và sự chuyển động của
những quỹ đạo xung quanh Sao Thổ”
-“ Những công trình nghiên cứu về quang sinh lí học”
- “ Khảo luận điện học và từ tính”
ACSIMET ( ARCHIMÈDE )
( 287 – 212 TCN )
Ông là nhà bác học danh tiếng của cổ Hy Lạp. Ông
rất say mê toán học, vật lí học.
* Công trình khoa học:
- Công thức tính diện tích và thể tích hình lăng trụ, hình
cầu. Sáng chế ra đòn bẩy.
- Định luật Acsimet.
* Giai thoại: “ Ơrêca”
Vua Hêrôn sai thợ kim hoàn làm cho mình một chiếc vương miện bằng vàng. Vì nghi ngờ thợ đã ăn bớt vàng
nên nhà vua nhờ Acsimet kiểm tra xem người thợ có pha bạc vào vương miệng không.
Acsimet lo lắng, suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được việc nhà vua giao.
Một hôm, đang nằm trong bồn tắm đầy nước, ông chợt phất hiện ra rằng khi nhấn chìm người trong nước càng nhiều thì lực đẩy ông lên càng mạnh. Từ đó, ông thấy được cách giải quyết bài toán về chiếc vương miện của nhà vua. Ông nhảy ra khỏi buồng tắm và cứ thế trần truồng chạy ra đường reo lên: “Ơrêca, ơrêca!”
Ông chứng tỏ vương miện của nhà vua có pha bạcvì trọng lượng riêng của vương miện nhỏ hơn của trọng lượng riêng của vàng.
Có hai cách làm:
1- Lấy một khối lượng vàng nguyên chất nặng bằng vương miện, lần lượt đặt vào bồn nước đánh dấu mực nước dâng lên có giống nhau không => kết quả.
2- Làm như hình vẽ:
Giải thích:
Lực đẩy lên vương miện lớn hơn chứng tỏ vương
miện có thể tích lớn hơn ( nhưng cùng khối lượng
với khối vàng nguyên chất ) nên có trọng lượng
riêng nhỏ hơn.
Chứng tỏ người thợ kim hoàn có pha bạc vào
vương miện của nhà vua.
* Acsimet có câu nói nổi tiếng: “Hãy cho tôi một
điểm tựa tôi có thể bẩy tung cả quả đất này lên”
PAXCAN ( BLAISE PASCAN )
( 1623 -1662 )
Paxcan là nhà vật lí học, nhà toán học và là nhà triết
học vĩ đại người Pháp.
* Công trình khoa học:
- Viết sách “Khảo luận về âm thanh” – năm 11 tuổi.
- Nghiên cứu xong 32 định lí đầu tiên của toán học Ơclít – năm 12 tuổi.
- Định luật Pascan – năm 16 tuổi.
- Làm ra chiếc “máy tính cộng” – tổ tiên xa xôi của máy tính điện tử ngày nay.
- Kết quả thí nghiệm của ông cho thấy: “ Ở chân núi
không khí có áp suất lớn hơn trên đỉnh núi và ta không có cơ sở nào để nói rằng thiên nhiên sợ chân không ở dưới thấp hơn ở trên cao”
GAILIÊ ( GALILEO GALILEI )
( 1564 – 1642 )
Galilê là nhà vật lí và thiên văn học nổi tiếng người Ý.
Ngay từ nhỏ ông đã say mê khoa học, hội họa và âm nhạc.
Vì những phát kiến hoàn toàn mới mà những năm cuối đời
Galilê phải sống trong sự theo dõi và kìm kẹp của tòa án
Giáo hội.
*Công trình khoa học:
- Năm 1609 ông sáng chế chiếc kính thiên văn đầu tiên.
Ông quan sát và tìm ra:
+ 4 vệ tinh của sao Mộc.
+ Miệng núi lửa trên Măt Trăng.
+ Những vết đen trên Mặt Trời.
+ Vành đai sao Thổ.
- Xuất bản cuốn sách “Đối thoại về những hệ thống lớn của vũ trụ”
* Giai thoại:
Do những phát minh của ông khác với triết lí của Giáo hội làm ảnh hưởng đến việc truyền bá tư tưởng nên Galilê bị đưa ra xử trước tòa án Giáo hội. Buộc Galilê công khai bác bỏ tất cả các quan điểm đúng đắn của mình. Tuy vậy Galilê vẫn tuyệt đối tin tưởng vào những phát kiến của mình. Vì vậy sau khi ra khỏi tòa án, ông vẫn dũng cảm nhắc lại: “Dù sao Trái đất vẫn quay quanh Mặt Trời”
JUN ( JAMES JOULE )
( 1818 – 1889 )
Jun là nhà vật lí học thực nghiệm người Anh. Cha
ông là chủ một doanh nghiệp sản xuất bia giàu có.
Ông không được học có hệ thống và chu đáo nhưng
nhờ tự học và thực nghiệm ông đã tự khẳng định bản
thân như một nhà vật lí học thực sư, chiếm lĩnh đỉnh
cao trí thức vật lí chuyên ngành thời đó.
* Công trình khoa học:
- Định luật Jun –Lenxơ công nhận năm 1844.
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng – 1847
Đơn vị của nhiệt lượng được lấy tên của ông: Jun ( J )
OAT ( JAMES WATT )
( 1736 – 1819 )
Oát nổi tiếng là nhà thiết kế dụng cụ máy móc người
Xcôtlen. Thưở nhỏ được rèn luyện sự khéo tay qua việc
tự chế tạo các đồ chơi. Ông thành thạo 3 ngoại ngữ và
hiểu biết thấu đáo cả các mặt hội họa điêu khắc, thơ ca
và triết học.
* Công trình khoa học:
- Năm 1969 phát minh Động cơ máy hơi nước thế hệ mới
Mở ra một thời kì mới trong lịch sử kĩ thuật: thời đại máy
hơi nước.
Đơn vị công suất được lấy tên của ông: Oát (W)
File đính kèm:
- TIEU SU CAC NHA BAC HOC.doc