Tài liệu hướng dẫn ôn kỹ năng Địa lý cơ bản

Phần 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ÁTLÁT ĐỊA LÝ VIỆT NAM

 Để sử dụng Álát trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau:

1. Nắm chắc các ký hiệu:

HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp.ở trang bìa đầu của quyển Atlas.

2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:

 Ví dụ:

 - Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản.

 - Sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.

 - Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.

 - Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn kỹ năng Địa lý cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ÁTLÁT ĐỊA LÝ VIỆT NAM Để sử dụng Álát trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau: 1. Nắm chắc các ký hiệu: HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas. 2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành: Ví dụ: - Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản. - Sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu. - Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”. - Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp... 3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành: 3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan. 3.2. Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như: - Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15 Atlas. - Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang 17. 4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas: - Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó ? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời. - Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK. 5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi: Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết. 5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như: - Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta: + Khoáng sản năng lượng + Các khoáng sản: kim loại + Các khoáng sản: phi kim loại + Khoáng sản: vật liệu xây dựng Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ:”Địa chất-khoáng sản” ở trang 6 là đủ. - Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ. 5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như: - Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như: + Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung... + Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” trang 6- thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư và dân tộc trang 9- sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 16 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng. - Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như: Tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc. - Khi sử dụng nhiều bản đồ trong Átlát có liên quan đến nội dung cần trả lời ta cần cuộn tròn các trang Átlát có liên quan để đỡ mất thời gian lật Álát, dễ dàng đối chiếu giữa các trang Átlát để tìm mối quan hệ giữa chúng. 5.3. Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi: Ví dụ: - Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản. - Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu... Phần 2: KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ A. Khái quát chung về biểu đồ I. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ: - Biểu đồ là một hình vẽ thể hiện một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể. - Cần nghiên cứu kỹ đầu bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp. - Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu: + Khoa học (chính xác) + Trực quan (rõ ràng, dễ đọc) + Thẩm mỹ (đẹp). - Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng ký hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các ký hiệu thường được biểu thị bằng các cách: gạch nền, dùng các kí hiệu toán học... Khi chọn kí hiệu cần chú ý làm sao biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp. - Lưu ý khi đặt tên biểu đồ: Đảm bảo 3 nội dung: Biểu đồ về vấn đề gì? Ở đâu? Vào thời gian nào? *Các loại biểu đồ thường gặp: hình cột, tròn, đường biểu diễn, miền... II. Các bước vẽ một số dạng biểu đồ cơ bản 1. Biểu đồ đường biểu diễn - Yêu cầu thể hiện: Động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian. - Các dạng chủ yếu: + Một đường biểu diễn: thường thể hiện sự tăng trưởng của 1 đối tượng địa lý + Nhiều đường biểu diễn có cùng đơn vị: ví dụ đàn trâu, bò, ngựa (nghìn con).... + Hai hay nhiều đường biểu diễn khác đơn vị: thường có 2 trục tung - Nếu có 2 đại lượng khác nhau có thể vẽ 2 trục tung (số liệu tuyệt đối). Còn chuyển sang số liệu tương đối (%) có thể vẽ 1 trục tung. *Lưu ý: Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp, chọn năm đầu tiên trong bảng số liệu trùng với gốc tọa độ Bước 2: Yêu cầu: + Chia đúng khoảng cách năm đúng tỉ lệ Bước 3: Vẽ đường biểu diễn: + Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải (nếu có 2 hay nhiều đường biểu diễn) + Ghi số liệu vào biểu đồ Bước 4: Ghi tên biểu đồ (có đủ 3 nội dung) Bước 5: Nhận xét, phân tích (hoặc giải thích) + Nhận xét khái quát. + Chú ý giá trị cực đại, cực tiểu trên bảng số liệu và biểu đồ (Số liệu chứng minh). + Động thái phát triển theo thời gian (Số liệu chứng minh: tăng, giảm bao nhiêu, tốc độ tăng...). + Giải thích: Kết hợp với kiến thức đã học, giải thích những ý vừa nhận xét. *Trong trường hợp trên một hệ trục phải vẽ từ 2 đường biểu diễn trở lên thì cần lưu ý: + Nếu vẽ 2 hay nhiều đường biểu diễn có chung đơn vị thì mỗi đường cần dùng một kí hiệu riêng để phân biệt và có chú giải kèm theo; + Nếu vẽ 2 đường biểu diễn khác đơn vị thì phải vẽ 2 trục tung, mỗi trục một đơn vị. + Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho có nhiều đơn vị khác nhau thì phải xử lý số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối (%). Thông thường lấy số liệu năm đầu là 100%, số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ so với năm đầu (các đường biểu diễn sẽ có chung điểm xuất phát là 100%). Ví dụ: Căn cứ vào bảng số liệu vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi số lượng đàn trâu, bò, lợn và dê, cừu của nước ta thời kì từ 1990–2004, (Đơn vị: Nghìn con). Trâu Bò Lợn Dê, cừu 1990 2854,1 3116,9 12260,5 372,3 1992 2886,5 3201,8 13891,7 312,3 1994 2977,3 3466,8 15587,7 427,9 1996 2953,9 3800,0 16921,7 512,8 1998 2951,4 3987,3 18132,4 514,3 2000 2897,2 4127,9 20193,8 543,9 2002 2814,5 4062,9 23169,5 621,9 2004 2869,8 4907,7 26143,7 1022,8 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng đàn gia súc của nước ta giai đoạn 1990 - 2004 2.Biểu đồ hình cột. - Yêu cầu thể hiện: Thể hiện quy mô số lượng, động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể. - Các dạng chủ yếu: + Biểu đồ cột đơn + Biểu đồ cột đơn gộp nhóm có cùng đơn vị (1 trục tung) + Biểu đồ cột đơn gộp nhóm khác đơn vị (2 trục tung) Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp. Bước 2: Vẽ các cột và hoàn chỉnh phần vẽ: + Ghi số liệu trên đỉnh cột + Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải nếu có từ 2 đối tượng trở lên Bước 3: Ghi tên biểu đồ (có đủ 3 nội dung) Bước 4: Nhận xét và phân tích hoặc giải thích theo yêu cầu của bài. Ví dụ: Cho bảng số liệu: Tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976 – 2005. (Đơn vị: Triệu tấn) Năm 1976 1980 1985 1990 1995 1999 2003 2005 Sản lượng 11,80 11,60 15,90 19,20 24,96 31,39 34,57 35,79 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình SX lúa ở nước ta trong thời kỳ trên. b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân đưa đến những thành tựu trên. Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976 – 2005 b. Nhận xét: - Từ 1976 – 2005: Sản lượng lúa tăng nhanh từ 11,8 triệu tấn lên 35,79 triệu tấn (tăng trên 3,0 lần). - Tốc độ tăng lại khác nhau: + Từ 1976 - 1980: sản lượng lúa giảm (0,2 triệu tấn). + Từ 1985 - 2005: sản lượng lúa nước ta tăng nhanh & khá đều. Tốc độ tăng TB/năm khoảng 1,0 triệu tấn. 3. Biểu đồ kêt hợp cột và đường: - Yêu cầu thực hiện: Thể hiện động thái phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng. - Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nên dùng 2 trục tung để thể hiện các đơn vị. Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp. Bước 2: Yêu cầu: + Khoảng cách các năm phải hợp lý + Ghi số liệu trên các trục, đơn vị trên đỉnh cột... Bước 3: Sau khi vẽ xong, ghi tên biểu đồ chú ý đảm bảo 3 nội dung. Bước 5: Nhận xét và phân tích hoặc giải thích theo yêu cầu của bài. Ví dụ: Cho bảng số liệu: Số dự án ĐTNN ngoài được cấp GP qua các thời kì từ 1988 - 2005. Thời kì Số dự án Tổng số vốn (triệu USD) Tổng số 7279 62244,4 1988 - 1990 211 1602,2 1991 - 1995 1409 17663,0 1996 - 2000 1724 26259,0 2001 - 2005 3935 20720,2 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dự án được cấp giấy phép và tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam thời kì trên. b. Dựa vào bảng số liệu, hãy phân tích những chuyển biến trong hợp tác quốc tế về đầu tư của Việt Nam thời kỳ từ 1988 - 2005 a. Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện số dự án và số vốn ĐTNN vào Việt Nam qua các thời kì từ 1988 - 2005. b. Nhận xét: - Hoạt động hợp tác quốc tế về đầu tư của nước ta có chuyển biến theo hướng tích cực. Số dự án đầu tư nước ngoài tăng nhanh cả về số dự án và qui mô các dự án. - Tuy nhiên, tốc độ tăng của từng giai đoạn khác nhau: - Từ 1988-1990: Năm 1987, chúng ta có luật đầu tư nước ngoài, các Công ty nước ngoài bắt đầu đến thăm dò và chuẩn bị môi trường đầu tư. Vì vậy, thời kì này số dự án đầu tư vào VN còn ít và qui mô của một dự án nhỏ (7,59 triệu USD/dự án). 4. Biểu đồ hình tròn: - Yêu cầu thể hiện: Thể hiện cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và quy mô của đối tượng cần trình bày. - Dạng cơ bản: + Một đường tròn. + Hai đường tròn có bán kính bằng nhau. + Hai đường tròn có bán kính khác nhau. + Biểu đồ từng nửa hình tròn (thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu) Bước 1: Xử lí số liệu (nếu đề bài cho số liệu tuyệt đối thì phải chuyển sang %) Bước 2: Vẽ biểu đồ Lưu ý: + Bán kính các hình tròn cần phù hợp với khổ giấy + Nếu bảng số liệu chỉ có cơ cấu % thì vẽ các biểu đồ có kích thước như nhau; nếu bảng số liệu cho phép thể hiện cả qui mô và cơ cấu thì vẽ các biểu đồ có kích thước khác nhau một cách tương ứng. + Vẽ lần lượt các thành phần trên hình tròn giống như trong bảng số liệu và chú giải. Nếu có 2 biểu đồ thì thứ tự các đối tượng thể hiện ở hai hình tròn phai tương ứng nhau + Dùng kí hiệu phân biệt các thành phần và lập bảng chú giải + Dưới mỗi biểu đồ ghi năm hoặc tên vùng, miền... Bước 4: Ghi tên biểu đồ có đủ 3 nội dung Bước 5: Nhận xét, phân tích: + So sánh tỉ trọng giá trị các thành phần trong tổng thể. + So sánh tỉ trọng của từng thành phần theo thời gian. + Nhận xét, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu, tìm ra xu hướng phát triển, sự thay đổi vị trí thứ bậc của các thành phần theo thời gian. Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế năm 1995, 2000 và 2005. (Đơn vị tính: Tỉ đồng Việt Nam) 1995 2000 2005 Nông - Lâm - Thủy sản 51319,0 63717,0 76888,0 CN - Xây dựng 58550,0 96913,0 157867,0 Dịch vụ 85698,0 113036,0 158276,0 (Nguồn: Niên giám Thống kê, 1999, 2006) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu TSP trong nước phân theo ngành kinh tế của nước ta các năm 1995, 2000 và 2005. b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu TSP trong nước và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó. a. Vẽ biểu đồ. - Bước 1. Xử lý số liệu. Cơ cấu TSP trong nước phân theo ngành kinh tế năm 1999, 2000, 2005 ( %) 1995 2000 2005 Nông - Lâm - Thủy sản 26,24 23,28 19,56 Công nghiệp - Xây dựng 29,94 35,41 40,17 Dịch vụ 43,82 41,30 40,27 Tổng 100,0 100,0 100,0 - Bước 2. Tính bán kính cho các vòng tròn: TSP năm 2000 lớn gấp 1,40 lần năm 1995. Suy ra bán kính của hình tròn (2000) lớn gấp =1,18 lần bán kính hình tròn năm 1995; tương tự vậy, tổng sản phẩm năm 2005 lớn gấp 2,01 lần năm 1995, suy ra bán kính vòng tròn năm 2005 lớn gấp = 1,42 lần năm 1995 - Bước 3. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu GDP phân theo ngành năm 1995, 2000 và 2005 b. Nhận xét: Từ 1995 – 2005 - Tốc độ tăng trưởng GDP của cả 3 khu vực là 2,01 lần. Tăng nhanh nhất là khu vực CN - XD (2,70 lần) đến D.Vụ (1,85 lần) và sau cùng là N - L - N (1,50 lần) - Về cơ cấu: Giảm mạnh tỉ trọng của N - L - N từ 26,24% xuống còn 19,56% (giảm 6,68%). Dịch vụ giảm chút ít từ 43,82% xuống còn 40,27% (giảm 3,55%). Tăng tỉ trọng của ngành CN - XD từ 29,94% lên 40,27% (tăng 10,23%). c. Giải thích: - Sự chuyển dịch cơ cấu như trên là phù hợp với xu thế chung của thế giới và khu vực - Do thành tựu của công cuộc đổi mới KT – XH cùng với các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất. - Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, chúng ta tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, đã tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh quá trình CNHvà HĐH đất nước. Chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng GDP cao đã ảnh hưởng lớn đến việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. 5. Biểu đồ miền: - Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng qua nhiều năm (Từ 4 năm trở lên) - Là dạng đặc biệt của biểu đồ cột và biểu đồ đường. - Có từ 4 mốc thời gian trở lên của ít nhất 2 đối tượng. Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu bài tập cho số liệu tuyệt đối cần xử lí sang số liệu tương đối) Bước 2: Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật, cạnh đứng thể hiện tỉ lệ 100%, cạnh ngang thể hiện từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (Lưu ý khoảng cách các năm cho phù hợp). Yêu cầu: Hình chữ nhật có chiều đứng và chiều ngang phù hợp, được vẽ đóng khung cân đối với tờ giấy thi. Bước 3: Vẽ ranh giới miền theo số liệu đã xử lý (Vẽ lần lượt các miền theo thứ tự bảng số liệu) + Dùng kí hiệu phân biệt để thể hiện từng miền + Lập bảng chú giải (thứ tự các kí hiệu trong bảng chú giải phù hợp với thứ tự miền trên biểu đồ). + Ghi số liệu cho từng miền theo đúng mốc thời gian. Bước 4: Ghi tên biểu đồ đảm bảo 3 nội dung Bước 5: Nhận xét, phân tích: + Nhận xét theo bảng số liệu và biểu đồ theo yêu cầu của đề bài, thường gồm: - Nhận xét sự chuyển dịch theo thời gian. - Nhận xét cơ cấu theo từng năm (nhận xét theo số liệu năm đầu, năm cuối và biệt lệ nếu có). + Dựa vào kiến thức đã học để giải thích các nội dung vừa phân tích. Ví dụ: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (tỉ đồng) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 16393,5 3701,0 572,0 1995 66793,8 16168,2 2545,6 1999 101648,0 23773,2 2995,0 2001 101403,1 25501,4 3273,1 2005 134754,5 45225,6 3362,3 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì trên b. Rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ a. Vẽ biểu đồ: * Xử lý số liệu: Cơ cấu giá trị SXNN phân theo ngành của nước ta (%) Năm Tr.trọt Ch.nuôi D.vụ 1990 79,32 17,91 2,77 1995 78,11 18,91 2,98 1999 79,16 18,51 2,33 2001 77,90 19,59 2,51 2005 73,50 24,67 1,83 *Vẽ biểu đồ Biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990 – 2005 b. Nhận xét: - Từ 1990 – 2005: Giá trị SX của cả 3 ngành đều tăng. Tăng nhanh nhất là chăn nuôi (12,22 lần) đến trồng trọt (8,22 lần) & D.Vụ (5,88 lần) - Trong cơ cấu: Xu hướng chung là tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi từ 17,91% (1990) tăng lên 24,67% (2005); giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt từ 79,32% (1990) còn 73,50% (2005) và dịch vụ giảm từ 2,77% (1990) còn 1,83% (2005). Cơ cấu của các ngành có sự thay đổi theo thời gian (?) c. Giải thích: - Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn vì đây là ngành truyền thống, có nguồn nhân lực phát triển, nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu - Sự thay đổi cơ cấu theo hướng trên phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước hiện nay là đa dạng hoá cơ cấu nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Giai đoạn sau (2005) cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do lợi thế về chăn nuôi được phát huy và sự tác động của thị trường Phần 3: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ I. Phân tích bảng số liệu thống kê 1. Yêu cầu - Đọc kỹ bảng số liệu để thấy yêu cầu và phạm vi cần phân tích . - Tìm ra tính qui luật hoặc mối liên nào đó giữa các số liệu. - Không bỏ sót các dữ liệu, nếu bỏ sót các dữ liệu dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác. - Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao, sau đó phân tích các số liệu thành phần. - Tìm các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất theo cột, hàng (đặc biệt chú ý đến những số liệu mang tính đột biến tăng hoặc giảm). - Có thể phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để dễ so sánh, phân tích, tổng hợp. - Tìm mối quan hệ giữa các số liệu theo hàng ngang và hàng dọc * Phân tích số liệu thống kê thường gồm 2 phần: + Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu. + Giải thích nguyên nhân các diễn biến và mối quan hệ đó (dựa vào kiến thức đã học). 2. Bài tập vận dụng: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm (1975 - 2005) Đơn vị: Nghìn ha Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm 1975 210.1 172.8 1980 371.7 256.0 1985 600.7 470.3 1990 542.0 657.3 1995 716.7 902.3 2000 778.1 1451.3 2005 861.5 1633.6 a. Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 - 2005. b. Sự thay đổi cơ cấu diện tích có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp? Hướng dẫn: 1. Xử lí số liệu : Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm (Đơn vị: %) Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm 1975 54.9 45.1 1980 59.2 40.8 1985 56.1 43.9 1990 45.2 54.8 1995 44.3 55.7 2000 34.9 65.1 2005 34.5 65.5 2. Nhận xét: - Về tốc độ tăng trưởng: + So với năm 1975 tổng diện tích cây công nghiệp năm 2005 tăng lên 6,4 lần tương ứng với diện tích tăng lên là 1825,7 ha. + Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm. Trong giai đoạn trên cây công nghiệp lâu năm tăng 9,2 lần, cây công nghiệp hàng năm tăng 4,1 lần. - Về chuyển dịch cơ cấu: + Tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm giảm từ 54,9% (1975) xuống còn 34,5 % (2005) + Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 45,1% (1975) lên 65,5% (2005). * Sự thay đổi diện tích cây công nghiệp đã kéo theo sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp với việc hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phần 4: MỘT SỐ CÔNG THỨC THƯỜNG GẶP KHI XỬ LÝ SỐ LIỆU TT  Nội dung tính Đơn vị Công thức 1 Mật độ Dân cư Người/ km2 Mật độ = Số dân Diện tích 2 Sản lượng Tấn hoặc nghìn tấn hoặc triệu tấn Sản lượng = Năng suất x Diện tích 3 Năng suất Kg/ ha hay tạ/ ha hoặc tấn/ ha Năng suất = Sản lượng Diện tích 4 Bình quân đất trên người m2/ người Bình quân đất = Diện tích đất Số người Bình quân thu nhập USD/ người BQ thu nhập = Tổng thu nhập Số người Bình quân sản lượng LT Kg/ người BQ sản lượng  =  Sản lượng LT   Số người 5 Từ % tính giá trị tuyệt đối Theo số liệu gốc Lấy tổng thể x số % 6 Tính % % Lấy từng phần x 100 Tổng thể  7 Lấy năm gốc 100% tính các năm kế tiếp % - Thực chất là tính tốc độ tăng trưởng của các đối tượng địa lí giá trị năm gốc Giá trị của năm sau x 100 Tỉ lệ năm sau= (Năm gốc là năm đầu trong bảng thống kê) 8 Tổng giá trị XNK Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu 9 Cán cân XNK Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu 10 Tính cơ cấu XNK % Tỉ lệ XK = Giá trị xuất khẩu x 100 Tổng giá trị XNK Tỉ lệ NK = Giá trị Nhập khẩu x 100 Tổng giá trị XNK 11 Tính giá trị XNK khi biết tổng giá trị XNK và cán cân XNK Đơn vị thô theo tổng giá trị XNK - Nếu cán cân XNK (–) thì Giá trị XK = Tổng XNK – Cán cân XNK 2 - Nếu cán cân XNK (+) thì Giá trị NK = Tổng XNK + Cán cân XNK 2 12 Tính bán kính (Chỉ áp dụng khi bảng số liệu là giá trị tuyệt đối) cho R1= 1 thì R2= trong đó Q1 là tổng giá trị năm đầu, Q2 là tổng giá trị năm sau 13 Tính tỉ lệ XNK % - Đây thực chất là mối quan hệ giữa XK và NK, trong đó giá trị NK = 100% giá trị NK giá trị XK . 100 => tỉ lệ XNK = 14 Tính giá trị XK và NK khi đề bài chỉ cho Tổng giá trị XNK và Tỉ lệ XNK Đơn vị thô theo đoen vị của Tổng giá trị XNK - Lưu ý: Đây là cách xử lý số liệu khó, thường chỉ áp dụng trong các kỳ thi HSG Tỉ lệ XNK + 100 Tổng giá trị XNK . Tỉ lệ XNK => Giá trị XK = => giá trị NK = Tổng giá trị XNK – giá trị XK (có thể áp dụng ngược lại)

File đính kèm:

  • docHuong dan ky nang dia ly co ban.doc