Sử dụng kênh hình vào giảng dạy môn Địa lý 9

Nghị quyết TW II khoá VIII khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rền luyện thành nếp tư duy sáng tào của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”. Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học phù hợp với điều kiện của từng bộ môn học, lớp học, bồi dượng phương pháp tự học. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hừng thú học tập của học sinh.

 Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, từ năm học 2002 – 2003 giáo dục nước ta đã thực hiện đaị trà việc thay sách bậc THCS. Sách mới có sự thay đổi về nội dung chương trình, vì vậy cách dạy cũng phải phù hợp với yêu cầu mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng kênh hình vào giảng dạy môn Địa lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng kênh hình vào giảng dạy môn địa lý 9 A. Mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài: Nghị quyết TW II khoá VIII khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rền luyện thành nếp tư duy sáng tào của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”. Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học phù hợp với điều kiện của từng bộ môn học, lớp học, bồi dượng phương pháp tự học. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hừng thú học tập của học sinh. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, từ năm học 2002 – 2003 giáo dục nước ta đã thực hiện đaị trà việc thay sách bậc THCS. Sách mới có sự thay đổi về nội dung chương trình, vì vậy cách dạy cũng phải phù hợp với yêu cầu mới. Dạy theo SGK mới giáo viên không còn đơn thuần là truyền thụ kiến thức, mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập độc lập. Với học sinh phải tự chiếm lĩnh các kiến thức mới, hình thành các kỹ năng, thái độ mới theo yêu cầu của chương trình. Thực tế hiện nay ở nhiều nơi, nhiều trường đã dấy lên phong troà đổi mới phương pháp dạy học nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên việc đổi mới cũng chưa thực sự diễn ra mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Là một giáo viên trẻ, tuổi nghề còn ít nhưng lại rất tâm huyết với nghề và rất bức thiết với những vấn đề nêu trên nên tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: Sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn Địa lý 9 ở trường THCS Mai Hoá. Với đề tài này tôi hy vọng từng bước tìm được những phương pháp phù hợp để đưa kênh hình vào giảng dạy trong môn địa lý 9 đạt kết quả cao nhất, nâng cao hiệu quả trong giảng dạy. Nếu thành công sẽ là kinh nghiệm chia sẻ với mọi người. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cách thức áp dụng các kênh hình vào tiết dạy trong môn địa lý 9 và phương pháp khai thác kiến thức ở các kênh hình trong quá trình giảng dạy. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình thực hiện của giáo viên với học sinh khối 9 trong kì I năm học 2007 – 2008 ở trường THCS Mai Hoá B. Nội dung Phần 1: cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1. Quan điểm về kênh hình trong giảng dạy môn địa lý 9. So với SGK địa lý cũ thì SGK địa lý mới có nhiều thay đổi: Đó là hệ thống kênh chữ được trình bày ít hơn, hệ thông kênh hình được trình bày với một dung lượng lớn hơn (21 lược đồ, bản đồ, ngoài ra còn có các tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ...) Mặt khác các kênh hình được thể hiện đa dạng hơn, chi tiết, sống động hơn (được in màu) nên gây hứng thú rất lớn tới tư tưởng học sinh. Việc kênh hình được thể hiện một tỷ lệ lớn nó đã thể hiện được một vai trò hết sức to lớn trong chương trình. Kênh hình gồm: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, hình ảnh, băng đĩa, mẫu vật... Nó luôn thể hiện song hành cùng kênh chữ được xác định là nội dung trọng tâm dành thời lượng lớn trong một giờ lên lớp. Muốn nâng cao chất lượng dạy học địa lý không thể không khám phá nội dung của các kênh hình để hiểu được dặc điểm phân bố không gian các hiện tượng tự nhiên, đặc điểm các đối tượng và các hoạt động của con người. Giáo viên có thể sử dụng kênh hình trong quá trình bài giảng gây hứng thú học sinh trường khám phá kiến thức, cũng có thể dùng bản đồ trong kiểm tra bài cũ. Quá trình khai thác các kiến thức đã hình thành và cũng cố cho các em các kỹ năng cơ bản. Từ các kỹ năng khai thác kiến thức đó học sinh không chỉ tiếp thu được các luồng kiến thức bó hẹp trong sách vở, trong nhà trường mà còn giúp học sinh khai thác kiến thức từ các luồng thông tin khác ngoài xã hội. Trong giai đoạn khoá học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay: đài, báo internet và kiến thức thực tiễn. Điều đó làm cho kiến thức của học sinh phong phú hơn, đa dạng hơn. Đó cũng chính là mục tiêu giáo dục của chúng ta là đào tạo ra con người mới năng động, sáng tạo, giàu tri thức, biết làm chủ và thích ứng với mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Phần II: ứng dụng thực tiễn: 1. Một vài sơ lược: Trường THCS Mai Hoá đóng trên địa bàn xã Mai Hoá- một xã miền núi thuần nông gồm 18 lớp trong đó có 5 lớp 9 với 174 em. -Thuận lợi: Được sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục Tuyên Hoá, sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh. Cơ sở vật chất thiết bị ngày càng được đầu tư nâng cấp, họcsinh ngoan, chăm học, biết vâng lời thầy cô. - Khó khăn: Cơ sở vật chất được đầu tư nhưng chưa đảm bảo về chất lượng và số lượng. Việc sử dụng và sáng kiến đồ dùng dạy học chưa thực dấy lên mạnh mẽ trong cả giáo viên lẫn học sinh nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện. Chỉ số IQ của học sinh ở đây còn hạn chế, học sinh lại chưa thực sự say mê đầu tư nhiều cho việc học hành. 2. Một số thử nghiệm và kết quả điều tra: a, Việc sử dụng các kênh hình vào tiết dạy kênh hình gồm bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, băng đĩa, mẫu vật, tranh ảnh... Nó được thể hiện dưới hai hình thức trình bày trong SGK hoặc phóng to bên ngoài. Được thể hiện một cách toàn diện hoặc thể hiện theo những yêu cầu riêng trong quả trình giảng dạy, chính vì vậy quá trình lên lớp: Giáo viên phải biết lồng ghép, tổ chức một cách khéo léo, linh động, lôgic. Điều khiển học sinh thảo luận đúng theo yêu cầu bài học và chuẩn kiến thức. Học sinh quan sát, phân tích, tranh luận với nhau để rút ra nội dung của vấn đề hoặc tự lên khai thác kiến thức trên kênh hình dưới sự hướng dẫn, nhận xét của giáo viên và cả lớp. Từ đó hình thành cho các em không những tiếp thu được kiến thức mà còn các kỹ năng cơ bản, tính chủ động sáng tạo trong khai thác kiến thjức cũng như trong cuộc sống. Vấn đề này qua thăm dò điều tra theo mẫu Đánh dấu (*) vào các ý mà em cho là đúng: 1, Quá trình dạy học chỉ nên sử dụng kênh hình và kênh chữ trong SGK với sự hướng dẫn của giáo viên là đủ. 2, Quá trình dạy học chỉ nên sử dụng bản đồ với kênh chữ trong SGK là đủ. 3, Quá trình dạy học phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa kênh hình trong SGK với bản đồ, biểu đồ, các mẫu vật, tranh ảnh có liên quan với kênh chữ trong SGK. Sau 50 ý kiến được hỏi thì có tới 48 ý kiến đồng ý với ý 3, điều này cho thấy vai trò to lớn của kênh hình là yếu tố không thể thiếu trong một tiết dạy. b, cách thức khai thác kiến thức trên các kênh hình: - Quy tắc chung hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, lược đồ, biểu đồ là: + Học sinh đọc tên của các bản đồ đó để biết được nội dung chính sẽ khai thác. Thực tế nhiều em khi treo bản đồ lên chưa biết cách nào để tìm được nội dung của bản đồ, biểu đồ... + Đọc bảng chú giải để biết được những thông tin quan trọng, để hiểu nội dung thể hiện trên bản đồ. Hơn nữa qua đó còn tìm thấy ở đó những kiến thức có tính tổng quát. Ví dụ: đọc hình 12.2 lược đồ công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện. Các ký hiệu trong bảng chú giải cho thấy rằng công nghiệp khai thác nhiên liệu của nước ta bao gồm: Khia thác than đá, than nâu, dầu mỏ, khí đốt. Công nghiệp điện gồm thuỷ điện, nhiệt điện, như vậy công nghiệp khai thác nhiên liệu khá phong phú nhưng công nghiệp điện lại chưa có phông điện, điện nguyên tử. Đọc bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. Mỗi một màu trong bảng chú giải đều phân biệt một vùng kinh tế: Đường đậm đỏ thể hiện ranh giới vùng còn các vùng kinh tế trọng điểm được thể hiện bằng nét trải thưa. Đọc bản đồ kinh tế vùng duyên hải Nam trung bộ bảng chú giải cho thấy được các hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng. + Đối chiếu bảng chú giải với nội dung trên bản đồ: lần lượt theo từng nhóm đối tượng địa lý, khi đó cần đọc kỹ các địa danh. Học sinh phải trả lời được câu hỏi đầu tiên: cái gì? ở đâu? ở mức độ cao hơn giáo viên giúp học sinh tìm quan hệ không gian của các sự vật và hiện tượng, trả lời được câu hỏi tại sao lại phân bố ở đó? + Đối chiếu các bản đồ có liên quan với nhau. Ví dụ: các bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế từ đó hiểu sâu sắc hơn đặc điểm phân bố kinh tế. Để tạo cho học sinh kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, lược đồ (một cách có chủ ý) giáo viên nên đặt những câu hỏi dẫn dắt. - Đối với tranh ảnh, băng đĩa: Trước tiên học sinh phải biết được nội dung bức ảnh là gì? các đối tượng thể hiện trong bức ảnh có đặc điểm như thế nào? Từ đó học sinh rút ra được nội dung sống động được thể hiện qua bức ảnh, liên quan đến bài học, gây hứng thú cho các em. Ví dụ: Quan sát hình 1.2 học sinh nắm được nội dung đó là một lớp học ở vùng cao. Nắm được về cơ sở vật chất lớp học, số lượng học sinh, phương pháp giảng dạy của giáo viên. Từ đó thấy được những đặc điểm, khó khăn của một lớp học vùng cao. Được thể hiện rất ít trong chương trình nhưng băng hình là một kênh thông tin quan trọng gây hứng thú cao, sống động trong khai thác kiến thức của học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh xem qua nội dung cần tìm hiểu rồi đặt câu hỏi hoặc đặt câu hỏi rồi học sinh xem qua và rút ra được nội dung kiến thức . - Đối với các mô hình mẫu vật khác... Quá trình thực giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ các bước tương tự như trên. Trên cơ sở phù hợp với đối tượng học, đối tượng trực quan bảo đảm tính tự chủ, tư duy sáng tạo của học sinh. C. kết luận - Kiến nghị 1. Kết luận: Kênh hình là một kênh kiến thức hết sức quan trọng ở các môn học nói chung đặc biệt là môn địa lý 9. Qua kênh hình học sinh không những khai thác một khối lượng kiến thức lớn toàn diện và mang tính thực tiễn cao, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc. Kênh hình còn làm cho kiến thức đầy đủ hơn, sống động hơn, gây hứng thú cao trong học tập của học sinh. Qua đó nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong khai thác kiến thức, bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học, tự rèn luyện các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập. Trong giao đoạn hiện nay – giai đoạn hội nhập và phát triển với sự phát triển như vũ bão của KHKT, sự bùng nổ của các nguồn thông tin nên việc đào tạo ra các thế hệ học sinh không những có kiến thức đầy đủ mà còn hình thành ở các em các kỹ năng cơ bản để học sinh không những chỉ tiếp thu các kiến thức cơ bản trong nhà trường mà còn có khả năng tiếp thu các nguồn tri thức mới sống động, thiết thực... Từ các kênh thông tin khác tạo ra sự năng động sáng tạo ở các em, giúp các em thích ứng nhanh với môi trường mới, hoàn cảnh mới... Đó cũng là mục tiêu giáo dục của nước ta. Với đặc trưng khai thác kiến thức theo một mô típ, lôgic theo các phần: ngành kinh tế, vùng kinh tế thì khi học sinh nắm được các kỹ năng khai thác kiến thức nên các em có thể tự lĩnh hội khai thác các nguồn kiến thức ở các ngành, các vùng, từ đó có sự so sánh đánh giá. Nó cũng giúp giáo viên có thời gian để giúp đỡ những họ sinh có năng lực còn yếu, kém tạo ra sự phát triển đồng đều trong các khối, lớp. Tránh được sự hụt hơi không theo kịp của một bộ phận học sinh đảm bảo mục tiêu phổ cập THCS mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. 2. Kiến nghị - đề xuất: Phòng giáo dục, nhà trường tạo mọi điều kiện để hằng năm giáo viên được đi bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ. Phát động các phong trào thi đua trong sử dụng sáng kiến đồ dùng dạy học ở cả giáo viên lẫn học sinh. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường. Tạo điều kiện để học sinh để học sinh được đi thực tế nhiều hơn để ứng dụng khai thác kiến thức vào thực tiễn. * Với thời gian ngắn, phạm vi nghiên cứu rộng, năng lực bản thân còn hạn chế, chưa được trải qua thực tiễn nhiều nên những hiểu biết này còn nhiều khiếm khuyết, kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để những điều này đưa lại kết quả nhiều hơn trong quá trình dạy học. Mục lục A. Phần mở đầu 1. lí do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu B. Nội dung Phần 1: cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1. Quan điểm về kênh hình trong giảng dạy môn Địa lý 9 Phần 2: ứng dụng thực tiễn Một vài sơ lược Một số thử nghiệm, kết quả điều tra a, Việc sử dụng các kênh hình vào tiết dạy b, Cách thức khai thác kiến thức trên các kênh hình C. Kết luận, kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị - đề xuất * Tài liệu tham khảo: - Nghị quyết TW II khoá VIII - Luật giáo dục - Sách Địa lý 9 - Sách giáo viên 9 - Các bản đồ tranh ảnh ở phòng thiết bị trường THCS Mai Hoá Mai Hoá, tháng 2 năm 2008 Người thực hiện Trần Trung Chính

File đính kèm:

  • docde tai_chinh.doc
Giáo án liên quan