1. Vị trí của TĐ trong hệ Mặt Trời
* Vị trí:
- TĐ là 1 trong 8 hành tinh quay xung quanh một ngôi sao lớn tự phát ra ánh sáng. Đó là MT, MT cùng các hành tinh quay xung quanh nó gọi là HMT.
- TĐ nằm ở vị trí số 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần MT (sao thủy, sao kim, TĐ, sao hỏa, sao mộc, sao thổ, sao thiên vương, sao hải vương)
* Ý nghĩa: của vị trí thứ 3 của TĐ
Vị trí thứ 3 của TĐ là một trong những điều kiện quan trọng để góp phần nên TĐ là hành tinh duy nhất có sự sống trong HMT.
11 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý Trường THCS Cát Hanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: ĐỊA LÝ ĐẠI CƯƠNG
Chuyên đề 1:
VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Vị trí của TĐ trong hệ Mặt Trời
* Vị trí:
- TĐ là 1 trong 8 hành tinh quay xung quanh một ngôi sao lớn tự phát ra ánh sáng. Đó là MT, MT cùng các hành tinh quay xung quanh nó gọi là HMT.
- TĐ nằm ở vị trí số 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần MT (sao thủy, sao kim, TĐ, sao hỏa, sao mộc, sao thổ, sao thiên vương, sao hải vương)
* Ý nghĩa: của vị trí thứ 3 của TĐ
Vị trí thứ 3 của TĐ là một trong những điều kiện quan trọng để góp phần nên TĐ là hành tinh duy nhất có sự sống trong HMT.
2. Hình dạng, kích thước của TĐ và hệ thống kinh, vĩ tuyến
* Hình dạng:
- TĐ có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ.
- Vẽ mô hình quả địa cầu: diện tích, bán kính
* Kích thước:
- Diện tích bề mặt TĐ: 510 triệu km2
- Thể tích của TĐ: 1083 tỉ m3
- Các cực B và N của TĐ là 2 điểm cố định trên bề mặt TĐ là nơi tiếp xúc của hai đầu cực với bề mặt TĐ ( Trên quả địa cầu, điểm cực B ở trên, điểm cực N ở dưới)
* Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến:
- Kinh tuyến là các đường nối liền 2 điểm cực B và N, có độ dài bằng nhau
- Nếu mỗi KT cách nhau 10 thì trên quả Địa cầu sẽ có tất cả 360 đường kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin - uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn(Anh)
+ Những kinh tuyến nằm bên phải KT gốc là kinh tuyến Đông
+ Những kinh tuyến nằm bên trái KT gốc là kinh tuyến Tây
- Kinh tuyến gốc(00) và kinh tuyến 1800 chia TĐ thành 2 nửa cầu Đ và T nhưng KT gốc lại chia nước Anh ra thành 2 phần nên trên các bản đồ NCĐ và NCT người ta lấy các đường KT 200 T và 1600 Đ làm giới hạn.
- Vĩ tuyến là các vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến, có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực.
- Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên bề mặt quả Địa cầu tù cực Bắc đến cực Nam, có tất cả 191 vĩ tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến lớn nhất hay là đường Xích đạo(00) nó chia quả Địa cầu ra NCB và BCN
+ Những vĩ tuyến từ Xích đạo đến cực B là vĩ tuyến B
+ Những vĩ tuyến từ Xích đạo đến cực N là vĩ tuyến N
Câu hỏi:
Câu 1: Ý nghĩa về hình dạng, kích thước của TĐ?
- Do TĐ có dạng hình cầu nên MT thường xuyên chỉ chiếu sáng được một nửa bề mặt của TĐ, nửa còn lại nằm trong bóng tối. Vì vậy trên TĐ luôn có hiện tượng ngày và đêm.
- Dạng hình cầu của TĐ làm cho những tia sáng MT chiếu // xuống bề mặt TĐ trong cùng 1 lúc tạo ra các góc nhập xạ (góc chiếu) khác nhau ở các kinh độ và vĩ độ khác nhau nên ảnh hưởng đến sự phân bố bức xạ của MT lên bề mặt TĐ theo vĩ độ và theo thời gian trong ngày.
- Hình cầu của TĐ sinh ra hiện tượng càng lên cao, cách xa MT thì tầm nhìn của con người về phía chân trời càng được mở rộng
- Khối hình cầu của TĐ có hai nửa đối xứng qua mặt phẳng xích đạo nên hình thành 2 bán cầu B và N, nhiều hiện tượng địa lí thường xảy ra trái ngược nhau ở 2 bán cầu này.
- Hình dạng khối cầu dẹp của TĐ tuy là kết quả của sự vận động của TĐ nhưng sức ma sát của triều lực do dạng hình cầu sinh ra cũng ảnh hưởng ngược lại đến tốc độ tự quay làm cho nó chậm dần.
- Kích thước và khối lượng vật chất của TĐ đã sinh ra sức hút đủ lớn để giữ được lớp không khí bên ngoài TĐ tạo điều kiện để sự sống hình thành và phát triển.
Câu 2: Thế nào là Xích đạo? Xích đạo có đặc điểm gì?
- Xích đạo là bề mặt tưởng tượng chứa tâm TĐ và vuông góc với địa cực cắt bề mặt TĐ thành đường tròn lớn.
- Xích đạo có đặc điểm sau:
+ Đường XĐ là vĩ tuyến lớn nhất TĐ, chiều dài là 40076km
+ Mặt phẳng Xích đạo chia TĐ thành 2 nửa cầu bằng nhau: NCB và NCN
+ Bất cứ địa điểm nào nằm trên Xích đạo quanh năm cũng có hiện tượng ngày và đêm dài bằng nhau và cũng thấy MT ở đỉnh đầu 2 lần trong năm vào các ngày xuân phân 21/3 và thu phân 23/9.
------------------------------------------------------------------------------
Chuyên đề 2:
SỰ VÂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
1. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
- TĐ tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo, hướng từ T-Đ hết 1 vòng là 24 giờ (1 ngày đêm)
- Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới người ta chia bề mặt TĐ ra 24 khu vực giờ.
- Khu vực giờ gốc (0h) là khu vực giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa.
- Giờ tính theo khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô TP Luân Đôn của Anh) là giờ GMT.
- Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ 7
2. Hệ quả của sự vận động quanh trục
a. Ngày đêm liên tục ở khắp nơi trên Trái Đất:
- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó mặt trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Nhờ có sự vân động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.
b. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác:
Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông một vòng là 24 giờ tương ứng chia bề mặt trái đất ra 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng ( Hai khu vực cạnh nhau chênh nhau 1 giờ, giờ khu vực phía đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía tây)
c. Làm lệch hướng các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất:
- Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thì:
+ Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch sang phải.
+ Ở nửa cầu Nam, vật chuyển động sẽ lệch sang trái.
Câu hỏi:
Câu 1: Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời sống?
- Trên bề mặt Trái Đất, giờ ở mỗi kinh tuyến ( dù ở cạnh nhau) đều khác nhau, nếu dựa vào giờ của từng kinh tuyến mà tính giờ thì trong sinh hoạt quá phức tạp. Ngay ở trong một khu vực nhỏ cũng có nhiều giờ khác nhau.
- Nếu chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực, mỗi khu vực rộng 150 có một giờ thống nhất, thì việc tính giờ trong sinh hoạt sẽ thuận lợi hơn, vì các hoạt động của mọi người dân sống trong khu vực sẽ được thống nhất về mặt thời gian.
Câu 2: Thời gian tự quay đúng một vòng của TĐ là bao nhiêu?
- Đồng thời với vận động tự quay quanh trục, TĐ cũng di chuyển trên quĩ đạo quanh MT, khi TĐ tự quay 1 vòng trọn vẹn thì nó cũng di chuyển được 1 khoảng cách nhất định trên quĩ đạo.
- Lúc đó MT trên xuất hiện trên vị trí cũ trên bầu trời. Để thấy được vị trí xuất hiện ban đầu của MT, TĐ quay đi 1 thời gian bằng 3/56//.
Như vậy, thời gian tự quay 1 vòng đúng của nó chỉ dài 23h54/6//, người ta gọi đó là ngày thực hay ngày thiên văn.
Câu 3: Ý nghĩa của sự vận động tự quay của Trái Đất?
- Khi tự quay quanh trục 1 vòng mất 24 giờ hay 1 ngày đêm và chuyển động quanh MT 1 vòng 365 ngày 6 giờ với tốc độ 28,9km/giây. Khi quay, trục của TĐ nghiêng 66033/ và luôn nghiêng về 1 phía đã tạo ra hiện tượng các mùa khí hậu.
- Với hình dạng khối cầu, khi quay TĐ tạo ra sự phân bố nhiệt không đều từ xích đạo về 2 cực gây ra sự chênh lệch về khí áp tạo nên hệ thống các loại gió điều hòa nhiệt độ TĐ.
- Với tốc độ quay nhanh với cá nhân chứa Fe và niken TĐ đã tạo quanh mình một từ trường cực mạnh mà không có 1 hành tinh nào có được. Điện từ trường bao phủ xung quanh TĐ ngăn không cho tia vũ trụ xuống TĐ gây hại trên bề mặt TĐ.
Câu 4:
a. Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất có sự lệch hướng như thế nào?
b. Sự chuyển động lệch hướng có tính chất quy luật này ảnh hưởng đến các hiện tượng gì thường xuyên xảy ra trên Trái Đất?
a. Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng, rõ nhất là chuyển động theo hướng kinh tuyến.
Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động: Ở nửa cầu Bắc lệch về bên phải
Ở nửa cầu Nam lệch về bên trái
b. Sự chuyển động lệch hướng có tính chất quy luật này ảnh hưởng đến:
- Hướng của các loại gió thường xuyên như Tín phong, gió Tây ôn đới thổi trên bề mặt Trái Đất;
- Hướng của các dòng biển nóng và lạnh trong các đại dương
Câu 5: Xác định kinh độ địa lí của điểm A . Biết điểm A là 12 giờ và giờ kinh tuyến gốc là 7 giờ 40 phút?
- Điểm A có giờ sớm hơn giờ kinh tuyến gốc. Do đó điểm A nằm ở phía đông kinh tuyến gốc. (0,5 đ)
- Giờ điểm A cách giờ kinh tuyến gốc là : 12h - 7h 40’ = 4h 20’ (0,5 đ)
- Mặt khác tốc độ quay quanh trục của Trái Đất : 1h = 360° KT : 24h = 15° KT/giờ (0,5đ)
- Vậy kinh độ điểm A là : 4h20’ × 15° KT/giờ = 63° KT
Kinh độ địa lí điểm A là 63° Đ.
Câu 6. Giờ khu vực được tính như thế nào theo khu vực giờ gốc?
Nếu ở phía đông, khu vực giờ gốc + thêm số khu vực cách xa khu vực giờ gốc
Nếu ở phía tây, khu vực giờ gốc – bớt số khu vực cách xa khu vực giờ gốc
Câu 7:
a. Sự vận động tự quay quanh trục sinh ra những hệ quả gì? Giải thích các hệ quả đó.
b. Khu vực giờ gốc là 10 giờ, lúc này các khu vực sau đây có giờ là bao nhiêu:
- Khu vực nằm giữa kinh tuyến 97,50Đ và kinh tuyến 112,50Đ
- Khu vực nằm giữa kinh tuyến 112,50T và kinh tuyến 127,50T
---> Khu vực giờ gốc là 10 giờ, lúc này các khu vực sau đây có giờ là:
- Khu vực nằm giữa kinh tuyến 97,50Đ và kinh tuyến 112,50Đ: 17 giờ
- Khu vực nằm giữa kinh tuyến 112,50T và kinh tuyến 127,50T: 2 giờ
-----------------------------------------------------------------------------
Chuyên đề 3:
SỤ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông trên một quĩ đạo có hình elip gần tròn. Thời gian Trái Đất chuyển động 1 vòng trên quĩ đạo là 365 ngày 6 giờ.
- Quĩ đạo của TĐ quanh MT là đường di chuyển của TĐ quanh MT.
- Trong khi chuyển động trên quĩ đạo, Trái đất lúc nào cũng giữ độ nghiêng (66033/) trên mặt phẳng quĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Sự chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến.
- Vẽ hình:
2. Hiện tượng các mùa
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào ngả gần về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng. Lúc đó là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả gần về phía Mặt Trời ( chếch xa) thì có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít nhiệt và ánh sáng. Lúc đó là mùa lạnh của nửa cầu đó.
- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam trái ngược nhau:
Ngày
Tiết
Địa điểm bán cầu
TĐ ngả gần nhất, chếch xa nhất
Lượng ánh sáng
và nhiệt
Mùa
22/6
Hạ chí
Đông chí
NCB
NCN
Ngã gần MT nhất
Chếch xa MT
Nhiều
Ít
nóng
lạnh
22/12
Đông chí
Hạ chí
NCN
NCB
Ngã gần MT nhất
Chếch xa MT nhất
Nhiều
Ít
nóng
lạnh
21/3
Xuân phân
Thu phân
Cả NCN và NCB
Cả NCN và NCB
Hai nửa cầu hướng về MT như nhau
Như nhau
Chuyển tiếp từ lạnh sang nóng
23/6
Thu phân
Xuân phân
Cả NCN và NCB
Cả NCN và NCB
Đều chếch xa MT
Như nhau
Chuyển tiếp từ nóngsang lạn
- NCB: thời kì nóng: 21/3-23/9
Thời kì lạnh: 23/9-21/3
- NCN: ngược lại
Cách tính ngày bắt đầu các mùa ở NCB theo âm-dương lịch với ngày bắt đầu theo dương lịch
Vẽ bảng trang 32
Chuyên đề 4:
HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN KHÁC NHAU THEO MÙA
1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ
- Trong khi quay quanh MT, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở NCB và NCN có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm lúc nào cũng có ngày và đêm dài ngắn như nhau.
- Trong 21/3 và 23/9 ánh sáng MT chiếu thẳng góc xuống xích đạo. Hai nửa cầu B và N được chiếu sáng như nhau nên thời gian trên mọi nơi trên TĐ bằng nhau.
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 các địa điểm ở các vĩ tuyến 66033/ B và N sẽ có ngày và đêm có 1 ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
- Các địa điểm nằm từ 66033/ B và N đến 2 cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng.
- Các địa điểm nằm ở cực B và N có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng
2. Các chí tuyến và vòng cực
- Ngày 22/6 ánh sáng MT chiếu thẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến 23027/B vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến B.
- Ngày 22/12 ánh sáng MT chiếu thẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến 23027/N vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến N.
- Vĩ tuyến 66033/ B và N là những đường giới hạn các khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ ở NCB và NCN. Các đường đó gọi là vòng cực.
3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trong 2 ngày 22/6 và 2/12
* Ngày 22/6:
- Ở NCB, 22/6 TĐ ngả NCB về phía MT lúc đó ánh sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất ở CTB. Tất cả các địa điểm ở NCB đều có hiện tượng ngày dài đêm ngắn, chỉ riêng các địa điểm trên xích đạo có ngày đêm dài bằng nhau.
Càng lên các vĩ tuyến cao sự chênh lệch ngày đêm càng rõ rệt. Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033/ B đến cực B có ngày dài 24 giờ.
Càng lên các vĩ tuyến cao sự chênh lệch ngày đêm càng rõ rệt. Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033/ N đến cực N có ngày dài 24 giờ.
- Ở NCN, TĐ chếch xa NCN sang phía MT, lúc đó ánh sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất tại chí tuyến B.
Tất cả các địa điểm ở NCN đều có hiện tượng ngày ngắn, đêm dài. Chỉ riêng các địa điểm ở Xích đạo có ngày đêm dài = nhau.
Càng lên các vĩ tuyến cao, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng rõ rệt. Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033/ N đến cực N có đêm dài 24 giờ.
* Ngày 22/12:
- Ở NCB, TĐ chếch xa NCB sang phía MT, lúc đó ánh sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất tại chí tuyến N.
Tất cả các địa điểm ở NCB đều có hiện tượng ngày ngắn, đêm dài. Chỉ riêng các địa điểm ở Xích đạo có ngày đêm dài = nhau.
Càng lên các vĩ tuyến cao, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng rõ rệt. Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033/ B đến cực B có đêm dài 24 giờ.
- Ở NCN, TĐ ngả NCN về phía MT, ánh sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất ở chí tuyến N.
Tất cả các địa điểm ở NCN đều có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Chỉ riêng các địa điểm ở xích đạo có ngày đêm dài = nhau.
Càng lên các vĩ tuyến cao, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng rõ rệt. Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033/ N đến cực N có ngày dài 24 giờ.
4. Lịch và sự phân chia các mùa trong năm
- Dương lịch hiện nay được thông dụng trên phần lớn thế giới vì nó đơn giản vì chỉ dựa vào chu kì quay của TĐ quanh MT. Nó có ưu điểm là đúng với thời tiết khí hậu trong năm.
- Ở các nước ôn đới vì sự phân hóa ra 4 mùa rõ rệt theo dương lịch – thời gian ở các mùa ở NCB được phân chia như sau:
+ Mùa xuân: từ 21/3-22/6, lúc này MT bắt đầu di chuyển từ xích đạo lên CTB lượng nhiệt bắt đầu tăng lên, trong khi ngày cũng dài thêm ra nhưng vì mặt đất vừa tỏa hết nhiệt khi MT ở NCN nay bắt đầu tích lũy nên nhiệt chưa cao.
+ Mùa hạ: từ 22/6-23/9, là lúc MT đã lên CTB đang chuyển dần về xích đạo, mặt đất ko những tích lũy được nhiều nhiệt qua mùa xuân mà còn nhận thêm 1 lượng bức xạ lớn nên rất nóng vì thế nhiệt độ lên cao.
+ Mùa thu:: 23/9-22/12, lúc này MT bắt đầu di chuyển về chí tuyến nam. Lượng bức xạ tuy có giảm đi nhưng mặt đất vẫn còn nhiệt giữ trữ qua mùa trước nên nhiệt độ chưa thấp lắm.
+ Mùa đông: 22/12-21/3, lúc này MT từ CTN về xích đạo lượng bức xạ tuy có tăng lên chút ít nhưng mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dữ trữ và trở nên rất lạnh.
- Ỏ NCN tình hình các mùa hoàn toàn ngược lại với NCB.
- Ở những nước vùng giữa 2 chí tuyến sự phân hóa 4 mùa không rõ rệt như các nước trong vùng ôn đới quanh năm nhiệt độ lúc nào cũng cao.
- Âm lịch trước đây nước ta cũng như 1 số nước ở các nước châu Á có thói quen sử dụng âm-dương lịch, lịch này là loại lịch phức tạp được đoán nhờ sự phối hợp với các chu kì chuyển động của mặt trăng và TĐ.. Mỗi năm có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày phù hợp với các tuần trăng. Mỗi năm chia 24 tiết, mỗi tiết cách nhau 15 ngày phù hợp với vị trí của TĐ trên hoàng đạo. Các mùa được tính sớm hơn các mùa trong dương lịch 45 ngày. Các tiết xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí là những tiết chỉ vị trí giữa các mùa (X,H,T,Đ)
Ghi các mùa theo âm-dương lịch.
Câu hỏi:
Câu 1: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra 2 thời kỳ nóng và lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu?
Trong khi chuyển động quanh MT do trục TĐ nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo nên NCB và NCN lần lượt có lúc ngã về phía MT có lúc chếch xa MT nên sinh ra 2 thời kì nóng và lạnh khác nhau. Ngày bắt đầu thời kì nóng là 21/3 và ngày kết thúc là 23/9, tương tự ngày bắt đầu thời kì lạnh là 23/9 và kết thúc là 21/3 năm sau. Ngày bắt đầu và ngày kết thúc của mùa lạnh và mùa nóng của NCN hoàn toàn ngược lại.
Câu 2: Nêu cách tính thời gian các mùa theo dương lịch và theo âm – dương lịch? So sánh 2 cách tính?
Câu 3: Nếu trục Trái Đất thẳng góc với Xích đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay không? ( cho ví dụ ở các miền ôn đới, nhiệt đới và vùng cực khí hậu sẽ như thế nào?)
Nếu trục Trái Đất thẳng đứng thành 1 góc với mặt phẳng quĩ đạo thì khi TĐ chuyển động quanh MT ánh sáng MT bao giờ cũng chiếu thẳng góc vào xích đạo lúc đó hiện tượng mùa sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên TĐ, nhiệt độ lúc nào cũng cao nhất ở Xích đạo và giảm dần ở 2 cực
Câu 4: Nếu trục Trái Đất nằm trong mặt phẳng quĩ đạo thì hiện tượng mùa trên Trái Đất diễn ra như thế nào?
Nếu trục Trái Đất nằm trong mặt phẳng quĩ đạo thì TĐ chuyển động tịnh tiến quanh MT, trên bề mặt TĐ sẽ có hiện tượng mùa ở khắp nơi nơi, nhưng sự thay đổi mùa rất khốc liệt. Trong 1 năm, ánh sáng MT sẽ chiếu thẳng góc từ xích đạo lên 2 vùng cực lúc đó sẽ không khái niệm chí tuyến, vùng nội chí tuyến.
Câu 5: Năm thiên văn, năm lịch và năm nhuận khác nhau như thế nào, hãy giải thích?
* Người ta qui ước, trong một năm lịch có bao nhiêu tháng, tháng có bao nhiêu ngày?
- Năm thiên văn là thời gian Trái Đất chuyển động trọn một vòng trên quĩ đạo: 365 ngày 6 giờ
- Năm lịch: Khi làm lịch để cho thuận lợi người ta lấy chẵn 365 ngày làm một năm. So với năm thiên văn , năm lịch thiếu 6 giờ.
- Năm nhuận: Năm lịch thiếu 6 giờ so với năm thiên văn cho nên cứ 4 năm người ta thêm một ngày (24 giờ) vào năm lịch để đúng với năm thiên văn. Năm nhuận có 366 ngày. * Theo qui ước, một năm lịch có 12 tháng, từ tháng 1 đến tháng 12.
- Mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày ( năm nhuận 29 ngày)
- Số ngày của các tháng như sau:+ Tháng 1,3,5,7,8,10 và tháng 12: có 31 ngày
+ Tháng 4,6,9 và tháng 11: có 30 ngày
+ Tháng 2 có 28 ngày ( năm nhuận 29 ngày)
Câu 6: ( 2,0 điểm)
Em hãy cho biết cách tính các mùa trong năm ở nửa cầu Bắc theo dương lịch?
Ở nước ta sự phân chia các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông có rõ rệt không? Vì sao?
a. Cách tính các mùa trong năm ở nửa cầu Bắc theo dương lịch:
- Mùa Xuân: từ 21/3 ( Xuân phân) đến 22/6 ( Hạ chí) (0,25đ)
- Mùa Hạ: từ 22/6 (Hạ chí) đến 23/9 ( Thu phân) (0,25đ)
- Mùa Thu: từ 23/9 ( Thu phân) đến 22/12 ( Đông chí) (0,25đ)
- Mùa Đông: từ 22/12 ( Đông chí) đến 21/3 ( Xuân phân) (0,25đ)
b. Sự phân chia các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ở nước ta:
- Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới quanh năm nóng, sự phân hoá ra 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) không rõ rệt. (0,5đ)
- Ở miền Bắc tuy cũng có bốn mùa nhưng mùa Xuân và mùa Thu chỉ là những thời kỳ chuyển tiếp ngắn; Ở miền Nam hầu như nóng quanh năm, chỉ có hai mùa là một mùa khô và một mùa mưa. (0,5đ)
Tham khảo thêm
Câu 1: Hãy cho biết những năm nào sau đây là những năm nhuận:
596 1678 1184 1600 1800 1842 1898
1993 1995 1999 2002 2004 2008 2009
Những năm sau đây là năm nhuận:
596 1184 1600 1800 2004 2008
Câu 2: Một trận bóng đá ở nước Anh được tổ chức vào hồi 16 giờ ngày 15 tháng 02 năm 2009 được đài truyền hình Việt Nam tường thuật trực tiếp. Em hãy tính giờ, ngày tháng được truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau:
Vị trí
Anh
Việt Nam
Nga
Ôxtrâylia
Hoa Kì
Kinh độ
00
1050Đ
450Đ
1500Đ
1200T
Giờ
16 giờ
?
?
?
?
Ngày tháng
15/02/2009
?
?
?
?
Vị trí
Anh
Việt Nam
Nga
Ôxtrâylia
Hoa Kì
Kinh độ
00
1050Đ
450Đ
1500Đ
1200T
Giờ
16 giờ
23 giờ
19 giờ
02 giờ
08 giờ
Ngày tháng
15/02/2009
15/02/2009
15/02/2009
16/02/2009
15/02/2009
Câu 3: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? Từ đó sinh ra hiện tượng gì trên bề mặt Trái Đất?
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó. Từ đó đã sinh ra hiện tượng các mùa trên bề mặt Trái Đất.
Câu 4: Em hãy giải thích hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất?
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời và mặt phẳng của đường phân chia sáng tối không đi qua trục Trái Đất, nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đên dài, ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo về phía hai cực, thời gian ngày, đêm chênh lệch càng biểu hiện rõ.
- Vào các ngày 22-6 và 22-12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam (vòng cực Bắc và vòng cực Nam) có một ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
- Các địa điểm nằm từ vòng cực Bắc và vòng cực Nam đến hai cực có ngày, đêm dài 24 giờ dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng.
- Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.
Câu 5: Một điện tính đánh từ Huế ( VN – múi giờ số 7) lúc 7g ngày 20/4/2006 , 1 giờ sau trao cho người nhận tại Oasinhtơn (Hoa Kì – múi giờ số 19). Hỏi người nhận được vào thời gian nào?
- Oasinhtơn và Huế chênh lệch nhau: 19-7 = 12 (múi giờ)
- Khi Huế là 7 giờ ngày 20/4/2006 thì Oasinhtơn sẽ là 19 giờ ngày 19/4/2006 .
- Một giờ sau trao cho người nhận, lúc đó là: 19 + 1 = 20 giờ ngày 19/4/2006 .
--------------------------------------------------------------------
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Ý nghĩa về hình dạng và kích thước TĐ?
2. Thế nào là xích đạo? Xích đạo có đặc điểm gì?
3: Ý nghĩa của sự vận động tự quay của Trái Đất?
4.Sự chuyển động lệch hướng có tính chất quy luật này ảnh hưởng đến các hiện tượng gì thường xuyên xảy ra trên Trái Đất?
5. Giờ khu vực được tính như thế nào theo khu vực giờ gốc?
6. Vì sao đường biểu diễn trục TĐ B-N và đường phân chia S-T không trùng nhau?
Trục TĐ và đường phân chia S-T ko trùng nhau mà cắt nhau tại tâm TĐ, do đường phân chia S-T thẳng góc với mặt phẳng quĩ đạo còn trục TĐ nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo 1 góc 66033/
7a. Vì sao các địa điểm ở hai nửa cầu Bắc và Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?
b. Vào ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 các địa điểm ở nửa cầu Bắc có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ như thế nào?
a. Các địa điểm ở hai nửa cầu Bắc và Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ vì:
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo
nên khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngã nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Do đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất không trùng nhau
b. * Vào ngày 22/6:
+ Trái Đất ngã nửa cầu Bắc về phía Mặt Trời.
+ Tất cả các địa điểm ở nửa cầu Bắc đều có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Riêng các địa điểm trên đường xích đạo là có ngày, đêm dài bằng nhau
+ Càng lên các vĩ tuyến cao, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng rõ rệt.
+ Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033/ B đến cực Bắc có ngày dài 24 giờ.
* Vào ngày 22/12:
+ Trái Đất chếch nửa cầu Bắc xa phía Mặt Trời.
+ Tất cả các địa điểm ở nửa cầu Bắc đều có hiện tượng đêm dài, ngày ngắn. Riêng các địa điểm trên đường xích đạo là có ngày, đêm dài bằng nhau
+ Càng lên các vĩ tuyến cao, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng rõ rệt.
+ Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033/ B đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ.
8. Hiện tượng đêm trắng là gì? Hiện tượng này xảy ra ở đâu, vì sao?
9.Giả sử Trái Đất không chuyển động quanh trục và quanh Mặt Trời thì có ngày và đêm không? Vì sao?
Giả sử Trái Đất không chuyển động quanh trục và quanh Mặt Trời thì vẫn có ngày và đêm.
Vì Trái Đất hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu sáng toàn bộ bề mặt Trái Đất mà chỉ chiếu sáng được một nửa.
10: ( 1,5 điểm) Giả sử Trái Đất không chuyển động quanh trục mà chỉ chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời thì có ngày và đêm không? Vì sao? Nếu có thì thời gian ngày, đêm là bao nhiêu? Hiện tượng gì sẽ xảy ra trên bề mặt Trái Đất?
Giả sử Trái Đất không chuyển động quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì vẫn có ngày và đêm (0,25đ)
Tại vì Trái Đất hình cầu nên trong cùng một lúc ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu sáng toàn bộ bề mặt Trái Đất mà chỉ chiếu sáng được một nửa (0,25đ)
Ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng. (0,25đ)
- Ban ngày ( dài 6 tháng) mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Trong khi đó ban đêm ( dài 6 tháng) mặt đất lại toả ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống rất thấp. (0,25đ)
Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại. (0,25đ)
- Ngoài ra sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra sự chênh
File đính kèm:
- Tai lieu BDHSG phan dia ly dai cuong.doc