Câu 1. (2 điểm)
Những nét chính trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu
Câu3 ( 5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu khảo môn Văn - Đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 12
Câu 1. (2 điểm)
Những nét chính trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu
Câu3 ( 5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.
Hướng dẫn
Câu 1. Những nét chính trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu
1. Trớc Cánh mạng tháng Tám: Xuân Diệu sáng tác cả thơ lẫn văn.
a) Về thơ:
+ Thành tựu nổi bật với các tập Thơ thơ (1938). Gửi hơng cho gió (1945)
+ Khát khao giao cảm là cảm hứng chủ đạo của thơ Xuân Diệu giai đoạn này. Thơ ông luôn rạo rực tình yêu, yêu cuộc sống với muôn ngàn thanh sắc luôn "giục giã" mọi ngời tận hởng tình yêu và vẻ đẹp thiên nhiên. Say đắm nồng nàn, vồ vập nhng vẫn đơn côi, bơ vơ. Đó chính là đặc điểm thơ trữ tình Xuân Diệu trong cuộc đời cũ.
+ Thơ Xuân Diệu đổi mới nhiều trong cảm nhận và diễn đạt. Tiếp nhận thành tựu thơ lãng mạn Pháp, đồng thời kế thừa tinh hoa thơ phơng Đông cổ xa, nhờ vậy thơ ông thể hiện những nét tinh vi tế nhị của lòng ngời, của cảnh sắc thiên nhiên.
Xuân Diệu tạo nhiều hình ảnh mới với cách kết hợp từ lạ:
- Tháng giêng ngon nh một cặp môi gần
- Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
- Lá liễu dài nh một nét mi.
Lấy con ngời làm chuẩn mực cho vẻ đẹp thế giới là một nét mới so với thơ cổ. Các tác giả của Thi nhân Việt Nam đã đánh giá Xuân Diệu "mới nhất trong các nhà thơ mới".
b) Về văn: Hai tập Phấn thông vàng (1939) và Trờng ca (1945) có nhiều dòng văn đẹp, mợt mà, trữ tình nh thơ.
2. Sau Cách mạng tháng Tám:
a) Về thơ: nhiều tập nối tiếp nhau ra đời khẳng định năng lực, bút lực của Xuân Diệu: Riêng chung (1960). Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970)…
Khắc phục tâm trạng buồn, cô đơn thời trớc, thơ Xuân Diệu bây giờ ca ngợi cuộc sống mới xây dựng và chiến đấu, thể hiện sự gắn bó hoà hợp giữa cái riêng và cái chung, giữa cá thể thi sĩ và tập thể nhân dân. Nhà thơ khẳng định: Tôi cùng xơng thịt với nhân dân của tôi.
Ngoài giọng điệu trữ tình là chủ đạo, thơ Xuân Diệu còn thể hiện giọng chính luận và trào phúng đả kích.
b) Về văn: nhiều tập tiểu luận phê bình có giá trị (thí dụ: Dao có mài mới sắc, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam…)
Tóm lại, non nửa thế kỷ sáng tác, Xuân Diệu thực sự là nhà thơ lớn của dân tộc ta. Riêng về mặt thơ tình, ông xứng với lời thơ của Khơng Hữu Dụng: "Một thế hệ yêu - tỏ tình qua thơ Xuân Diệu".
Câu 3.
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.
Các ý chính cần có:
I. Giới thiệu chung:
1. Nguyễn Minh Châu (1930 - 1980) - nhà văn quân đội, thành công cả trên hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết. Chất trữ tình, lãng mạn, chiều sâu tâm hồn của những con ngời trong hoàn cảnh đặc biệt đã tạo nên sự hấp dẫn trong tác phẩm của ông.
2. Mảnh trăng cuối rừng (1970) in trong tập Những vùng trời khác nhau - truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu thời kháng chiến chống Mỹ, tiêu biểu cho bút pháp của nhà văn và mang âm hởng chung của giai đoạn văn học (1945 - 1975): ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến tranh giải phóng.
II. Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt
1. Nguyệt là cô gái đẹp, hiện thân của sự tinh khiết, trẻ trung, tơi sáng.
a) Vẻ đẹp của Nguyệt hiện ra qua cái nhìn của Lãm, dới những ánh sáng khác nhau: qua ánh đèn gầm: đẹp tinh khiết, thanh sạch: "gót chân bóng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch", qua ánh đèn xe loang loáng, là vẻ đẹp bình dị, kín đáo "giản dị, mát mẻ nh sơng núi", dới ánh trăng, Nguyệt càng đẹp kì ảo "mái tóc dày, trẻ trung", "khuôn mặt tơi mát, ngời lên, đẹp lạ thờng".
b) Vẻ đẹp của Nguyệt qua lời kể của chị Tính - chị ruột Lãm - qua những bức th chị gửi cho Lãm: "cô ta giờ đã lớn, càng ngoan ngoãn, dũng cảm và xinh đẹp nữa kia", "trên đời khó mà tìm đợc một ngời con gái nh thế…(Đẹp hiếm có lạ thờng)
2. Cô gái dũng cảm, biết sống vì ngời khác.
a) Trong chiến đấu: Nguyệt vừa tuyệt vời dũng cảm vừa dày dạn kinh nghiệm. Xe Lãm bị máy bay Mĩ đuổi bắn, Nguyệt hết lòng giúp đỡ, nhanh nhẹn dẫn đờng, làm cọc tiêu cho xe theo, dập lửa cứu xe. Nhận nguy hiểm về mình, nhờng an toàn cho đồng đội. Khi bị thơng vẫn mỉm cời thanh thản.
b) Trong cuộc sống: Nguyệt là ngời con gái đầy nữ tính, biết quan tâm, sống vì ngời khác. Nguyệt nói "nh thanh minh" với Lãm: "chúng nó ném bom luôn, chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đờng sá còn ra thế". Một chút áy náy của ngời biết mình không thể làm cho đồng đội bớt khó nhọc đã tôn thêm vẻ đẹp của Nguyệt.
3. Tình yêu trong sáng, thuỷ chung và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.
a) Tình yêu của Nguyệt với Lãm là tình yêu mãnh liệt, trong sáng, thuỷ chung. Cha một lần gặp mặt, chỉ qua lời kể của chị Tính, cô vẫn yêu và cảm phục Lãm. Cha một lần hứa hẹn, cha có nhiều kỉ niệm về nhau, thế mà Nguyệt vẫn một lòng chờ đợi, thuỷ chung: "có bao nhiêu ngời hỏi, nhng cô ta đều trả lời đã trót hẹn với một ngời rồi".
b) Đẹp nhất ở Nguyệt là niềm tin tởng lãng mạn, mãnh liệt vào cuộc sống. Nh "sợi chỉ xanh óng ánh", bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể tàn phá nổi". Đó là niềm cảm phục, ngỡng mộ của Lãm khi biết đích xác Nguyệt chính là ngời con gái đi nhờ xe đêm ấy.
III. Kết luận chung:
1. Nhân vật Nguyệt đợc xây dựng bằng bút pháp trữ tình - lãng mạn rất thành công: tác giả triệt để thi vị hoá, lý tởng hoá nhân vật. Vì thế, ở Nguyệt chứa đựng nhiều phẩm chất cao quí mang tính lí tởng, lãng mạn. Tuy nhiên, nhân vật vẫn rất chân thực, vẫn đợc chấp nhận vì cô xuất hiện trong lời kể của Lãm, một chàng trai đang yêu mê đắm, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, "mọi cái không bình thờng đều có thể xảy ra". Đây chính là chỗ thành công độc đáo của Nguyễn Minh Châu.
2. Nhân vật Nguyệt vừa mang vẻ đẹp lí tởng của ngời phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa mang vẻ đẹp anh hùng của con ngời thời đại Hồ Chí Minh. Vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt đã thể hiện khát vọng "gắng đi tìm cái hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con ngời" trong suốt cuộc đời cầm bút của Nguyễn Minh Châu.
File đính kèm:
- De 12.doc