Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Sinh học - Cấp thpt

MỤC LỤC

 Trang

Lời nói đầu

Danh mục các chữ viết tắt

Mục lục

Hướng dẫn sử dụng tài liệu

Kế hoạch, nội dung tập huấn 3

Phần thứ nhất

Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá

1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá

2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá 17

hần thứ hai

Biên soạn đề kiểm tra

1. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra môn Sinh học THCS 30

2. Ví dụ về biên soạn đề kiểm tra môn Sinh học THCS 46

Phần thứ ba

Thư viện câu hỏi và bài tập

1.Về dạng câu hỏi

2.Về số lượng câu hỏi

3. Yêu cầu về câu hỏi

4. Định dạng văn bản

5. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi 77

Phần thứ tư

Hướng dẫn tập huấn tại địa phương

Phụ lục

1. Các đề kiểm tra tham khảo

2. Các mẫu biểu, phiếu sử dụng trong đợt tập huấn

3. Phiếu đánh giá khoá tập huấn

4. Tài liệu tham khảo (nhóm tác giả đã sử dụng trong quá trình biên soạn tài liệu tập huấn)

 

doc121 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Sinh học - Cấp thpt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC – DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA, XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH HỌC - CẤP THPT (Tài liệu lưu hành nội bộ) Hà Nội, tháng 12 / 2010 Người biên soạn: TS. VŨ ĐÌNH CHUẨN (Phần I, III) TS. NGÔ VĂN HƯNG (Mở đầu, Phần II, IV, Phụ lục) ThS. ĐỖ THỊ TỐ NHƯ (Phần II, IV, Phụ lục) Lời nói đầu Thực hiện Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT, ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011; Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ GDĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010-2011; để thực hiện thống nhất về kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề trong tất cả các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với Chương trình phát triển giáo dục trung học tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí và giáo viên về kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập với nội dung cụ thể như sau: - Chỉ đạo triển khai thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT về biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề, thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá. - Trang bị cho cán bộ quản lí và giáo viên các quy trình và kĩ thuật cơ bản thiết lập ma trận đề và biên soạn đề kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ. - Hướng dẫn các các cơ sở giáo dục trung học tổ chức xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập để giáo viên và học sinh sử dụng biên soạn các đề kiểm tra theo ma trận đề. - Hướng dẫn tổ chức bồi dưỡng về kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập tại địa phương. Cấu trúc tài liệu gồm Phần thứ nhất: Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá Phần thứ hai: Biên soạn đề kiểm tra Phần thứ ba: Thư viện câu hỏi và bài tập Phần thứ tư: Hướng dẫn tập huấn tại địa phương Phụ lục Chúng tôi hi vọng cuốn tài liệu sẽ giúp cán bộ quản lí và giáo viên THPT có thể tự nghiên cứu vận dụng để học tập tích cực trong lớp tập huấn. Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về theo địa chỉ: nvhungthpt@moet.edu.vn hoặc điện thoại 0438684270 Xin trân trọng cảm ơn. Các tác giả Danh mục các chữ viết tắt BT: Bài tập CH: Câu hỏi CNTT: Công nghệ thông tin CSVC: Cơ sở vật chất CTGDPT: Chương trình giáo dục phổ thông GD và ĐT: Giáo dục và Đào tạo GDPT: Giáo dục phổ thông GV: giáo viên HS: học sinh KT-ĐG: kiểm tra - đánh giá KT - KN: kiến thức – kĩ năng SGK: sách giáo khoa THPT: trung học phổ thông PPDH: phương pháp dạy học QLGD: Quản lí giáo dục MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Danh mục các chữ viết tắt Mục lục Hướng dẫn sử dụng tài liệu Kế hoạch, nội dung tập huấn 3 4 5 6 7 Phần thứ nhất Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá 17 1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá 2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá 17 21 Phần thứ hai Biên soạn đề kiểm tra 30 1. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra môn Sinh học THCS 30 2. Ví dụ về biên soạn đề kiểm tra môn Sinh học THCS 46 Phần thứ ba Thư viện câu hỏi và bài tập 77 1.Về dạng câu hỏi 2.Về số lượng câu hỏi 3. Yêu cầu về câu hỏi 4. Định dạng văn bản 5. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi 77 78 78 78 81 Phần thứ tư Hướng dẫn tập huấn tại địa phương 82 Phụ lục 1. Các đề kiểm tra tham khảo 2. Các mẫu biểu, phiếu sử dụng trong đợt tập huấn 3. Phiếu đánh giá khoá tập huấn 4. Tài liệu tham khảo (nhóm tác giả đã sử dụng trong quá trình biên soạn tài liệu tập huấn) 88 95 107 118 Hướng dẫn sử dụng tài liệu Bước 1: Đọc lướt toàn bộ nội dung tài liệu Yêu cầu của bước này là GV hiểu nội dung khái quát, cấu trúc của tài liệu. GV nên đọc theo trình tự: Lời giới thiệu, mục lục, lật nhanh qua từng trang xem cấu trúc và tiêu đề các mục lớn. Nên dành thời gian để đọc kĩ về ”Kế hoạch, nội dung tập huấn” (từ trang 07 đến trang 16). Bước 2: Tìm hiểu nội dung chi tiết của tài liệu GV cần nghiên cứu kĩ nội dung từng phần để hiểu rõ các vấn đề sau: Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá là thế nào? Có những điểm gì cần lưu ý? Những yêu cầu cơ bản về đổi mới kiểm tra đánh giá trong lần tập huấn này là gì? Tại sao phải đánh gía theo chuẩn KT – KN? Biên soạn đề kiểm tra theo qui trình mấy bước, là những bước nào? Tại sao phải bắt buộc viết ma trận đề trước khi viết câu hỏi? Nội dung dạy học sinh học ở từng lớp (từ lớp 10 đến lớp 12). Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn có gì khác nhau. Đọc kĩ nội dung các bảng ma trận, đối chiếu với câu hỏi trong đề kiểm tra; trao đổi với đồng nghiệp về những thắc mắc; thử lấy ví dụ cụ thể từ phần Phụ lục rồi đối chiếu với lý thuyết Biên soạn đề kiểm tra được tập huấn; đồng thời so sánh với nội dung SGK và SGV để thấy những thành công và hạn chế khác nhau. Đưa ra các ý kiến phản hồi. Thư viện câu hỏi và bài tập giúp ích gì cho GV và HS? Cách sử dụng thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng là như thế nào? Bước 3: Vận dụng tài liệu Thực hành biên soạn đề kiểm tra Sinh học THPT. Sau khi đã có bài soạn thì GV cần chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận xem mỗi GV hiểu như vậy đã đúng quan niệm về qui trình ra đề hay chưa; cần thay đổi hay điều chỉnh nội dung nào. Cần đặc biệt quan tâm tới cách tiến hành từng bước trong viết ma trận đề, viết câu hỏi và hướng dẫn chấm. KẾ HOẠCH HỘI THẢO RA ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THPT Buổi Phần I Phần II Sáng ngày1 - 8h – 8h30: Giới thiệu đại biểu, khai mạc Hội nghị - 8h30 - 9h15: Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá. Thư viện câu hỏi và bài tập. (Phần chung) N G H I 9h30 – 10h30: HV viết phiếu hỏi 10h30 – 11h30: Thang đánh giá của Bloom; Qui trình biên soạn đề kiểm tra. (Phần môn học) Chiều ngày 1 14h00 – 15h45: Phân tích ma trận thiết kế của đề minh hoạ (Phần môn học) G I A I 16h00 – 17h00: Biên soạn một số đề kiểm tra theo các nhóm (Phần môn học) Sáng ngày2 8h – 10h00: Chỉnh sửa, đánh giá bài tập nhóm (Phần môn học) L A O 10h15 – 11h30: Chỉnh sửa, đánh giá bài tập nhóm (Phần môn học) Chiều ngày 2 14h00 – 15h30: Giải đáp thắc mắc. 15h45 – 17h00: Hướng dẫn tập huấn tại địa phương. Tổng kết. NGÀY THỨ NHẤT – PHẦN I Nhiệm vụ 1: Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá. Thư viện câu hỏi và bài tập. I.Mục tiêu: Giúp giáo viên/Học viên Chỉ đạo triển khai thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT về biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề, thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá. Hướng dẫn các các cơ sở giáo dục trung học tổ chức xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập để giáo viên và học sinh sử dụng biên soạn các đề kiểm tra theo ma trận đề. II. Chuẩn bị: Tài liệu “Bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập”. Tài liệu: “Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn Sinh học” - Chuẩn bị giấy trong để HV trình bày ý tưởng của họ. - Chuẩn bị giấy A0 để đại diện nhóm HV trình bày ý tưởng của mình III.Hướng dẫn tiến trình hoạt động: Mục tiêu khoá học Mục tiêu của khoá học gói gọn các ý chính, những kỹ năng và giá trị cần đạt tới, ví dụ: Chẩn đoán được những khó khăn trong biên soạn đề KTĐG môn Sinh học THPT theo chuẩn KT - KN của giáo viên; Tiến hành hướng dẫn giáo viên tháo gỡ những khó khăn của họ. Rèn luyện kĩ năng viết ma trận đề, kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các đề KTĐG. Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày trước đám đông. Kĩ năng xử lý tình huống trong hoạt động. ... Hoạt động : Giảng viên nêu mục tiêu hoạt động, yêu cầu cách thức thực hiện, yêu cầu sản phẩm. Phân công nhóm tìm hiểu nội dung trong tài liệu; yêu cầu nhóm trưởng phân công từng nhiệm vụ cho từng cá nhân. Cá nhân đọc tài liệu rồi trình bày kết quả làm việc trong nhóm, cả nhóm thảo luận rồi thống nhất ý kiến trả lời phiếu 1: nội dung nào là cần chú ý khi biên soạn đề kiểm tra, giải thích. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tại sao phải ĐMĐG? Thực trạng KTĐG trong nhà trường phổ thông hiện nay. Tính tất yếu phải đổi mới KTĐG. Nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá là gì? Hướng dẫn của Bộ GDĐT về biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề. Tổ chức xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập để giáo viên và học sinh sử dụng Thư viện câu hỏi, bài tập Ưu điểm của thư viện câu hỏi, bài tập Cách thức sử dụng thư viện câu hỏi, bài tập. IV. Sản phẩm: Tổng kết: Chỉ đạo triển khai thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT về biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề. Thư viện câu hỏi và bài tập. Các ý kiến của HV về những vấn đề này. Mỗi thành viên phải hoàn thành phiếu học tập của riêng mình. Mỗi nhóm có một phiếu học tập trình bày trên giấy trong chiếu trên Overhead hay trên giấy crôki khổ lớn theo nhiệm vụ đã được phân công. NGÀY THỨ NHẤT – PHẦN II Nhiệm vụ 2: Qui trình biên soạn đề kiểm tra. Xây dựng bảng mô tả tiêu chí dánh giá kết quả học tập môn Sinh học (Ma trận đề kiểm tra). I.Mục tiêu: - Giúp HV nhận thức mức độ quan trọng của Qui trình biên soạn đề kiểm tra trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn học. - Hướng dẫn HV cách cụ thể hoá 6 mức độ của Bloom thành các tiêu chí đánh giá theo mục tiêu dạy học môn Sinh học. - Giúp HV biết cách sắp xếp câu hỏi trong ma trận đề. - Hướng dẫn HV cách phân tích tính khoa học, hợp lí của ma trận đề kiểm tra minh hoạ. - Giúp HV hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa các bước trong qui trình biên soạn đề kiểm tra. II.Chuẩn bị: - Phụ lục: Tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Sinh học theo các mức độ của Bloom - Phụ lục: Ma trận của đề kiểm tra học kì I lớp 10 minh hoạ. - Chuẩn bị giấy trong để HV trình bày ý tưởng của họ. III.Tiến trình thực hiện: 1. Giảng viên tóm tắt khái niệm và những động từ biểu hiện cụ thể từng mức độ đánh giá của Bloom thích hợp với môn Sinh học từ phụ lục đã chuẩn bị trên theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Sinh học theo Bloom 1. Nhận biết Khái niệm: Những biểu hiện cụ thể của mức độ này: Người ta thường cụ thể hoá mức độ này bởi các động từ (nhằm thực hiện việc đo đạc và đánh giá): Ai? ở đâu? Cái gì? Bao giờ? 2. Thông hiểu Khái niệm: Những biểu hiện cụ thể của mức độ này: 3. Vận dụng Khái niệm: Những biểu hiện cụ thể của mức độ này: 4. Phân tích Khái niệm: Những biểu hiện cụ thể của mức độ này: 5. Tổng hợp Khái niệm: Những biểu hiện cụ thể của mức độ này: 6. Đánh giá Khái niệm: Những biểu hiện cụ thể của mức độ này: Cấp độ Các động từ minh họa Nhận biết Gọi tên, tìm tương ứng, liệt kê, chọn lựa, kể lại, trình bày, xếp loại, làm lại Thông hiểu Giải thích, chuyển đổi, diễn giải, đoán trước, ước tính, sắp xếp lại, nói lại cho rõ nghĩa, tóm lược Vận dụng Thay đổi, trình diễn, bổ sung, điều chỉnh dàn dựng, giải quyết, cấu trúc, áp dụng, sử dụng, chỉ ra Phân tích Phân biệt, so sánh, phân nhỏ, lập sơ đồ, liên hệ, phân loại, phân hạng Đánh giá Chứng minh là đúng, phê phán, quyết định, đánh giá, xét đoán, tranh luận, kết luận, ủng hộ, bảo vệ, xác minh, khẳng định Sáng tạo (tổng hợp) Tạo ra, kết hợp, cấu trúc, lắp ráp, thiết lập, dự đoán, lập đồ án, đề xuất, hợp nhất 2. Mỗi nhóm HV tập trung vào vấn đề: Phân tích ma trận thiết kế đề kiểm tra minh hoạ - Yêu cầu HV sắp xếp các câu hỏi đã phân tích vào các ô tương ứng của ma trận rỗng. - Hướng dẫn các nhóm HV thảo luận số điểm tương ứng của từng câu hỏi. - Hướng dẫn HV điền các số liệu thích hợp (số câu hỏi và số điểm tương ứng ở mỗi ô) vào ma trận. Ma trận thiết kế đề kiểm tra học kì I môn sinh Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút Chủ đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng: Cấp độ thấp Vận dụng: Cấp độ cao I. Cấu tạo tế bào A. Nhân B. Nguyên sinh chất C. Màng tế bào 1. Hãy kể tên và nêu chức năng của các bộ phận trong tế bào 6. Hãy kể tên các phần của tế bào trên hình vẽ 11. Đưa ra các hình ảnh của tế bào thực vật và động vật thật chưa được dạy trên lơp, yêu cầu học sinh phân biệt các bộ phận 40 % của Tổng = 32 điểm 18,75 % của HÀNG = 6 điểm 43,75 % của HÀNG = 14 điểm 37,5 % của HÀNG = 12 điểm II. Tế bào Động và tế bào Thực vật A. Giống nhau B. Khác nhau 1. Vỏ tế bào so với màng nguyên sinh 2.Phương thức trao đổi chất 7. Giải thích sự khác nhau giữa tế bào động và thực vật theo cách hiểu của HS 8. Mô tả thành tế bào và màng tế bào 10 % của Tổng = 8 điểm 100 % của HÀNG = 8 điểm III. Màng tế bào A. Là màng sống B. Sự khuyếch tán qua màng tế bào C. Các chất khuếch tán qua màng tế bào 2. Hãy kể tên các chất bị khuếch tán và không bị khuếch tán qua màng tế bào 3. Nêu định nghĩa về sự khuếch tán 9. Phân biệt sự khuếch tán và hô hấp qua màng 20 % của Tổng = 16 điểm 75 % của HÀNG = 12 điểm 25 % của HÀNG = 4 điểm IV. Sự phân chia tế bào A. Các giai đoạn phân chia B. Nhiễm sắc thể và DNA C. Sự phân chia tế bào động vật và thực vật 4. Nêu định nghĩa về sự phân chia, nhiễm sắc thể và DNA. 5. Nêu những điểm khác nhau giữa phân chia tế bào động và phân chia tế bào thực vật 10. Cho trước số NST trong một tế bào trước khi phân chia, hãy xác định số NST trong mỗi tế bào sau khi phân chia. 12. Vận dụng nguyên tắc phân chia của tế bào để giải thích và minh họa quá trình lão hóa 30 % của Tổng = 24 điểm 50% của HÀNG = 12 điểm 25 % của HÀNG = 6 điểm 25 % của HÀNG = 6 điểm TỔNG ĐIỂM = 80 điểm 30 điểm = 37,5 % TỔNG ĐIỂM 32 điểm = 40 % TỔNG ĐIỂM 12 điểm = 15 % TỔNG ĐIỂM 6 điểm = 7,5 % TỔNG ĐIỂM - Yêu cầu HV phân tích tính hợp lí, khoa học của ma trận thiết kế theo các tỉ lệ giữa các chủ đề, giữa các mức độ nhận thức. - HV nhận xét mối liên hệ chặt chẽ giữa các bước trong qui trình biên soạn đề kiểm tra. IV.Sản phẩm: - Giảng viên có nhận xét, đánh giá về mức độ biểu biết của HV về qui trình biên soạn đề kiểm tra. - So sánh với kinh nghiệm đã có của HV Mỗi dạng câu hỏi TNKQ thường được sử dụng khi nào là thích hợp nhất trong quá trình đánh giá kết quả học tập của môn Sinh học. STT Dạng câu hỏi Tình huống sử dụng trong môn Sinh học 1 Nhiều lựa chọn 2 Đúng/sai 3 Ghép đôi 4 Điền khuyết - Nhóm HV thảo luận về: Một số sai sót thường gặp khi viết câu hỏi TNKQ ở môn Sinh học. STT Dạng câu hỏi Những sai sót thường gặp khi viết câu hỏi trong môn Sinh học 1 Nhiều lựa chọn 2 Đúng/sai 3 Ghép đôi 4 Điền khuyết STT Dạng câu Test Tình huống sử dụng trong môn Sinh học 1 Nhiều lựa chọn - Có thể sử dụng cho mọi loại hình kiểm tra, đánh giá - Rất thích hợp cho việc đánh giá để phân loại. 2 Đúng/sai - Hạn chế. Thích hợp cho kiểm tra vấn đáp nhanh. -Thường sử dụng khi không tìm được đủ phương án nhiễu cho câu nhiều lựachọn. 3 Ghép đôi -Thích hợp cho các kiến thức về cấu tạo phù hợp với chức năng. - Thích hợp với kiểm tra việc nhận biết kiến thức cơ bản sau khi học xọng 1 chương, 1 chủ đề 4 Điền khuyết -Thích hợp với lớp dưới. - Kỹ thuật viết 4 loại câu TNKQ thường dùng. Một số sai sót thường gặp khi viết câu hỏi TNKQ ở môn Sinh học STT Dạng câu Test Những sai sót thường gặp khi viết câu Test trong môn Sinh học 1 Nhiều lựa chọn Phần dẫn nội dung không rõ, có nhiều hơn một đáp án đúng,... 2 Đúng/sai Nội dung không rõ, có thể đúng hay sai tuỳ trường hợp... 3 Ghép đôi Không có cặp đúng để ghép đôi,... 4 Điền khuyết Nội dung điền không phải là duy nhất đúng,... Kết luận: - Tổng kết cách thức viết câu hỏi trong qui trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Sinh học. - Các ý kiến bổ sung của HV về những sai sót thường gặp khi viết câu hỏi đề kiểm tra. NGÀY THỨ NHẤT - PHẦN III Nhiệm vụ 3: Phân tích đề kiểm tra minh hoạ Mục tiêu: - Giúp HV biết cách phân tích qui trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Sinh học thông qua đề minh hoạ. - Giúp HV biết cách phân tích câu hỏi đối với từng dạng a) Cấu trúc hình thức của câu hỏi; b) Mức độ nhận thức cần đánh giá; c) Lĩnh vực kiến thức cần đánh giá. - Hướng dẫn HV vận dụng phân tích được các câu hỏi đã chọn để minh hoạ Chuẩn bị: - Phụ lục: Đề kiểm tra học kì lớp 10, 11, 12. - Chuẩn bị giấy A0 để mỗi nhóm HV trình bày ý tưởng của họ. Tiến trình thực hiện: Giảng viên phân cho mỗi nhóm HV phân tích, thảo luận một số câu hỏi nào đó của đề minh hoạ, sau đó điền vào bảng theo mẫu sau: Phân tích câu hỏi của đề kiểm tra học kì I lớp Nhóm Câu hỏi Hình thức, sai sót Mức độ nhận thức Lĩnh vưc kiến thức I II III IV Bài tập chuẩn bị cho ngày thứ 2: Mỗi nhóm học viên chuẩn bị: 1 đề kiểm tra 45 phút (lớp 10); 1 đề kiểm tra học kì I (lớp 11); 1 đề kiểm tra cuối năm (lớp 12). NGÀY THỨ HAI Nhiệm vụ: Phân tích, chỉnh sửa đề kiểm tra của HV I.Mục tiêu: - Hướng dẫn HV cách phân tích, đánh giá ma trận đề kiểm tra. - Giúp HV vận dụng kết quả phân tích, đánh giá để chỉnh sửa câu hỏi trong đề. II.Chuẩn bị: - SGK, SGV, phân phối chương trình môn Sinh học lớp 10, 11, 12; Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT – KN môn Sinh học lớp 10, 11, 12. - Chuẩn bị giấy trong để mỗi nhóm HV trình bày bài tập của họ. III.Tiến trình thực hiện: Hoạt động 1: Điều khiển HV phân tích đánh giá và chỉnh sửa đề kiểm tra của nhóm 1 Hoạt động 2: Điều khiển HV phân tích đánh giá và chỉnh sửa đề kiểm tra của nhóm 2 Hoạt động 3: Điều khiển HV phân tích đánh giá và chỉnh sửa đề kiểm tra của nhóm 3 Hoạt động 4: Điều khiển HV phân tích đánh giá và chỉnh sửa đề kiểm tra của nhóm 4 IV.Sản phẩm: - Mỗi nhóm có 1 đề kiểm tra 45 phút (lớp 10); 1 đề kiểm tra học kì I (lớp 11); 1 đề kiểm tra cuối năm (lớp 12). - Giảng viên đánh giá được kĩ năng thiết kế ma trận, kĩ năng viết câu hỏi bài kiểm tra, viết hướng dẫn chấm điểm. - Giảng viên đánh giá được kĩ năng phân tích, chỉnh sửa câu hỏi của HV. - Mỗi HV tự đánh giá được kĩ năng phân tích, chỉnh sửa câu hỏi, viết ma trận đề kiểm tra. Kết luận bài học: 1. Kiểm tra đánh giá không phải là vấn đề mới đối với GV nhưng đa số GV trong thực tiễn dạy học lại chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này nên việc kiểm tra đánh giá còn mang tính chiếu lệ, hời hợt không kích thích học tập tích cực của HS. Vì vậy việc đổi mới khâu kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. 2. Đổi mới khâu kiểm tra đánh giá trước hết là đổi mới trong suy nghĩ của GV về vấn đề này. Giáo viên cần thành thạo trong việc lập ma trận đề kiểm tra, viết câu hỏi, viết hướng dẫn chấm và biểu điểm. Giáo viên cần vận dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau (nói, viết) nhiều kiểu câu hỏi kiểm tra khác nhau (kiểm tra chủ quan, kiểm tra khách quan...) đánh giá không chỉ đơn thuần là cho điểm câu trả lời hay bài làm của HS thấy những sai lầm và cách sửa chữa các sai lầm đó, là việc thay dổi nội dung và phương pháp dạy học của GV để đạt các mục tiêu dạy học (đánh giá). Vận dụng bài học: Mỗi nhóm giáo viên lập ma trận đề kiểm tra, viết câu hỏi, viết hướng dẫn chấm và biểu điểm theo sự phân công của giảng viên. PHẦN THỨ NHẤT ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục. Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh: - “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”. - “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”. - Theo Jean- Marie De Ketele phát biểu(1989): “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định” - Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. - Trong giáo dục học: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”. - “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC). - “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo  các tiêu chí  đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dựa vào các ý kiến và giá trị”. Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi chúng ta đã đề ra một quyết định liên quan đến mục tiêu đó. Điều đó không có nghĩa là quá trình tổng thể kết thúc khi ra quyết định. Ngược lại, quyết định đánh dấu sự khởi đầu một quá trình khác cũng quan trọng như đánh giá: đó là quá trình đề ra những biện pháp cụ thể tuỳ theo kết quả đánh giá. Đánh giá (assessment) là một thuật ngữ mang cả nghĩa lượng giá (evaluation) và đo đạc (measurement). Đánh giá quá trình dạy học thực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này. Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm. Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Việc đánh giá phải đảm bảo 5 yêu cầu cơ bản sau đây 1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. 2. Đảm bảo tính toàn diện Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích. 3. Đảm bảo tính hệ thống Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện. 4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu. 5. Đảm bảo tính công bằng Đảm bảo rằng những học sinhthực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực se nhận được kết quả đánh giá như nhau. 1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá 1) Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD Đổi mới KT-ĐG là một bộ phận của đổi mới PPDH nói riêng và đổi mới GDPT nói chung. Việc đổi mới phải đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Các cấp quản lý GD chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới đến các trường học, các tổ chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sự đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng GV và các chỉ số nâng cao chất lượng dạy học. 2) Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn Đơn vị tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG là trường học, môn học với một điều kiện tổ chức dạy học cụ thể. Do việc đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc. Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG: kinh nghiệm ra đề sao cho bảo đảm chất lượng, kinh nghiệm kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn. 3) Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, biết đổi mới PPHT, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện, việ

File đính kèm:

  • docTHPT Sinh (1).doc