Tài liệu bồi dưỡng Vật lý lớp 6

Phần 1 : Cơ học

I. Độ dài. Thể tích. Khối lượng.

LÍ THUYẾT

1. Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ?

 Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các thước đo sau:

Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me

GHĐ

ĐCNN

2. Ta có thể phân 6 loại thước trên thành 3 nhóm thước: thước kẻ và thước thẳng ; thước dây và thước cuộn ; thước kẹp và pan me. Về công dụng, ba nhóm thước trên khác nhau ở chỗ nào ? Trong mỗi nhóm, công dụng mỗi loại thước có gì khác nhau ?

3. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ?

4. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ?

5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ?

 

doc153 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng Vật lý lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 : Cơ học I. Độ dài. Thể tích. Khối lượng. Lí thuyết 1. Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các thước đo sau: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ ĐCNN 2. Ta có thể phân 6 loại thước trên thành 3 nhóm thước: thước kẻ và thước thẳng ; thước dây và thước cuộn ; thước kẹp và pan me. Về công dụng, ba nhóm thước trên khác nhau ở chỗ nào ? Trong mỗi nhóm, công dụng mỗi loại thước có gì khác nhau ? 3. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? 4. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các bình đong sau: Tên dụng cụ ẩng pipét Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong Can đong GHĐ ĐCNN 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? 9. Nêu cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước: a. Bằng bình chia độ ? b. Bằng phương pháp bình tràn ? Có sáu loại cân thường gặp. Ta có thể chia thành 3 nhóm có cách cân khác nhau: Cân tiểu li và cân Rôbecvan khi cân ta thêm, bớt số quả cân ở 1 trong 2 đĩa cân. Cân đòn và cân bàn khi cân ta dịch quả cân vào, ra trên đòn cân. Cân y tế và cân xe khi cân ta đọc giá trị khối lượng trên mặt chia độ của cân. 10. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các loại cân sau: Tên cân Cân tiểu li Cân Rôbécvan Cân đòn Cân y tế Cân bàn Cân xe GHĐ ĐCNN 11. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Trước khi dùng cân để cân một vật ta phải làm gì ? Khi nào thì ngừng thao tác để bắt đầu xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách ghi giá trị khối lượng của vật ? 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ? 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ? bài tập 1. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của thước đo, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị độ dài được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của thước Bảng ghi các giá trị đo được bằng thước đã cho 1mm 0,2mm 1,1mm 2mm 5mm 0,03cm 2,5cm 3cm 3,4cm 0,1dm 0,2cm 1mm 2,0mm 15mm 44mm 0,8cm 3cm 0,10dm 0,7dm 2,25dm 5cm 150mm 0,2cm 3cm 20cm 2,1dm 6,5dm 3,45dm 0,10m 10,85m b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của thước đo độ dài đã dùng để đo. Kết quả đo 3mm 6,0cm 0,5dm 0,07m 1,24m ĐCNN của thước là 2. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Độ dài cần đo (đơn vị để ghi) Chiều rộng trang giấy A4 (mm) Chu vi hộp sữa Ông Thọ (cm) Chiều dài phòng học (dm) Đường kính ngoài bút chì (mm) Đường kính trong miệng técmôt loại 2,5l (mm) Dụng cụ đo Kết quả đo (hoặc ước lượng) 3. Cho một xếp giấy, một cây bút chì, một cuộn chỉ và một thước kẻ. Làm thế nào để xác định gần đúng các kích thước sau đây: a. Xác định bề dày của một tờ giấy viết. b. Xác định đường kính của sợi chỉ. c. Xác định chu vi của cây bút chì. 4. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Làm thế nào để khi về nhà sẽ tính được gần đúng các khoảng cách mà em được tiếp xúc sau đây: a. Chiều dài của một bàn học b. Chiều dài của sân trường c. Chiều rộng bên trong của phòng học có lát gạch vuông. 5. Có trong tay một thước kẻ dài 30cm, một cây sào thẳng, một cuộn dây gai. Em hãy chọn cách làm để có kết quả gần đúng trong mỗi trường hợp sau: a. Xác định bề rộng của một con mương dẫn nước. b. Xác định khoảng cách giữa 2 gốc cây mà giữa chúng là các dải đất mấp mô. c. Xác định chiều cao một bụi cây. d. Xác định độ sâu của nước tại một điểm trong lòng kênh. 6. a. Nếu được bố hoặc mẹ chở về quê bằng xe máy, em sẽ làm thế nào để biết gần đúng khoảng cách từ nhà em đến quê ? b*. Với xe đạp, thước dây, em hãy tự chọn thêm dụng cụ và nêu cách làm để xác định khoảng cách từ nhà đến trường. 7*. a.Nêu cách dùng một thước dây xác định đường kính ngoài của một bánh xe đạp. b. Với một tờ giấy viết thông thường và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định chu vi của một quả bóng bàn . c. Với một thước kẻ, 2 hộp diêm. Hãy nêu cách làm để xác định đường kính ngoài của một quả bóng bàn . d**. Vào một ngày trời nắng, trong tay chỉ có một thước thẳng không đủ chiều dài để đo chiều cao của một cây bàng. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng chiều cao của ngọn cây bàng. e***. Hai gốc cây nằm hai bên con sông mà em không thể qua sông được. Với một thước dây, ba cọc tre thẳng và một êke, em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khoảng cách giữa hai gốc cây. 8*. Với hai đoạn thẳng có độ dài 3dm và 5dm, hãy nêu cách xác định một đoạn thẳng có độ dài 2dm, 8dm, 7dm, 4dm, 1dm, 9dm với số lần đo ít nhất. 9. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của bình đong, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị thể tích được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của bình Bảng ghi các giá trị thể tích đo được bằng bình đong đã cho 0,1ml 0,03ml 1,2ml 2ml 5,1ml 3,01ml 25ml 3cm3 3,4cm3 0,1dm3 2cc 1cc 2cc 15,0cc 0,8ml 44ml 3,0ml 8cm3 0,10dm3 2,250dm3 5cm3 150mm3 0,2cm3 3cm3 20cm3 2,215dm3 6,5dm3 3,45ml 0,10ml 1,3ml b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của bình đong đã dùng để đong. Kết quả đo 3ml 6,0cc 0,5cm3 0,07lit 1,24dm3 ĐCNN của bình đong là 10. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Thể tích cần đo (đơn vị để ghi) Lấy 5ml nước lã để thử hoà tan muối ăn Nước cất có trong một ống nước cất (cc) Dung tích của một chén uống nước trà (cm3) Dung tích của một lon bia (ml) Nước dừa có trong một quả dừa (lít) Dụng cụ đong Kết quả đong (hoặc ước lượng) 11. Cho một bình nước, một ống hút sữa nút, một vỏ hộp sữa chua. Cần chọn thêm bình đong loại nào và làm như thế nào để xác định gần đúng: a. Dung tích của hộp sữa chua. b. Thể tích của một giọt nước. 12. Cho một cái cốc thuỷ tinh trong suốt, một xi ranh, một băng giấy, hồ dán, một bút bi và nước. Hãy nêu cách làm để biến cái cốc thành một bình chia độ. 13*. Cho một cái cốc, một xi ranh và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng gà ? 14*. Cho một xi ranh, một cái đĩa, một cái bát tô và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng ngỗng. 15*. Cho một bồn tắm, một bình chia độ và nước. Làm thế nào để xác định được gần đúng thể tích của cái đầu của một người bạn ? 16. Người thu tiền nước máy đã làm thế nào để biết thể tích nước mà mỗi gia đình tiêu thụ trong tháng vừa qua ? 17*. Có trong tay một ca 2 lít, một cái xô, một máy bơm nước và một đồng hồ. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng thể tích nước chứa trong một cái ao. 18. Với một thước dây, em hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một cái thùng phuy, một hộp phấn, một hộp mì tôm. 19*. Với một tờ giấy bìa khổ rộng và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng đá . 20*. Với 3 thước kẻ, mỗi thước có bề rộng khoảng 3cm. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng bàn . 21. Em đi tay không. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Em hãy nêu cách làm để khi về nhà sẽ biết được gần đúng: Thể tích của một kiện hàng hình hộp chữ nhật. Dung tích của một bể chứa nước hình trụ. 22*. Trong tay có một ca nhựa trong suốt, hình trụ tròn có dung tích 1 lít. a. Hãy nêu cách làm để đong được đúng 0,5lít nước ? b. Có thêm một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để lấy ra được gần đúng 700ml nước ? 23*. Vào một ngày trời nắng, trong tay có một thước dây loại dài 15m. Làm thế nào để xác định gần đúng thể tích của một khu nhà cao tầng hình hộp chữ nhật ? 24*. Cho một thước dây, một cây sào. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng dung tích của một ao chứa nước hình chữ nhật ? 25*. Với một thước kẻ, một băng giấy, hồ dán và bút bi. Làm thế nào để tạo được một bình chia độ nếu: Có một bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật. Có một bình nhựa trong suốt hình trụ tròn. 26. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của cân, hãy gạch chân các giá trị khối lượng được ghi đúng với quy ước trong các giá trị khối lượng đã ghi trong bảng sau đây. ĐCNN của cân Bảng ghi các giá trị khối lượng cân được bằng cân đã cho 1mg 0,4mg 1,3mg 2mg 5mg 0,032g 2,52g 3g 0, 342562kg 0,453kg 2g 5mg 1g 6,0g 14g 47g 0,08kg 3kg 0,108kg 0,7kg 2,250kg 0,5kg 150g 0,2kg 0,3kg 2kg 2,4kg 6,5kg 3,45kg 0,10kg 17,0kg 0,1085t b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của cân đã dùng để cân. Kết quả cân 7mg 8,08g 0,5g 0,07kg 1,24kg ĐCNN của cân là 27. Điền vào ô trống loại cân thích hợp để cân 1 lần và kết quả cân được. Khối lượng cần cân (đơn vị để ghi) Một cái đinh ghim (mg) Một quả trứng vịt (g) Một con gà mái tơ (kg) Một bao tải khoai tây (kg) Một xe tải chở đầy hàng (tạ) Loại cân Kết quả cân (hoặc ước lượng) 28. Cho một gói đinh ghim, một cốc nước, một ống hút sữa nút và một cân Rôbecvan. Làm thế nào để xác định gần đúng các khối lượng sau đây: a. Xác định khối lượng của một cái đinh ghim. b. Xác định khối lượng của nước có trong cốc nước. c. Xác định khối lượng của một giọt nước. 29. Nêu cách xác định khối lượng chất lỏng trong một cái thùng khi trong tay có cân Rôbecvan có GHĐ là 2kg, 1thùng rỗng và 1 cái ca có dung tích bé thua 2 lít ? 30. Với 1 cân Rôbecvan vốn có GHĐ là 1,5kg song chỉ còn 1 quả cân 200g. Làm thế nào để đóng gói đường kính thành các túi 1kg cho nhanh ? 31*. Cho một cân Rôbecvan, 1 quả cân 200g, 1 quả cân 500g và một bao đường. Hãy nêu cách làm với số lần cân ít nhất có thể được để lấy ra được khối lượng đường là : 700g, 400g, 900g, 100g, 300g, 800g, 50g. 32*. Cho một cân Rôbecvan, không có quả cân, có 1 gói đường 1kg, 1 gói đường 1,3kg. Nêu cách làm với số lần cân ít nhất để lấy ra số đường là: 700g, 200g, 600g ? 33*. Có 9 gói mì tôm bề ngoài giống hệt nhau song 1 gói có khối lượng nhẹ hơn. Với cân Rôbecvan không có quả cân, hãy tìm cách cân với số lần cân ít nhất để xác định gói mì tôm thiếu cân. 34*. Cho 1 cân Rôbécvan có hộp quả cân, nhưng cân bị lệch. Có 1 túi đựng khoảng 3kg đường và 2 túi rỗng. Không được chỉnh cân. Hãy nêu cách làm để lấy ra được đúng 1kg đường. 35. Cho bảng khối lượng riêng các chất. Hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khối lượng của một khối thép hình trụ tròn cỡ bằng ngón chân cái nếu như: Có thêm một bình chia độ có GHĐ 300ml và nước. Có thêm 1 thước kẻ. 36*. Với một bình chia độ có GHĐ là 500ml, ĐCNN là 2ml. Em sẽ đong như thế nào để lấy ra được số dầu hoả có khối lượng 400g, 500g ? 37**. Cho một cân y tế. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định gần đúng khối lượng cái đầu của bạn ? 38**. Cho một cân bàn có GHĐ là 250kg. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định khối lượng của một con voi. (Không được giết voi). 39**. Với một thước thẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, hai đĩa giống nhau và một quả cân 500g. Hãy tìm cách để lấy ra được gần đúng khối lượng đường 500g, 250g ? 40. Dụng cụ tuỳ ý chọn. Hãy đề xuất phương án để xác định gần đúng: a**. Khối lượng của nước có trong một cái hồ hình tròn chiều sâu không quá 3m ? b***. Khối lượng của một kim tự tháp ? 41***. Có một cân Rôbecvan mất hết quả cân, một bình chia độ, một loạt vỏ lọ thuốc tiêm và thuốc viên các cỡ khác nhau có nút cao su, một ống hút, cát và nước. Hãy nêu cách tạo bộ quả cân mới có quả cân bé nhất khoảng 5g. II. Lực. Các loại lực. Lí thuyết 1. Lực là gì ? Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? 2. Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? Cách đo một lực thế nào là đúng ? 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Kí hiệu ? Hướng của lực đàn hồi thế nào ? 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ? 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? 9. Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ? 10. Vật chịu tác dụng của hai (hoặc nhiều lực) cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? Cho ví dụ ? 11. Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? 12. Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? 13. Thế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ? Bài tập 1. Trong mỗi câu mô tả lực tác dụng sau đây còn thiếu những yếu tố nào của lực ? Viên gạch đè lên sàn nhà một lực nén. Tác dụng một lực đẩy bằng 10N từ trái sang phải theo phương ngang. Tác dụng vào khối gỗ một lực kéo theo phương ngang. Dùng tay tác dụng vào lò xo một lực ép. Dùng chân đá một lực bằng 80N. 2. Trong các trường hợp sau đây vật nào đang có lực tác dụng ? Dấu hiệu để nhận biết là gì ? Lực đó do vật nào tác dụng ? Hướng của lực đó như thế nào ? Xe lửa rời ga. Ôtô hãm phanh khi gặp chướng ngại vật. Quả cầu nhỏ buộc ở đầu một sợi dây đang quay liên tục. Xe đua xuống một dốc quanh. Quả bóng đang bay đập vào bức tường. Lò xo đang treo một quả nặng. Cánh cung đang giương sẵn tên. 3. Tính trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 2kg ? Biểu diễn P theo tỉ xích 5N/cm. Vật đó có hút Trái đất không ? 4. Cho quả tạ có khối lượng 5kg. Trọng lượng gần đúng của quả tạ tại Vinh là bao nhiêu ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ từ Vinh ra Hà Nội ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ lên núi Phăngxipăng ? 5. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm, có hệ số đàn hồi k = 4N/cm (tác dụng lực tăng thêm 4N thì lò xo dãn ra thêm hoặc ngắn lại bớt 1cm). Kéo lò xo với lực F1 = ? thì lò xo dài l1 = 16cm ? Nén lò xo với lực F2 = 8N thì lò xo dài l2 = ? 6. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm với lực 10N thì lò xo dài 17cm. Tính hệ số đàn hồi của lò xo ? Tính chiều dài lò xo khi kéo lò xo với lực bằng 12N ? Tính chiều dài lò xo khi nén lò xo với lực 14N ? 7**. Tính chiều dài tự nhiên l0 và hệ số đàn hồi k của lò xo trong 2 trường hợp: Kéo với lực F1=4N lò xo dài l1=16cm, kéo với lực F2=8N lò xo dài l2=18cm. Kéo với lực F1=3N lò xo dài l1=15cm, nén với lực F2=5N lò xo dài l2=7cm. 8**. Xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực F trong các trường hợp sau: a. Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N. b. Vật chuyển động trên mặt ngang, lực kéo Fk= 15N, lực cản Fc= 10N. c. Vật có P = 20N đi lên trong khi lò xo kéo lên với lực Fđh= 16N. d. Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N, lực cản của mặt đường Fc = 20N. 9*. Xác định phương, chiều, độ lớn của F2, biết hợp lực F và F1 như sau: F1 cùng phương, cùng chiều với F và F1(4N) F(10N) F1 cùng phương, ngược chiều với F và F1(4N) F(10N) 10*. Tại sao khi chuyển từ đoạn đường nằm ngang sang đoạn có dốc lên thì ta phải kéo xe với lực lớn hơn ? 11. Xác định các cặp lực đã cân bằng với nhau trên vật trong các trường hợp: a. Một cái cốc nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. b. Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. c. Một xô vữa được kéo lên đều bằng một sợi dây. d. Một phi công nhảy dù rơi đều. e. Một cái gầu được dòng dây thả tụt đều xuống giếng. f*. Một khối gỗ được kéo chạy đều trên ván ngang bằng một sợi dây. g*. Một khối gỗ được thả tụt đều xuống một ván xiên bằng một sợi dây. 12*. Xác định các cặp lực tương tác trong các trường hợp sau: a. Một quả bí treo cân bằng dưới cuống quả. b. Một viên gạch đặt trên một giá gỗ. c. Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. d. Một khối gỗ nằm trên mặt ngang, chịu tác dụng của một lực đẩy theo phương ngang nhưng chưa chuyển động. e. Khối gỗ A đè lên khối gỗ B đặt trên mặt sàn nằm ngang. f. Một cỗ xe được ngựa kéo chạy đều trên mặt đường nằm ngang. 13*. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10cm với lực 8N thì lò xo dài 14cm. a. Tác dụng lực theo chiều như thế nào, có độ lớn bao nhiêu thì lò xo dài 7cm ? b. Tính chiều dài của lò xo khi treo vật 2kg ? Biểu diễn 2 lực tác dụng lên vật. c. Chỉ ra các cặp lực tương tác, các cặp lực cân bằng trong câu b ? 14*. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0= 15cm, hệ số đàn hồi k = 5N/cm. a. Xác định chiều dài l của lò xo khi treo vật có m = 4kg nằm cân bằng. b. Xác định lực đẩy của ván lên vật khi ta treo vật vào lò xo, để vật chạm ván và lò xo dài l = 18cm. 15*. Dùng một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm để chế tạo một lực kế. Biết rằng khi treo quả nặng có khối lượng 500g thì lò xo dài l = 19,5cm. a. Nếu làm lực kế có GHĐ bằng 8N thì thang đo phải có độ dài là bao nhiêu ? Tổng chiều dài vỏ lực kế tối thiểu là bao nhiêu ? b.Nếu chia độ lực kế có ĐCNN là 0,2N thì khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất là bao nhiêu mm? c.Vẽ hình mô tả bằng kích thước thực tế thang đo lực kế với GHĐ bằng 8N và ĐCNN bằng 0,2N ? d.Kéo lò xo lực kế bởi lực 12N rồi thả ra thì lò xo dài 14cm. Dùng lò xo này để chế tạo lực kế có GHĐ bằng 15N được không ? Vì sao ? 16*. Một khối gỗ nổi tự nhiên, nằm cân bằng, một phần nằm trên mặt nước. a. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? b. Có những lực nào đã tác dụng lên khối gỗ ? Quan hệ giữa các lực đó ? 17*. Một khối chì được treo chìm trong nước dưới một sợi dây, không chạm đáy. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? a. Có những lực nào tác dụng lên khối chì ? b. Các lực nào đã cân bằng với trọng lượng của khối chì ? 18*. Một hòn sỏi nằm chìm tận đáy bể nước. a. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? b. Có những lực nào tác dụng lên hòn sỏi ? c. Xác định các lực cân bằng với trọng lượng của hòn sỏi ? 19*. Một xe bắt đầu chuyển động trên mặt ngang, bánh xe đẩy vào mặt đường. a. Hãy xác định lực các cặp lực tương tác ? b. Có những lực nào đã tác dụng lên xe ? c. Các lực tác dụng lên xe có cân bằng với nhau không ? 20*. a. Biết hai xe có m1 và m2 , m1 > m2 . Máy của 2 xe khoẻ như nhau (tác dụng 2 lực mạnh bằng nhau). Xe nào sẽ tăng vận tốc nhanh hơn khi bắt đầu xuất phát ? b. Hai xe giống hệt nhau, một xe chở đầy hàng, một xe không tải. Khi gặp chướng ngại vật, lực phanh 2 xe như nhau. Xe nào mau dừng hơn ? III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. Lí thuyết 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? 2. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? 3. Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 – 2550 1600 –2000 600 - 1200 1000 900 1,29 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13600 19300 10500 8890 7880 2700 4. Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất ôsmi Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13600 710 7,1 5. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Đơn vị đo? 6. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? 7. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? Bài tập 1. Một vật có khối lượng m = 5kg và thể tích Vv= 4dm3 được làm bằng chất có khối lượng riêng D = 2500kg/m3. a. Tính khối lượng riêng Dv của vật ? b. Nêu các cách lập luận để khẳng định vật này rỗng ? c. Tính thể tích phần rỗng Vr ? d. Giữ nguyên thể tích Vv thì phải bớt m bao nhiêu kg để Dv =1kg/dm3 ? e. Để Dv =1kg/dm3 khi giữ nguyên m thì phải tăng thể tích phần rỗng Vr thêm bao nhiêu dm3 ? 2. Nêu các bước xác định khối lượng riêng của một chất khi cho: a. Một cân, một cốc chia độ và một bình đựng chất lỏng A. b. Một thỏi đặc bằng chất rắn B, bình chia độ bỏ lọt thỏi đó và cân. 3. Dùng 0,2kg nhựa có D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có D2 = 8kg/dm3. Tính D của quả cầu mới được tạo thành ? 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! b. Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ? Cho m1, m2, D1, D2. Tìm D. Cho m1, m2, D1, D2.. Tìm V. Cho m, V, D1, D2. Tìm m1. Các bài toán về D: pha trộn 2 chất (cách giải bằng số học) *35. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Đ/n D = m/V; m = m1 + m2 ; V = V1 + V2 (Pha trộn 2 chất. Biết m1, m2, D1, D2. Tìm D, V, m ?) Tìm D. a. Cho m1, m2, V1, V2 Cho m1, m2, D1, D2 Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm V. a. Cho m1, m2, D1, D2 Cho m1, m2, D Cho m, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm m. a. Cho D1, D2, V1, V2 Cho V1, V2, D Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. *36. Bài toán pha trộn có hao hụt thể tích. 2. Một vật có P = 25N, V = 2dm3. Tính m và D của vật đó ? Cho các cặp giá trị m và V hãy xác định các cặp số có ý nghĩa, phác đồ loại trừ các số không có thực để chỉ ra chất. Cách xác định khối lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, m. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? Cách xác định trọng lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, P. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? IV. Các máy cơ đơn giản. Lí thuyết Bài tập I.Đòn bẩy: (Giải theo kiểu số học) II.Mặt phẳng nghiêng: III.Ròng rọc:(Giải theo kiểu số học) Các bài tập phối hợp các loại máy cơ 5. Sự biến đổi lực trong các máy cơ ? Các máy cơ biến đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào máy cơ. + Ròng rọc cố định chỉ đổi hướng của lực. + Ròng rọc động biến đổi độ lớn của lực: Tác dụng lực F1 vào dây luồn qua ròng rọc thì thu được từ trục ròng rọc lực F2 = 2.F1. Tác dụng lực F1 vào trục ròng rọc thì thu được từ dây luồn qua ròng rọc lực F1 = 0,5.F1. * Có 3 kiểu ghép ròng rọc: gọi n là số ròng rọc động dùng để ghép Ghép nhân đôi liên tiếp: F1 = 2n.F2 Ghép palăng chẵn: F1 = 2.n.F2 Ghép palăng lẻ: F1 = (2.n + 1).F2 + Đòn bẩy biến đổi cả hướng và độ lớn của lực. Tác dụng lực F1 vào cánh tay đòn l1 thì thu được ở cánh tay đòn l2 lực F2 = F1.(l1/l2) + Mặt phẳng nghiêng đổi hướng và giảm độ lớn lực cần tác dụng để đưa một vật lên cao theo công thức: F = P.(h/l) 6. Tác dụng quay của một lực ? Điều kiện cân bằng của vật quay được quanh một điểm ? + Tác dụng quay của một lực tỷ lệ thuận với độ lớn lực và độ dài cấnh tay đòn. (N.m) M = F.l (N).(m) + Điêù kiện cân bằng của một vật quay được quanh một trục: Tổng các mô men lực làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô men lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Xác định độ lớn của lực kéo đều một vật có trọng lượng 500N lên mặt phẳng nghiêng cao 2m, dài 5m trong 2 trường hợp: Mặt phẳng nghiêng không ma sát ? Mặt phẳng nghiên

File đính kèm:

  • docBoi ding Vat li 6.doc