Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Tennô) là biệt hiệu của hoàng đế Nhật Bản Mưtxưhitô (Mutsuhito) người tiến hành cuộc duy tân ở Nhật Bản năm 1868, mở đầu thời kỳ chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
Năm 1867, Mưtxưhitô lên nối ngôi vua cha mới 15 tuổi. Tất cả mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay Mạc phủ dòng họ Tôkưgaoa. Chế độ Mạc Phủ đại diện cho giai cấp quý tộc phong kiến Nhật Bản đang gặp khủng hoảng trầm trọng (phong trào khởi nghĩa của nông dân và đấu tranh của thị dân nổ ra mạnh mẽ, các nước đế quốc Mỹ, Anh, Pháp . ép buộc Mạc Phủ phải ký những hiệp ước bất bình đẳng). Với sự hỗ trợ của các đại quý tộc địa phương (đaimyo) và giai cấp tư sản, năm 1868, Thiên hoàng Mưtxưhitô ép buộc tướng quân Mạc phủ phải từ chức và trao lại quyền hành cho Thiên hoàng. Tướng quân Mạc phủ và phe cánh nổi lên chống lại Thiên hoàng, bị quân đội Thiên hoàng đánh tan.
Sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, Thiên hoàng Mưtxưhitô thực hiện một số cải cách có tính chấ tư sản, mà lịch sử gọi là "Cải cách Minh Trị" (Minh Trị có nghĩa là sự cai trị sáng suốt). Những cải cách này đã thủ tiêu chế độ phong kiến phân tán và những cản trở của chế độ phong kiến, thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đưa nước Nhật từ một nước phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự nô dịch của nước ngoài.
Cuộc cải cách Minh Trị được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì tuy nó đã xóa bỏ những hạn chế phong kiến, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiếp thu nền văn minh phương Tây, nhưng chính quyền và chỉ huy quân đội vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc (đaimyô) và võ sĩ (samurai). Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược đế quốc chủ nghĩa. Trong thời kỳ Minh Trị trị vì, đã diễn ra cuộc chiến tranh Trung - Nhật năm 1895 và Nga - Nhật năm 1905.
54 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Minh Trị (1852-1912), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Minh Trị (Mâygi) (1852-1912)
Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Tennô) là biệt hiệu của hoàng đế Nhật Bản Mưtxưhitô (Mutsuhito) người tiến hành cuộc duy tân ở Nhật Bản năm 1868, mở đầu thời kỳ chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
Năm 1867, Mưtxưhitô lên nối ngôi vua cha mới 15 tuổi. Tất cả mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay Mạc phủ dòng họ Tôkưgaoa. Chế độ Mạc Phủ đại diện cho giai cấp quý tộc phong kiến Nhật Bản đang gặp khủng hoảng trầm trọng (phong trào khởi nghĩa của nông dân và đấu tranh của thị dân nổ ra mạnh mẽ, các nước đế quốc Mỹ, Anh, Pháp ... ép buộc Mạc Phủ phải ký những hiệp ước bất bình đẳng). Với sự hỗ trợ của các đại quý tộc địa phương (đaimyo) và giai cấp tư sản, năm 1868, Thiên hoàng Mưtxưhitô ép buộc tướng quân Mạc phủ phải từ chức và trao lại quyền hành cho Thiên hoàng. Tướng quân Mạc phủ và phe cánh nổi lên chống lại Thiên hoàng, bị quân đội Thiên hoàng đánh tan.
Sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, Thiên hoàng Mưtxưhitô thực hiện một số cải cách có tính chấ tư sản, mà lịch sử gọi là "Cải cách Minh Trị" (Minh Trị có nghĩa là sự cai trị sáng suốt). Những cải cách này đã thủ tiêu chế độ phong kiến phân tán và những cản trở của chế độ phong kiến, thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đưa nước Nhật từ một nước phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự nô dịch của nước ngoài.
Cuộc cải cách Minh Trị được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì tuy nó đã xóa bỏ những hạn chế phong kiến, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiếp thu nền văn minh phương Tây, nhưng chính quyền và chỉ huy quân đội vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc (đaimyô) và võ sĩ (samurai). Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược đế quốc chủ nghĩa. Trong thời kỳ Minh Trị trị vì, đã diễn ra cuộc chiến tranh Trung - Nhật năm 1895 và Nga - Nhật năm 1905.
Der Meiji Tenno Mutsuhito
1868 - 1912
CHIE (1797 - 1877)
Ađônphơ Chie (Adolphe Thiers) - Chính khách và sử gia Pháp, kẻ đã tàn sát đẩm máu cuộc khởi nghĩa Công xã Pari năm 1871.
Chie bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc nghiên cứu lịch sử. Từ 1823 - 1827, ông xuất bản bộ Lịch sử cách mạng gồm 10 tập. Từ 1830, ông bắt đầu hoạt động chính trị. Ông cùng một số bạn lập ra Đảng Dân tộc (1830) và tham gia vào chính phủ của vua Lui Philip (hay nền quân chủ tháng Bảy), làm Bộ trưởng Bộ Tài chính (1930 - 1831), Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1832 - 1836) và hai lần làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao (1836 - 1840). Chie đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mặt khác thẳng tay đàn áp những cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân (Cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Lyông năm 1832 - 1834). Cuối năm 1840, vì không hoàn toàn ăn ý với vua Lui Philip, ông đã bị nhà vua gạt ra khỏi chức thủ tướng. Sau cuộc cách mạng 1848, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội, và là đại diện cho phái phản động bảo thủ dưới nền Cộng hòa II. Tháng 12-1851, khi Lui Napôlêông Bônapac, làm cuộc đảo chính, ông bị bắt và bị trục xuất. Ông quay trở lại nghiên cứu lịch sử. Từ 1845 - 1862, ông đã xuất bản bộ Lịch sử của Chế độ Tổng tài và Đế chế gồm 20 tập.
Năm 1863, khi chính quyền của Napôlêông III nới rộng quyền dân chủ, ông lại được bầu vào Quốc hội. Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), đế chế II của Napôlêông III sụp đổ, một chính phủ mới do Chie đứng đầu, hoàn toàn phải chấp nhận những điều khoản trong hòa ước với Đức. Được sự giúp sức của Đức, quân đội của Chie đã tàn sát đẫm máu những chiến sĩ Công xã Pari (30.000 người bị giết, hơn 40.000 người bị tù đầy). Tháng 8-1971, Chia trở thành Tổng thống nước Cộng hòa Pháp. Tuy nhiên, trong Quốc hội, phái bảo hoàng chiếm đa số, họ muốn khôi phục lại chế độ quân chủ. Nhưng cái kỷ niệm khủng khiếp về Công xã Pari làm cho Chie không dám lập lại chế độ quân chủ. Tháng 5-1873, phái bảo hoàng trong quốc hội buộc Chie từ chức. Từ đó Chie chỉ còn là thủ lĩnh của phái đối lập Cộng hòa trong quốc hội.
CHIE (1797 - 1877)
Mac (CAC) (1818 - 1883)
Cac Mac (Karl Marx) - nhà triết học, kinh tế học, người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học (chủ nghĩa macxit), lãnh tụ cách mạng vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới.
Cac Mac sinh ngày 5-5-1818 ở thành phố Tơriơ thuộc vùng sông Rainơ nước Phổ, một tỉnh công nghiệp tiên tiến gần biên giới Pháp - Đức, trong một gia đình trí thức (bố là luật sư người Do Thái).
Khi nhỏ, Mac học ở trường trung học Tơriơ, rất thông minh. Sau ông học luật, đồng thời đi sâu nghiên cứu lịch sử và triết học ở trường Đại học Bon và Beclin. Năm 23 tuổi, ông đỗ tiến sĩ triết học.
Sau đó, ông chuyển sang hoạt động chính trị, làm báo và nghiên cứu triết học. Tháng 2.1848, ông cùng Enghen công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Đó là văn kiện đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, gồm những luận điểm cơ bản về sự phát triển của Xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng 1848 bùng nổ, Mac đã tới những vùng trung tâm theo dõi và giúp đỡ phong trào. Mac tổng kết cuộc cách mạng Pháp 1848 trong bài Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850), Ngày 18 Bruyme (tháng Sương mù) của Lui Bônapac (1852).
Sau cách mạng 1848, Mac tập trung vào việc nghiên cứu kinh tế chính trị học nhằm vạch trần bản chất bóc lột của giai cấp tư sản và biên soaạn bộ Tư bản, tác phẩm khoa học có tầm quan trọng to lớn về mặt lý luận của chủ nghĩa Mac.
Năm 1864, Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (về sau gọi là Quốc tế I) được thành lập. Mac trong ban lãnh đạo Quốc tế, đã tiến hành đấu tranh kịch liệt chống các bè phái xã hội chủ nghĩa phi vô sản (Pruđông, Bacunin ....) và đưa chủ nghĩa Mac thành hệ tư tưởng cách mạng chủ đạo trong phong trào công nhân quốc tế.
Quốc tế I giải tán (1876), Mac vẫn tích cực lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Ông đã góp ý kiến để sửa chữa? những sai lầm về chính trị và góp phần khôi phục lại Đảng xã hội - dân chủ Đức. Ông hoạt động tích cực cho việc thành lập các Đảng công nhân ở Pháp, Anh, Mỹ ...
Những năm cuối cùng của đời mình, mặc dù sức đã yếu, Mac vẫn say sưa viết nốt quyển II, III của Bộ Tư bản.
Ngày 14.3.1883, sau một thời gian bị bệnh, Cac Mac - Người sáng lập chủ nghĩa Mac, nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại - đã từ trần.
Mac (CAC) (1818 - 1883)
BIXMAC (1815 - 1898)
Ottô phôn Bixmac (Otto von Bismarck, bá tước) - Thủ tướng của nước Phổ (1862 - 1870) và của nước Đức thống nhất (1871 - 1890), người đóng vai trò chủ chốt trong việc thống nhất nước Đức ở nửa sau thế kỷ XIX.
Bixmac sinh trưởng trong một gia đình quý tộc. Ông là người có đầu óc thực tiễn, lắm mưu mẹo và có tính cực đoan, đại diện cho giai cấp quý tộc địa chủ Phổ.
Giữa thế kỷ XIX, nước Đức đang ở trong tình trạng bị chia cắt, bao gồm 38 bang, họp thành một quốc gia liên hiệp gọi là Liên hiệp Đức, áo và Phổ là hai nước lớn mạnh nhất của Liên hiệp và đang giành giật với nhau về vị trí đứng đầu nước Đức.
Năm 1862, Bixmac đang làm đại sứ Phổ tại Pháp thì được vua Phổ mời về làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Bixmac chủ trương thực hiện việc thống nhất nước Đức "từ trên xuống" bằng chính sách "sắt và máu".
Năm 1866, Bixmac gây chiến và đánh bại áo. Phổ trở thành người đứng đầu Liên hiệp Đức. Nhưng Phổ cũng mới chỉ tập hợp được các bang ở miền Bắc Đức, còn các bang ở miền Nam không tham gia vì bị Napôlêông III ngăn cản. Năm 1870, Bixmac gây chiến tranh với Pháp và đánh bại Pháp. Tháng 1 - 1871, đế quốc Đức thống nhất được thành lập, vua Phổ Vinhem I được suy tôn là Đức hoàng.
Sau khi lên ngôi hoàng đế Đức, Vinhem I đã cử Bixmac làm Thủ tướng. Bixmac giữ chức vụ này trong suốt 20 năm. Bixmac thực hiện chính sách phản động để củng cố và phát triển thế lực của đế quốc Đức, đặc biệt là đấu tranh khốc liệt chống phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa bằng "đạo luật đặc biệt". Tuy vậy, phong trào công nhân XHCN Đức vẫn tiếp tục lớn mạnh, vì thế năm 1890, hoàng đế Đức Vinhem II đã buộc Bixmac phải từ chức.
BIXMAC (1815 - 1898)
BÔNAPAC (NAPÔLÊÔNG) (1769 - 1821)
Napôlêông Bônapac (Napoleon Bonaparte) - nhà chỉ huy quân sự tài ba, hoàng đế nước Pháp, biệt hiệu là Napôlêông I.
Napôlêông Bônapac sinh ở đảo Coocxơ, một hòn đảo ở Địa Trung Hải, nằm giữa Pháp và Italia, thuộc thành phần gia đình quý tộc nghèo. Ông theo học ở Học viện quân sự Briênnơ (Pháp) đạt thành tích xuất sắc, nhất là về lĩnh vực toán học và điều khiển pháo. Năm 24 tuổi, ông được phong vượt cấp từ đại úy lên thiếu tướng, nhờ đã sử dụng pháo binh, đánh bại quân Anh, giải phóng Tulông (Nam Pháp).
Nhờ có tài tổ chức và lãnh đạo quân sự, Bônapac đã nhiều lần đánh bại liên quân phong kiến áo - Phổ - Nga được Anh hỗ trợ (trận chiến thắng oanh liệt nhất là trận Aoxteclit ngày 2-12-1805 đánh bại liên quân áo - Nga).
Lên ngôi hoàng đế năm 1804, Napôlêông I củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp và các vùng chiếm đóng (ban hành bộ dân luật, khuyến khích phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa...), mặt khác, tiếp tục cuộc chiến tranh với Anh và các quốc gia phong kiến châu Âu. Napôlêông I đã ban bố sắc lệnh về "phong tỏa lục địa" nhằm bao vây kinh tế Anh. Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Ban Nha (1808 - 1814) và nhất là cuộc chiến tranh về quốc vĩ đại của nhân dân Nga (1812) đã làm phá sản mưu đồ thống trị toàn châu Âu của Napôlêông I.
Napôlêông bị bắt và đày ở đảo Enba (một đảo nhỏ nằm bên đảo Coocxơ và Italia) (4-1814). Năm sau, ông trốn về Pháp, khôi phục lại chính quyền, nhưng chỉ được có 100 ngày (từ 20-3 đến 22-6-1815). Trong trận đánh cuối cùng ở Oateclô (gần Brucxen, Bỉ), Napôlêông bị thua và bị đày ra đảo Xanh Êlen, ngoài khơi Đại Tây Dương và chết ở đó năm 1821.
Napoleon I. 1769-1821
BÔNAPAC (LUI NAPÔLÊÔNG) (1808 - 1873)
Lui Napôlêông Bônapac (Lui Napoléon Bonaparte) - chính khách Pháp, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp từ 1848 - 1852, hoàng đế Pháp, hiệu là Napôlêông III từ 1852 - 1870.
Lui Napôlêông Bônapac là cháu gọi Napôlêông I (Napôlêông Bônapac) bằng bác ruột; nhưng so với Napôlêông I thì ông là người tầm thường, ti tiện, xảo quyệt; vì thế người ta gọi ông là "đứa cháu nhỏ của một ông bác vĩ đại" hay "Napôlêông bé", "Napôlêông tiểu đế".
Sau cuộc cách mạng 1848 nước Pháp thành lập chế độ cộng hòa và bầu cử tổng thống. Ông tranh cử chức tổng thống và giành được thắng lợi, nhờ vào uy tín của Napôlêông I và được nông dân, công nhân ủng hộ vì họ căm thù viên tướng Cavainhăc, tên đao phủ đàn áp cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân, đối thủ chính tranh cử chức tổng thống với ông.
Khi hết nhiệm kỳ tổng thống 4 năm, ông tiến hành một cuộc đảo chính (2-12-1851), để kéo dài nhiệm kỳ tổng thống 10 năm. Nhưng một năm sau, ông xóa bỏ chế độ Cộng hòa, lên ngôi hoàng đế, hiệu là Napôlêông III.
Napôlêông III đã dựa vào giáo hội Thiên chúa giáo và những tay chân thân tín để thực hiện chế độ độc tài. Nhưng phong trào đấu tranh của phe Cộng hòa tư sản và của giai cấp công nhân ngày càng lên mạnh, đã làm lung lay Đế chế II của Napôlêông III. Cuộc chiến? tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871 đã bộc lộ sự thối nát và yếu hèn của Đế chế II. Cuộc chiến tranh kéo dài chưa được một tháng (4-8 đến 2-9-1870), hoàng đế Napôlêông III cùng đạo quân chủ lực của mình ở Xơđăng đã phải đầu hàng quân đội Phổ và bị đưa sang giam giữ ở Đức. ít lâu sau, ông được chính quyền Đức cho phép rời Đức sang Anh xum họp với vợ và mất ở bên đó.
Lương Khải Siêu (1873 - 1929)
Lương Khải Siêu - học giả, nhà cải lương nổi tiếng, người gắn bó với Khang Hữu Vi trong phong trào Duy Tân ở Trung Quốc.
Lương Khải Siêu xuất thân trong một gia đình địa chủ ở Quảng Đông. Thời trẻ, ông theo học Khang Hữu Vi và là người học trò tâm đắc suốt đời cùng chung lí tưởng với thầy dạy của mình. Năm 1895, sau khi đỗ cử nhân, ông lên Bắc Kinh dự thi và đã kí vào đơn của Khang Hữu Vi đệ lên hoàng đế Quang Tự yêu cầu cải cách. Trong phong trào Duy Tân, ông là cánh tay đắc lực của Khang Hữu Vi, vận động tuyên truyền tư tưởng Duy Tân. Ông đã tham gia Cường học hội của Khang Hữu Vi và viết nhiều bài báo giới thiệu nền chính trị dân chủ và thành tựu khoa học của Phương Tây, cổ động cho cuộc cải cách ở Trung Quốc. Sau cuộc cải cách Duy Tân của vua Quang Tự thất bại (1898), ông trốn sang Nhật Bản.
Năm 1902, ông trở về nước, sáng lập tờ Tân dân tùng báo tiếp tục cổ động tư tưởng cải cách. Tờ báo này đối lập với tờ Dân báo của Tôn Trung Sơn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, ông tham gia chính phủ quân phiệt Bắc Kinh với tư cách là đại diện cho Đảng Tiến bộ do ông thành lập năm 1913. Vào cuối đời, ông dạy học ở trường Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh.
Lương Khải Siêu còn là một học giả uyên bác. Ông viết nhiều tác phẩm về chính trị, kinh tế, triết học, ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt ông là người tích cực vận động dùng văn bạch thoại dễ hiểu, đơn giản trong văn thơ thay thế văn chương khó hiểu, rườm rà cổ xưa.
Lương Khải Siêu (Liang Qichao)
Tôn Trung Sơn (1866-1925)
Tôn Trung Sơn - nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh và thiết lập nước Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn tên là Tôn Văn, tự là Tôn Dật Tiên, sinh trưởng trong một gia đình nông dân khá giả ở tỉnh Quảng Đông. Thời niên thiếu, ông sang Hônôlulu (quần đảo Haoai) ở với người Anh buôn bán kinh doanh, ở bên đó ông theo học các trường tiểu học và trung học của người Âu Châu. Năm 1883, Tôn Trung Sơn trở về nước, theo học trường Đại học y khoa ở Hương Cảng và trở thành bác sĩ. Trong hoàn cảnh đất nước đang bị đế quốc xâu xé, ông thấy việc cứu nguy cho toàn xã hội quan trọng hơn là trị bệnh cho một vài người, nên ông bỏ nghề y tham gia hoạt động chính trị.
Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang Haoai, tập hợp những Hoa kiều cùng chí hướng, thành lập Hưng Trung hội với tôn? chỉ đánh đổ mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức cách mạng ở trong nước, lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của Hội, ông đã công bố Chủ nghĩa tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) do ông đề xướng.
Từ 1905-1911, Trung Quốc đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam, nhưng không thành công. Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở thành phố Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi (mở đầu cách mạng Tân Hợi). Phong trào khởi nghĩa bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24/12/1911, Tôn Trung Sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp tại Nam Kinh đề cử làm Tổng thống của Chính phủ trung ương lâm thời. Ngày 1/1/1912, Tôn Trung Sơn nhậm chức tại Nam Kinh và tuyên bố thành lập nước Trung Hoa dân quốc. Ông đã ban bố bản Lâm thời ước pháp (Hiến pháp lâm thời) để làm cơ sở cho việc xây dựng nước Trung Hoa dân quốc.
Ngày 13/2/1912, để lôi kéo bọn quân phiệt Bắc Dương theo cách mạng, Tôn Trung Sơn đã từ chức Tổng thống lâm thời để cho Viên Thế Khải, một đại thần của triều đình Mãn Thanh lên thay. Viên Thế Khải lên làm Tổng thống chính thức nước Trung Hoa dân quốc, tuy đã buộc vua Thanh là Phổ Nghi thoái vị, những cũng có nhiều hành động phản bội lại phong trào cách mạng, tước bỏ dần những thành quả của cách mạng Tân Hợi. Tôn Trung Sơn tập hợp các lực lượng cách mạng Tân Hợi. Tôn Trung Sơn tập hợp các lực lượng cách mạng ở các tỉnh phía Nam chống lại Viên, nhưng bị Viên đàn áp nhanh chóng (lịch sử gọi Cuộc cách mạng lần thứ hai). Sau khi Viên Thế Khải chết (1916), các lực lượng quân phiệt chia nhau thống trị các vùng ở Trung Quốc gây hỗn chiến liên miên.
Cách mạng tháng Mười 1917 ở Nga đã ảnh hưởng lên tới tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Ông cải tổ Quốc dân đảng (Quốc dân đảng thành lập vào tháng 8-1912 thay thế Đồng minh hội), hiệp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc và bổ sung chủ nghĩa tam dân thêm ba nội dung mới: liên minh với Liên Xô, liên minh với Đảng Cộng sản, dựa vào công nông. Tháng 3-1923, ông đã thành lập chính phủ cách mạng ở Quảng Đông và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Trong khi phong trào cách mạng đang sôi nổi, lên cao thì Tôn Trung Sơn mắc bệnh, từ trần (12/3/1925). Cái chết của ông là một tổn thất lớn cho phong trào cách mạng Trung Quốc lúc đó.
Tôn Trung Sơn.
Xen Cataiama (1859-1933)
Xen Cataiama - người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác vào Nhật Bản, lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp công nhân Nhật Bản.
Xen Cataiama sinh trưởng trong một gia đình nông dân. Năm 1881, ông đến thủ đô Tôkiô làm công nhân ấn loát và học thêm tiếng Anh. Ba năm sau, ông sang Mỹ vừa làm vừa học đại học. Tại Mỹ, ông đã tiếp thu chủ nghĩa Mác, sau đó sang Luân Đôn (thủ đô Anh) tìm hiểu tình hình thực tế của phong trào công nhân Anh.
Năm 1896, ông trở về nước, tổ chức Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, xuất bản tờ báo Lao động thế giới và thành lập một số tổ chức của giai cấp công nhân như công đoàn luyện kim.... Tháng 5.1901 ông sáng lập Đảng Xã hội - dân chủ Nhật Bản. Nhưng đảng đảng vừa tuyên bố thành lập đã phải giái tán. Năm 1904, khi hai nước đế quốc Nga - Nhật ráo riết chuẩn bị chiến tranh, thì trong đại hội công nhân quốc tế ở Amxtecđam (Hà Lan), Xen Cataiama đã bắt tay nhà cách mạng Nga Plêkhanốp cùng ra quyết nghị phản đối chiến tranh.
Xen Cataiama, con người kiên cường, đã lãnh đạo phong trào công nhân Nhật Bản đấu tranh, bất chấp sự thống trị hà khắc của bọn quân phiệt Nhật Bản. Tháng 12/1911, ông lãnh đạo công nhân xe điện Tôkiô đấu tranh bãi công đòi tăng lương. Cuộc bãi công thu được thắng lợi, nhưng ông đã bị bắt. Sau khi mãn hạn tù, ông buộc phải lưu vong sang Mỹ, sau sang Maxcơva làm việc trong tổ chức Quốc tế Cộng sản. Ông cũng rất quan tâm đến phong trào độc lập dân tộc và? phong trào cộng sản ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
Khang Hữu Vi (1858 - 1927)
Khang Hữu Vi - học giả, chính khách có xu hướng cải lương, người đề xướng phong trào Duy Tân năm 1898 ở Trung Quốc.
Khang Hữu Vi xuất thân trong một gia đình địa chủ quan liêu ở tỉnh Quảng Đông. Tuy chịu sự giáo dục của Nho học, nhưng rất hâm mộ những thành tựu của nền văn hóa, khoa học, kỹ thuật và chế độ dân chủ tư sản phương Tây. Ông cho rằng chỉ có cải cách đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa với thể chế quân chủ lập hiến như ở Anh thì mới cứu Trung Quốc khỏi nguy cơ thuộc địa.
Năm 1888, ông lên Bắc Kinh dự thi và viết một bức thư dâng lên Hoàng đế Quang Tự yêu cầu cải cách, nhưng thư không đến được tay vua, ông còn bị gạt ra khỏi danh sách trúng cử. Năm 1895, ông lại lên Bắc Kinh dự thi lần thứ hai. Lần này, ông đã vận động được 1300 cử nhân cùng ông viết bức thư tuy cũng không đến được tay vua, nhưng đã gây một tiếng vang lớn trong giới trí thức và quan lại tiến bộ. Ông còn thành lập tổ chức Cường học hội và xuất bản báo chí để tuyên truyền cổ động cho cải cách. Lần này ông đỗ tiến sĩ và được bổ nhiệm làm quan trong triều, điều kiện thuận lợi cho ông tiến hành cuộc vận động cải cách.
Vua Quang Tự 28 tuổi, đang có nhiệt tình và đầy tham vọng. Nhà vua muốn dựa vào phái cải cách làm một cuộc duy tân để thay đổi xã hội Trung Quốc, đồng thời thay đổi luôn cả địa vị lệ thuộc của mình vào Từ Hi thái hậu. Năm 1898, sau nhiều lần bàn bạc với Khang Hữu Vi, vua Quang Tự đã ban bố một loạt pháp lệnh cải cách về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa - giáo dục (lịch sử gọi là biến pháp Mậu Tuất). Những biện pháp cải cách trên có ý nghĩa tiến bộ rất lớn nhằm chuyển biến Trung Quốc từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Động chạm tới quyền lợi của đa số quan lại phong kiến, cho nên bọn họ đã tập hợp xung quanh Từ Hi thái hậu, chống phá phong trào Duy Tân. Từ Hi thái hậu đã tổ chức tiến hành chính biến, bắt giam vua Quang Tự và truy nã phái Duy Tân. Khang Hữu Vi trốn thoát và nhờ sứ quán Anh đưa ra nước ngoài. Khang Hữu Vi tuy thất bại trong cuộc Duy Tân năm 1898, nhưng vẫn không từ bỏ con đường cải lương, vẫn chủ trương bảo tồn nên quân chủ và phản đối chính thể cộng hòa khi cách mạng Tân Hợi 1911 nổ ra.
Khang Hữu Vi (1858 - 1927)
Tilăc (1856-1920)
Ban Ganggađa Tilăc (Bal Gangadar Tilak) - nhà cách mạng ấn Độ, lãnh tụ phái cấp tiến trong Đảng Quốc đại ấn Độ, một học giả, một triết gia về truyền thống dân tộc cổ ấn Độ.
Tilăc sinh ra trong một gia đình trí thức Bà La Môn ở bang Maharastra (vùng ven biển miền Tây Âu). Từ thuở nhỏ, Tilăc đã cảm nhận truyền thống dân tộc Maratha và có tinh thần yêu nước nồng nàn. Năm 1880, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông từ chối làm quan chức trong chính quyền thực dân, mà cùng với bạn mở trường tư thục ở? Poana, nhằm giáo dục thanh niên tinh thần độc lập dân tộc. Ngoài ra, ông còn đứng ra thành lập tờ báo Sư tử bằng tiếng dân tộc Marathi và tờ Maratha bằng tiếng Anh để tuyên truyền nền văn hóa dân tộc, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân, đả kích nền thống trị của thực dân Anh. Năm 1885, ông tham gia Đảng Quốc đại và trở thành lãnh tụ nhóm cấp tiến phái tả của Đảng đó.
Để tập hợp nhân dân, Tilăc đã đứng ra tổ chức những ngày lễ hội truyền thống của địa phương mình và các địa phương khác được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Qua những buổi hội làng, ông tuyên truyền và giác ngộ nhân dân. Năm? 1897, nhân việc một viên sĩ quan người Anh bị ám sát, bọn thực dân lấy cớ là Tilăc viết báo xúi giục nhân dân nổi loạn nên bắt giam và xử tù ông 18 tháng. Trong phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ấn Độ những năm 1905-1907, Tilăc hô hào nhân dân đứng lên lật đổ nền thống trị Anh.
Phương pháp cách mạng của ông không phù hợp với phái ôn hòa trong Đảng Quốc đại, ông bị khai trừ khỏi Đảng. Năm 1908, bọn thực dân Anh một lần nữa lại kiếm cớ bắt giam ông, xử ông 6 năm khổ sai và đày sang Manđalay (Mianma). Trước tòa án, Tilăc là người đã tố cáo đanh thép và lên án tội ác của chính quyền thực dân. Nhân dân khắp nơi sôi sục phản đối bản án. Trong nhà tù, Tilăc viết sách về triết học truyền thống của ấn Độ để bày tỏ lòng quyết têm đối với cách mạng. Sau khi được trả tự do (1914), ông lại tiếp tục đấu tranh. Năm 1916, ông thành lập Liên đoàn tự trị. Ông mất ở Bombay năm 1920.
Nôrôđôm I (1835-1904)
Nôrôđôm I (Norođom I) - vua Khơme đầu tiên đã ký với Pháp một hiệp ước bảo hộ vương quốc Campuchia. Nôrôđôm I là vương hiệu của thái tử Ang-Vôđây (Ang-Vodey) lên ngôi quốc vương Campuchia vào năm 1859. Nôrôđôm I lên trị vì đất nước giữa lúc Campuchia lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Triều đình Xiêm coi Campuchia như một nước phụ thuộc. Vua Khơme khi lên ngôi phải sang BăngCôc (kinh đô nước Xiêm) nhận lễ tấn phong như một chư hầu: Trong khi đó bọn thực dân Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1861-1862), và cũng đang dòm ngó Campuchia. Năm 1861, Bắc Biển Hồ lại bùng lên cuộc khởi nghĩa lớn do hoàng thân Xivôtha lãnh đạo. Nghĩa quân đánh chiếm kinh đô Uđông, khiến Nôrôđôm I phải chạy sang BăngCôc, cầu cứu vua Xiêm. Thực dân Pháp nhảy vào giúp đỡ Nôrôđôm I khôi phục lại quyền lực. Năm 1863, đô đốc Pháp ở Nam Kỳ là Đờ La Grăngđie đã sang Uông viếng thăm Nôrôđôm I và ép buộc vua Campuchia ký bản hiệp ước thừa nhận sự "bảo hộ" của Pháp (11/8/1863). Bọn phong kiến Xiêm đã tìm cách chống lại thực dân Pháp để bảo vệ quyền lời của chúng ở Campuchia. Cuộc tranh chấp giữa Pháp và Xiêm cuối cùng đã đi tới chỗ thỏa thuận: lễ đăng quang của Nôrôđôm I đáng lẽ cử hành tại BăngCôc, thì nay thực hiện ở Uđông, với sự tham dự của đại biểu chính phủ Pháp và đại biểu chính phủ Xiêm (3/6/1864). Thực dân Pháp và chính phủ Xiêm ký hiệp ước ngày 15/7/1867 chia nhau quyền lợi ở Campuchia: nước Xiêm thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Campuchia và chính phủ Pháp cắt nhường các tỉnh Battambăng và Ăngco cho nước Xiêm. Sau khi đã gạt được Xiêm ra khỏi Campuchia, thực dân Pháp lấn thêm bước nữa, ép buộc Nôrôđôm I phải ký hiệp ước ngày 17/6/1884 (giữa Nôrôđôm I và thống đốc Nam Kỳ Tomxơn), sau đó được bổ sung bằng hiệp ước năm 1897 giữa Nôrôđôm I và Pôn Đume. Hai hiệp ước này đã thiết lập chế độ "bảo hộ", một hình thức thuộc địa thực sự trên đất nước Campuchia.
Nôrôđôm I và giai cấp phong kiến Khơme buộc phải trao chủ quyền cho thực dân Pháp. Nhưng nhân dân Campuchia thiết tha yêu độc lập tự do đã đứng dậy, tập hợp dưới cờ khởi nghĩa của Xivôtha, Achasoa, Pucumbô ... đấu tranh anh dũng chống bọn cướp nước và bọn bù nhìn tay sai của chúng.
Phacađuôc
Phacađuôc hay Phò Cađuột - lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nhân dân Lào ở Xavanakhet năm 1902
Sau Hiệp định Pháp - Xiêm 1893, chế độ cai trị của thực dân Pháp được thiết lập trên đất Lào. Bọn thực dân Pháp tăng cường vơ vét lâm sản, đánh thuế cao và bắt nhân dân Lào lao dịch nặng nề. Nhân dân Lào không chịu đựng nổi sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp đã nổi dậy khởi nghĩa, tiêu biểu là phong trào Phacađuôc.
Phacađuôc, một nhân vật có uy tín trong nhân dân, người huyện Kanthabuly (một huyện nằm trên bờ sông Mêkông, ở phía Bắc và rất gần thị xã Xavanakhet), đã tổ chức nhân dân nổi dậy chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tháng 3/1902, nhân dân ở quanh thị xã Xavannakhet kéo vào thị xã, chiếm lấy nhà bưu điện. Tháng 4/1902, nhân dân lại kéo vào thị xã, uy hiếp cả tòa Công sứ Pháp. Thực dân Pháp điều lính khố xanh do sĩ quan Pháp chỉ huy, đàn áp, bắn giết, làm bị thương một số người. Phacađuôc và một số cán bộ trung kiên rút lên cao nguyên Ta Hoi và chuyển đến vùng giáp biên giới Việt Nam để tiếp tục cuộc chiến đấu. Tuy nhiên, do bị truy lùng ráo riết và bị rơi vào ổ phục kích, Phacađu
File đính kèm:
- tai_lieu_minh_tri_1852_1912.doc