A. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức
- Ôn tập, củng cố và nâng cao được sự hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ
Cụ thể:
+ Giúp HS nhớ lại được khái niệm của phép tu từ ẩn dụ và phân loại được các kiểu ẩn dụ thường gặp
+ Chỉ ra được sự khác nhau giữa ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật
+ Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
+ Rèn luyện cho HS cách làm những kiểu bài ẩn dụ cơ bản và nâng cao
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thẩm định, phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng phép tu từ ẩn dụ
3. Kĩ năng thái độ
- Giúp HS sử dụng phép tu từ ẩn dụ đúng lúc, đúng chỗ
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Chuẩn bị giáo án điện tử, đồ dùng trực quan dạy học
- Phiếu học tập cho HS th ảo luận nhóm
2. Học sinh:
- Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc bài trước ở nhà, ghi những vấn đề khó hiểu để hỏi giáo viên hoặc thảo luận trên lớp
C. Phương pháp, phương tiện giảng dạy.
1. Phương pháp:
- PP đàm thoại, hỏi đáp nhanh
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp nêu vấn đề nhóm
2. Tài liệu, thiết bị giảng dạy:
- SGK Ngữ văn 10, tập I.
- Bài soạn
- Giấy A0 sử dụng cho học sinh, bút dạ.
- Máy tính, máy chiếu,
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11350 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Soạn giáo án: Thực hành phép tu từ ẩn dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn giáo án:
Thực hành phép tu từ ẩn dụ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức
- Ôn tập, củng cố và nâng cao được sự hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ
Cụ thể:
+ Giúp HS nhớ lại được khái niệm của phép tu từ ẩn dụ và phân loại được các kiểu ẩn dụ thường gặp
+ Chỉ ra được sự khác nhau giữa ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật
+ Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
+ Rèn luyện cho HS cách làm những kiểu bài ẩn dụ cơ bản và nâng cao
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thẩm định, phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng phép tu từ ẩn dụ
3. Kĩ năng thái độ
- Giúp HS sử dụng phép tu từ ẩn dụ đúng lúc, đúng chỗ
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Chuẩn bị giáo án điện tử, đồ dùng trực quan dạy học
- Phiếu học tập cho HS th ảo luận nhóm
2. Học sinh:
- r c¶ m¾t: gîng ®Ó thøc khuya chót n÷a.
- An ngñ, dÆn víi chÞ ®¸nh thøc.
Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
Đọc bài trước ở nhà, ghi những vấn đề khó hiểu để hỏi giáo viên hoặc thảo luận trên lớp…
C. Phương pháp, phương tiện giảng dạy.
1. Phương pháp:
- PP đàm thoại, hỏi đáp nhanh
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp nêu vấn đề nhóm
2. Tài liệu, thiết bị giảng dạy:
- SGK Ngữ văn 10, tập I.
- Bài soạn
- Giấy A0 sử dụng cho học sinh, bút dạ.
- Máy tính, máy chiếu, …
D. Thiết kế giáo án
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mục tiêu cần đạt
Lưu ý
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài mới
GV hỏi:
Cho câu ca dao sau:
“ Thuyền về có nhớ bến chăng
/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Có thể thay bằng câu sau được không vì sao: “ Chàng về có nhớ thiếp chăng/ Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi chàng”
- Trả lời câu hỏi của GV
- Nghe GV dẫn vào bài
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV
“ Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
( Ca dao)
Câu ca dao trên không thể thay bằng : “Chàng ơi có nhớ thiếp chăng/ Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi chàng”. Vì nếu thay như thế câu ca dao sẽ mất hay và không còn sức gợi, sức biểu cảm nữa.
- Hai câu ca dao trên không chỉ đơn thuần nói về thuyền và bến mà nó còn mang một nội dung ý nghĩa khác nữa :Thuyền: di chuyển và không cố định; bến: thường cố định một chỗ. Quan hệ giữa thuyền và bến là quan hệ giữa những vật cần có nhau, luôn gắn bó với nhau.
- Câu ca dao trên đã dùng đến một kiểu so sánh ngầm: liên tưởng đến những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa cách nhau. Thông qua đó thể hiện tình yêu thuỷ chung của người ở lại.
- Câu ca dao trên đã dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa hai sự vật thuyền và bến để nói đến người đi xa và người ở lại để gợi ra tình yêu thuỷ chung của con người. Đó là một cách so sánh ngầm hay còn gọi đó là một kiểu ẩn dụ nghệ thuật.
- Phép tu từ nghệ thuật ẩn dụ đã được học ở chương trình lớp 8. Vì vậy trong bài học hôm nay, chúng ta chỉ trọng tâm đi vào phần thực hành để rèn luyện cho các em cách xác định được phép tu từ ẩn dụ trong ngôn ngữ nghệ thuật và vận dụng vào trong cuộc sống.
5 phút
Gv cho HS thảo luận và phát biểu ý kiến làm không khí lớp học sôi nổi.
Hoạt động 2:
Ôn tập về phép tu từ ẩn dụ nghệ thuật
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi;
1. Ẩn dụ là gí?
2. Có mấy kiểu ẩn dụ ?
3. Phân biệt ẩn dụ ngôn ngữ và ần dụ nghệ thuật ?
- GV gợi dẫn HS để HS tái hiện lại mảng kiến thức lớp 8 và trả lời các câu hỏi trên.
- HS nhớ lại những kiến đã học và trả lời câu hỏi của GV
- HS lấy ví dụ cho từng kiểu ẩn dụ
1. Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn dạt.
2. Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là :
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
3. Phân biệt giữa ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật
Ẩn dụ ngôn ngữ
Ẩn dụ nghệ thuật
- Là hình thức chuyển đổi tên gọi (gọi tên lại, định danh lại) cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm ; trong đó các sự vật hiện tượng có thể giống nhau về vị trí , hình thức, chức năng, cảm giác...
- Ví dụ :
Tay người (bộ phận trực tiếp cầm, nắm, với...) thành : tay máy, tay quay,..-> Giống nhau về chức năng
- Là phép tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ (không chỉ gọi tên lại mà còn gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu tới đời sống tình cảm của con người)
-Ví dụ :« Hết mưa là nắng hửng lên thôi/ Hết khổ là vui vốn lẽ đời » (Hồ Chí Minh)
Nắng : là hình ảnh ẩn dụ hình thức và cách thức
- Chỉ ánh sáng tư tưởng HCM, của chính nghĩa cách mạng
Phần này GV chỉ gợi dẫn là chính
10 phút
Phần này chia bảng thành hai phần. Mỗi bên bảng cho một HS viết những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ ẩn dụ và ngôn ngũ nghệ thuật
Hoạt dộng 3 :
Ôn tập nâng cao
Phân biệt sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
- GV chia lớp thành 2 nhóm để HS thảo luận về sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
- GV phát phiếu học tập để HS ghi kết quả thảo luận
- HS thảo luận nhóm để tìm ra điểm khác biệt giữ hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- HS ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập
Ẩn dụ
Hoán dụ
- Dùng tên sự vật B để gọi tên sự vật A (A ẩn)
- Giữa A và B có quan hệ tương đồng
-Tạo giá trị biểu cảm
- Cách tìm :
Câu văn , câu thơ nói về cái gì , đối tượng nào ; Và cái đó , đối tượng đó có sự giống nhau như thế nào với sự vật mà từ gọi tên ….
- Dùng tên sự vật B để gọi tên sự vật A (A ẩn)
- Giữa A và B có quan hệ tương cận
- Tạo giá trị nhận thức
- Cách tìm : Cần xác định quan hệ tương cận giữa các đối tượng được biểu hiện và đối tượng mà từ vốn gọi tên (giữa bộ phận – toàn thể,giữa vật thể và thời gian ... )
GV chuẩn bị bảng so sánh này ở nhà. Sau khi HS phát biểu xong thì cho HS quan sát để đối chiếu, so sánh.
Hoạt động 4 :
Thực hành về ẩn dụ
GV làm mẫu cho HS bài tập số 1 trong SGK
- HS nghe GV làm bài tập mẫu
- Tự làm bài tập trong SGK
Bài mẫu: Phân tích phép tu từ ẩn dụ trong những câu sau đây :
a)“Em tưởng giếng sâu
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây” (Ca dao)
A
B
- Tình cảm chân thật
-Giếng sâu
- Vun đắp tình cảm
-Gàu dài
- Tình cảm hời hợt
- Giếng cạn
- Tiếc nuối công vun đắp tình cảm
- Sợi dây
Than thở , oán trách người yêu
b)“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
(Nguyễn Du)
Thuyết minh
A
B
Mùa hè
Lửa lựu
Bức tranh mùa hè sinh động
5 phút
GV chữa mẫu và gợi ý cho HS cách trình bày bài tập
GV chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thành bài tập :
- Nhóm 1 : Làm bài tập số 2 và tìm thêm 2 ví dụ về ẩn dụ hình thức trong các tác phẩm văn học
- Nhóm 2 : Làm bài tập số 3 và tìm 2 ví dụ về ẩn dụ cách thức trong các tác phẩm văn học
- Nhóm 3 : Làm bài tập số 4 và tìm 2 ví dụ về ẩn dụ phẩm chất trong văn học
- Nhóm 4 : Làm bài tập số 5 và tìm 2 ví dụ về ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Trong quá trinh HS thao rluận, GV phải đi kiểm tra, hướng dẫn các em làm việc
HS ngồi theo nhóm để thảo luận câu hỏi của nhóm
- Ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập đã được GV phát từ trước
- Sưu tầm những câu thơ, văn xuôi có sử dụng nghệ thuật tu từ ẩn dụ
Bài tập : Tìm và phân tích phép ẩn dụ
Bài 2 : Làm thành người: con người mới sống độc lập, tự do, biết làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời mình.
Bài 3 : Hót: ca ngợi mùa xuân đất nước, ca ngợi cuộc đời mới với sức sống đang trỗi dậy.
Từng giọt long lanh rơi:ẩn dụ:ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp của cuộc sống.
Bài 4 : Thác: là ẩn dụ chỉ những gian khổ trong cuộc sống mà con người phải đối mặt. Thuyền ta cũng là ẩn dụ chỉ cuộc sống con người đang vươt qua những gian khổ, khó khăn thênh thang mà bước tới.
Bài 5 :Phù du: là hình ảnh được lấy làm ẩn dụ để chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phiếm, sớm nở tối tàn của con người.
Phù sa: là hình ảnh được lấy làm ẩn dụ để chỉ cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người.
Cho HS đại diện của nhóm lên trình bày
20 phút
Hoạt động 5 :
Củng cố thức cho HS và giao bài tập về nhà
Bài tập : Về nhà tự viết một đoạn văn có sử dựng nghệ thuật tu từ ẩn dụ
- HS hỏi đáp những thắc mắc với GV
- Ghi bài tập về nhà
- Bài tập tự viết một đoạn văn có sử dụng tu từ ẩn dụ phải thể hiện được sự hiểu biết và sáng tạo của HS về phép tu từ ẩn dụ.
5 phút
Phân tích giáo án
1. Về cấu trúc
- Giáo án này được soạn theo cấu trúc 4 phần ;
+ Mục tiêu cần đạt :
Mục tiêu kiến thức nhằm xác định rõ kiến thức cần đạt được sau khi học
Mục tiêu kĩ năng : Nhằm giúp HS hình thành được kĩ năng xác định đúng và thẩm bình tốt về nghệ thụât ẩn dụ
Mục tiêu thái độ : Giúp HS biết cách sử dụng ẩn dụ đúng lúc, đúng chỗ
+ Chuẩn bị : Là điều kiện cơ sở cho bài dạy được tiến hành
+ Phương pháp dạy học : dùng linh hoạt các phương pháp dạy học để đạt được kết quả cao
+ Thiết kế giáo án : Cụ thể chi tiết cho các hoạt động diễn ra trong một giờ dạy học
2. Về cách khởi động bài học
Để gây hứng thú học tập cho HS, ngay từ phần mở đầu bài giảng này, chúng tôi đã cho các em thảo luận về việc có thể thay thế cách dùng từ trong câu ca dao được không. Như vậy, việc HS tranh luận để tìm ra câu trả lời không chỉ giúp HS nhớ lại kiến thức cơ bản đã học mà còn làm cho không khí lớp học sôi nổi, cuốn các em vào bài học một cách dễ dàng hơn.
3. Về cách tổ chức hoạt động trong giờ học
- Do bài học là một bài thực hành thuần tuý về phép tu từ ẩn dụ nên trước khi cho HS làm bài tập, GV cần :
+ Phải có hoạt động ôn tập lại kiến thức có liên quan về ẩn dụ cho HS theo kiểu gợi dẫn để tái hiện kiến thức như ; ẩn dụ là gi ? Có mấy kiểu ẩn dụ ? Phân biệt ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật ?
+ GV phải làm mẫu cho HS để HS hiểu hơn về kiểu bài để có thể tự làm việc độc lập
+ Sau đó cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận những vấn đề trong bài tập để hiểu rõ hơn bản chất của ẩn dụ. Thảo luận nhóm chính là một phương pháp hữu hiệu để HS trao đổi thông tin kiến thức và tăng cường tính tập thể. (GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận)
Trong câu hỏi cho HS thảo luận nhóm, chúng tôi đã cho các em 2 loại câu hỏi : một là loại câu hỏi trong SGK, một là câu hỏi bắt buộc các em phải tư duy về những kiến thức văn học đã học để tìm ra những câu có sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Điều đó giúp cho HS hiểu rõ bản chất về bản chất phép tu từ ẩn dụ bởi chỉ khi nào hiểu được bản chất của phép tu từ này thì HS mới tìm được chúng trong vô vàn các áng văn chương.
+ Giáo viên phải kiểm tra kết quả làm việc của HS, nhận xét và bổ sung
+ Giáo án cũng đưa ra bài tập về nhà cho HS đòi hỏi ở mức độ bậc 3 nghĩa là đòi hỏi ở các em sự sáng tạo khi đã hiểu bản chất vấn đề. Do ở nhà có nhiều thời gian nên giao viên sẽ giao cho HS bài tập : sáng tạo một đoạn văn có sử dụng phép tu từ ẩn dụ đã học.
GV là người gợi dẫn, định hướng làm việc cho HS
4. Phần lưu ý của giáo án chính là phần để ghi lại những gì cần thiết để phục vụ cho buổi dạy học như : phần nào phải dùng đồ dùng dạy học, phần nào cần ghi bảng và nhấn mạnh, phần nào cần chia bảng như thế nào ?..............
File đính kèm:
- thuc hanh phep tu tu an du.doc