Sử dụng phiếu giao việc trong họat động nhóm

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và giảng dạy Vật lý nói riêng đã trải qua hơn 6 năm đối với cấp THCS, nhưng việc tìm tòi, áp dụng, phát huy những mặt tích cực của phương pháp mới vẫn mang tính thời sự, vẫn là một chủ đề thảo luận trong các cuộc sinh họat tổ bộ môn, nhằm vận dụng một cách tốt nhất những cải cách mà chương trình đưa ra.

Sợi chỉ quan trọng xuyên suốt trong đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực của học sinh. Để làm việc này, giáo viên được trang bị nhiều phương pháp. Riêng đối với môn Vật lý, phương pháp thực nghiệm được coi trọng. Muốn học sinh làm tốt các thí nghiệm, hòan thành kế họach bài giảng là một vấn đề gây không ít khó khăn đối với giáo viên. Lý do học sinh không làm tốt các thí nghiệm có nhiều, nhưng một phần quan trọng là việc hướng dẫn các

doc18 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phiếu giao việc trong họat động nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A *** MỞ ĐẦU *** LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và giảng dạy Vật lý nói riêng đã trải qua hơn 6 năm đối với cấp THCS, nhưng việc tìm tòi, áp dụng, phát huy những mặt tích cực của phương pháp mới vẫn mang tính thời sự, vẫn là một chủ đề thảo luận trong các cuộc sinh họat tổ bộ môn, nhằm vận dụng một cách tốt nhất những cải cách mà chương trình đưa ra. Sợi chỉ quan trọng xuyên suốt trong đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực của học sinh. Để làm việc này, giáo viên được trang bị nhiều phương pháp. Riêng đối với môn Vật lý, phương pháp thực nghiệm được coi trọng. Muốn học sinh làm tốt các thí nghiệm, hòan thành kế họach bài giảng là một vấn đề gây không ít khó khăn đối với giáo viên. Lý do học sinh không làm tốt các thí nghiệm có nhiều, nhưng một phần quan trọng là việc hướng dẫn các thao tác thí nghiệm cho học sinh của giáo viên. Và một cách hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm mà giáo viên thường dùng là làm Phiếu học tập, họăc còn gọi là Phiếu giao việc, Phiếu thí nghiệm . Trong nội dung chuyên đề này, bằng những kinh nghiệm khiêm tốn của mình, tôi mạnh dạn đưa ra với quý Thầy cô, quý bạn đồng nghiệp, trước là để có dịp lĩnh hội những ý kiến đóng góp của quý vị, sau là tham gia phong trào viết Sáng kiến kinh nghiệm nhằm trao đổi lẫn nhau, trong những năm đầu cải cách, giúp cho công cuộc đổi mới phương pháp có kết quả tốt. * Những thuận lợi và khó khăn trong việc chọn đề tài : Thuận lợi : Được dự giờ nhiều Thầy cô trong huyện, nên học hỏi kinh nghiệm từ nhiều thầy cô hơn. Được sự hợp tác của nhiều đồng nghiệp và sự hỗ trợ về điều kiện công tác của Ban giám hiệu. Khó khăn : Ít có điều kiện tiếp cận tài liệu viết về những vấn đề đổi mới trong giáo dục. Ít được tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, ngoại trừ các khóa bồi dưỡng giáo viên trong các đợt thay sách. Không có điều kiện trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp ở các địa phương khác. ĐÔI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 6 bắt đầu làm quen với Vật lý trong chương trình cải cách. Ngay từ đầu học sinh phải có vốn kiến thức và phương pháp học thích hợp thì sự hứng thú học tập mới gia tăng. Kiến thức nền ở lơp 6 sẽ là cái đà phát triển cho những năm học tiếp theo. Cho đến nay học sinh theo học chương trình Vật lý cải cách đã đến năm thứ sáu. Vì thế đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6, 7, 8, 9 Nhiệm vụ nghiên cứu : Học hỏi từ đồng nghiệp về cách thiết kế, sử dụng hợp lý Phiếu giao việc trong chương trình Vật lý. Sử dụng kinh nghiệm của cá nhân trong thực tế giảng dạy, trong điều kiện cụ thể của địa phương về thiết bị dạy học, về trình độ của học sinh. Xây dựng được một cách thiết kế phiếu giao việc có thể sử dụng trong nhà trường THCS phổ thông, với trình độ học sinh chưa cao, khả năng tự học còn thấp. Đề tài không nhằm đến các trường chuyên, lớp chuyên. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Vận dụng giáo học pháp. Sưu tầm đọc thêm sách tham khảo. Dự giờ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Tham gia các buổi huấn luyện thay sách giáo khoa, các hội thảo, các buổi triển khai chuyên đề. *** PHẦN B *** NỘI DUNG *** TỔNG QUAN : Nghiên cứu thực tế: Dự giờ giáo viên: Trong thực tế, giáo viên ít sử dụng phiếu giao việckhi giảng dạy, mà thường cho học sinh đọc các thí nghiệm trong sgk, sau đó, hướng dẫn cách làm thí nghiệm và cho học sinh thí nghiệm. Một số giáo viên sử dụng sách giáo khoa như pgv, cho học sinh tự nghiên cứu, và làm theo sách. Một số giáo viên thiết kế pgv, sau đó cho học sinh làm theo. Nhận xét chung: Nếu không có pgv, giáo viên cho học sinh đọc to cho cả lớp về cách thí nghiệm, thì với một số thí nghiệm khó thực hiện theo sách, hay dụng cụ thí nghiệm vẽ trong sách giáo khoa khác với dụng cụ thí nghiệm thực tế, sẽ gây khó khăn cho học sinhkhi thí nghiệm. Một số thí nghiệm viết trong sách chưa chi tiết, mà chỉ nêu hướng chung, thì với đa số hs, nhất là vùng nông thôn, các em không hiểu cách làm, dẫn đến việc không thí nghiệm được. Cách này thường chỉ áp dụng cho các thí nghiệm đơn giản, họăc với đối tượng học sinhkhá giỏi. Việc thiết kế phiếu giao việc phù hợp với đối tượng hs, với điều kiện thiết bị hiện có và sử dụng hợp lý sẽ hiệu quả hơn, giúp học sinhtự làm được thí nghiệm, và họat động nhóm có tính thực chất hơn, chứ không phải chỉ có một hoặc hai em trong nhóm làm, còn các học sinhkhác ngồi chơi. Kinh nghiệm cá nhân: Nếu thiết kế một phiếu giao việc hợp lý thì có những ưu điểm sau: Giáo viên sẽ ít làm việc tại lớp hơn, mà dành thời gian này cho học sinhtự thu thập thông tin qua pgv. Học sinhsẽ đọc và làm theo các bước được hướng dẫn, nên thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu bài học. Đa số học sinhsẽ tham gia vào thí nghiệm, tạo không khí họat động nhóm sôi nổi. Những bước cần thiết khi thiết kế phiếu giao việc: Chuẩn bị: Tìm hiểu kỹ yêu cầu thí nghiệm hay yêu cầu của họat động nhóm . Đối chiếu yêu cầu của vấn đề mà nhóm thực hiện với trình độ của đa số hs. Đối chiếu yêu cầu của dụng cụ mà nhóm thực hiện với điều kiện hiện có của nhà trường. Thiết kế phiếu giao việc: Với thí nghiệm: Phiếu giao việc phải có các mục: Dụng cụ (nếu cần thông báo) Bố trí thí nghiệm: Nêu cách lắp đặt thí nghiệm Thí nghiệm: nêu rõ từng bước thực hiện một thí nghiệm, bước sau kế thừa bước trước. Nội dung phải dễ hiểu, dễ làm, và có thể chừa chỗ trống cho học sinhđiền vào sau khi quan sát, và ghi kết quả thí nghiệm sau mỗi bước thí nghiệm. Kết luận: Nên cho học sinhđiền khuyết nếu kết luận phức tạp, hoặc cho học sinhghi nhận xét rút ra được sau khi thực hiện thí nghiệm. Với họat động khác, ta cũng trình bày các bước thực hiện, chừa trống để học sinhghi kết quả vào. Cách sử dụng phiếu giao việc trên lớp: Với thí nghiệm: Giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau: Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. Giáo viên trình bày yêu cầu cần đạt được của thí nghiệm, cùng thời gian cần thiết. Giáo viên giao phiếu giao việc cùng dụng cụ thí nghiệm cho hs. Nhóm trưởng sẽ đọc từng ý trong phiếu giao việccho cả nhóm nghe và thực hiện lần lượt từng yêu cầu. Học sinhlàm thí nghiệm làm theo lời nhóm trưởng, và nhóm trưởng và các thành viên theo dõi.Thư ký nhóm ghi thêm kết quả thí nghiệm nếu được yêu cầu. Nhóm trưởng tổ chức thảo luận kết quả thí nghiệm để rút kết luận của thí nghiệm. Học sinh nộp dụng cụ. Gíao viên cho một vài nhóm báo cáo kết quả trả lời, các nhóm sửa những kết luận sai, thống nhất kết quả. Với họat động nhóm khác: Giáo viênvà học sinh cũng làm tương tự như trên nhưng không có các bước dành cho thí nghiệm. Ghi chú: Nếu có điều kiện, in phiếu giao việc ra phim trong, và dùng đèn chiếu đưa lên, họăc dùng projector chiếu lên, nhưng mỗi nhóm phải có một bản để điền vào, có thể cũng là phim trong, dùng cho đèn chiếu. Phiếu giao việc có thể được thu lại để làm cơ sở tính điểm thực hành cho học sinh trong nhóm. Muốn vậy, giáo viên luôn yêu cầu học sinh ghi tên nhóm vào, một mặt làm cơ sở cho điểm, mặt khác, học sinh do có chấm điểm, nên các em chú ý hơn trong thí nghiệm. Một số Phiếu giao việc tham khảo: Lớp: 7/. Nhóm: . PHIẾU GIAO VIỆC Bài 1 *Thí nghiệm: - Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm h1.2a. Nhóm trưởng chỉ cho cả nhóm: + Nơi đặt mắt nhìn. +Nút ấn để bật, tắt đèn. - Tiến hành thí nghiệm: +Đặt mắt nhìn vào hộp kín. Có nhìn thấy gì trong hộp không? (1). +Ấn và giữ nút để bật đèn. Có nhìn thấy gì trong hộp không? (2)... - Nhận xét : +Khi chưa bật đèn, ta không nhìn thấy gì trong hộp, vì chưa có(3) .. từ vật truyền vào mắt ta. +Khi bật đèn, ta nhìn thấy (4)., vì có (5).từ vật (6). mắt ta. * Kết luận: - Ta nhìn thấy một vật khi có(7)..từ vật truyền vào(8) *********** Lớp: 7/. Nhóm: . PHIẾU GIAO VIỆC Bài 2 *TN1: - TN: +Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm:Nhóm trưởng giới thiệu ống cong, ồng thẳng, bóng đèn. + Nối dây điện để đèn sáng. + Dùng ống thẳng quan sát dây tóc đèn: Em có thấy dây tóc đèn khộng? (1). + Dùng ống cong quan sát dây tóc đèn: Em có thấy dây tóc đèn khộng? (2). - Nhận xét: +Ánh sáng từ dây tóc đèn truyền đến mắt theo ống thẳng hay ống cong?(3)........... +Vậy ánh sáng từ đèn truyền đến mắt theo đường (4)..(thẳng, cong) *TN 2: -TN: +Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm: Nhóm trưởng giới thiệu ba tấm bìa, bóng đèn. +Bố trí thí nghiệm như h2.2. +Điều chỉnh các tấm bìa để ta có thể nhìn thấy bóng đèn khi nhìn xuyên qua ba lổ đó. - Nhận xét: +Ta nhìn thấy được dây tóc đèn khi và chỉ khi ba lổ và bóng đèn nằm trên cùng một đường (5) (thẳng, cong). + Vậy ánh sáng từ đèn chỉ truyền đến mắt theo đường (6). (thẳng, cong). *KL: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là (7) ******** Lớp: 9.. PHIẾU GIAO VIỆC Bài 13 Nhóm: Nhóm trưởng đọc từng bước và nhóm làm từng bước. A. Tìm hiểu về điện năng: 1. Dòng điện thực hiện một công cơ học khi đi qua các dụng cụ nào? . 2. Dòng điện cung cấp nhiệt lượng khi đi qua các dụng cụ nào? . 3. Dòng điện có năng lượng không? Vì sao? ...................................................................................................................................................... B. Tìm hiểu sự chuyển hóa điện năng: Khi cho dòng điện chạy qua các dụng cụ sau đây, thì điện năng được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào DỤNG CỤ ĐIỆN DẠNG NĂNG LƯỢNG SINH RA BÓNG ĐÈN BẾP ĐIỆN MÁY BƠM MÁY KHOAN C. Đo công của dòng điện: Dụng cụ Công suất Thời gian sử dụng Công do dòng điện sinh ra (KWh) Số đếm của công tơ Bóng đèn 0,1 KW 10h 1 Bếp điện 1KW 2h 2 Máy bơm 0,8KW 5h 4 Tính công do mỗi dụng cụ điện sinh ra, và ghi kếtquả vào bảng. So sánh “số đếm của công tơ” và “công do dòng điện sinh ra tính bằng KWh”? ........ “Số đếm của công tơ” cho biết gì? .. Ghi chú: Giáo viên nên cho Học sinh thực hiện 3 họat động nhóm A,B,C thành ba lần. ******** Lớp: 9/ PHIẾU GIAO VIỆC bài 25 Nhóm: TN1: Tìm hiểu sự nhiễm từ của sắt: - Bố trí: + Tắt công tắc nguồn, mắc cuộn dây vào nguồn. + Đặt nam châm ở gần một đầu cuộn dây sao cho nam châm không song song với trục cuộn dây. - Thí nghiệm : + Bật công tắc. Quan sát kim nam châm. Tắt công tắc.Vị trí của kim nam châm như thế nào so với lúc đầu? # Trả lời: + Cho lõi sắt vào ống dây. Bật công tắc. Quan sát kim nam châm. Tắt công tắc.Độ lệch của kim nam châm như thế nào so với lúc chưa có lõi sắt? # Trả lời: - Kết luận: .. .. . . . . . . . . .. .. . . . TN2: Tìm hiểu sự khác nhau giữa sự nhiễm từ của sắt và thép: - Bố trí: + Cho lõi sắt vào trong ống dây. + Tắt công tắc nguồn. Mắc cuộn dây vào nguồn. - Thí nghiệm : + Đưa một đầu lõi sắt trong ống dây đến gần các kẹp giấy. Đóng công tắc.Hiện tượng gì xảy ra? # Trả lời: + Tắt công tắc. Hiện tượng gì xảy ra? # Trả lời: + Tháo lõi sắt ra, và thay bằng lõi thép. + Đưa một đầu lõi sắt trong ống dây đến gần các kẹp giấy. Đóng công tắc.Hiện tượng gì xảy ra? # Trả lời: + Tắt công tắc. Hiện tượng gì xảy ra? # Trả lời: - Kết luận: .. .. . . . . . . . . .. .. . . . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Kết quả thực tế : Qua thực tế áp dụng ở các tiết dạy, từ các năm nay, phiếu giao việcđã giúp tôi rất nhiều trong khi giảng dạy. Thầy đỡ thao thao bất tuyệt, mà trò lại có thêm thời gian quý báu để họat động một cách tích cực. Hơn nữa, học sinhsẽ dễ hiểu bài hơn nhờ vào các thí nghiệm và sẽ nhớ lâu hơn. Học sinh cũng hứng thú học hơn Thời gian thực hiện : Năm học : 2004 – 2005 Năm học : 2005 – 2006 Năm học : 2006 – 2007 Đối tượng nghiên cứu : Học sinh khối 6, 7, 8, 9 Địa bàn thực hiện : Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai. . *** PHẦN C *** KẾT LUẬN VAØ ÑEÀ NGHÒ *** Kết luận: Địa bàn áp dụng của chuyên đề còn hạn chế, kết quả đạt được chắc chắn có tính chủ quan, nhưng tôi nhận thấy sử dụng phiếu giao việcnhư đã thiết kế giúp ta rất nhiều trong việc tổ chức họat động nhóm, một họat động mới mẻ và gây rắc rối với nhiều giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng phiếu giao việcít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự họat động tích cực của đối tượng học sinhkhá giỏi, vì nó hạn chế sự đề xuất phương án thí nghiệm, mà chỉ thực hiện theo hướng sách giáo khoa đã sọan hoặc thầy đưa ra. Thế nhưng, nó phù hợp với số đông học sinh hiện nay. Việc sử dụng phiếu giao việcsẽ tốn nhiều giấy hơn, đòi hỏi phải có kinh phí, mất thời gian chuẩn bị của giáo viên nếu giáo viênchưa sử dụng máy vi tính. Thời gian sẽ ít hơn nếu có máy vi tính, và máy photocopy. Đề nghị: Giáo viên cần trang bị máy vi tính để lưu trữ phiếu giao việc dùng cho các năm sau, ta chỉ mất thời gian sọan một lần, dùng nhiều lần. Cần có sự hướng dẫn, phân công công việc trong nhóm, và họat động nhóm thường xuyên. Có như vậy, việc học nhóm mới có hiệu quả. Ban giám hiệu cần tạo kinh phí cho giáo viên khi thực hiện photo phiếu giao việc nếu trường chưa có máy photocopy. Hòa Hưng, ngày 12 / 10 / 2008 Người viết Nguyễn Vaên Thi *** TÀI LIỆU THAM KHẢO *** 1. Chuyên đề Thí nghiệm thực hành – Giáo trình ĐHSP Huế -Ths. Lê Thúc Tuấn 2. Tài liệu giảng dạy các môn thay sách – Bộ Giáo Dục - Nhiều tác giả 3. Sách giáo viên, giáo khoa Vật lý 6, 7, 8, 9 – Bộ Giáo dục -Nhiều tác giả 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên (2004-2007)- Bộ Giáo dục - Nhiều tác giả Mục lục *** PHẦN A : MỞ ĐẦU ... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1 1. Thuận lợi .. 2 2. Khó khăn .. 2 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .. 2 1. Đối tượng nghiên cứu .... 2 2. Nhiệm vụ nghiên cứu .. 3 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 3 PHẦN B : NỘI DUNG . 4 I. TỔNG QUAN 4 1. Nghiên cứu thực tế.. . 4 2. Kinh nghiệm cá nhân.. . 5 3. Những bước khi thiết kế phiếu giao việc.. 5 4. Cách sử dụng phiếu giao việc trên lớp.. 6 5. Một số Phiếu giao việc tham khảo ... 7 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11 1. Kết quả thực tế 11 2. Thời gian thực hiện 11 3. Đối tượng nghiên cứu 11 2. Địa bàn thực hiện 11 PHẦN C : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 13 1. Kết luận 13 2. Đề nghị 14 Tài liệu tham khảo 15 ******

File đính kèm:

  • docDetailY.doc