Lịch sử phát triển cho thấy công nghệ sinh học (CNSH) đã chứng minh tính hiệu quả trong việc lựa chọn và tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt hơn.
Trong lịch sử xa xưa từ 8.500 đến 5.500 năm trước công nguyên, con người bắt đầu sống định cư, biết trồng trọt và chăn nuôi để có lương thực thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày thay vì sống nhờ săn bắn và hái lượm như trước. Cũng chính nhờ sự canh tác con người đã dần dần trở nên thông minh hơn. Họ đã biết chọn những cây trồng tốt nhất để làm giống cho vụ mùa năm sau.
Qua nhiều năm phát triển, đến thời kỳ 1.800 năm trước công nguyên, người Babylon đã nghĩ ra cách cải thiện chất lượng của cây chà là bằng cách lấy phấn hoa của cây đực có những đặc tính nổi trội và thụ phấn cho cây cái.
Đến năm 1863, sau một thời gian quan sát cây đậu Hà Lan, nhà khoa học lừng danh người Đức Gregor Johann Mendel đã đi đến kết luận rằng “những phần tử không nhìn thấy được” (sau này gọi là gen) có thể mang đặc tính từ các cây mẹ sang cây con bằng phương pháp có thể dự đoán được - từ đó các định luật về di truyền bắt đầu được nghiên cứu.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thật bất ngờ về công nghệ sinh học thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự thật bất ngờ về công nghệ sinh học thực phẩm
Mặc dù cây trồng biến đổi gen (GM) mới được trồng đại trà trên thế giới 16 năm qua, nhưng hình thái đơn giản nhất của nó đã xuất hiện từ trước công nguyên.
Mặc dù cây trồng biến đổi gen (GM) mới được trồng đại trà trên thế giới 16 năm qua, nhưng hình thái đơn giản nhất của nó đã xuất hiện từ trước công nguyên.
Cà chua mang thương thiệu FlavrSavr® là cây trồng CNSH đầu tiên được bán ra thị trường vào năm 1994. (Nguồn: Kitchendaily)
Cà chua mang thương thiệu FlavrSavr® là cây trồng CNSH đầu tiên được bán ra thị trường vào năm 1994. (Nguồn: Kitchendaily)
Lịch sử phát triển cho thấy công nghệ sinh học (CNSH) đã chứng minh tính hiệu quả trong việc lựa chọn và tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt hơn.
Trong lịch sử xa xưa từ 8.500 đến 5.500 năm trước công nguyên, con người bắt đầu sống định cư, biết trồng trọt và chăn nuôi để có lương thực thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày thay vì sống nhờ săn bắn và hái lượm như trước. Cũng chính nhờ sự canh tác con người đã dần dần trở nên thông minh hơn. Họ đã biết chọn những cây trồng tốt nhất để làm giống cho vụ mùa năm sau.
Qua nhiều năm phát triển, đến thời kỳ 1.800 năm trước công nguyên, người Babylon đã nghĩ ra cách cải thiện chất lượng của cây chà là bằng cách lấy phấn hoa của cây đực có những đặc tính nổi trội và thụ phấn cho cây cái.
Đến năm 1863, sau một thời gian quan sát cây đậu Hà Lan, nhà khoa học lừng danh người Đức Gregor Johann Mendel đã đi đến kết luận rằng “những phần tử không nhìn thấy được” (sau này gọi là gen) có thể mang đặc tính từ các cây mẹ sang cây con bằng phương pháp có thể dự đoán được - từ đó các định luật về di truyền bắt đầu được nghiên cứu.
Từ cấu trúc DNA đến cây trồng CNSH
Năm 1875 các nhà khoa học đã tạo ra giống lúa lai đầu tiên giữa lúa mì và lúa mạch có khả năng chịu hạn và cho năng suất cao. Gần một thế kỷ sau, James Dewey Watson, nhà khoa học người Mỹ và Francis Harry Compton Crick, nhà khoa học người Anh đã đồng phát hiện ra cấu trúc DNA (gen) vào năm năm 1953.
Nhờ những nỗ lực vượt bậc của các nhà khoa học, năm 1961 Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã đăng ký và công nhận loại thuốc trừ sâu sinh học đầu tiên có tên Bacillus thuringiensis (Bt). Đến năm 1973, hai nhà khoa học có tên Stanley Norman Cohen và Herbert W. Boyer đã thành công trong việc cấy vật liệu gen của một sinh vật này sang một sinh vật khác.
Vào năm 1986, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã cho phép trồng đại trà cây trồng công nghệ gen đầu tiên, đó chính là cây bông có khả năng chống chọi với vi-rút gây bệnh đốm lá.
Đến năm 1992, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra một chính sách quy định rằng các thực phẩm được sản xuất từ cây trồng công nghệ sinh học sẽ được quản lý theo các quy định tương tự như các loại thực phẩm khác. FDA cũng khuyến khích việc tham vấn trước khi đưa ra thị trường theo các tiêu chuẩn thực hành công nghiệp.
Recombinant bovine somatotropin (rBST), một chất protein chuyển hóa tự nhiên được tái tạo bằng CNSH và được cấy vào bò sữa để gia tăng sản lượng sữa đã được phê chuẩn ở Mỹ vào năm năm 1993.
Chỉ một năm sau đó, thực phẩm đầu tiên được sản xuất hoàn toàn từ CNSH – cà chua mang thương thiệu FlavrSavr® được bán trên thị trường sau khi FDA khẳng định tính an toàn của nó. Cây bí ngô CNSH kháng vi-rút cũng được trồng từ đó.
đến động vật chuyển gen đầu tiên
Đến năm 1996, một loạt cây trồng CNSH khác như cây đậu tương, cây bông, cây ngô, cây cải dầu, khoai tây và khoai lang được trồng phổ biến trên 180.000 ha ở các nước như: Ác-hen-ti-na, Úc, Ca-na-đa, Trung Quốc, Mê-hi-cô và Mỹ. Cùng năm đó, các nhà khoa học cũng đã lai tạo thành công giống cừu Dolly, loại động vật chuyển gen đầu tiên.
Hai năm sau, cây đu đủ kháng vi-rút được tạo ra nhờ CNSH được trồng ở Hawaii giúp khôi phục ngành đu đủ sau đại dịch bệnh đốm vòng. Cũng trong năm 1998, giống ngô ngọt kháng sâu bệnh được đưa vào canh tác.
Năm 1999, các nhà khoa học đã tạo ra một giống lợn được sản xuất theo công nghệ gen ở Ca-na-đa có tên Enviropig™. Giống lợn này có khả năng tạo ra enzim trong tuyến nước bọt giúp chúng tối đa hóa khả năng hấp thu chất phốt-pho từ thức ăn, góp phần bảo vệ môi trường.
Bất chấp những thông tin trái chiều, năm 2008 FDA công bố đánh giá rủi ro đối với các dòng động vật vô tính và đi đến kết luận rằng thực phẩm có nguồn gốc từ các dòng vô tính là an toàn như các thực phẩm khác. Cũng trong năm đó, củ cải đường được sản xuất bằng CNSH được trồng đại trà.
Năm 2011, các giống đậu nành “High-oleic”với hàm lượng chất béo không bão hòa cao, rất tốt cho tim mạch được trồng phổ biến ở Mỹ. Trong năm này, có thêm một số loại thực phẩm được sản xuất hoàn toàn từ CNSH được trình lên chính phủ xem xét như táo không hạt và khoai tây có hàm lượng acrylamide thấp.
Năm 2012, các nhà khoa học công bố rằng giống bò sữa có đặc tính giảm nguy cơ dị ứng sữa đã được tạo ra bởi công nghệ gen giúp loại bỏ một chất protein là tác nhân gây dị ứng với nước sữa trên người.
Cũng trong năm 2012 đã xác lập kỷ lục với 17,3 triệu nông dân từ 28 quốc gia trồng cây trồng công nghệ sinh học. Diện tích cây trồng công nghệ sinh học canh tác trên toàn cầu đạt mức kỷ lục 170,3 triệu ha.
File đính kèm:
- su_that_bat_ngo_ve_cong_nghe_sinh_hoc_thuc_pham.doc