Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9

 Để giúp các thầy giáo, cô giáo có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng nguồn học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp THCS , chúng tôi biên soạn tập Đề cương Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6, 7, 8 ,9. Trân trọng gửi tới các thầy các cô.

 Môn Ngữ văn có nhiều phân môn, kiến thức rộng, kĩ năng ngày một cao theo từng khối lớp. Một học sinh có năng khiếu Văn cần được rèn luyện toàn diện về kiến thức, về kĩ năng mới trở thành học sinh giỏi Văn được. Vì vậy trong tài liệu này chúng tôi trình bày thành 4 chuyên đề:

 1. Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6.

 2. Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7.

 3. Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 8.

 4. Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9.

 

doc140 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục - đào tạo Trường THCS Nhuận Phỳ Tõn Tài liệu tham khảo Lõm Thị Mỹ Hạnh Tháng 10/2011 Lời mở đầu Để giúp các thầy giáo, cô giáo có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng nguồn học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp THCS , chúng tôi biên soạn tập Đề cương Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6, 7, 8 ,9. Trân trọng gửi tới các thầy các cô. Môn Ngữ văn có nhiều phân môn, kiến thức rộng, kĩ năng ngày một cao theo từng khối lớp. Một học sinh có năng khiếu Văn cần được rèn luyện toàn diện về kiến thức, về kĩ năng mới trở thành học sinh giỏi Văn được. Vì vậy trong tài liệu này chúng tôi trình bày thành 4 chuyên đề: 1. Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6. 2. Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7. 3. Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 8. 4. Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9. Môn Văn là môn học của tâm hồn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng vì kinh nghiệm, thời gian và khả năng có hạn nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để nội dung tài liệu được phong phú và đạt hiệu quả cao hơn. Tháng 10 năm 2011 Tài liệu tham khảo bồi dưỡng HSG ngữ văn 7 ***** a/Dự thảo nội dung : Thời gian thực hiện 1 tháng : Từ 04 buổi đến 06 buổi. Thời gian thực hiện chuyên đề Tên chuyên đề Chuẩn bị ( Giới thiệu một số tài liệu tham khảo) Một số kiến thức trọng tâm Tháng 9 Chuyên đề 1 văn biểu cảm Để thực hiện chuyên đề này, ngoài việc nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 7, giáo viên nên tìm đọc một số tài liệu sau : - Dạy học tập làm văn ở THCS – Nguyễn Trí . - Giúp các em viết tốt các dạng bài Tập làm văn 7 – Huỳnh Thị Thu Ba. - Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ văn lớp 7 – Cao Bích Xuân. - Tác phẩm của một số tác giả : Thạch Lam, Băng Sơn, Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Bằng… - Các bài TLV biểu cảm đăng trên báo Văn học tuổi trẻ tháng 10, 12 năm 2004, tháng 1, 5, 11 năm 2005, tháng 7, 10 năm 2006, tháng 6 năm 2007…. 1. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm : + Khái niệm văn biểu cảm. + Đặc điểm, yêu cầu của văn biểu cảm : Cảm xúc phải chân thật, sâu sắc, phong phú. 2. Phương pháp làm bài văn biểu cảm : + Rèn kĩ năng xác định yêu cầu của đề. + Rèn kĩ năng tìm ý : Thường tập trung trả lời cho các câu hỏi : .Tình cảm, cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ sâu sắc nhất của em về đối tượng là gì ? .Những đặc điểm, tính chất gì của đối tượng tác động nhiều nhất tới cảm xúc, suy nghĩ của em ? .Đối tượng làm em nghĩ đến, liên tưởng đến những gì ? .Em có kỉ niệm gắn bó sâu sắc gì với đối tượng ? .Đối tượng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của em ? + Rèn kĩ năng lập ý : Một số cách lập ý thường gặp : .Liên hệ hiện tại với tương lai. .Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. .Tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng. . Quan sát, suy ngẫm. + Rèn kĩ năng xây dựng bố cục: 3 phần và nhiệm vụ cụ thể của từng phần. + Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu cách diễn ý ( Biểu cảm gián tiếp : dùng biện pháp tu từ ẩn dụ hoặc tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng. Biểu cảm trực tiếp : dùng động từ chỉ cảm xức để diễn tả, dùng từ có tính biểu cảm, đặc biệt là từ láy, dùng các từ cảm thán, các câu cảm thán, dùng câu hỏi tu từ...)và kĩ năng sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự… 3. Giới thiệu một số đoạn văn, bài văn biểu cảm. 4. Luyện tập củng cố. Tháng 10 Chuyên đề 2 các dạng bài biểu cảm Như đã giới thiệu ở trên. 1. Biểu cảm về sự vật, con người : + Khái niệm về kiểu bài. + Phương pháp làm bài. + Rèn một số đề luyện tập : Biểu cảm về người thân, thầy cô, bạn bè, về loài cây em yêu, về một cảnh đẹp, về món quà, kỉ niệm tuổi thơ…. + Giới thiệu một số bài văn hay. 2 Biểu cảm về thác phẩm văn học : ( thơ, văn ) + Khái niệm về kiểu bài. + Phương pháp làm bài. + Rèn một số đề luyện tập : …. + Giới thiệu một số bài văn hay. 3. Luyện tập chung về văn biểu cảm. Tháng 11 Chuyên đề 3: Ca dao - Văn học dân gian – Nhà xuất bản giáo dục. - Bình giảng ca dao – Trương Tiến Tựu. - Bình giảng văn học 7… 1. Khái niệm ca dao : 2. Nội dung : Giới thiệu một số nội dung chính như : : Ca dao về tình cảm gia đình Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước. Ca dao than thân. Ca dao châm biếm. 3. Nghệ thuật : Những đặc trưng cơ bản của thi phỏp ca dao VN a. Nhõn vật trữ tỡnh - Người sỏng tỏc, người diễn xướng nhận vật trữ tỡnh là một. - Chủ thể trữ tỡnh đặc trong mối quan hệ với đối tượng trữ tỡnh. - Nhõn vật trữ tỡnh trong cuộc sống lao động, trong sinh hoạt, trong quan hệ với thiờn nhiờn, gia đỡnh, làng xúm, nước non….bộc lộ, giải bày qua lời ca, tiếng núi của mỡnh. b.Kết cấu - Kết cấu đối đỏp - Kết cấu tầng bậc. - Kết cấu vũng trũn (đồng dao). - Kể chuyện, liệt kờ (hỏt ru, lời tõm tỡnh của anh lớnh thỳ, người đi ở) - Kết cấu đối ngẫu. - Kết cấu đối lập…. c. Thể thơ - Thể thơ lục bỏt. - Thể thơ song thất lục bỏt(nhịp ở cõu song thất là ắ khỏc thất ngụn Trung Quốc nhịp 4/3). - Thể vón (mỗi cõu cú từ 2- 3 đến 4- 5 tiếng).Biến đổi số chữ, về dấu ngắt nhịp, gieo vần. d.Ngụn ngữ - Giản dị, rất sinh động, ớt dựng điển tớch, điển cố, lời núi bỡnh dõn mang màu sắc địa phương. - Rất nhiều bài đạt trỡnh độ cao trau chuốt, chắt lọc, mượt mà, hàm sỳc, tinh tế trong ngụn ngữ. - Ngụn ngữ biểu hiện. - Vận dụng cỏc thủ phỏp so sỏnh, ẩn dụ, hoỏn dụ, ngoa dụ…. - Nhiều hỡnh tương ca dao mang giỏ trị thẩm mĩ, biểu trưng. e. Thời gian và khụng gian nghệ thuật * Thời gian nghệ thuật - Thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng “bõy giờ, hụm nay”. - Thời gian quỏ khứ gần “chiều, sỏng, đờm, ngày xuõn, ngày hố” (ước lệ, cụng thức). c Thời gian vật lớ. * Khụng gian nghệ thuật Khụng gian gần gũi, bỡnh dị quen thuộc với con người:Dũng sụng, con thuyền, cỏi cầu, bờ ao, cõy đa, mỏi đỡnh, ngụi chựa, cỏnh đồng, con đường, trong nhà, ngoài sõn, bờn khung cửi… c Khụng gian vật lý, khụng gian trần thế, đời thường,bỡnh dị. * Mối quan hệ thời gian và khụng gian. - Quan hệ chặt chẽ. - Gắn với nhõn vật trữ tỡnh: bộc lộ cảm xỳc, suy nghĩ của mỡnh. g.Một số biểu tượng trong ca dao + Cõy trỳc, cõy mai: tượng trưng đụi bạn trẻ, tỡnh duyờn. + Hoa nhài:(hoa lài) là loài hoa đẹp, quý bởi hương thơm.Tượng trưng thuỷ chung, tỡnh nghĩa, cỏi đẹp cỏi duyờn bờn. + Con bống, con cũ:(người thiếu nữ, thiếu phụ; hỡnh ảnh cả trai, lẫn gỏi.Diễn đạt nỗi cực khổ vất vả. 4. Luyện đề về ca dao : + Biểu cảm về một bài ca dao. + Biểu cảm về nhân vật trữ tình trong ca dao. + Biểu cảm về một chùm ca dao cùng chủ đề… Tháng 12 ( 2 tuần đầu ) Chuyên đề 4 ôn tập tiếng việt - Tiếng Việt lí thú. - Trò chơi ngôn ngữ. - Vui học tiếng Việt THCS. - Luyện tập viết bài văn cảm thụ. - Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt. - Từ xét về mặt nguồn gốc. - Nghĩa của từ. - Từ loại tiếng Việt. - Các biện pháp tu từ. - Một số lỗi viết câu, dùng từ thường gặp ... GV nghiên cứu lại sách Ngữ văn 6 tập 1,2. Tháng 12 ( 2 tuần cuối + 1 tuần đầu của tháng 1) Chuyên đề 5: cảm Thụ văn học - Bình giảng Ngữ văn 7. - Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ văn lớp 7 – Cao Bích Xuân. - Luyện tập về cảm thụ văn học – Trần Mạnh Hưởng. - Em tập bình văn ( tập 1, 2, 3 ). - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 7 – Nhóm tác giả : Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình, Phạm Tuấn anh. - Thơ với lời bình Vũ Quần Phương. - Bồi dưỡng văn năng khiếu 7… 1. Tìm hiểu chung về cảm thụ văn học : - Thế nào là cảm thụ văn học ? - Yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học. 2. Luyện tập : A, Luyện tập viết đoạn văn cảm thụ : + Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động. + Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả. + Bài tập tìm hiểu về vẻ đẹp của một số biện pháp tu từ. B, Luyện tập viết bài văn cảm thụ về : + Ca dao : - Phải xác định được ca dao chính là những lời nói tâm tình, là những bài ca bắt nguồn từ tình cảm trong mối quan hệ của những người trong cuộc sống hàng ngày : tình cảm với cha mẹ , tình yêu nam nữ , tình cảm vợ chồng , tình cảm bạn bè ... hiểu được điều đó sẽ giúp người đọc và học sinh ý thức sâu sắc hơn về tình cảm thông thường hàng ngày . - Hiểu được tác phẩm ca dao trữ tình thường tập trung vào những điều sâu kín tinh vi và tế nhị của con người nên không phải lúc nào ca dao cũng giãi bầy trực tiếp mà phải tìm đường đến sự xa xôi , nói vòng , hàm ẩn đa nghĩa . Chính điều ấy đòi hỏi người cảm thụ phải nắm được những biện pháp nghệ thuật mà ca dao trữ tình thường sử dụng như : ẩn dụ, so sánh ví von . - Phải hiểu rõ hai lớp nội dung hiện thực - cảm xúc suy tư được thể hiện trong mỗi bài ca dao. + Thơ trữ tình trung đại và hiện đại, thơ Đường : - Nắm vững hoàn cảnh sáng tác , cuộc đời và sự nghiệp của từng tác giả . Bởi vì có những tác phẩm : “Trữ tình thế sự ”, đó là những tác phẩm nghi lại những xúc động, những cảm nghĩ về cuộc đời, về thế thái nhân tình. Chính thơ “ trữ tình thế sự ” gợi cho người đọc đi sâu suy nghĩ về thực trạng xã hội. Cả hai tác giả Nguyễn Trãi - Nguyễn Khuyến đều sáng tác rất nhiều tác phẩm khi cáo quan về quê ở ẩn . Phải chăng từ những tác phẩm của Nguyễn Trãi , Nguyễn Khuyến thì người đọc hiểu được suy tư về cuộc đời của hai tác giả đó . - Hiểu rõ ngôn ngữ thơ trữ tình giàu hình ảnh : Hình ảnh trong thơ không chỉ là hình ảnh của đời sống hiện thực mà còn giàu màu sắc tưởng tượng bởi khi cảm xúc mãnh liệt thì trí tưởng tượng có khả năng bay xa ngoài “ vạn dặm ” Lưu Hiệp . - Hiểu rõ ngôn ngữ thơ trữ tình giàu nhạc tính . Bởi thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm . Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng từ ngữ mà bằng cả âm thanh nhiịp điệu của từ ngữ ấy . Nhạc tính trong thơ thể hiện ở sự cân đối tương xứng hài hoà giữa các dòng thơ . - Đặc điểm nổi bật của thơ trữ tình là rất hàm xúc điều đó đòi hỏi người cảm thụ phải tìm hiểu từ lớp ngữ nghĩa , lớp hình ảnh , lớp âm thanh, nhịp điệu để tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng. - Nắm rõ các giá trị nghệ thuật mà thơ trữ tình sử dụng . Đó là các phép tu từ ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, ví von . Cách thể hiện tình cảm thường được thông qua các cách miêu tả : “ Cảnh ngụ tĩnh ” . Ai cũng biết , mọi cảm xúc tâm trạng suy nghĩ của con người đều là cảm xúc về cái gì ? Tâm trạng hiện thực nào - Suy nghĩ về vấn đề đó . Do vậy các sự kiện đời sống được thể hiện một cách gián tiếp . Nhưng cũng có bài thơ trữ tình trực tiếp miêu tả bức tranh phong cảnh làm nhà thơ xúc động. - Thơ trữ tình có nét khác biệt hẳn với lời thơ tự sự . Người cảm nhận thơ trữ tình phải hiểu rõ ngôn ngữ thơ trữ tình thường là lời đánh giá trực tiếp chủ thể đối với cuộc đời. + Tùy bút… - Hiểu rõ tuỳ bút là thể loại văn xuôi phóng khoáng.Nhà văn theo ngọn bút mà suy tưởng, trần thuật nhưng thực chất là thả mình theo dòng liên tưởng, cảm xúc mà tả người kể việc. Ví dụ: Trong Thương nhớ mười hai ” Vũ Bằng, nhà văn đã đi sâu theo dòng hồi ức với những kỷ niệm đầy ắp thân thương về mười hai mùa trong năm. Mỗi tháng là một kỷ niệm sâu đậm. “ Tháng giêng ” với cảm xúc về những ngày tết với “ Gió lành lạnh - mưa riêu riêu - với tiếng trống chèo từ xa văng lại ”.Tất cả như muốn “ Người ta trẻ lại - tim đập nhanh hơn - ngực tràn trề nhựa sống ”... Chính thể loại tuỳ bút giúp chúng ta hiểu được nhân cách, chủ thể giàu có về tâm tìnhcủa nhà văn. * Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp song thông thường nó được biểu hiện một cách gián tiếp. Khi cảm nhận, thưởng thức tác phẩm trữ tình không được thoát li văn bản. Phải đọc thật kỹ văn bản ( đọc tìm hiểu - đọc cảm thụ ...) Đặc biệt không thêr dừng lại ở bề mặt ngôn từ mà phải đi tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn - tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Tháng 1 ( tuần 2 + 3 ) Chuyên đề 6 : tục ngữ Văn học dân gian ( tập 2 – NXB Giáo dục ). 1. Khái niệm tục ngữ. 2. Đặc trưng cơ bản của tục ngữ :Về nội dung ( bao quát một phạm vi phản ánh rộng lớn nhất cả về tự nhiên, xã hội, con người), về hình thức ( tính đa nghĩa, tính hàm súc ngắn gọn ), về chức năng ( tính ứng dụng thực hành ), về diễn xướng… 3. Nội dung của tục ngữ : - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất. - Tục ngữ về con người, xã hội… 4. Luyện đề về tục ngữ . Tháng 2 ( tuần 4 của tháng 1 và tuần 1 + 2 của tháng 2) Chuyên đề 7 văn nghị luận - Làm văn - Đình Cao, Lê A. - Giúp các em viết tốt các dạng bài Tập làm văn 7 – Huỳnh Thị Thu Ba. - Muốn viết bài văn hay – Nhóm tg Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh. - Kĩ năng làm bài văn nghị luận – Nguyễn Quốc Siêu… - Tìm đọc những bài nghiên cứu của các tác giả có uy tín như : Chu Văn Sơn, Văn Giá... 1. Khái niệm văn nghị luận. 2. Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận : - Giải quyết một cách thuyết phục vấn đề nào đó. - Lập luận chặt chẽ, hợp lí, toàn diện, thuyết phục. - Dùng từ, đặt câu chính xác, ngôn ngữ trong sáng. 3. Rèn kĩ năng nghị luận : a. Kĩ năng phân tích đề : Tầm quan trọng của việc phân tích đề, tìm hiểu kết cấu của một đề văn, các thao tác phân tích đề. b. Kĩ năng xây dựng luận điểm : Tầm quan trọng của luận điểm. Yêu cầu của luận điểm. Số lượng và vị trí của luận điểm. Nghệ thuật nêu luận điểm. Phương pháp làm sáng tỏ luận điểm trung tâm. c. Kĩ năng tìm luận cứ :: Tầm quan trọng của luận cứ. Các loại luận cứ thường dùng. Tiêu chuẩn lựa chọn luận cứ. Nguyên tắc vận dụng luận cứ. Quan hệ giữa luận cứ sự thực và luận cứ lí luận. Cách thu thập luận cứ. d. Phương pháp lập luận : Lập luận theo quan hệ diễn dịch. Lập luận theo quan hệ quy nạp. Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp. Các cách lập luận khác : Lập luận theo kiểu móc xích, lập luận so sánh, lập luận nhân quả, lập luận bằng cách nêu câu hỏi, trả lời, rồi phản bác… Tháng 2 ( tuần 3 +4 của tháng 2) Chuyên đề 8 văn nghị luận Tiếp theo 1. Phép lập luận chứng minh : a. Thế nào là phép lập luận chứng minh ? b. Phương pháp sử dụng lí lẽ, dẫn chứng trong lập luận chứng minh : + Xác định vấn đề chứng minh. + Yêu cầu của dẫn chứng. + Phân tích và trình bày dẫn chứng. c. Lập dàn ý trong lập luận chứng minh. d. Dựng đoạn trong lập luận chứng minh. e. Luyện tập viết bài văn nghị luận chứng minh. 2. Phép lập luận giải thích : Nội dung chính như phép lập luận giải thích. Tháng 3 Hệ thống một số kiến thức đã học. Luyện đề tổng hợp. Những nội dung dự thảo dưới đây dựa trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên môn Ngữ văn lớp 7 và mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7. Những nội dung dự thảo dưới đây giáo viên cần linh hoạt trong quá trình áp dụng để phù hợp với tình hình thực tế và đặc biệt là thực hiện có hiệu quả cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong quá trình biên soạn tài liệu, có thể còn nhiêù khiếm khuyết, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để tài liệu ngày càng hoàn thiện. b/ Một số đề bài minh hoạ: Giáo viên cần biên soạn lại theo các kiểu bài (biểu cảm, nghị luận) và có thể sử dụng để ra đề kiểm tra cuối mỗi chuyên đề ( văn biểu cảm, chuyên đề ca dao, tục ngữ...). Đề số 1: Loài cây mà em yêu. Đề số 2: Bóng dáng của một người thân yêu. Đề số 3: Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích. Đề số 4: Cảm nhận của em về hai đoạn thơ được trích trong bài “Thư gửi mẹ” của Hen-rích Hai-nơ. Đề số 5: “ Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó…” Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đề số 6: Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương”. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam. Đề số 7: Bàn về vai trò và vị trí của nhà văn trong xã hội, có người cho rằng: “Nhà văn là kĩ sư tâm hồn”. Em hãy giải thích ý kiến trên. Bằng việc cảm nhận một số văn bản nghệ thuật chọn lọc trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm rõ thiên chức và sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc bồi đắp tâm hồn con người. Đề số 8: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. (Theo Ngữ văn 7, tập hai) Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. Đề số 9: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết” (Theo Ngữ văn 7, tập hai) Bằng một số dẫn chứng trong bài “Tinh thần yêu nứoc của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy chứng minh rằng cách viết của Bác Hồ rất giản dị. Đề số 10: Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. Đề số 11: Câu 1 : Trình bày cảm nhận của em về văn bản sau ; Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con Câu 2 : Tinh yêu quê hương đất nước là mạch nguồn xuyên suốt trong văn học Việt Nam. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu ấy trong văn thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. Đề số 12 Câu 1: ( 6 điểm) Trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh có viết: Quê hương tôi có con sông xanh biếc. Nước gưong trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng. Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ. Câu 2: ( 14 điểm Cảm nhận của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đề số 13 Đề thi học sinh giỏi Môn :Ngữ Văn 7 Câu 1 : (4đ) Đọc đoạn văn sau : “ Sài Gòn vẫn trẻ .Tôi thì đương già.Ba trăm năm so với năm ngàn tuổi của Đất Nước thì cái đô thị này còn xuân chán .Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà , trên đà thay da đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón , trân trọng , giữ gìn cái đô thị ngọc ngà. Tôi yêu Sài Gòn da diết …Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ .Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt lại như thuỷ tinh , tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu náo động , dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sớm tinh sương với làn không khí mát dịu , thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.” ( “Sài Gòn tôi yêu” - Lê Minh Hương) Tác giả giới thiệu Sài Gòn bằng cách nào ? Cái hay của cách giới thiệu ấy? Người viết đã bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn như thế nào ? Cách bộc lộ có gì đặc biệt? Câu 2 : (6 đ) Nhà văn người Đức Hen –rich Hai- nơ có viết đoạn thơ trong bài Thư gửi mẹ như sau : “Con thương sống ngẩng cao đầu , mẹ ạ Tính tình con hơi ngang bướng , kiêu kì Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào Đứng trước mẹ dịu dàng , chân thật Con thấy mình bé nhỏ làm sao .” ( Tế Hanh dịch) Nêu ý chính của từng khổ thơ? Hai ý chính ấy có quan hệ với nhau như thế nào? Hai khổ thơ trên nối liền nhau thành một văn bản. Hãy phân tích sự liên kết chặt chẽ của văn bản ? Phát biểu cảm nghĩ về hai khổ thơ trên bằng một đoạn văn ngắn. Câu 3 : (10 đ). Có một đọan thơ rất hay , rất xúc động viết về Bác Hồ kính yêu như sau : “ Đất nước đẹp vô cùng . Nhưng Bác phải ra đi. Cho tôi làm sống dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre … Đêm xa nước đầu tiên , ai nỡ ngủ Sóng dưới chân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi ,càng hiểu nước đau thương…” (“Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên) Đoạn thơ đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì ? Phân tích hiệu quả của dấu chấm câu giữa câu thơ thứ nhất và từ “ nhưng”. Viết đoạn văn biểu cảm ( 12 -15 câu) về đọan thơ trên. Đề số 14 Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 7 Môn: Ngữ văn. ( Thời gian làm bài: 120 phút ) Câu1 ( 2 điểm ): Đọc đoạn thơ sau: “ Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “Cục...cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.” ( Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh ) Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng anh lính trẻ trên đường hành quân ra trận? A. Nhân hoá và so sánh. B. So sánh và điệp ngữ. C. Điệp ngữ và ẩn dụ. D. Điệp ngữ và nhân hoá. 2. Có sự chuyển đổi cảm giác như thế nào trong ba câu thơ có từ “nghe”? A. Thính giác ’ xúc giác. B. Thính giác ’ khứu giác. B. Thính giác ’ cảm giác C. Thính giác ’ vị giác. 3. Nhận xét về cấu tạo của câu “ Nghe gọi về tuổi thơ”? A. Là câu đơn bình thường. B. Là câu đặc biệt. C. Là câu rút gọn. C. Cả A,B,C sai. 4. Trong bài thơ, cụm từ “Tiếng gà trưa” được xuất hiện mấy lần? A. Hai. B. Bốn. C. Sáu. D. Tám. Câu 2 ( 2 điểm ): “ Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.” ( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng ) Tác giả đã gửi đến chúng ta điều gì qua đoạn văn trên? Suy nghĩ của em về lời gửi ấy? Câu 4 ( 6 điểm ): “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người” ( Ana tôn Prance. ) Câu nói trên của nhà văn Pháp giúp em cảm nhận được những gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. UBND huyện Bình Giang Phòng GD và ĐT hướng dẫn chấm đề thi hsg huyện lớp 7 môn: ngữ văn. Câu1 ( 2 điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 1. C 2. B 3. C 4. B. Câu2 ( 2 điểm ): Mỗi ý trả lời đúng cho 1 điểm: Lời gửi của tác giả : Qua việc khẳng định sự hoà hợp giữa đời sống vật chất giản dị và đời sống tinh thần phong phú trong con người Bác Hồ, tác giả còn muốn nói về ý nghĩa đích thực của đời sống con người: Không phải là sự thoả mãn càng nhiều về vật chất, mà là đời sống tinh thần, tư tưởng , tình cảm phong phú, thậm chí là vô tận. Cuộc sống như thế, theo tác giả là cuộc sống thực sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng trong thời đại ngày nay. Suy nghĩ của em : HS cần nêu được suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của đời sống con người, về mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần. Nếu chạy theo hưởng thụ vật chất sẽ có thể dẫn đến sự nghèo nàn, què quặt về tinh thần, tình cảm... Câu3 ( 6 điểm ): Yêu cầu chung: - Trên cơ sở hiểu đúng hai bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách, cảm thụ đôi chỗ khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau: Tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hoà với thiên nhiên: + Viết nhiều về thiên nhiên ( Đặc biệt là trăng.) + Có nhiều rung động, sự say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. + Chan hoà, mật thiết với thiên nhiên, cảnh vật. Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng. + Chất nghệ sĩ và tâm trạng người chiến sĩ luôn thống nhất trong con người của Bác. Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 6: Đáp ứng yêu cầu nêu trên, diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học. Có những cảm nhận và phát hiện mới mẻ, tinh tế. Điểm 4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên. Có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt, trình bày. Điểm 2: Chưa thật hiểu đề, bài làm còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. Đề số 15 Từ môtj bài cao dao than thân đã học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Đề số 16 Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về một truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 7. c/ Giới thiệu Một số sáng kiến kinh nghiệm và tài liệu sưu tầm : Giới thiệu bài văn biểu cảm về người thân Trong cuộc sống hàng ngày, cú biết bao nhiờu người đỏng để chỳng ta thương yờu và dành nhiều tỡnh cảm. Nhưng đó bao giờ bạn nghĩ rằng, người thõn yờu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người cõu trả lời ấy cú thể là ụng bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng cú thể là bạn bố chẳng hạn. Cũn riờng tụi, hỡnh ảnh người bố sẽ mói mói là ngọn lửa thiờng liờ

File đính kèm:

  • docTai lieu boi duong hoc sinh gioi mon Van 6789.doc
Giáo án liên quan