Tài liệu Cây hoàn ngọc

I. Đặc tính

 Lá già nhân đắng, ngọn như cỏ bột, lá non nhỏ không có mùi, vị rễ có hương vị như lá già. Dùng lá tươi chưa phát hiện có độc tố gì, có tác dụng kích thích thần kinh . Dùng nhiều có cảm giác như say qua một thời gian ngắn. ăn nhiều không gây phản ứng.

II. Công dụng

1. Chữa các bệnh về đường tiêu hóa.(tôi đã áp dụng hiệu quả tốt)

 Đi lỏng, lị , rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân, táo bón đau bụng không rõ nguyên nhân ăn từ 5 đến 7 lá từ 2 đến 3 lượt một ngày cho đến kkhi khỏi. Nếu nghi đau ruột thừa chưa đi cấp cứu kịp thì ăn liều cao đến 15 lá trong phạm vi 2 giờ cơnđau sẽ dứt và mang đi cấp cứu.

2. Bệnh kèm theo chảy máu

 Chảy máu dạ dày, đường ruột, đái ra máu, phân có máu, đái buốt, đái rắt ăn lá khi chưa ăn gì sắc nước lá đặc để uống, nấu canh ăn 1 đến 3 lần sẽ cầm. Nên ăn ngày 2 -3 lần

3. Các bệnh ung thư thời kì phát bệnh

 ăn lá xong cơn đau giảm đi rõ rệt, tỉnh táo hơn, ăn ngủ tốt, có cảm giác như khỏi bệnh. Qua một số bệnh ung thư gan, dạ dày,phổi, đều thấy diễn biến như vậy. Hiện tượng này đã giúp cho bệnh nhân thoải mái , gia đình ổn định, có trường hợp đã kéo dài được 6 tháng. Lượng lá dùng tùy theo mức độ đau. Thông thường ngày 3 lần, mỗi lần từ 3 đến 7 lá tùy theo mức độ. Ăn là xong sau 25-20 phút cơn đau giảm hẳn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Cây hoàn ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời tựa áp dụng hiệu nghiệm bài nào Xin mời các bạn gửi (ý kiến) vào phía sau Phổ biến kinh nghiệm mau mau Mọi người áp dụng mãi sau vẫn dùng Cho mọi người nghèo dùng chung Đỡ tiền đi viện vui cùng chúng ta. (Nguyễn văn bắc) Cây hoàn ngọc (Nội dung này là của tác giả: Thiếu tướng, NGND, TTND, TS Lê Thế Trung) Có lẽ chưa có một cây thuốc nào có nhiều tác dụng như vậy. Đó là cây hoàn ngọc( tú linh, con khỉ, nhật nguyệt, mặt trăng mặt trời, mộc thủy). Gần đây có tên là Lan điền. Tuy nhiên chưa thật chính xác. Mỗi cây đều thể hiện một đặc tính để trở thành “ điển tích đặt tên”. Cây tú linh vốn là cây mọc hoang trong rừng Cao Lang, thân có bậc, mọc nhanh, một năm có thể cao 3m. Lá mềm không sơ, thon dài không cân đối. đuôi lá thường vẹo , mặt trái xanh nhạt, lá mọc đối xứng tạo thành mắt, lá vàng dễ rụng. Về mùa xuân , cây ra hoa thành chùm ở cuối cành, cuống hoa ngắn , ống hoa dài, tán hoa có cánh nhỏ màu tím nhạt, không thấy quả. Thân cây già màu xám lâu không có rễ cái. Nói chung không phải cây lấy gỗ. I. Đặc tính Lá già nhân đắng, ngọn như cỏ bột, lá non nhỏ không có mùi, vị rễ có hương vị như lá già. Dùng lá tươi chưa phát hiện có độc tố gì, có tác dụng kích thích thần kinh . Dùng nhiều có cảm giác như say qua một thời gian ngắn. ăn nhiều không gây phản ứng. II. Công dụng 1. Chữa các bệnh về đường tiêu hóa.(tôi đã áp dụng hiệu quả tốt) Đi lỏng, lị , rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân, táo bón đau bụng không rõ nguyên nhân ăn từ 5 đến 7 lá từ 2 đến 3 lượt một ngày cho đến kkhi khỏi. Nếu nghi đau ruột thừa chưa đi cấp cứu kịp thì ăn liều cao đến 15 lá trong phạm vi 2 giờ cơnđau sẽ dứt và mang đi cấp cứu. 2. Bệnh kèm theo chảy máu Chảy máu dạ dày, đường ruột, đái ra máu, phân có máu, đái buốt, đái rắtăn lá khi chưa ăn gì sắc nước lá đặc để uống, nấu canh ăn 1 đến 3 lần sẽ cầm. Nên ăn ngày 2 -3 lần 3. Các bệnh ung thư thời kì phát bệnh ăn lá xong cơn đau giảm đi rõ rệt, tỉnh táo hơn, ăn ngủ tốt, có cảm giác như khỏi bệnh. Qua một số bệnh ung thư gan, dạ dày,phổi, đều thấy diễn biến như vậy. Hiện tượng này đã giúp cho bệnh nhân thoải mái , gia đình ổn định, có trường hợp đã kéo dài được 6 tháng. Lượng lá dùng tùy theo mức độ đau. Thông thường ngày 3 lần, mỗi lần từ 3 đến 7 lá tùy theo mức độ. Ăn là xong sau 25-20 phút cơn đau giảm hẳn. 4. Chữa u sơ phổi, tuyến tiền liệt Liều lượng như trên, sau một tuần các triệu chứng giảm hẳn, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Riêng u sơ tiền liệt tuyến điều trị 10 ngày theo tuần trăng, khoảng 3 tuần trăng. 5. Các bệnh về gan Ăn lá tươi như trên ngày 3 lần khi đói. Bột lá khô và bột tam thất theo tỉ lệ1:1 là thuốc trị sơ gan cổ trướng đặc hiệu. 6. Các bệnh về thận Viên thận cấp hoặc mãn tính, suy thận, các hiện tượng đái ra máu, đái rắt ra máu điều trị như trên sau hai tuần, ngày hai lần. Trong thời gian nửa tháng các triệu chứng giảm rõ rệt. Để khỏi cần điều trị lâu dài. 7. Các bệnh viêm loét.(tôi đã áp dụng hiệu quả tốt) Loét dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, trĩ nội, trực tràng ăn lá tươi khi đói nhất là buổi sáng. Với các vết thương thuộc phạm vi dạ dày chỉ cần ăn trong một tuần. Chú ý tránh uống rượu mạnh, đã có trường hợp sau khi đã khỏi 5 năm do uống rượu nhiều nên khi tái phát ăn lá không thâý hiệu quả. Khi chữa các vết loét thuộc phần ruột cần tăng liều và thời gian kéo dài hơn. 8. Điều chỉnh huyết áp, ổn định thần kinh.(tôi đã áp dụng hiệu quả tốt) Khi biến đổi huyết áp( cao hay thấp) theo liều lượng trên. Ăn xong chợp mắt nghỉ 1 thời gian ngắn, huyết áp sẽ trở lại bình thường. Khi lên cơn rối loạn thần kinh thực vật cũng làm như vậy. Có thể ăn vào buổi sáng để giúp ổn định trong ngày và đề phòng khi thời tiết biến đổi đột ngột. 9. Chữa về chấn thương.(tôi đã áp dụng hiệu quả tốt) Các loại chấn thương, đặc biệt chấn thương sọ não va đập, gẫy xương hay bắp thịt lá thuốc có tác dụng cầm máu, chống viêm nhiễm, lá làm cả thuốc đắp và thuốc uống. Khi vết thương hở có thể nhai để đắp, vết thương kín giã ra uống. 10. Khi bị cảm cúm.(tôi đã áp dụng hiệu quả tốt) Nếu kéo theo rối loạn tiêu hóa, đau đầu, người mệt mỏi, nhiệt độ cao nên ăn lá cách hai giờ. Cơn sốt sẽ nhanh chóng hạ đồng thời rối loạn tiêu hóa cũng hết. Sau cơn sốt nên ăn lá thuốc lẫn cháo để sơ thể nhanh trở lại trạng thái bình thường. 11. Khôi phục sức khỏe Khi mệt mỏi toàn thân hoặc cần nâng cao sức chịu đựng nên ăn từ 5-10 lá trước nửa giờ. Số liệu này được rút ra khi điều trị bệnh nhân ung thư ( vì khi ăn là khoảng nửa giờ thì hết đau). 12. Khi điều trị cho người đang cho con bú thì không ảnh hưởng tới tuyến sữa. Trẻ con đi lỏng giã từ một đến hai lá lấy nước cho uống. 13. Các xúc vật như chó, gà, chim bồ câu kể cả chuột rất thích lá này. Có thể làm thuốc chống rù , ỉa chảy, lợn ăn sẽ kích thích tiêu hoá . Do khả năng điều trị như vậy nên có người gọi là thần dược. Tuy nhiên cần đánh giá đúng mức vì khi có bệnh ta cứ ăn lá là khỏi ngay. Thực tế xảy ra rất khác. Phần lớn đều khỏi nhưng có khi không. Bởi vì nếu không chú ý đến phương pháp điều trị dù thuôc có hay nhưng hiệu quả sẽ kém hoặc không có tác dụng. Quả thật, cây thuôc có thể chữa được rất nhiều bệnh , nhiều trường hợp hiểm nghèo nhờ có thuốc mà thoát được cơn nguy kịch hoặc chữa khỏi. Thuốc có tác sdụng chữa bệnh và phòng bệnh, đặc biệt có tác dụng giảm đau đối với bệnh ung thư. Qua thực tế nghiên cứu, chúng tôi thấy: Các loại cây thuốc tốt thường có khả năng chữa được nhiều bệnh. Ví dụ như cây mơ tam thể, có thể chữa rất nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Nhưng nếu thay đổi cách dùng với nồng độ thích hợp lá mơ lông có thể chữa được nhiều bệnh khác nữa kể cả bệnh khối u. Tuy nhiên loại cây có nhiều tác dụng như cây tú linh thì rất đặc biệt. Theo chúng tôi ngoài tác dụng chữa bệnh cây thuốc còn có tác dụng tạo thế cân bằng trạng thái cơ thể , cân bằng âm dương. Bởi vì xét cho cùng, sự thịnh suy âm dương là nguyên nhân phát sinh ra nhiều bệnh tật. Vì thế nên cây mới có tên là Nhật – Nguỵệt. Một số kinh nghiệm về phương pháp điều trị Cần rút ra liều lượng phù hợp cho từng người. Mỗi người chúng ta có tính hàn nhiệt khác nhau tình trạng chênh lệch âm dương trong từng hoàn cảnh cụ thể cũng khác nhau . Chúng ta cần có phương pháp thử nghiệm để rút ra liệu lượng phù hợp với bản thân. Khi sử dụng thuốc có thể gặp các trường hợp: Thuốc không có tác dụng(không đủ liều), thuốc có tác dụng từ ít đến mạnh(đủ liều), thuốc gây phản ứng(quá liều). Rút ra liều lượng phù hợp hay số lượng lá cần dùng là điều quan trọng nhất trong điều trị. Lá cây tú linh không gây phản ứng mạnh , Khi quá liều chỉ gây phản ứng nhẹ, hơi ngây ngất. Nhưng trong thực tế, có lọai bệnh như viêm thần kinh co thắt lại phải dùng ở ngưỡng này thì mới có tác dụng. Số lần dùng trong ngày cũng rất quan trọng . Ta có thể rút ra số liệu từ trường hợp bệnh ung thư. Thông thường dùng 7 lá thì ổn định được 5 giờ. Như vậy các bệnh khác có thể dùng 2-3 lần trong ngày. Những bệnh đau cấp cần dùng với liều cao hơn và thời gian dài hơn. Vì vậy giãn cách giữa các lần có thể rút ngắn xuóng 2 giờ. Ví như khi bị sốt cao , đau bụng không rõ nguyên nhân. Thông thường ăn lá vào buổi sáng và khi còn đói. Sau khi ăn nên chợp mắt 15 phút. Đây là giai đoạn thần kinh tự điều chỉnh , sau đó trạng thái cơ thể trở nên sảng khoái bệnh tật chuyển biến nhanh. Bởi vì không có giai đoạn này kết quả sẽ kém hẳn. ăn lá tươi, càng già càng tốt. Những người không quen nhai lá do độ nhạt hoặc do tình trạng sức khỏe có thể giã ra pha nước để uống. Nấu canh hay pha như pha chè cũng được. Nhưng nếu sử dụng lá khô thì cần sắc đặc hay kèm theo thuốc khác. Khi dùng lá tươi đắp lên vết thươngbị chảy máu, lá có khả năng cầm máu nhanh nhưng cần đè lên mạch máu 5 phút kể từ lúc đắp lá vào vết thương. Sau đó lá có thể giữ vết thươgn không bị chảy máu và chống viêm nhiễm. Vỏ cây và rễ khô ngâm rượi có tác dụng như sâm rất tốt, giúp an thần ăn ngủ tốt. Một số bài thuốc từ cây hoàn ngọc (Giáo sư, bác sĩ Phạm Khuê) Cách dùng và liều lượng: Dùng lá tươi là chủ yếu. Lá tươi lấy ăn ngay hoặc lấy nước uống, nấu chín như nấu canh. Lá úa vàng có tác dụng tốt nhất. Do tác dụng chủ yếu là chất nước trong lá cây nên vỏ cây và vỏ rễ ngâm rượu uống có tác dụng rất tốt. Liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người thông thường từ 1 -10 lá ăn nhiều lần. Ăn quá liều có thể bị phản ứng nhẹ như người bị choáng váng nhưng chỉ 10-15’ là khỏi. Cách dùng phổ biến: Đau loét dạy dày: ăn ngày 2 lần, mỗi lần 7- 10 lá khoảng một tuần là khỏi. Chảy máu đường ruột: uống nước lá tươi 7-10 lá . 4-5 lần là khỏi. Viêm đại tràng co thắt ăn như trên khoảng 100 lá kết hợp ăn lá mơ lông trong vòng 1-2 tháng là khỏi. Viêm gan , xơ gan cổ trướng: ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 7 lá. ăn nhiều ngày. Viêm thận, đau thận: Dùng khoảng 50 lá trong 1 tuần. Chỉ 30 lá làdứt cơn đau.Ngày ăn 2-3 lần. Tả lỏng, đi lị, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 3 lần là khỏi. Mệt mỏi toàn thân: 3-7 lá ăn nhiều lần trong ngày. Đái dắt, đái buốt, đái đục, đái ra máu: ăn từ 14 đến 21 lá. Đau mắt đỏ, có máu trong mắt: lấy 3 lá đắp vào đêm. 10-Chữa bệnh gà rù: 1-3 lá, gà sau khi chọi cho ăn 1-3 lá để hồi phục sức khỏe. Chó đẻ cho ăn sau vài ngày sẽ khỏe,.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_cay_hoan_ngoc.doc