“Từ bản chất, con người được sinh ra không phải hoàn toàn đúng đắn và chính xác, cũng như không là những chiếc máy hoàn hảo. Nếu không, khi ngón tay có thể ăn khớp với từng góc độ như những bánh răng và bàn tay có thể vạch vẽ như chiếc com-pa, họ sẽ mất đi nhân tính. Thực ra, mọi năng lực tinh thần của con người được tạo ra nhằm biến cái thước đo độ và chiếc com-pa nằm đúng ở vị trí của chúng”.
“Những viên đá của Venice” (The Stones of Venice) - John Ruskin
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang dần biến các thế hệ tương lai trở thành những cỗ máy chuyên biệt và chính xác, nằm trong dây chuyền cạnh tranh đơn lẻ của lợi ích các tập đoàn kinh tế. Một nền giáo dục chỉ nhằm phục vụ cho những lợi ích kinh tế tất yếu sẽ làm giảm đi mối tương quan toàn thể và trách nhiệm của các em học sinh đối với cộng đồng và bào mòn những giá trị tinh thần vốn rất cần thiết đối với sự tồn tại của toàn nhân loại. Trong bối cảnh đó, lời kêu gọi của nhân loại nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng chưa bao giờ lại khẩn thiết như hiện nay khi nguy cơ và hiểm họa đối với nhân loại không ít đi mà dường như còn có chiều hướng gia tăng, khi không chỉ môi trường tự nhiên đang tiếp tục suy thoái và có nguy cơ hủy diệt, khi mà môi trường xã hội đang bị xuống cấp và hủy hoại bởi sự tồn tại dai dẳng của chiến tranh, xung đột, khủng bố và bất công xã hội Để đáp lại lời kêu cứu ấy, một nền giáo dục đích thực cần phải hướng người học trở về với thiên nhiên, hợp tác thân thiện với môi trường, cộng đồng và cần phải trang bị cho các em một lối sống biết cách tiêu dùng các nguồn lực một cách công bằng và lâu bền để phát triển bền vững. Một nền giáo dục chỉ cung cấp một khối lượng kiến thức khổng lồ cho học sinh mà không tạo cho họ một phương thức hành động và phong cách sống cần thiết thì cần phải thay thế bằng một nền giáo dục mới hoạt động theo những định hướng và nguyên lí của giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDPTBV). Đó chính là lí do vì sao giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông cần phải đổi mới làm cho giáo dục trở thành công cụ sắc bén và phục vụ đắc lực cho sự phát triển bền vững. Giáo dục địa lí phổ thông không thể đứng ngoài quá trình đổi mới như vậy.
104 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT (Chương trình cơ bản), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Từ bản chất, con người được sinh ra không phải hoàn toàn đúng đắn và chính xác, cũng như không là những chiếc máy hoàn hảo. Nếu không, khi ngón tay có thể ăn khớp với từng góc độ như những bánh răng và bàn tay có thể vạch vẽ như chiếc com-pa, họ sẽ mất đi nhân tính. Thực ra, mọi năng lực tinh thần của con người được tạo ra nhằm biến cái thước đo độ và chiếc com-pa nằm đúng ở vị trí của chúng”.
“Những viên đá của Venice” (The Stones of Venice) - John Ruskin
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang dần biến các thế hệ tương lai trở thành những cỗ máy chuyên biệt và chính xác, nằm trong dây chuyền cạnh tranh đơn lẻ của lợi ích các tập đoàn kinh tế. Một nền giáo dục chỉ nhằm phục vụ cho những lợi ích kinh tế tất yếu sẽ làm giảm đi mối tương quan toàn thể và trách nhiệm của các em học sinh đối với cộng đồng và bào mòn những giá trị tinh thần vốn rất cần thiết đối với sự tồn tại của toàn nhân loại. Trong bối cảnh đó, lời kêu gọi của nhân loại nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng chưa bao giờ lại khẩn thiết như hiện nay khi nguy cơ và hiểm họa đối với nhân loại không ít đi mà dường như còn có chiều hướng gia tăng, khi không chỉ môi trường tự nhiên đang tiếp tục suy thoái và có nguy cơ hủy diệt, khi mà môi trường xã hội đang bị xuống cấp và hủy hoại bởi sự tồn tại dai dẳng của chiến tranh, xung đột, khủng bố và bất công xã hội Để đáp lại lời kêu cứu ấy, một nền giáo dục đích thực cần phải hướng người học trở về với thiên nhiên, hợp tác thân thiện với môi trường, cộng đồng và cần phải trang bị cho các em một lối sống biết cách tiêu dùng các nguồn lực một cách công bằng và lâu bền để phát triển bền vững. Một nền giáo dục chỉ cung cấp một khối lượng kiến thức khổng lồ cho học sinh mà không tạo cho họ một phương thức hành động và phong cách sống cần thiết thì cần phải thay thế bằng một nền giáo dục mới hoạt động theo những định hướng và nguyên lí của giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDPTBV). Đó chính là lí do vì sao giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông cần phải đổi mới làm cho giáo dục trở thành công cụ sắc bén và phục vụ đắc lực cho sự phát triển bền vững. Giáo dục địa lí phổ thông không thể đứng ngoài quá trình đổi mới như vậy.
Là một công cụ dạy học có những giá trị to lớn và mang lại hiệu quả vượt ra ngoài những mục tiêu mà nền giáo dục yêu cầu, tranh biếm họa hoàn toàn có thể trở thành vũ khí nhạy bén để chúng ta tiến hành GDPTBV ở bất cứ một quốc gia nào. Ở các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Hoa Kỳ, Australiatranh biếm họa sớm được đưa vào trường học và trở thành một công cụ dạy học quan trong hàng đầu để hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng, vấn đề, triển vọng và các giá trị- 5 thành phần cơ bản của GDPTBV. Ở nước ta hiện nay, chúng ta đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học tích cực theo những định hướng của GDPTBV và đạt được một số thành công nhất định. Bên cạnh đó chúng ta có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về đổi mới phương pháp dạy học phục vụ GDPTBV. Tuy nhiên việc nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của tranh biếm họa và việc ứng dụng nó phục vụ GDPTBV thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống. Ở nước ta, tranh biếm họa còn là một công cụ dạy học đầy mới mẻ trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng. Chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm và chưa thấy hết được ý nghĩa to lớn của tranh biếm họa trong dạy học địa lí. Bên cạnh đó, mong muốn đạt được các mục tiêu về đổi mới chương trình địa lí là không dễ thực hiện và các giáo viên địa lí đang gặp phải khá nhiều khó khăn trong việc hình thành các kĩ năng, phát triển vấn đề, triển vọng và giá trị thông qua các bài học địa lí. Đã đến lúc chúng ta cần sử dụng tranh biếm họa trong dạy học địa lí như một công cụ dạy học không thể thiếu để tăng cường GDPTBV trong dạy học địa lí THPT.
Chương trình và SGK địa lí lớp 11 đã thể hiện rõ nét nhiều đổi mới về nội dung và cách thức trình bày bài học địa lí. Các bài học trong SGK địa lí lớp 11 liên quan tới rất nhiều những vấn đề phức tạp về kinh tế- xã hội- môi trường của toàn cầu, của từng khu vực hay của một số quốc gia cụ thể như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung QuốcThực tế dạy học địa lí cho thấy nhiều vấn đề phức tạp của GDPTBV không được phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc trên bản đồ và tranh ảnh thông thường thì chúng lại được thể hiện rõ nét trong tranh biếm họa vì tranh biếm họa thực sự là tấm gương đầy màu sắc phản chiếu thế giới bên trong lớp học theo các con đường tiếp cận văn hóa khác nhau. Với sức mạnh biểu đạt riêng biệt của mình, tranh biếm họa còn có khả năng phản ánh những vấn đề dường như rất rộng lớn, phức tạp trên quy mô toàn cầu, liên lục địa hay đa quốc gia cũng như có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người học ở các địa phương khác nhau đối với những vấn đề mà nó đe dọa tương lai chung của chúng ta.
Xuất pháp từ những lí do trên, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sử dụng tranh biếm họa phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí lớp 11-THPT (Chương trình cơ bản)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng quan điểm GDPTBV trong dạy học địa lí, đề tài hướng tới việc xác lập và khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDPTBV trong dạy học địa lí lớp 11- THPT (CTCB), cũng như đưa ra những gợi ý cụ thể về mặt phương pháp để sử dụng một cách có hiệu quả tranh biếm họa trong dạy học địa lí.
2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần phải giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chứng minh, lý giải về lý luận và thực tiễn tầm quan trọng của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDPTBV trong dạy học địa lí 11 THPT.
- Nghiên cứu, điều tra những điều kiện cơ bản để tổ chức giờ học GDPTBV có sử dụng tranh biếm họa một cách hiệu quả.
- Đưa ra những phương pháp sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDPTBV trong dạy học địa lí lớp 11- THPT (CTCB).
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT ở Hà Nội nhằm khẳng định và chứng minh vai trò, triển vọng của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDPTBV cũng như cải tiến các phương pháp sử dụng theo hướng hiệu quả.
III. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Giữa thế kỉ XIX, những bức tranh biếm họa đầu tiên trên thế giới xuất hiện trên các tờ báo, tạp chí và nhanh chóng được chào đón với số lượng lớn độc giả. Với khả năng phản ánh bản chất của những tình huống đặc biệt dưới dạng hình ảnh một cách ngắn gọn, súc tích và có ảnh hưởng lớn nhất, tranh biếm họa được coi “là một phần bản chất trong kho tài liệu bản xứ về chính trị và lịch sử xã hội của con người”(William Murrell)
Với những sức mạnh to lớn đó, tới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tranh biếm họa đã được đưa vào trường học ở các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Hoa Kỳ, Australia Tranh biếm họa đã được sử dụng rộng rãi như một công cụ dạy học hiện đại trong các bộ môn khoa học xã hội như văn học, sử học, chính trịvà đặc biệt là môn địa lý. Sự tồn tại của tranh biếm họa trong sách giáo khoa ở các quốc gia này chứng tỏ tranh biếm họa đã trải qua một quá trình nghiên cứu tương đối đầy đủ, đã thể hiện được vai trò giáo dục tích cực của mình trong hệ thống các công cụ dạy học. Có thể nói việc nghiên cứu sử dụng tranh biếm họa trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của rất nhiều nhà tâm lí giáo dục và khoa học nước ngoài.
Trong nhiều năm, Giáo sư Gran Keeman trường đại học Macquarie Sydney đã tiến hành nghiên cứu về việc sử dụng tranh biếm họa trong việc dạy và học các vấn đề địa lý. Trong một số bài giảng về tranh biếm họa của mình, Giáo sư có đề cập đến những lợi ích thu được của việc sử dụng tranh biếm họa trong lớp học và tập trung khám phá một số tranh biếm họa được giáo viên sử dụng trong chiến lược dạy và học để nâng cao kỹ năng điều tra và giao tiếp của học sinh và sinh viên.
Trên một số website giáo dục như:
các nhà giáo dục đã nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của tranh biếm họa trong phát triển và giáo dục quyền con người cho trẻ em, tác dụng của nó đối với hình thành thái độ và phát triển tư duy học sinh và mang lại sức hấp dẫn cho mỗi giờ học. Cũng trên trang web này các giáo viên cũng ra những phương pháp cụ thể nhằm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng tranh biếm họa, trong đó đặc biệt coi trọng phương pháp làm việc nhóm để khai thác và chia sẻ thông tin từ tranh biếm họa.
Nguồn tài nguyên tranh biếm họa trên internet khá phong phú. Nhiều website ví dụ như cartoonweb.com, www.nzcartoons.com.nz, www.nicholsoncartoons.com.au...đã hỗ trợ giáo viên, học sinh rất nhiều trong việc khai thác, tìm kiếm tranh biếm họa phù hợp cho các bài học với nhiều chủ đề khác nhau. Các tác giả tranh biếm họa nổi tiếng thế giới như Peter Nicholson, Bruce Petty, Michael Leunig, John Spooner, Ron Tandberg, Les Tanner, Arthur Horner và Cathy Wilcox không chỉ dùng ngòi bút sắc nhọn của mình tập trung phản ánh những vấn đề gân guốc của lĩnh vực chính trị- xã hội mà còn sáng tác tranh biếm họa hướng tới mục đích giáo dục.
Ở Việt Nam, không nhiều người biết rằng lịch sử tranh biếm họa đã có bề dày hơn 80 năm với những bức tranh biếm họa đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ, và sau này là những bức biếm họa của các tên tuổi nổi danh khác đã tạo nên một dòng chảy không ngừng cho tranh biếm họa Việt Nam. Có thể nêu ra đây một ví dụ, họa sĩ tranh biếm họa Chóe (Nguyễn Hải Chí) - người đã từng được tờ New York Time của Mỹ đánh giá là 1 trong 8 họa sỹ biếm họa hàng đầu thế giới thập niên 1970. Tuy nhiên cho đến nay, tranh biếm họa vẫn chưa tìm được một chỗ đứng xứng đáng trong chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Tranh biếm họa ở Việt Nam xuất hiện chủ yếu trên các báo và tạp chí, tập trung phê phán những mặt trái của xã hội đương thời mà ít được dùng để phục vụ mục đích giáo dục trong nhà trường. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng còn là một mảnh đất đầy mới mẻ đòi hỏi các nhà giáo dục, giáo viên địa lí quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề này.
IV. ĐỐI TƯỢNG- PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và triển vọng của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học địa lí lớp 11 THPT (CTCB) phục vụ GDPTBV trong dạy học địa lí 11 THPT, đồng thời đưa ra những gợi ý về mặt phương pháp nhằm sử dụng tranh biếm họa một cách hiệu quả. Do đây là một công cụ đòi hỏi có những điều kiện dạy học nhất định vì vậy đề tài chỉ nghiên cứu thí điểm trên địa bàn của thành phố Hà Nội- nơi có nhiều khả năng để hiện thực hóa những tiềm năng và triển vọng của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDPTBV.
V. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài trên cơ sở được soi sáng của những quan điểm dạy học tiên tiến sau:
- Quan điểm Giáo dục vì sự phát triển bền vững: Quan điểm GDPTBV là một quan điểm rộng lớn bao trùm quá trình dạy học ở tất cả các cấp học và quá trình học tập trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Quan điểm này giúp cho quá trình dạy học trở nên nhân văn hơn và hướng người học nhìn nhận về tương lai bằng những hành động của hiện tại và quá khứ. Sử dụng tranh biếm họa trong dạy hoc nhằm GDPTBV chính là chúng ta đang cố gắng đạt được những mục tiêu tối cao của sự PTBV.
- Quan điểm dạy học lấy học sinh là trung tâm: Theo quan điềm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người dạy phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của người học, đến những đặc điểm tâm sinh lí và cấu trúc tư duy của từng người. Việc dạy phải xuất phát từ người học, vì người học, phải đáp ứng được những yêu cầu của người học cũng như của xã hội.
- Quan điểm dạy học tích cực: Theo quan điểm dạy học tích cực thì dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập tích cực, chủ động sáng tạo, chống lại thói quen học thụ động của học sinh.
- Quan điểm của công nghệ dạy học: Theo quan điểm công nghệ dạy học, chúng ta cần tổ chức một cách khoa học quá trình dạy học và giáo dục trên cơ sở xác định một cách chính xác và sử dụng một cách tối ưu đầu ra (mục tiêu giáo dục), đầu vào (học sinh), nội dung dạy học, các điều kiện phương tiện kĩ thuật dạy học, các tiêu chuẩn đánh giá, hệ thống phương pháp tối ưu, thời gian, sức lực tiền của giáo viên, học sinh nhằm đạt được mục đích giáo dục và đáp ứng những yêu cầu của thời đại.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu hệ thống các loại tranh biếm họa cho học sinh trong dạy học địa lí 11 THPT nhằm xác định vai trò, chức năng và nội dung thể hiện của chúng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học của việc vận dụng tranh biếm họa phục vụ GDPTBV trong dạy học địa lí 11 THPT và lựa chọn các phương pháp sử dụng tranh biếm họa.
- Phương pháp đề xuất: Phương pháp này được sử dụng nhằm đề ra một số giả thuyết khách quan về tính hiệu quả của tranh biếm họa phục vụ GDPTBV trong dạy học địa lí 11.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tìm hiểu thực tế ở trường phổ thông: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các tài liệu thực tế cần thiết cho đề tài nhằm phân tích và lý giải các vấn đề đặt ra thông qua quan sát, dự giờ, giảng dạy trực tiếp, phỏng vấn tham dò ý kiến của học sinh và giáo viên đối với tranh biếm họa. Đặc biệt là việc điều tra bằng phiếu, phỏng vấn giáo viên, học sinh và hỏi ý kiến các chuyên gia giáo dục địa lý.
- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu lý thuyết, thu thập thông tin, kiểm tra và phân tích mức độ tin cậy của các giả thuyết và bổ sung thêm những vấn đề mà lý thuyết chưa đề cập tới.
VI. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDPTBV trong dạy học địa lí 11- THPT được tiến hành với 3 bước cơ bản:
(II.1)
Tiến hành điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh, quan sát và nghiên cứu thực tế ở trường THPT tại Hà Nội về tranh biếm họa.
(I)
Phát hiện vấn đề và thu thập, phân tích tài liệu về tranh biếm họa
(II.2)
Đánh giá khả năng và đề xuất những phương pháp sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDPTBV trong dạy học địa lí 11 THPT.
(III)
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT ở Hà Nội chứng minh vai trò của tranh biếm họa và cải tiến các phương pháp sử dụng.
VII. DỰ KIẾN CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí lớp 11- THPT (CTCB)
Chương 2: Sử dụng tranh biếm họa phục vụ Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí lớp 11- THPT (CTCB)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA PHỤC VỤ GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11- THPT (CTCB)
I. ĐỔI MỚI DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT
1. Thực trạng đổi mới dạy học địa lí hiện nay
Trước hết chúng ta cần phải nhấn mạnh tới sự cấn thiết phải đổi mới dạy học địa lí. Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ. Sự bùng nổ thông tin đã khiến cho kiến thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng. Trong điều kiện đó nhà trường không thể tiếp tục duy trì chức năng ưu tiên là truyền đạt kiến thức và thông tin mà phải tạo ra những cơ hội để phát triển ở học sinh khả năng tìm kiếm thông tin, quản lí thông tin và tổ chức thông tin, kiến thức của mình. Điều đó có nghĩa là trong thời đại mà cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì nhà trường phổ thông phải đổi mới nhằm “đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn” và địa lí cũng như các môn học khác cần phải phát triển và bồi dưỡng cho học sinh những năng lực và tư duy hành động cần thiết.
Trong những năm gần đây, dạy học địa lí ở các trường phổ thông đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của việc cải cách giáo dục. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học địa lí đã được khởi xướng từ những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, được đẩy mạnh trong những năm gần đây và đạt được một số tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, những thành công của đổi mới phương pháp dạy học địa lí còn khiêm tốn. Ở các thành phố và khu vực đồng bằng, các giáo viên đã hạn chế sử dụng phương pháp truyền thống và tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả trong dạy học địa lí. Tuy nhiên cho đến nay ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa phổ biến trong cách dạy hiện nay là vần là thuyết trình, liệt kê kiến thức, thầy nói nhiều và trò không hứng thú, ít được làm việc để kiến tạo lên kiến thức của mình cũng như có ít nhu cầu chiếm lĩnh nội dung học tập. Nhiều học sinh tỏ ra không quan tâm nhiều đến nội dung bài học, ít chịu trách nhiệm về việc học của bản thân mình và trở thành người học thụ động. Có thể nói, cách dạy và học địa lí nêu trên đã làm hại đến việc phát triển trí tuệ của học sinh làm cho học sinh mất hết hứng thú khi học địa lí và làm cho việc dạy học địa lí trở thành gánh nặng của cả thầy và trò.
2. Những định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học địa lí
Đổi mới PPDH cũng có nghĩa là tạo lập cho quá trình dạy học những điều kiện, những giá trị mới, đó là:
2.1. Tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động. Cụ thể là:
Người học phải trở thành chủ thể hành động, tích cực, tự giác chủ động và sáng tạo trong hoạt động để tạo kiến thức. Người học cần phải thực sự hoạt động để đạt được không chỉ những tri thức và kĩ năng của bộ môn mà quan trọng hơn là tiếp thu được cách học cách tự học.
Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập mạnh mẽ. Đó chính là những động cơ, hứng thú, niềm lạc quan của học sinh trong quá trình học tập. Những nhân tố này chính là những động lực thúc đẩy mạnh mẽ học sinh tích cực, tự giác chủ động sáng tạo trong hoạt động độc lập hoặc hợp tác.
Phát triển ở học sinh khả năng tự đánh giá kết quả hoạt động của mình để trên cơ sở đó bản thân học sinh có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định.
Nếu các công cụ dạy học thông thường khác không thể cùng lúc mang đến cho người học kiến thức, kĩ năng và những động cơ, hứng thú trong quá trình học tập thì tranh biếm họa có thể làm được điều này. Việc sử dụng tranh biếm họa trong các bài học địa lí sẽ tạo lập cho học sinh một vị thế mới, trong đó các em tích cực hoạt động để chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, tiếp thu các giá trị và hoàn thiện bản thân. Vì vậy tranh biếm họa là một công cụ dạy học không thể thiếu để thực hiện những định hướng cơ bản trong đổi mới PPDH địa lí.
2.2. Xác lập, khẳng định vai trò chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy học. Cụ thể là:
Người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo điều khiển các hoạt động học tập, tự giác chủ động và sáng tạo của học sinh. Người thầy sẽ không còn là người phát thông tin duy nhất, không phải là người hoạy động chủ yếu ở trên lớp trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều kiển quá trình học tập của học sịnh.
- Với tư cách là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các quá trình học tập của học sinh, người thầy cần phải đảm nhiệm và thực hiện tốt các chức năng sau đây:
+ Thiết kế tức là lập kế hoạch cho quá trình dạy học về cả mục đích, nội dung phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học. Người giáo viên cần xuất phát từ mục đích và nội dung của bài học mà thiết kế ra các tình huống học tập thích hợp để học sinh chiếm lĩnh nó thông qua hoạt động học tập tích cực, tự giác, sáng tạo theo hướng độc lập hoặc hợp tác giao lưu.
+ Ủy thác thông qua đặt vấn đề nhận thức, tạo động cơ hứng thú, người thầy biến ý đồ dạy học của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và thích nghi.
+ Điều khiển quá trình hoạt động học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (bao gồm cả sự động viên).
+ Thể chế hóa tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống tri thức đã có, đồng nhất hóa kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa học xã hội, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.
Với vai trò là người tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinh, người giáo viên nên sử dụng tranh biếm họa như một nguồn tri thức địa lí và thiết kế các hoạt động để học sinh khai thác, tìm tòi, giải mã các tri thức địa lí đó. Tranh biếm họa sẽ không thể phát huy hết vai trò trong lớp học nếu người thầy chỉ sử dụng nó như một công cụ để minh họa và độc lập thuyết trình, giải mã tranh biếm họa.
Thầy
Chất lượng và hiệu quả dạy học
Trò
.Thiết kế
.Ủy thác
.
Điều khiển.
.Thể chế hóa
Tổ chức chỉ đạo QTNT
. Động cơ,hứng thú, lạc quan.
.Tích cực, tự giác,sáng tạo hoạt động.
.Tự đáng giá tự điều chỉnh
Chủ thể nhận thức
Hình 1: Mô hình về dạy học theo quan điểm đổi mới
[Nguồn 8]
3. Tranh ảnh- công cụ quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học địa lí
Theo N.N. Baranxki, “Một học sinh, con một người thợ mỏ hay một người công nhân xí nghiệp đều mơ ước có toàn bộ trái đất ở trong nhà”. Và khi những hiểu biết mà bản đồ mang đến chỉ dừng lại ở những đường biên giới, những địa danh và những sự vật địa lí khô khan thì tranh ảnh lại chuyên chở một giá trị đặc biệt của tính trực quan và tính hứng thú. Đó chính là lí do vì sao tranh ảnh là một phương tiện trực quan đặc biệt quan trọng, là công cụ chủ chốt của quá trình đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở bất cứ một nền giáo dục nào.
Tranh ảnh địa lí là những tài liệu đặc biệt được phản ánh một cách triệt để các hiện tượng Địa lí thuộc các thời kì và khu vực khác nhau trên Trái đất. Các tài liệu ấy có khả năng thay thế phần nào cho những quan sát trực tiếp đối với những đối tượng Địa lí phân bố rộng rãi trong không gian.
Tranh ảnh địa lí vừa là phương tiện trực quan để minh họa, vừa là nguồn tri thức địa lí quan trọng để học sinh khai thác. Tranh ảnh Địa lí không chỉ giúp học sinh nhận thức được các sự vật hiện tượng địa lí một cách thuận lợi sinh động mà còn là nguồn tri thức để học sinh khai thác tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức Địa lí ẩn tàng trong đó. Thông qua việc quan sát, học tập với tranh ảnh các em thấy được hình dạng bên ngoài của đối tượng nghiên cứu từ đó giúp các em hình thành được những biểu tượng về đối tượng. Đồng thời qua việc phân tích tranh ảnh có nội dung địa lí còn giúp các em hiểu được một số hiện tượng tự nhiên, xã hội khó tri giác trực tiếp (ví dụ như quá trình hình thành hàm ếch, quá trình thổi mòn do gió). Như vậy, các bức tranh, ảnh cho phép tổ chức cho học sinh tri giác cảm tính tài liệu học tập, hình thành các biểu tượng địa lí đúng đắn.
Tranh ảnh địa lí được coi là một trong những nhân tố tác động quan trọng nhất hình thành lên yếu tố động lực và cảm xúc đối với người học- là yếu tố quyết định khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm. Vì vậy việc tăng cường sử dụng tranh ảnh còn thúc đẩy những hoạt động độc lập của người học, từ đó tự lực chiếm lĩnh và phản ánh tri thức.
Với những vai trò to lớn đó, việc tăng cường sử dụng tranh ảnh và đa dạng hóa tranh ảnh trong dạy học địa lí là một hướng tiếp cận quan trọng tạo nên thành công của quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
II. GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (GDPTBV) TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11- THPT (CTCB)
1. Quan niệm về Giáo dục vì sự phát triển bền vững
1.1. Khái niệm phát triển bền vững (PTBV)
Thuật ngữ Phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới, được công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.
Tiếp đó chương trình của Liên hiệp quốc (UNEP) cũng đưa ra khái niệm PTBV với khái niệm rộng hơn, bao gồm cả PTBV về xã hội, PTBV về kinh tế đã đề cập tới nhưng chưa đầy đủ.
Năm 1987, trong báo cáo "Tương lai của chúng ta", Ủy ban quốc tế về Môi trường và phát triển (WCBP) của Liên Hợp Quốc đã định nghĩa: "PTBV là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai". Báo cáo này khẳng định, phát triển kinh tế và môi trường là không tách rời nhau. PTBV ngày càng phổ biến trên qui mô toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển (NCED) được tổ chức tại Rio de Janeino (Brazil - 1992) và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (CH Nam Phi - 2002) đã đưa ra khái niệm: "Phát triển bền vững là một quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế, phát triển xã hội, và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai".
PTBV đòi hỏi các lĩnh vực sinh thái, kinh tế và xã hội phải kết hợp chặt chẽ và phát triển một cách hài hòa. Điều đó có nghĩa là khi đẩy mạn
File đính kèm:
- luan van tot nghiep da sua.doc