Tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội Vàng

Trình bày những nét chính trong sự nghiệp thơ của Xuân Diệu.

ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI

* Mở bài: Thơ Xuân Diệu cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng đều kết hợp nhuần nhuỵ 2 yếu tố đẹp cổ điển và hiện đại, nhưng nét đặc sắc nổi bật nhất vẫn là một tâm hồn yêu đời, tha thiết với tình yêu và sự sống trần thế được biểu hiện trong những cảm xúc thơ luôn sôi nổi, nồng nàn và những rung động hết sức tinh tế.

* Thân bài:

a- Trước cách mạng tháng Tám 1945: Tác phẩm tiêu biểu là các tập “Thơ thơ” (1938), “Gửi hương cho gió” (1945).

Những đặc điểm nổi bật:

- Đặc điểm về tư tưởng nghệ thuật: bao quát, chi phối toàn bộ thế giới cảm xúc thơ là một niềm khao khát, giao cảm với cuộc đời và sự sống trần thế, thể hiện ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân bằng sự khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với đời.

- Thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu gắn liền với vẻ đẹp của lứa đôi và hính ảnh người thiếu nữ, một phương thức tối ưu để diễn tả cảm xúc của tâm hồn ông: trẻ trung, tình tữ, mộng mơ và hết sức lãng mạn.

- Những rung động tinh tế là nét đặc sắc nhất trong cảm xúc thơ Xuân Diệu.

- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới ở phương diện ngôn ngữ và thể loại.

b- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: bắt nhịp nhanh vào cuộc sống mới, say sưa ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân, Đảng, Bác, cuộc sống mới.

Những tác phẩm tiêu biểu: Ngọn quốc kì, Vàng sao (1945), Riêng chung (1960).

* Kết bài:

Xuân Diệu có vai trò quan trọng đối sự phát triển nền thơ ca hiện đại Việt Nam về nhiều mặt: tư tưởng cảm xúc, hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10111 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội Vàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC GIẢ XUÂN DIỆU VÀ BÀI THƠ VỘI VÀNG ĐỀ 1 Trình bày những nét chính trong sự nghiệp thơ của Xuân Diệu. ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI * Mở bài: Thơ Xuân Diệu cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng đều kết hợp nhuần nhuỵ 2 yếu tố đẹp cổ điển và hiện đại, nhưng nét đặc sắc nổi bật nhất vẫn là một tâm hồn yêu đời, tha thiết với tình yêu và sự sống trần thế được biểu hiện trong những cảm xúc thơ luôn sôi nổi, nồng nàn và những rung động hết sức tinh tế. * Thân bài: a- Trước cách mạng tháng Tám 1945: Tác phẩm tiêu biểu là các tập “Thơ thơ” (1938), “Gửi hương cho gió” (1945). Những đặc điểm nổi bật: - Đặc điểm về tư tưởng nghệ thuật: bao quát, chi phối toàn bộ thế giới cảm xúc thơ là một niềm khao khát, giao cảm với cuộc đời và sự sống trần thế, thể hiện ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân bằng sự khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với đời. - Thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu gắn liền với vẻ đẹp của lứa đôi và hính ảnh người thiếu nữ, một phương thức tối ưu để diễn tả cảm xúc của tâm hồn ông: trẻ trung, tình tữ, mộng mơ và hết sức lãng mạn. - Những rung động tinh tế là nét đặc sắc nhất trong cảm xúc thơ Xuân Diệu. - Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới ở phương diện ngôn ngữ và thể loại. b- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: bắt nhịp nhanh vào cuộc sống mới, say sưa ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân, Đảng, Bác, cuộc sống mới. Những tác phẩm tiêu biểu: Ngọn quốc kì, Vàng sao (1945), Riêng chung (1960). * Kết bài: Xuân Diệu có vai trò quan trọng đối sự phát triển nền thơ ca hiện đại Việt Nam về nhiều mặt: tư tưởng cảm xúc, hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ… ĐỀ 2 Tiếng nói sôi nổi, hăm hở với cuộc đời qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu. MỞ BÀI Xuân Diệu nhà mới nhất trong các nhà thơ mới Việt Na. Thơ Xuân Diệu luận thể hiện những cảm xúc nồng nàn, tha thiết với cuộc đời. Dưới cặp mắt xanh non và biếc rờn của Xuân Diệu, sự sống trần thế là một thế giới hấp dẫn và huyện diệu. Tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ độc đáo tích cự được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ “Vội vàng” (1938). Bài thơ là tiếng nói sôi nổi, hăm hở của nhà thơ trước cuộc đời, chứa đựng đằng sau những tình cảm ấy là cơ sở ý thức về một quan niệm nhân sinh- vũ trụ mới mẻ chưa từng thấy ở thơ ca truyền thống. THÂN BÀI 1- 4 câu thơ đầu: Tác giả muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” với lí do là để cho hương sắc cuộc đời đừng nhạt phai, đừng chảy chôi theo ngày tháng…. => Xuất phát từ tình yêu cuồng nhiệt đối với cuộc sống 2- Cảm nhận độc đáo của nhà thơ về cuộc đời: (tiếp đến “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”). - So sánh với các nhà thơ mới cùng thời: Nếu hầu hết các nhà thơ mới thời ấy đều biểu hiện thái độ chán ghét thực tại: + Chế Lan Viên khóc cho một đế chế “điêu tàn” trong quá khứ, còn với thực tại ông chỉ cảm thấy đau khổ “Tôi có chờ đâu có đợi đâu- Đem chi xuân đến…. nghĩa khổ đau”. + Huy Cận thấy cuộc đời như một vũ trụ sầu: “Trái đất ba phần tư nước mắt- Đi như giọt lệ giữa không trung”. + Vũ Đình Liên nuối tiếc cái đẹp xưa, những vàng son của thời quá vãng. + Thế Lữ, Văn Cao.. cũng chỉ tìm thấy giấc mộng hạnh phúc ở chốn bồng lai, tận những “Suối mơ, Thiên thai… Còn Xuân Diệu: luôn tìm thấy cái đẹp hạnh phúc ngay giữa cuộc đời trần thế. Nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh nhận xét “Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Trước cuộc đời, Xuân Diệu luôn là “Một nguồn sống rạo rực chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này, khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, than thiết”. - Đoạn thơ “ Của ong bướm này đây …=> của yến anh…” => Cảm xúc về cuộc đời trong bài thơ này là nỗi sung sướng, vồ vập trước một thế giới tươi non đầy hương thơm, mật ngọt, tình yêu, ánh sáng, âm nhạc… tất cả đều cuốn hút say mê. Nhà thơ đã phát hiện một thiên đường mặt đất ngay trên cuộc sống trần thế, ngay trong tầm tay của chúng ta. Và qua cách diễn đạt độc đáo của Xuân Diệu cuộc sống như một mâm cỗ trân thức sẵn bày đang bày sẵn, dâng đón, mời chào, như giục giã mọi người hãy tận tưởng hương thơm trãi ngọt của thiện nhiên và cuộc đời ban tặng. + Từ ngữ “này”, “đấy” là những từ ngữ có chức năng định vị một không gia gần, chỉ một địa điểm nơi chốn ngay trước mắt. Hai từ “này”, “đây” lại được sử dụng kết hợp theo lối song trùng, tạo thành một từ ghép đồng chức năng, khiến cho cấp độ ý nghĩa của thành tố đứng sau được nhẫn mạnh thêm. Từ “Này đây” lại được lặp lại ở mỗi dòng thơ tạo thành điệp khúc diễn tả cảm xúc xôn xao, náo nức trong tâm hồn nhà thơ, đồng thời sau từ “này đây” là những hình ảnh của tình yêu, sự sống đang vào độ xanh tươi, mơn mởn, căng ứ nhựa sống. “Này đây” là “tuần tháng mật”, này đây là đồng nội xanh rì….lá cành tơ phơ phất và này đây là khúc tình si….= > Người đọc như thấy được cả sự háo hức của chính tâm hồn nhà thơ, một nhà thơ ham sự sống nên luôn nhìn sự sống trong trạng thái sinh sôi, nảy nở, tràn đầy sức sống. + Bốn câu thơ không chỉ diễn tả cảm xúc trước những hình ảnh của thiên nhiên và sự sống mà còn chứa đựng cả không gia và thời gian. +) Thời gian ở đây là thời gian của khoảnh khắc đắm say, tươi đẹp nhất: là lúc đậm mật đối bướm ong, là tuần tháng mật đối con người và đôi lứa, là tháng giêng của mùa xuân. +) Không gian ở đây là những hình ảnh của không gian màu sắc rực rỡ, tươi thắm và rộng rãi: là hoa của đồng nội xanh rĩ, là những lá cành tơ phơ phất là những âm thanh say đắm và ríu rít … - 3 câu tiếp: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi / Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa / Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. - Đối với Xuân Diệu, cái đẹp nhất của thế giới này vẫn là vẻ đẹp của con người. Nếu thơ ca trung đại thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực mà con người hướng tới (Phù dung như diện- Liễu như mi) hoặc “Mái cốt cách…” thì đến Xuân Diệu làm ngược lại, ông lấy con người làm tiêu chuẩn để miêu tả thế giới tự nhiên. + Ánh sáng của tia nắng bình minh mỗi buổi sớm mai được ví như ánh chớp hàng mi của người con gái đẹp. + Tháng giêng được ví với cặp môi gần. Cách dùng chữ, cách tạo hình ảnh và thủ pháp so sánh thật bạo, rất Xuân Diệu nhưng cũng thật đúng. Đúng bởi tháng giêng là tháng đầu tiên trong năm, tháng đẹp nhất của mùa xuân- mùa vạn vật sinh sôi, nảy nở, cây lá đâm chồi, nở hoa kết trái, là mùa giàu sinh khí, đẹp nhất trong các mùa của một năm- so sánh với cặp môi gần gợi lên vẻ đẹp trần thế, trong trắng, tràn trề nhựa sống => so sánh rất phù hợp. 3- Đoạn thơ tiếp: (Từ “Xuân đương tới…=> Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa!...) Là những cảm nhận độc đáo của nhà thơ về thời gian. Đây là sự đối lập giữa thời gian hữu hạn của đời người và thời gian vô hạn của thiên nhiên. Cuộc đời tươi đẹp, muôn sắc, muôn màu và thật đáng sống những cuộc đời lại ngắn ngủi, tuổi trẻ chỉ có một lần… Nhà thơ Xuân Diệu đã ý thức sâu sắc được sự ngắn ngủi của đời người trước thời gian một đi không trở lại. Đây cũng chính là một khía cạnh vầ ý htức cá nhân được thức tỉnh. Xuân Diệu đã ý thức sâu sắc khoảnh khắc chốc lát của đời người và sự phai tàn mau chóng của tuổi xuân (cũng như các nhà thơ mới). + Cảm nhận về thời gian khá đặc sắc: Xuân đương tới….Mà xuân hết, nghĩa là…” => Cảm nhận về thời gian: nhận ra mâu thuẫn giữa thời gian một đi không trở lại của đời người >< thời gian tuần hoàn qua lại của vũ trụ vô biên. Vì thế khi xuân đến thì sung sướng nhưng vội vàng một nửa. Xuân Diệu rất sợ tương lai, sợ ngày mai, bởi tương lai và ngày mai đồng nghĩa với sự tàn phai, mất mát. - Nỗi sợ về thời gian ấy đã chi phối mọi cảm xúc trước cuộc đời của nhà thơ xuất phát từ ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của đời người trước thời gian một đi không trở lại, nhà thơ thấy sự tuần hoàn của mùa xuân thật là khắc nghiệt, thật vô lí, bởi tuổi xuân của đời người đã qua đi thì sự trở lại mùa xuân của đất trời cũng trở nên vô nghĩa: Lòng tôi rộng những lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Đoạn tiếp : Còn trời đất, nhưng… Nên bang khuâng… Mùi……. Khắp sông núi Cơn gió xinh Phải chăng……? Chim rộn ràng… Phải chăng sợ độ phai tàn sắp xửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chảng bao giờ nữa!... => Thi sĩ thấy nuối tiếc tất cả mọi thức trong cuộc đời, vì tuổi trẻ cứ mãi qua đi, bất chấp khát vọng của con người, Mùa cuân của thiên nhiên càng đẹp thì sự nuối tiếc ấy càng lớn. Thậm chí, nó còn trở thành một nỗi nuối tiếc, xót xa, tuyệt vọng. Trong tâm trạng ấy, nhà thơ như dự cảm được những chia li, tàn phai, héo úa: trong cái ríu rít, non tơ, sậm mật ở hiện tại hình như chứa sẵn những li biệt, tàn phai sắp sửa… 4- Đoạn cuối “Ta muốn ôm => Hỡi xuân hồng…”: Thể hiện thái độ của nhà thơ trước cuộc đời - Nếu các nhà thơ mới hầu hết rơi vào nỗi bơ vơ, tuyệt vọng, cô đơn thì Xuân Diệu hoàn toàn ngược lại. Trong thơ Xuân Diệu luôn thể hiện yêu đời, ham sống, sống hết hết mình. Hồn thơ của Xuân Diệu luôn gắn bó với trần thế cùng với niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, với thiên nhiên và tạo vật. Chính vì thế mà thi sĩ có những ý tưởng ngông cuống và khác lạ, và quyết liệt như muốn “tắt nắng”, muốn’ buộc giáo”, muốn tận hưởng những giây phút ngắn ngủi của cuộc đời ‘Mau lên thôi mùa chưa ngả chiều hôm”. Mô típ giục giã gấp gáp trở đi trở lại nhiều lần trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng Mau lên chứ vội vàng lên…., Gấp đi em anh rất sợ ngày mai/ Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn. Và mô típ này cũng được bộc lệ đầy đủ trong “Vội vàng”. => Thể hiện quan niệm sống tích cực. - Đoạn thơ: (…) + Sử dụng nhiều động từ tăng dần về cường độ và sắc thái: Ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn. + Những câu thơ tự do với nhịp thơ liền mạch => +Thi sĩ muốn cuống quít, hối hả, gấp gáp, vội vàng trong một niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, thiên nhiên và tạo vật trong đôi tay tham lam, vồ vập, hăm hở của mình hòng ghì riết lấy sự sống này. + Thái độ trước sự sống như thế cũng là đỉnh cao cảm xúc của tác giả trước cuộc đời và thiên nhiên tạo vật được dồn tụ và thể hiện trong bài thơ. KẾT LUẬN - Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống đến cuống quit, vồ vập để tận hưởng cuộc sống trần thế đầy tươi đẹp. - Thể hiện một quan niệm nhận sinh tích cự của nhà thơ. ĐÂY THÔN VĨ DẠ Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. ĐỊNH HƯỚNG * Những điểm đáng lưu ý của bài thơ. - Hàn Mặc Tử viết “Đây thôn Vĩ Dạ” vào tháng 11/ 1939, trước một năm khi tác giả từ trần (11-11-1940), sau đó được in trong tập “Thơ điên” (Đau thương), một trong 3 tập thơ được sáng tác vào giai đoạn lâm bệnh nặng. - “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ tình hay bài thơ phong cảnh? + Nếu căn cứ vào nhan đề thì rõ ràng bài thơ viết về thôn Vĩ Dạ, một làng ngoại ô kinh thành Huế, bên bờ sống Hương, có nhiều quan chức triều đình Huế lui về an trí ở đây. Làng có những ngôi nhà xinh xắn, cây cối tốt t]ơi xum xuê, mướt xanh… Những năm tháng Hàn học ở trường Pẻlerin Huế, thôn Vĩ Dạ còn để lại trong kí ức nhà thơ những ấn tượng khó phai mờ… => Ấn tượng ấy được hồi tưởng ở khổ thơ 1 bài thơ. + Tuy nhiên, nguyên cớ trực tiếp, đầy cảm hứng lại là mối tình đơn phương rất nồng thắm của Hàn với Hoàng Cúc. Qua tấm bưu ảnh (Hoàng Cúc gửi), những hồi ức về mối tình đẹp đẽ của thi nhân đang bệnh tật đáu đớn là những yếu tố không thể bỏ qua khi tìm hiểu bài thơ. Những yếu tố đó không chỉ đóng vai trò khơi nguồn cảm hứng mà còn là chất liệu hiện thực, đồng thời cũng là cẩu nối thể hiện trạng thái tâm trạng và tình cảm đặc biệt của nhà thơ. - Diểm đáng chú ý: thơ Hàn Mặc Tử giai đoạn cuối đời, thơ Hàn có bước nhảy rất lạ cả cảnh, ý và thi tứ, tiến rất gần ranh giới của thơ siêu thực, tượng trưng. Điều này cũng được thấy rõ ở “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ này, nếu nhìn hình thức bề ngoài ta thấy như có sự tư duy đứt đoạn, không thống nhất về không gian và thời gian: Khổ 1: khung cảnh thiên nhiên tươi non đầy sức sống vào một buổi sáng sớm trong đời thực, Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên hiu hắt, chia lìa vào một buổi chiều hôm và một đếm trăng, khổ 3: là những bóng hình đã xa, những khói sương mộng ảo, còn thời gian hoàn toàn mở mịt…=> Những hình ảnh kí ức về thôn Vĩ và những hoài niệm về một mối tình xưa đã được “nhìn” bằng các tâm trạng khác nhau của chính tác giả qua mỗi khổ thơ. 2- Bài thơ: * Bốn cầu thơ đầu: - Sao anh không về chơi thôn Vĩ? => Lời cô gái Hoàng Cúc hay cô gái Vĩ Dạ nào đấy => Nhưng thực chất đó cũng là hình bóng của Hoàng Cúc được trìu tượng hoá đi, được tác giả nhắc lại như một lời mời, lời trách….? Hay đó cũng là lời tự vấn của tác giả….? - Nhìn nắng…. => mặt chữ điền. => Đây chính là cảnh trong ấn tượng của kí ức vì rất ít nét. Nó chỉ lưu giữ những gì của cảnh vật gây ấn tượng nổi bật. + Vĩ Dạ có những hàng cau cao vút có thể nhìn thấy từ xa, những vườn cây trái mướt xanh dễ gây chú ý của cảm giác. +) Nhưng tả hàng cau: Tác giả chỉ nhấn mạnh đến nét tinh khôi của cảnh vật vào lúc sáng sớm: Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên, Nắng mới lên: ánh nắng bình minh của buổi sớm mai. +) Tả vườn: Tác giả chỉ lưu giữ một ấn tượng sâu đậm trong lòng mình về vẻ mướt xanh của cây lá trong vườn. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc => So sánh khu vườn xanh mướt như ngọc: trong màu xanh có ánh sáng, có sương long lanh của buổi sớm mai. + Câu thơ: Lá trúc che ngang mặt chữ điền: khuôn mặt chàng trai hay cô gái => Nhằm gợi tả vẻ thuần hậu chất phác, đáng mến khó quên của người thôn Vĩ. * Tóm lại: 4 câu thơ tả cảnh Vĩ Dạ đầy gợi cảm, và sức sống. Đằng sau bức tranh đó còn ẩn chứa niềm vui gặp gỡ, niềm xúc động của một con tim đau đớn nhưng vẫn chất chứa bao niềm hi vọng. 2- Khổ 2 và khổ 3 Khổ 2, và khổ 3 có bước chuyển đột ngột làm, làm thay đổi hẳn sắc thái của cảnh, ý và thi tứ. * Khổ 2: Cảnh Vĩ Dạ được mở rộng về mặt không gian: dòng sông, con thuyền, bến nước, mây, gió, đêm trăng… nhưng chứa đầy tâm trạng. So với khổ thơ trên thì khổ thơ này rất ít tính hiện thực. + Nét nổi bật của thiên nhiên, cảnh vật trong khổ thơ này là sự chia lìa, hiu hắt Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay. Gió- mây vốn gắn bó bến nhau “gió cuốn mây bay” thì giờ đây gió đi một đường mây đi một nẻo., thuyền và bến rời bỏ nhau vì thuyền đang đậu ở bến nhưng chuẩn bị chở trăng đi nơi khác. + Nhưng thuyến và bến ấy ( Thuyền ai đậu…) có lẽ cũng chỉ là những hình ảnh trong tâm tưởng, vì con thuyền là thuyền ai: không xác định, còn bến là bến sông trăng- một con sông ảo ảnh. => Đó là những hình tượng cảm xúc rất phù hợp với tâm trạng của chính tác giả, một con người bệnh tật, cô đơn, nhưng vẫn luân khắc khoải, tha thiết với cuộc đời. * Khổ 3: Khổ thơ gợi tả những ấn tượng cảm xúc về người con gái trong lòng nhà thơ. Nhưng đó chỉ là một bóng hình đã xa, bởi đối với Hàn, cô gái Vĩ Dạ năm nao giờ chỉ còn là người trong giấc mộng, đã hoàn toàn cách biệt, xa vời: Mơ khách đường xa ……………Ai biết tính ai……… + Chữ “mơ” đứng ở đầu câu thơ như hàm chứa cả hai nghĩa: mơ (mộng) và mơ ước => Dù hiểu theo nghĩa nào thì mạch cảm xúc chính trong cả khổ thơ: vẫn là sự cách biệt sâu thẳm giữa hai người: “Em” giờ là “khách” thậm chí là “khách đường xa”. + “khách đường xa” lặp lại 2 lần nhấn mạnh sự cách biệt. Vì là “Khách đường xa” nên hình bóng nhạt nhoà, chỉ như một ảo ảnh: áo em trắng quá nhìn không ra - Ở đấy sương khói mờ nhân ảnh=> Sương khói của không gian và thời gian là bức màn ngăn che, khiến người trong ảnh nhạt nhoà chỉ còn là bóng ảnh. + Câu hỏi cuối khổ thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” bộc bạch một nỗi lòng: niềm nhớ thương sâu sắc với người trong mộng, có pha chút hờn giận cay đắng bởi nỗi cô đơn tuyệt vọng đã dâng đầy. * Tóm lại: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” hình thức, cấu tứ bề ngoài dường như đứt đoạn, rời rạc nhưng vẫn chìm ẩn bên trong một mạch cảm xúc thống nhất, đó chính là tiếng lòng của một con người tha thiết với thiên nhiên và con người xứ Huế trong những thời khắc bệnh tật hiểm nghèo của thi nhân. TRÀNG GIANG (Huy Cận) Đề bài: Tràng giang của Huy Cận vừa mang nét đẹp cổ điển vừa hiện đại. Anh/ Chị hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên. ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI MỞ BÀI - Giới thiệu nhà thơ Huy Cận: Huy Cận là một trong những nhà thơ mới trước Cách mạng tháng Tám 1945. Hồn thơ Huy Cận luôn chứa chất một nỗi buồn nhân thế, nỗi sầu vạn cổ, nỗi buồn tủi về thân phận bơ vơ, nhỏ bé trước cuộc đời đầy bất trắc. Do đó, Huy Cận thường tìm đến những không gian dài rộng để làm nổi bật cảm giác cô đơn, rợn ngợp của con người. - Giới thiệu bài thơ: “Tràng giang” in trong tập “Lửa thiêng”, xuất bản 1940, nằm trong mạch cảm xúc chung, khá tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Bài thơ gợi tả trời đất mênh mang, qua đó thể hiện nỗi buồn tủi, tâm trạng cô đơn và cảm giác rợn ngợp của con người khi đứng trước khung cảnh trời đất mênh mang hùng vĩ của quê hương mình. THÂN BÀI 1- Một số điểm cần lưu ý về bài thơ: * Cần hiểu hoàn cảnh ra đời và tâm trạng nhà thơ để hiểu bài thơ: - Theo tác giả, bài thơ được gợi tứ khi chính tác giả đứng trước cảnh sông nước sông Hồng mênh mông, nhưng đó cũng là cảm xúc chung về các dòng sông khác của quê hương. => Điểu ấy có nghĩa là người đọc Không nến tìm ở Tràng giang một con sông cụ thể nào mà đó chỉ là những nỗi niềm xúc cảm về một không gian mênh mang của một hồn thơ. - Bài thơ lúc đầu có tên “Chiều thu trên sông” (khi ông đứng ở ngã ba Chèm nhìn sông nước sông Hồng rợn ngập và nghĩ về những kiếp người nhỏ nhoi, đơn chiếc, nổi trôi, vô định => Đó chính là mạch cảm hứng chủ đạo, nỗi niềm tha thiết trong tâm hồn của chủ thể trữ tình được biểu hiện nhất quán trong toàn bộ thi phẩm này. * Nhan đề bài thơ: - “Tràng giang”: gợi cảm giác mênh mông sông nước được gợi lên từ âm “ang”. - “Tràng giang” một cụm từ Hán Việt, cũng đồng nghĩa với sông dài hay Trường giang. Nhưng nếu sông dài hay Trường giang chỉ gợi chiều dài của con sông, thì cách điệp vần “ang” trong cụm từ Tràng giang đã gợi lên được cả chiểu dài và chiều rộng của con sông => Làm cho dòng sông Tràng giang có dáng vẻ cô liêu, cổ kính như thời tiền sử chảy về. - Ấn tượng chung đó lại được tô đậm thêm ở câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài…. * Nhận xét chung toàn bộ bài thơ: - Bài thơ có 4 khổ giống như một bài thơ tứ tuyệt của Đường thi. Tuy cảnh vật 4 khổ có khác nhau nhưng cả 4 khổ thơ có chung một cấu tứ: Khổ nào cũng mênh mang sóng nước và dợn dợn một nỗi buồn sầu. Ẩn chứa bên trong cái thi tứ chung ấy là tâm trạng của chủ thể cảm xúc đại diện cho cả một thế hệ thanh niên mất nước luôn cảm thấy mình nhỏ bé, lạc lõng, bơ vơ trước cuộc đời. => Bài thơ mang một một màu sắc cổ điển là ở chỗ đó. 2- Bài thơ: a- Khổ thơ đầu: Khổ thơ miêu tả khái quát khung cảnh sông nước Tràng giang, nhưng thực chất gợi tả về thân phân lạc loài, phiêu dạt. - Câu thơ mở đầu: Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp. => Câu thơ tả sóng nhưng thực chất để nói về một nỗi buồn. Nỗi buồn được ví như sóng vậy, cứ điệp điệp, miên man không dứt, vô hạn, vô hồi. Dòng Trường giang mênh mông, bát ngát nhưng sóng chỉ gợn, điệp điệp mien man nên mặt sông dường như rộng thêm, hoang vắng thêm. Sóng gợn như thể nỗi buồn điệp điếp, nhưng nhờ thiếu vắn từ so sánh khiến cho ý nghĩa của câu thơ có vẻ trừu tượng hơn, tạo ra sự mờ nhoè cần thiết, và cũng khơi gợi được sự đa phương, đa chiều trong lòng người đọc. - Hai câu thơ tiếp: Con thuyền xuôi mái nước song song/ Thuyền về nước lại sầu trăm ngả. => Xuất hiện một hình ảnh con thuyền, nhưng hình ảnh con thuyền và nước cũng gợi nhiều cảm xúc, nhiều sự liên tưởng. + Con thuyền vốn là một hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, phiêu dạt (Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh/ Giữa dòng ngao ngán nỗi lên đênh- Hồ Xuân Hương). Ở đoạn thơ này, con thuyền ấy lại còn xuôi mái, không người lái, nó buông xuôi, buông trôi mặc cho sự đưa đẩy của dòng nước, như những kiếp người tha phương lạc loài, phó mặc cho sự trôi nổi của số phận. + Thuyền và nước cũng chẳng hoà nhập với nhau, chỉ song song với nhau chứ không có sự hoà đông, đồng cảm một mối dây liên hệ nào. Thuyền buồn xuôi, buông trôi với dòng mà còn phải chia li với dòng, bởi nước cũng có nỗi buồn riêng: sầu trăm ngả. Nên thuyền về không làm cho nước vui lên mà trái lại càng làm cho nước thêm sầu, thêm tủi. - Câu thơ cuối: Củi một cành khô lạc mấy dòng khép lại cả đoạn thơ. Nhưng hình ảnh cành củi khô mục nát, rơi gãy lạc mấy dòng => gợi những liên tưởng mạnh mẽ vè thân phận của một kiếp người: bơ vơ, lạc long, bị bỏ rơi giữa mấy dòng vô định. * Tóm lại: Đoạn thơ gợi lên cảnh vật nhỏ nhoi, đơn chiếc, buồn, cô đơn,.. rất tội nghiệp. Đó cũng chính là cái tôi cô đơn, tôi nghiệp của thế hệ thi nhân trong thơ mới. 2- Khổ thứ 2: Vẫn tiếp tục mạch cảm xúc của khổ thơ đầu nhưng nhấn mạnh về không gian hoang vắng, cô liêu => gợi tả nỗi buồn về sự sống tàn tạ, bị bỏ quên. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. => Khung cảnh dòng tràng giang mênh mang được diễn tả bằng những câu thơ thật đặc sắc: - Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu…: + cồn là một doi cát nhỏ nổi lên giữa dòng sông, bị bao bọc bởi bốn bề mênh mang sóng nước => hình ảnh ấy cũng tượng trưng cho một thế giới bị cô lập, phong toả, đóng kín. +Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ lơ thơ lên trước sự vật khiến câu thơ tăng thêm tính chất tạo hình, hình ảnh trở nên nổi bật hơn => Vậy, giữa cái không gian sông nước mênh mông đó, những gì hiện hình lại quá bé nhỏ: cồn nhỏ lại chỉ lơ thơ trong gió lạnh đièu hiu gợi vẻ hiu hắt, quạnh vắng như cuộc sống bị bỏ quên. Huy Cận đã học được hai chữ đìu hiu trong những câu thơ trong “chinh phụ ngâm” do Đoàn thị điểm dịch: Non kì quạnh quẽ trăng treo Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò Hồn tử sĩ gió ù ù thổi Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi. Chữ đìu hiu láy vần iu gợi cảm giác thê lương, rợn ngợp. - Câu thơ thứ 2: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều: Buổi chợ chiều vốn đãn gợi sự buốn vắng, còn cảnh chợ chiều đã vãn gợi cảnh tàn tạ. Còn gì buồn hơn một ngày tàn, chiều tàn, chợ tàn… + Vậy mà một chút dư âm tàn tạ, buồn bã, xa xôi ấy cũng thiếu vắng (Đâu tiếng làng xa) => Chữ đâu là một đại từ nghi vấn phủ định, được đặt đầu câu thơ, trước hình ảnh như một câu hỏi. Chữ đâu có thể 2 cách hiểu: (Cách hiểu một: không có, cách hiểu 2 là có nhưng không rõ “đâu đây”). Có thể hiểu theo cách thứ 2: Đâu đây vẳng lại tiếng nói lao xao của buổi chợ chiều đã vãn ở tận phía làng xa => Câu thơ lấy động tả tĩnh: tiếng làng xa, âm thanh duy nhất của sự sống đã tàn tạ nhưng cũng chỉ rất mơ hồ, xa xăn, hư thực, như có như không… => Câu thơ thể hiện nỗi lòng tha thiết khắc khoải và tâm trạng bơ vơ đến rợn ngợp của con người giữa cảnh mênh mang, quạnh vắng của một buổi chiều quê. - Hai câu cuối khổ thơ: Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. + Câu thơ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót: miêu tả ấn tượng về ảo giác là chính., bởi trong một câu thơ mà cùng hiện cả nhiều chiều không gian: xuống, lên, sâu, cao. “chót vót” là một tính từ chuyên dùng để tả chiều cao, nhưng trong câu thơ này chót vót nó được làm tính từ để diễn tả chiều sâu. Theo ngữ pháp tiếng Việt thì cấu trúc câu này không phù hợp, nhưng đặt trong hoàn cảnh của nó thì câu thơ này là một sự sáng tạo. Bởi khi tác giả đứng trên đê sông Hồng nhìn xuống lòng sông, có thể nhìn thấy được cả toàn bộ bầu trời xanh cao chót vót. Cách kết hợp từ như vậy vừa gợi ra được chiều sâu thăm thẳm của dòng sông, vừa gợi ra được chiều cao chót vót của bầu trời. + Hai chiều sâu, chiều cao ấy lại kết hợp với câu thơ tả về chiều dài và chiều rộng (Sông dài, trời rộng, bến cô liêu) => tạo ra một không gian nhiều chiều, trải rộng và mãi mãi ra về phía không cùng, không tận. + Không gian mênh mông, thăm thẳm, hoang vắng ấy, các sự vật không có sự giao hoà, gặp gỡ, không có chút liên hệ nào: nắng xuống thì trời lên, sâu lại hoá thành cao, sông dài liền với trời rộng… * Tóm lai: Cả khổ thơ gợi tả không gian đa chiều mang màu sắc tâm trạng độc đáo: Đó là một vũ trụ bao la, hùng vĩ nhưng thiếu vắng sự sống, là bức tranh về thế giới mà cảm giác rợn ngợp, cô liêu là những sắc màu chủ yếu, bởi nó thiếu vắng đi những sự giao cảm ấm áp, gần gũi của cuộc đời. 3- Khổ thơ thứ 3: Bèo dạt về đâu…..=> Lặng lẽ bở xanh… Đoạn thơ có sự đối lập những sự vật hiện diện >< sự vật không hiện diện của dòng sông. Những vật không hiện diện như: cây cầu, con đò… lẽ ra phải là những sự vật có mặt trên khắp các dòng sông, nhưng ở đây dòng sông chỉ hiện hữu: bèo trôi và bở bãi bát ngát một màu. + Bèo là hình hình ảnh gợi ra sự trôi nổi, thân phận bọt bèo, mà ở đây lại là bèo dạt về đâu => vô định, không phương hướng. Những cánh bèo cô đơn, vô định ấy cứ đơn độc hàng nối hàng. + Dòng sông mênh mang thì không một chuyến đò ngang, không một nhịp cầu nối đôi bờ => gợi ra đôi bờ của dòng sông như 2 thế giới hoàn toàn xa lạ, cách biệt, cứ song song lặng lẽ tiếp bãi vàng, không một chút niềm thân mật, không giao cảm giao hoà. => Khung cảnh thiên nhiên ấy gợi lên niềm khao khát của một con người không tìm thấy tâm hồn đồng điệu trong cuộc đời, trong một thế giới mà nỗi buồn về th

File đính kèm:

  • docde van 11 tho.doc