Tài liệu Giới thiệu một số kỹ thuật cắm hoa

1/ Những nguyên tắc cơ bản trong cắm hoa:

-Chiều dài cành chính (cành hoa hoặc lá) thứ nhất bằng 1,5 - 2 lần tổng chiều dài và chiều cao bình.

-Chiều dài cành chính thứ hai bằng ¾ chiều dài cành chính thứ nhất.

-Chiều dài cành chính thứ ba bằng ¾ chiều dài cành chính thứ hai.

-Các cành phụ thấp hơn cành chính sát nó.

-Cắm cành chính thứ nhất ở góc 00 - 150; cành chính thứ hai ở góc 300 - 450, cành chính thứ ba ở góc 600 - 750, các cành phụ cắm theo cành chính sát nó.

Các ký hiệu (xem Hình A)

Những dạng cắm hoa một bình và một đế ghim (hiên nay người ta thường dùng xốp để cắm và tạo dáng hoa dễ dàng) thường chỉ diễn tả được một không gian bé nhỏ. Những bình hoa trên khay, dĩa rộng với nhiều đế ghim sẽ thể hiện được nhiều đường nét khác nhau trên bình hoa và tạo không gian lớn. Những dạng này rất phong phú, nhẹ nhàng và gần gũi với thiên nhiên cũng như người thưởng thức.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Giới thiệu một số kỹ thuật cắm hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU MỘT SỐ KỸ THUẬT CẮM HOA Một bình hoa đẹp thường phải có sự cân đối, hài hòa giữa chiều cao, khoảng cách giữa các hoa, bình hoa. Sau đây là một số nguyên tắc trong cắm hoa để các chị em tham khảo khi cắm hoa. 1/ Những nguyên tắc cơ bản trong cắm hoa: -Chiều dài cành chính (cành hoa hoặc lá) thứ nhất bằng 1,5 - 2 lần tổng chiều dài và chiều cao bình. -Chiều dài cành chính thứ hai bằng ¾ chiều dài cành chính thứ nhất. -Chiều dài cành chính thứ ba bằng ¾ chiều dài cành chính thứ hai. -Các cành phụ thấp hơn cành chính sát nó. -Cắm cành chính thứ nhất ở góc 00 - 150; cành chính thứ hai ở góc 300 - 450, cành chính thứ ba ở góc 600 - 750, các cành phụ cắm theo cành chính sát nó. Các ký hiệu (xem Hình A) Những dạng cắm hoa một bình và một đế ghim (hiên nay người ta thường dùng xốp để cắm và tạo dáng hoa dễ dàng) thường chỉ diễn tả được một không gian bé nhỏ. Những bình hoa trên khay, dĩa rộng với nhiều đế ghim sẽ thể hiện được nhiều đường nét khác nhau trên bình hoa và tạo không gian lớn. Những dạng này rất phong phú, nhẹ nhàng và gần gũi với thiên nhiên cũng như người thưởng thức. 2/ Các yếu tố cơ bản tạo sự cân đối trong bình hoa: -Nên chọn hoa mặt lớn (như hoa hồng, hoa ly, hoa đồng tiền) làm hoa chính, hoa mặt nhỏ (như bi, sa lem, sao tím) làm hoa phụ trong bình. -Hoa nhỏ cắm trong bình nhỏ đặt trong không gian nhỏ. -Hoa lớn cắm trong bình lớn đặt trong không gian lớn. -Hoa nhỏ, búp, màu nhạt cắm xa miệng bình. -Hoa lớn, nở, màu đậm cắm gần miệng bình 3/ Nguyên tắc chung của đế ghim (hoặc xốp) đặt trong bình (xem Hình B) 4/ Yêu cầu của một bình hoa đẹp: -     Chọn hoa tươi -     Cắm chắc chắn, vững vàng -     Phối màu hợp lý -     Che đế ghim (hoặc xốp) khéo -     Phù hợp với không gian trang trí. 5/ Một số ý nghĩa chung của bình hoa: -Nét thẳng: thể hiện sự mềm mại, dịu dàng. -Nét nghiêng: thể hiện trạng thái cân bằng, bình tĩnh. -Màu nóng: như đỏ, cam, vàng thể hiện ý chí mạnh mẽ, năng động, -Màu lạnh: như xanh, trắng, tím thể hiện chiều sâu nội tâm, tình cảm sâu lắng, 6/ Các vật dụng phụ trợ: -    Nến, thiệp, quà dùng cho sinh nhật. -    Trái tim, nhẫn dùng cho đám cưới. -    Thú vật, cành khô, dùng cho mùa hay tùy theo chủ đề cắm hoa. Chúc các chị em luôn tạo ra những tác phẩm về hoa thật đẹp và sống động để tăng thêm sức sống cho không gian xung quanh và hài lòng người thưởng thức. NGUYÊN TẮC CẮM HOA & TRƯNG BÀY TRÁI CÂY Người Phụ Nữ Việt Nam ngày xưa được ca ngợi qua những câu ca dao, tục ngữ, những vần thơ, những bài hát chứa chan tình mẹ, lòng chung thủy sắt son của người vợ với những đức tính chịu thương, chịu khó, trung hậu, đảm đang. Đẹp làm sao hình ảnh người con gái trong chiếc áo bà ba, đôi tay tuy nhỏ bé, đôi vai tuy gầy nhưng đầy nghị lực, luôn vững tay chèo trên dòng sông quê hương! Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, sự tiến bộ của xã hội, người Phụ nữ Việt Nam ra ngoài làm việc nhiều hơn, cũng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong tổ chức. Tuy nhiên, các chị luôn ý thức mình là “người  xây tổ ấm” vì hạnh phúc gia đình là điều mà người phụ nữ nào cũng mong mỏi, cũng vun đắp hàng ngày. Sự đảm đang, tính cách chịu thương, chịu khó không hề mất đi mà còn được nâng cao thêm thể hiện qua việc cắm một bình hoa không chỉ đẹp mà còn độc đáo, sáng tạo; thể hiện bằng việc trưng bày một mâm trái cây công phu chẳng kém chi một tác phẩm nghệ thuật... Để giúp các chị em có cơ hội trổ tài nội trợ cũng như học hỏi lẫn nhau, các cuộc thi “Khéo tay hay làm” thường xuyên được tổ chức với nhiều chủ đề khác nhau: Hạnh phúc gia đình, Khát vọng, Vươn lên, Lòng nhân ái, Đoàn kết, Chung tay.... Để thành công trong mỗi cuộc thi, đòi hỏi người tham gia phải có tâm huyết và sự sáng tạo không ngừng, phải đầu tư công sức và thời gian để tìm kiếm những nguyên liệu, phụ liệu cho phù hợp  Nguyên tắc CẮM HOA: - Bình hoa đẹp là bình hoa được phối hợp bởi những phụ liệu dễ tìm, có màu sắc hài hòa, có cấu trúc vững vàng, không ngã đổ lúc xê dịch. - Những phụ liệu làm tăng vẻ đẹp của một bình hoa nhưng rất dễ tìm như mây, tre, lá, cỏ khô, xương rồng, hẹ bông, gốc cây khô - Thực hiện một tác phẩm cắm Hoa, không nhất thiết phải mua các loại hoa nhiều tiền hoặc sử dụng quá nhiều hoa. Quan trọng là cần có ý tưởng độc đáo và sự sáng tạo để gây ấn tượng cho người xem và giúp người xem cảm nhận được ý nghĩa chủ đề cuộc thi. Có thể phối hợp nhiều bình hoa để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật, liên kết thành một chuỗi, một mảng hoa hoặc tạo hình một bức tranh như hình ảnh dải giang sơn gấm vóc, bản đồ Việt Nam, vòng tay của Mẹ.... Nguyên tắc TRƯNG BÀY TRÁI CÂY: Rất may mắn là chúng ta có rất nhiều loại trái cây giúp khơi gợi biết bao sự sáng tạo. Ví dụ trái nho tạo một chuỗi giang sơn màu sắc, trái khóm biến thành chủ đề “Loan Phượng giao duyên” Để dễ tạo hình và giúp tác phẩm thêm sinh động, khi chưng trái cây cũng có thể kết hợp nhiều phụ liệu như hoa, lá, rau, cỏ, tiêu, tỏi, ớt THUYẾT MINH TÁC PHẨM THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ: Đặc tên cho tác phẩm: tên gọi của tác phẩm cần bám sát chủ đề cuộc thi và tuỳ theo cách trình bày mà chọn đặt tên cho hợp lý. Bài thuyết minh tác phẩm: không cần phải viết nhiều. Viết ngắn gọn nhưng rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa để giúp người đọc hiểu đúng những điều mình muốn thể hiện qua tác phẩm.          Mong rằng các hình ảnh minh họa sẽ giúp Quý Độc giả có thêm ý tưởng để trình bày tác phẩm của mình. Ngô Cẩm Hồng (Giáo viên Nữ công Gia chánh Trường Đoàn Thị Điểm, Tp.Cần Thơ, cộng tác viên Chương trình Sức Sống Mới Đài truyền hình Việt Nam)

File đính kèm:

  • doctai_lieu_gioi_thieu_mot_so_ky_thuat_cam_hoa.doc