I.ĐẶC DIỂM TÌNH HÌNH:
Sau nhiều năm giảng dạy môn hình học ở cấp THCS, việc giảng dạy trên lớp bằng phấn trắng , bảng đen và một số dụng cụ trực quan không thể giúp HS hiểu thấu đáo các kiến thức mà giáo viên truyền đạt, nên đa số HS học rất yếu, dẫn đến mất căn bản môn học này . Vì vậy, việc sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên sẽ giúp cho HS hứng thú học môn này.
II. NỘI DUNG:
Trong môn hình học THCS, rất nhiều tính chất, đinh lí, tiên đề, hệ quả quá trừu tượng, vượt quá mức tưởng tượng của HS, nên việc hỗ trợ bằng phần mềm Cabri trong bài dạy là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp cho HS thấy được kiến thức khó này được minh hoạ bằng trực quan sinh động. Từ đó HS sẽ hiểu được nội dung bài học, khi đó giúp cho HS định hướng được dạng bài tập và vận dụng tốt vào giải toán.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phần mềm Cabri 2d, 3d hỗ trợ cho việc giảng dạy trên lớp giúp học sinh tiếp thu tốt trong việc học môn hình học cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử DỤNG PHẦN MỀM CABRI 2D, 3D HỖ TRỢ CHO VIỆC GIẢNG DẠY TRÊN LỚP GIÚP HỌC SINH TIẾP THU TỐT TRONG VIỆC HỌC MÔN HÌNH HỌC CẤP THCS
*****&&&&&&&&&*****
I.ĐẶC DIỂM TÌNH HÌNH:
Sau nhiều năm giảng dạy môn hình học ở cấp THCS, việc giảng dạy trên lớp bằng phấn trắng , bảng đen và một số dụng cụ trực quan không thể giúp HS hiểu thấu đáo các kiến thức mà giáo viên truyền đạt, nên đa số HS học rất yếu, dẫn đến mất căn bản môn học này . Vì vậy, việc sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên sẽ giúp cho HS hứng thú học môn này.
II. NỘI DUNG:
Trong môn hình học THCS, rất nhiều tính chất, đinh lí, tiên đề, hệ quả quá trừu tượng, vượt quá mức tưởng tượng của HS, nên việc hỗ trợ bằng phần mềm Cabri trong bài dạy là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp cho HS thấy được kiến thức khó này được minh hoạ bằng trực quan sinh động. Từ đó HS sẽ hiểu được nội dung bài học, khi đó giúp cho HS định hướng được dạng bài tập và vận dụng tốt vào giải toán.
Để giải quyết vấn đề trên, GV phải định hướng trước đơn vị kiến thức nào cần hỗ trợ.
Sau đây là phần cần hỗ trợ của phần mềm Cabri trong việc giảng dạy môn hình học cấp THCS
Lớp 6:
Khi xây dựng 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm khác:
Lấy 3 điểm ( 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng). Đo độ dài các đoạn thẳng---> so sánh các đoạn thẳng ---> từ đó rút ra nhận xét.
Khi xây dựng tia nằm giữa hai tia khác của một góc:
Đo số đo 3 góc ---> so sánh số đo các góc ---> từ đó rút ra nhận xét.
Trường hợp xây dựng tia phân giác của một góc: Đo số đo 3 góc ---> so sánh số đo các góc ---> từ đó rút ra nhận xét. Khi cho một tia quay ---> HS quan sát và rút ra được kết luận: khi nào chỉ có 1 tia phân giác; khi nào có 2 tia phân giác ?
Khi xây dựng đường tròn:
Xác định tâm, bán kính ---> cho một đầu của bán kính quay sẽ xuất hiện đường tròn.
Khi xây dựng cách vẽ tam giác biết 3 cạnh:
Vẽ một cạnh có độ dài cho trước .
Xác định tâm ở mỗi đầu của đoạn thẳng, bán kính là các độ dài cho trước.
---> xác định giao điểm.
Lớp 7:
Khi xây dựng hai đường thẳng song song
Vẽ hai đường thẳng bị cắt bởi đường thẳng thứ 3.
Xác định các cặp góc sole trong, đồng vị. Cho học sinh nhận xét, rút kết luận.
Xác định các cặp góc sole trong của a và b, a và c, a và d,
---> nhận xét
Dựa cơ sở trên, bằng phương pháp đo góc, xác định dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song hoặc xác định các cặp góc ở vị trí như thế nào khi hai đường thẳng song song.
Xác định tổng các góc trong một tam giác.
Vẽ tam giác, xác định số đo góc.
Cho hai điểm cố định, quay đỉnh thứ 3, học sinh xác định số đo góc trong mỗi trường hợp.
Dựa cơ sở trên xác định góc ngoài của tam giác.
Vận dụng vào bài tập xác định số đo góc để minh họa cho cách tính bằng suy luận.
Xây dựng hai tam giác bằng nhau:
Xác định số đo góc, số đo cạnh để đi đến định nghĩa.
Dựng tam giác biết 3 cạnh. Vẽ tam giác khác cùng có độ dài tương ứng với tam giác trên, thừa nhận tính chất.
Các góc để khẳng định 2 tam giác bằng nhau.
Khi xây dựng định lý Pitago (thuận đảo)
Dùng hình vẽ để xác định định lý bằng độ dài cụ thể.
Đo các góc để xác định số đo góc của tam giác. Dựa trên độ dài các cạnh cho trước để xây dựng định lý đảo.
Khi xây dựng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.
Dùng phương pháp đo độ dài cạnh, góc để học sinh nhận xét.
Thay đổi số đo một góc, học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
Quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu.
Xác định độ dài AB, AH.
Cho điểm B di động trên d.
Học sinh quan sát và rút ra kết luận.
Khi xây dựng các đường trong tam giác.
Hướng dẫn cách vẽ.
Giữ cố định hai đỉnh, cho một đỉnh chyển động---> HS quan sát, rút ra nhận xét về giao điểm của chúng .
Tiếp tục đo các đoạn ( GV đặt câu hỏi để HS rút ra được đoạn thẳng cần đo) , từ đó xây dựng tính chất của chúng.
Lớp 8:
Xây dựng hình thang, hình thang vuông, hình thang cân.
- Đo các góc để học sinh nhận biết 2 đường thẳng song song
+ hình thang
+ hình thang cân
Đo các góc, đo độ dài 2 đường chéo của hình thang suy ra hình thang cân. Từ đó học sinh rút ra được dấu hiệu nhận biết hình thang cân .
2. Xây dựng đường trung bình của tam giác, của hình thang.
Bằng cách đo đạt trực tiếp độ dài các đoạn thẳng ---> các định lý về đường trung bình của tam giác, của hình thang.
Dựng tam giác, dựng hình thang: Xác định độ dài các đoạn thẳng, các góc, suy ra cách dựng.
Xây dựng phần đối xứng trục, đối xứng tâm.
Hướng dẫn học sinh cách vẽ chính xác bằng cách xác định số đo các đoạn thẳng, cách dựng đường vuông góc. Đối với các hình phức tạp thì khi dùng phần mềm toán sẽ giúp học sinh nắm kiến thức tốt và nhớ lâu hơn.
Xây dựng hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Từ một hình vẽ cụ thể: Đo độ dài, đo góc sẽ giúp học sinh tự tìm ra tính chất, dấu hiệu nhận biết, trục đối xứng, tâm đối xứng của 1 hình.
Xây dựng về đa giác, đa giác đều, diện tích các hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình vuông, diện tích đa giác.
Bằng cách đo đạt các độ dài, các góc để xây dựng được đa giác đều.
Bằng cách đo đạt các độ dài để xây dựng cách tính diện tích các hình. Kiểm tra lại bằng cách tính diện tích của một đa giác bất kỳ.
Xây dựng định lý Talét:
- Xác định các điểm cách đều trên 2 cạnh (độ dài khác nhau) lập tỉ số, so sánh các tỉ số. Từ đó xây dựng định lý Talét (Thuận và đảo)
Xây dựng tính chất đường phân giác của tam giác.
Vẽ hình. Xác định độ dài các đoạn thẳng có liên quan. So sánh tỉ số, học sinh nhận xét rút ra kết luận.
Xây dựng tam giác đồng dạng.
Dựa định nghĩa. Dùng phương pháp đo góc, cạnh, lập tỉ số, so sánh tỉ số để rút ra các trường hợp đồng dạng thứ 1, thứ 2, thứ 3 và các trường hợp đặc biệt của tam giác vuông.
Hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
Hình lăng trụ đứng:
Hướng dẫn cách vẽ.
Quay hình để học sinh nhận biết các mặt.
Nhận biết đường song song với mặt, mặt song song với mặt, đường vuông góc với mặt, mặt vuông góc với mặt.
Xác định được chiều cao.
Khai triển một hình để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phẩn, thể tích.
Hình chóp đều:
Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
Quay hình để học sinh nhận biết đỉnh, cạnh bên, trung đoạn, đường cao, mặt bên, mặt đáy.
Khai triển hình để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần.
Cắt hình chóp bởi một mặt phẳng song song mặt đáy, hình chóp cụt đều. Quay hình để học sinh nhận biết mặt bên, đường cao, cạnh bên, trung đoạn.
Khai triển hình để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần.
Lớp 9:
Xây dựng đường tròn.
Xác định tâm, bán kính của đường tròn.
Quay 2 điểm của một dây xác định tâm đối xứng, trục đối xứng.
Quay một điểm của một dây, suy ra đường kính là dây lớn nhất.
Đo độ dài các dây, khoảng cách từ tâm đến dây, so sánh dây, so sánh khoảng cách từ dây đến tâm.
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn:
Dịch chuyển đường thẳng (hoặc đường tròn), tìm vị trí tương đối (bằng cách so sánh khoảng cách từ tâm đến dây và bán kính của đường tròn), suy ra dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến, cách vẽ tiếp tuyến của đường tròn, cách xác định 2 tiếp tuyến cắt nhau: Đo góc, đo đoạn thẳng, định lý.
Dựa trên cơ sở đó, vẽ đường tròn nội, ngoại tiếp một tam giác, đường tròn bàng tiếp.
Vị trí tương đối của 2 đường tròn:
Giữ cố định một đường tròn, cho một đường tròn dịch chuyển, học sinh nhận xét, rút ra kết luận bằng hệ thức giữa R, r, d, xây dựng tiếp tuyến chung.
Xây dựng góc và đường tròn:
Xác định số đo cung, số đo góc. Cho một bán kính quay, học sinh nhận xét về quan hệ giữa số đo cung và số đo góc ở tâm chắn cung đó.
Đo góc ở tâm, cung bị chắn, dây căng cung để rút ra các định lý về liên hệ giữa cung và dây.
Đo góc nội tiếp, cung bị chắn, góc ở tâm chắn cung đó. Cho đỉnh góc nội tiếp quay, học sinh nhận xét quan hệ giữa 3 yếu tố đó.
Đo góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, cung bị chắn, góc ở tâm chắn cung đó, học sinh nhận xét mối quan hệ giữa 3 yếu tố đó khi cho dây cung quay.
Xác định số đo cung bị chắn bởi 2 cạnh của góc (đỉnh ở trong hoặc bên ngoài đường tròn) và số đo góc đó, tìm mối quan hệ giữa góc và số đo cung bị chắn, nhận xét rút ra kết luận.
Dựng tam giác. Cố định một cạnh, cho đỉnh nhìn cạnh đó quay sao cho góc ở đỉnh đó không thay đổi. Quan sát và rút ra kết luận đường tạo ra bởi đỉnh quay đó.
Dựng một tam giác có 4 đỉnh nằm trên đường tròn, cố định 3 đỉnh. Cho 1 đỉnh còn lại chuyển động trên 1 cung chứa góc đó. Nhận xét số đo của các góc đối, rút ra định lý thuận, đảo của tam giác nội tiếp.
Dùng phần mềm Cabri minh họa cho định nghĩa đa giác đều nội, ngoại tiếp, từ đó xây dựng độ dài đường tròn, cung tròn và minh họa được số a không đổi khi C : d (cho d thay đổi)
Từ cách tính diện tích của một hình tròn cụ thể, rút ra công thức tính diện tích của hình tròn, diện tích hình quạt, diện tích hình vành khuyên, diện tích hình viên phấn.
Xây dựng hình trụ, hình nón, hình cầu:
Hình trụ:
Quay một cạnh của hình chữ nhật suy ra hình trụ.
Khai triển hình trụ, tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần.
Hình nón, hình nón cụt:
Quay cạnh huyền của 1 tam giác vuông tạo thành hình nón.
Quay cạnh bên của hình thang vuông theo đường vuông góc tạo thành hình nón cụt.
Quay hình để giới thiệu đáy, đường cao, đường sinh.
Khai triển hình nón, hình nón cụt để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình nón, diện tích xung quanh hình nón cụt.
Ngoài ra việc sử dụng phần mềm Cabri trong việc:
Vân dụng giảng dạy trực tiếp tất cả nhửng kiến thức về toán “ Tập hợp điểm” ở cấp THCS.
Học sinh tiếp thu dễ dàng hơn bằng hình ảnh cụ thể, từ đó có định hướng để chứng minh bài toán tập hợp điểm, tìm điểm cố định, c/m đoạn thẳng lớn nhất, nhỏ nhất,c/m diện tích lớn nhất , nhỏ nhất.
Ứng dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, giải quyết được những vấn đề thực tế đơn giản.
III.Biện pháp thực hiện:
Giáo viên cần được trang bị máy chiếu, máy vi tính cho từng cá nhân hoặc bố trí ở một phòng cố định.
Tất cả giáo viên Toán cần thành thạo phần mềm Cabri 2D, 3D để khi giảng dạy, có phần nào cần sử dụng máy thì có thể thực hiện trực tiếp ( phần nào có nhiều thao tác thì giáo viên phải thiết kế trước để khỏi mất nhiều thời gian).
Giáo viên cần thảo luận trước các phần cần minh hoạ cho tiết dạy sinh động , học sinh tiếp thu tốt và vận được vào giải bài tập.
Giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên phần mền do Phòng, Sở tổ chức.
Lời kết:
Thông qua việc giảng dạy trên lớp , kèm việc sử dụng phần mềm Cabri minh hoạ cho tiết dạy sẽ giúp cho HS hiểu bài nhanh, vận dụng tốt vào giải bài tập ứng dụng. Ngoài ra còn làm cho lớp học sinh động, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của HS.
Việc giảng dạy này không cần phải chuẩn bị công phu, đến phần cần minh hoạ thì mở máy thực hiện ngay.
Giáo viên thực hiện:
NGUYỄN VĂN DIỆN
File đính kèm:
- s DUNG PHAAN MEAM CABRI 2D 3D HOA TRO CHO VIEC GIANG DAY TREAN LOUP GIUUP HOC SINH TIEAP THU TOAT TRONG VIEC HOC MOAN HINH HOC CAAP THCS.doc