Tài liệu môn Tâm lý

Câu 1:Thế nào là sự phát triển TL trẻ em?

- Trong nghiên cứu TL học TE, sử dụng PP nghiên cứu nào cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc KH sau: TL con người chỉ hình thành và phát triển trong HĐ.

1. Nguyên lý phát triển:

- Nguyên lý phát triển thừa nhân mội sự vận động k ngừng, k ngừng chuyển hóa lẫn nhau để luôn tạo ra cái mới, chưa hề có.

- Một cái mới đồng thời cũng có một phương thức vận động mới, như vậy nguyên lý phát triển chi phối toàn bộ quá trình phát triển và trong từng giai đoạn của nó.

- Cần đưa quan điểm phát triển này vào việc xem xét quá trình lớn lên thành người của trẻ em, trong phạm trù người.

- Sự phát triển TE là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm XH-LS của nhân loại bằng HĐ của bản thân trẻ đê phát triển thành người lớn.

2. Trẻ em là gì?

- TE là một khái niệm lịch sử. TE là TE, TE k phải là người lớn thu nhỏ lại. XH càng văn minh, tuổi thơ càng được kéo dài hơn và ở một trình đọ văn minh nhất định thì loại hình hoạt động đầu tiên của TE là chơi rồi đến học tập, sau đó rồi đến lao động sản xuất.

- TE là một thực thể đang phát triển.

 

 

 

Câu 2: Những quy luật phát triển của TL trẻ em:

- Gồm 5 nội dung chính:

+ Ảnh hường của nền văn hóa đối với sự phát triển TL TE: Sự phát triển như là một quá trình TE lĩnh hội kinh nghiệm loài người trong nền văn hóa, Vai trò của nền văn hóa xã hội với sự phát triển của TL TE, Vai trò đặc biệt của văn hóa gia đình đối với trẻ ở lứa tuổi MN.

+ Ảnh hưởng của hoạt động đối với sự phát triển của TE: Hoạt động là động lực phát triển TL của TE, cơ chế nhập tâm taọ nên sự phát triển của TL TE, tính chất của hoạt động quy định tính chất của sự phát triển TL, hoạt động chủ đạo.

Ảnh hường của điều kiện sinh học đối với sự phát triển của TL TE. Những điều kiện và vai trò của ảnh hưởng sinh học.

+ Ảnh hưởng của GD với sự phát triển của TE. GD là gì? Tác động của GD đối với sự phát triển TL TE.

+ Tính k đồng đều của sự phát triển.

 

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 37928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu môn Tâm lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TÂM LÝ Câu 1:Thế nào là sự phát triển TL trẻ em? - Trong nghiên cứu TL học TE, sử dụng PP nghiên cứu nào cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc KH sau: TL con người chỉ hình thành và phát triển trong HĐ. 1. Nguyên lý phát triển: - Nguyên lý phát triển thừa nhân mội sự vận động k ngừng, k ngừng chuyển hóa lẫn nhau để luôn tạo ra cái mới, chưa hề có. - Một cái mới đồng thời cũng có một phương thức vận động mới, như vậy nguyên lý phát triển chi phối toàn bộ quá trình phát triển và trong từng giai đoạn của nó. - Cần đưa quan điểm phát triển này vào việc xem xét quá trình lớn lên thành người của trẻ em, trong phạm trù người. - Sự phát triển TE là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm XH-LS của nhân loại bằng HĐ của bản thân trẻ đê phát triển thành người lớn. 2. Trẻ em là gì? - TE là một khái niệm lịch sử. TE là TE, TE k phải là người lớn thu nhỏ lại. XH càng văn minh, tuổi thơ càng được kéo dài hơn và ở một trình đọ văn minh nhất định thì loại hình hoạt động đầu tiên của TE là chơi rồi đến học tập, sau đó rồi đến lao động sản xuất. - TE là một thực thể đang phát triển. Câu 2: Những quy luật phát triển của TL trẻ em: - Gồm 5 nội dung chính: + Ảnh hường của nền văn hóa đối với sự phát triển TL TE: Sự phát triển như là một quá trình TE lĩnh hội kinh nghiệm loài người trong nền văn hóa, Vai trò của nền văn hóa xã hội với sự phát triển của TL TE, Vai trò đặc biệt của văn hóa gia đình đối với trẻ ở lứa tuổi MN. + Ảnh hưởng của hoạt động đối với sự phát triển của TE: Hoạt động là động lực phát triển TL của TE, cơ chế nhập tâm taọ nên sự phát triển của TL TE, tính chất của hoạt động quy định tính chất của sự phát triển TL, hoạt động chủ đạo. Ảnh hường của điều kiện sinh học đối với sự phát triển của TL TE. Những điều kiện và vai trò của ảnh hưởng sinh học. + Ảnh hưởng của GD với sự phát triển của TE. GD là gì? Tác động của GD đối với sự phát triển TL TE. + Tính k đồng đều của sự phát triển. Câu 3 : Ảnh hưởng của hoạt động đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Hoạt động ảnh hưởng đến những hoạt động sau : a. Hoạt động là động lực phát triển tâm lý của trẻ: - Hoạt động là phương thức tác động qua lại giữa con người và thế giới, qua đó làm thay đổi thế giới và biến đổi cả con nguời. Cuộc sống của con người là một dòng hoạt động , chính ở đó tâm lý , nhân cách con người được hình thành và phát triển. - Hoạt động của trẻ bao giờ cũng diễn ra trong xã hội và được sự hướng dẫn của người lớn để hình thành nên tâm lý của mình. - Có hai loại hoạt động: + Hoạt động đối tượng. + Hoạt động giao tiếp (hay giao tiếp) - Khi nói đến hoạt động là nói đến cả 2 loại hoạt động : hoạt động đối tượng và hoạt động giao tiếp (hay gọn hơn là giao tiếp). Trong chuỗi hoạt động của con người lúc này thì hoạt động đối tượng nổi lên hàng đầu , chỉ thông qua hoạt động và bằng hoạt động trẻ mới chuyển được những kinh nghiệm lịch sử trong xã hội của loài người thành kinh nghiệm và năng lực của bản thân để hình thành và phát triển tâm lý. b. Cơ chế nhập tâm (sự chuyển hóa từ hoạt động bên ngoài vào hoạt động bên trong tạo nên sự phát triển tâm lý của trẻ). - Cơ chế nhập tâm là con đường cơ bản để thế hệ sau tiếp thu kinh nghiệm của thế hệ trước để lại. Sự nhập tâm ấy được thực hiện bắt đầu từ hoạt động đối tượng bên ngoài hoạc sự giao tiếp giữa cá nhân ( giữa trẻ con với người lớn). Nhờ đó, kết quả là tâm lý được hình thành trong cá thể (trẻ em). Dó đó, khi nói về tâm lý thì trước hết phải nghiên cứu các hoạt động có đối tượng bên ngoài và tiếp đó bằng sự chuyển hóa mà có hoạt động tâm lý . Theo Vưgotxki thì hoạt động tâm lý ( hoạt động bên trong) của mỗi người được xây dựng theo mẫu của hoạt động bên ngoài. Hoạt động bên trong được thực hiện nhờ các phương tiện trung gian là ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu (âm thanh) và tâm lý Lêonchicv khẳng định bằng thực nghiệm sự phụ thuộc đa dạng của tâm lý vào các hình thức hoạt động trên đối tượng bên ngoài theo cơ chế chuyển vào trong (nhập tâm). c. Tính chất của hoạt động quy định tính chất của sự phát triển tâm lí: - Nhân cách được tạo ra bởi hoàn cảnh khách quan thông qua hoạt động của cá nhân để thực hiện các quan hệ của nó với thế giới. Những đặc điểm của hoạt động này, cũng tạo thành các qui định kiểu loại của nhân cách. Vì con người tác động đến thế giới khách quan không như nhau. - “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” (C.Mac). Chính vì vậy con người càng tích cực tác động đến thế giới khách quan bao nhiêu thì thế giới khách quan tác động trở lại con người càng tích cực bấy nhiêu, tức là tâm lí càng phát triển phong phú và đa dạng. Hoạt động của con người càng đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng, quan hệ xung quanh mình thì con người càng hiểu sâu sắc thế giới ấy, sự phát triển tâm lí càng bền vững. d. Hoạt động chủ đạo: - Có những hoạt động giữ vai trò chủ yếu trong sự phát triển, có những dạng giữ vai trò phụ thuộc. Nhưng sự phát triển tâm lí phụ thuộc không phải vào những hoạt động nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo, ở mỗi lứa tuổi có những hoạt động chủ đạo nhất định, đó là hoạt động có những đặc điểm sau: + Là hoạt động có đối tượng mới mẻ, chưa hề có trước đó. Chính đối tượng mới này tao ra những cái mới (hay những cấu tạo mới) trong tâm lí, tức là tạo ra sự phát triển. + Là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ. Những quá trình tâm lí của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. + Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lí của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển. * Tóm lại: “hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó qui định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó”. Vì vậy nếu trong giai đoạn hoặc thời kì phát triển nào đó, hoạt động chủ đạo không được thực hiện tốt thì dù các hoạt động khác có thể được tổ chức tốt đến mấy cũng không bù đắp được cái sai sót của giai đoạn ấy và ảnh hưởng cả đến sự phát triển của giai đoạn sau. e. Kết luận sư phạm: - Cô giáo MN phải nắm được đặt điểm cơ bản của hoạt động mà trong đó chú ý đến haotj động chủ đạo của từng độ tuổi. - Rèn luyện cho trẻ có được những kỹ năng sơ đẳng để thực hiện các hoạt động chủ đạo của mình. - GVMN phải tổ chức tốt các hoạt động mà trong đó có tính đến hoạt động chủ đạo để trẻ tham gia. - Cần phải nghiên cứu đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi để tổ chức hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi. - Có tính đến vùng miền mà trẻ sống và học tập. - Mở rộng phạm vi giao tiếp cho trẻ thông qua nhiều hình thức khác nhau: tham quan, tham viếng, giao lưu cảm xúc, tổ chức tốt các ngày lễ lớn trong năm … để làm phong phú thêm vốn hiểu biết, năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú, năng lực nhận thức… cho trẻ MN. - Rèn luyện cho trẻ có những kỹ năng lao động sơ đẳng : tự phục vụ, nề nếp giữ gìn vệ sinh tốt . Câu 4 : Ảnh hưởng đến điều kiện sinh học đến sự phát triển TL của trẻ a. Điều kiện sinh học là gì ? - Điều kiện sinh học là cơ sở vật chất, cơ sở di truyền mà trẻ nhận được từ cha mẹ mình. Ngoài những yếu tố di truyền ra, điều kiện sinh học bao gồm những yếu tố bẩm sinh. Đặc điểm bẩm sinh trưởng thành trong quá trình phát triển của bào thai. Cách sống của cha mẹ, cách ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, lao động, bệnh tật, những cơn xúc động thần kinh, ảnh hưởng của tia phóng xạ, chất độc hóa học, viruts HIV từ cha mẹ… đều có thể ảnh hưởng đến con cái. Tất cả sự dao động của “MT cha mẹ” đó gây ra những sự thay đổi trong chức năngvaf đôi khi trong cấu trúc giải phẩu của cơ thể thai nhi. - Như vậy, khi sinh ra đứa trẻ có những đặc điểm di truyền từ cha mẹ, tổ tiên của mình và có những đặc điểm bẩm sinh hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Đó là điều kiện sinh học của sự phát triển TL. b. Vai trò của điều kiện sinh học đối với sự phát triển tâm lí của trẻ: - Ngay từ khi lọt lòng đứa trẻ đã có một hệ thần kinh của con người, có một bộ não có khả năng trở thành cơ quan hoạt động tâm lí cực kì quan trọng và phức tạp chỉ riêng con người mới có. Bộ não của con người cùng với đặc điểm các cơ quan của cơ thể là tiền đề vật chất đẻ một cá thể trở thành một con người. - Cấu tạo của bộ não người và động vật khác xa hẳn nhau. Bộ não người với hơn 1,5 tỷ tế bào thàn kinh ở vào cấp độ cao nhất trong các động vật, đã trở thành một cơ quan có khả năng tạo nên những cơ quan chức năng. Chính chúng là thực thể vật chất của những năng lực và chức năng chuyên biệt hình thanh trong quá trình con người lĩnh hội thế giới sự vật và hiện tượng những công trình văn hóa do nhân loai sáng tạo ra. - Điều kiện sinh học là tiền đề vật chất, là phương tiện để nảy sinh và phát triển tâm lí của trẻ ở mức độ nào là điều vẫn còn được tranh cãi nhiều, phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống và giáo dục. - Ngày nay, chúng ta thừa nhận rằng tính di truyền có thể bất lợi đối với sự phát triển năng lực trí tuệ. Bởi vì sự phát triển của qúa trình nhận thức chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện học tập và giáo dục của họ. - Một trong những đặc điểm của các cơ quan chức năng của bộ não đặc biệt ở trẻ em thì hệ thần kinh còn mềm dẻo là chúng có khả năng cải tổ lại và từng thành phần của chúng có thể bị thay đổi bởi thành phần khác, nhưng khi đó hệ thống chức năng ấy vẫn còn như một thể hoàn chỉnh, nói cách khác chúng có khả năng bù trừ các vô cùng. Ví dụ: người mù thì phát triển chức năng thính giác và xúc giác, trẻ cần phát triển khẩu hình. Dựa vào đặc điểm này của các cơ quan chức năng của não người ta có thể tiến hành công tác bù trừ - phục hồi chức năng cho những trẻ bị khiếm khuyết một số cơ quan chức năng nào đó, càng sớm càng tốt (can thiệp sớm). c. Kết luận sư phạm: - GVMN cần xác định đúng vai trò, vị trí của từng yếu tố trong sự hình thành và phát triển TL của trẻ. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ và đặc biệt phản ánh các nhu cầu cơ bản: dinh dưỡng, an toàn, nhận thức, xúc cảm. - Đảm bảo hợp vệ sinh trong ăn uống, trong sinh hoạt của trẻ. - kết hợp với các yếu tố và xác định đúng vai trò vị trí của từng yếu tố (bẩm sinh di truyền đóng vai tiền đề cơ sở). - Môi trường (tự nhiên, xã hội) đóng vai trò quan trọng và tích cực của hoạt động, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo chứ không phải là bản năng. - GVMN cần phải tự rèn luyện, tự phấn đấu để hoàn thiện nhân cách của mình để dùng nhân cách của mình giáo dục nhân cách trẻ. Câu 5: Ảnh hưởng của giáo dục đến sự phát triển của trẻ. a.Giáo dục là gì? - GD là quá trình mà thế hệ cha anh truyền lại khinh nghiệm LS-XH cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống và lao động để đảm bảo sự phát triển hơn nữa của XH và cá nhân. - Như vậy theo nghĩa rộng , nói đến GD là nói đến sự tác động đến con người của toàn XH và thực tiễn xung quanh. - Đối với trẻ thơ, giai đoạn đầu tiên của đời người (từ lọt lòng đến 6t) GD nhằm phát triển các chức năng TL, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển sau được thuận lợi. b. Tác động của GD đến sự phát triển TL của trẻ. - Leonchiev khẳng định “sự phát triển LS-XH loài người không thể thiếu sự truyền thụ tích cực cho thế hệ trẻ những thành tựu VH của loài người, không thể thiếu sự GD” - TE không thể đúng một mình đối diện với TGXQ nó. + Để lĩnh hội được những kinh nghiệm LS-XH, lúc đầu đứa trẻ có thể hoàn thành hành động dưới sụ chỉ đạo và giúp đỡ của người lớn sau đó thì hoàn thành một mình. GD phải hướng vào “ vùng phát triển gần nhất” của trẻ sao cho trẻ hôm nay cần phải có sự giúp đỡ của người lớn, ngày mai nó đã tự làm một mình . + Việc tính đến trình độ phát triển mà trẻ đạt được như vậy và đồng thời sự định hướng vào vùng gần nhất “ngày mai” của những khả năng là đặc biệt quan trọng, vì lẽ chúng không chỉ vạch ra mối quan hệ qua lại đúng đắn của GD và phát triển mà còn xác định vai trò chủ đạo của sự tác động của người lớn, của GD. + Để quá trình GD mang lại hiệu quả cao thì người ta cần nghiên cứu xác định xem dạy trẻ những gì, và dạy trẻ như thế nào ở các giai đoạn khác nhau của tuổi ấu thơ. Nhưng không phải mọi sự GD đều kéo theo sự phát triển. Có nghĩa là nếu sự GD quá xa vời đối với trẻ hoặc quá dể đối với trẻ thì nó không có tác dụng đối với sự phát triển. + GD luôn đi trước sự phát triển. GD bao gió cũng tính đến mọi yếu tố SH cũng như yếu tố XH ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách trẻ. GD có thể giúp trẻ rèn luyện làm thay đổi điều kiện SH, tạo ra hoàn cảnh tốt, đặc biệt là tổ chức cho trẻ hoạt động để thực hiện mục đích của GD. + GD còn tác động qua lại rất mật thiết với tất cả những ảnh hưởng xuất phát từ MT, nó nắm vai trò chủ đạo trong việc sử dụng các điều kiện XH thuận lợi cũng như trong việc loại trừ hoặc làm suy yếu những ảnh hưởng là tác động bất lợi bắt nguồn trong một số trường hợp từ MT mà trẻ sống. Nhà GD có thể tạo ra những điều kiện tốt giúp trẻ phát triển thuận lợi, có thể định hướng phát triển TL của trẻ. - Chúng ta đánh giá cao vai trò của GD song chúng ta không cho “GD là vạn năng”. Bởi mọi sự tác động từ bên ngoài đều phải qua cái bên trong, thông qu điều kiện vật chất, tiền đề làm nẩy sinh và phát triển TL. GD luôn tính đến đặc điểm TL, sinh lý của trẻ ở từng giai đoạn vào đặc điểm cá biệt của từng trẻ. Ý nghĩa của GD còn ở chổ, nó có thể thay đổi điều kiện bẩm sinh của trẻ, thay đổi yếu tố di truyền không có lợi cho sự phát triển như các dị tật , bằng phương pháp tập luyện đặc biệt và phát triển những mầm móng năng khiếu đặc biệt của trẻ. Điều này rất có ý nghĩa trong việc GD trẻ khuyết tật và phát triển năng khiếu ở trẻ. c. Kết luận sư phạm : - GVMN cần phải nắm được đặc điểm TL của lứa tuổi MN. - Kết hợp đồng bộ các yếu tố bẩm sinh, di truyền , MT, hoạt động GD và xác định vai trò, vị trí của từng yếu tố. - Tổ chức tốt các hoạt động và có tính đến hoạt động chủ đạo thông qua đó để củng cố những sự hiểu biết từ MTXQ đối với trẻ thông qua trò chơi học tập, ngoài ra rèn luyện cho trẻ có được đạo đức phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của XH qui định. - Cần rèn luyện cho trẻ có những kỹ năng sơ đẳng về ứng xử, về đối nhân xử thế giữ bạn bè trong lớp mẫu giáo, giữa trẻ với cô, với những ngươì thân trong gia đình, với những người XQ. - Rèn luyện cho trẻ có những thói quen tốt: giữ VS sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, thói quen chơi xong phải cất đồ chơi đúng nơi quy định, rèn nề nếp sinh hoạt. - GD cho trẻ có được những hành vi ứng xử, hành vi giao tiếp, biết kính trên nhường dưới, không được chen ngang khi người lớn nói. - GD cho trẻ biết cách thức, con đường để hình thành và phát triển nhân cách hoàn thiện trong tương lai . Câu 6: Phân tích quy luật phát triển không đồng đều của trẻ. * Xét trong tiến trình phát triển của mỗi cá thể: - Sự phát triển k phải là sự tăng lên về số lượng một cách dồng đều theo một con đường thẳng tắp êm ả, trái lại sự phát triển của mỗi cá thể mang tính k đồng đều. Trong tiến trình đó, có những giai đoạn sự phát triển được thực hiện với một tốc độ rất nhanh chóng, lại có những giai đoạn tốc độ phát triển chậm chạp hơn. - Trong tiến trình phát triển người ta những giai đoạn phát triển của một vài chức năng TL, Phát hiện ra những thời kỳ phát cảm để giúp nhà GD tìm ra tìm mọi cách phát một chức năng TL nào đó thật đúng lúc. * Sự phát triển giữa trẻ này với trẻ khác: - Tất cả những TE đều trải qua những giai đoạn phát triển giống nhau theo một trình tự nhất định. Những giai đoạn này có thể ví như những bậc thang. Muốn trèo lên bậc trên cùng đứa trẻ phải lần lược trèo từng bậc một. Tuy nhiên, mỗi TE phải trãi qua con đường phát triển theo cách riêng cảu mình với những tốc độ, nhịp độ, khuynh hướng riêng. - Bên cạnh những khác biệt về nhịp độ và tốc độ phát triển, ở TE còn bọc lộ những khác biệt trong các phẩm chất TL cá nhân như tính cách, năng lực, hứng thú…Có thể nói mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt. * Nguyên nhân của sự phát triển k đồng đều giữa những đứa trẻ. - Tính k đồng đều trong sự phát triển TL được quy định bởi sự tác động của rất nhiều điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài thường xuyên dao động gây nên, đồng thời tạo ra tính mâu thuẩn tất nhiên đối với sự phát triển TL của bất kỳ đứa tre nào. - Sự phát triển TL của trẻ phụ thuộc vào MT sống và GD. - Sự phát triển TL của trẻ còn phụ thuộc vào mức độ tích cực của trẻ tham gia hoạt động. - Các điều kiện TL của con người được tác động dưới điều kiện của ngoại cảnh, bao giờ cũng được khúc xạ qua điều kiện cá nhân bên trong của mỗi người., là kết quả, sản phẩm của sự tác động qua lại ấy. Câu 7 : Vai trò của phản xạ k điều kiện đối với trẻ sơ sinh: - Đời sống của em bé trong môi trường mới được đảm bảo nhờ có những cơ chế di truyền có sẵn: hệ thần kinh đã sẵn sàng thích nghi với điều kiện bên ngoài, những hẹ thống cơ bản của cơ thể bắt đầu khởi động. - Trong những ngày đầu của cuộc sống trẻ đã được trang bị một số phản xạ k điều kiện giúp trẻ thích nghi với hoàn cảnh sống mới. - Bộ não của trẻ em mới sinh ra nặng khoảng 400gr (bằng ¼ não của người lớn) số lượng tế bào thần kinh lúc lọt lòng đã đầy đủ, nhưng các sợi dây thần kinh chưa được miêlin hóa, còn phải nhiễm chất miêlin mới hoạt động được Câu 8: Phân tích tình trang bất phân ở trẻ sơ sinh. - Theo Renne N.Spitz, trẻ sơ sinh trong tình trạng bất phân khi cảm nhận mọi vật. Chẳng hạn vú mẹ, em bé tưởng là thuộc bản thân. Trong tháng đầu trẻ hầu như chưa tiếp nhận rõ ràng kích thích từ bên ngoài, chỉ có nội cảm và tự cảm, chỉ khi nào kích thích từ bên ngoài quá mạnh mới nhận ra. + Ban đầu nội cảm chiếm ưu thế, liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật, biểu hiện qua cảm xúc, cảm giác mang tính tràn lan k phân định. Đối lập là ngoại cảm có phân định thành những cảm giác rõ rệt ua nững giác quan ngoại vi. + Đặc biệt trẻ sớm nhận ra mặt người. + Tuy nhiên, ngay từ đầu, ba bộ phận khác nhau cũng đã hoạt động : Tay, tiền đình, da. Tất cả những cảm giác kể trên đều chưa phân định rõ ràng, còn mang tính hỗn hợp và dính liền với cảm xúc dẽ chịu hay khó chịu. - Theo Piager thì khởi đầu, em bé mới sinh ra chưa thấy, chưa nghe, chưa cảm giác được gì ở ngoài bản thân. Em bé sống trong thời kỳ cảm giác-vận động: cảm và nhận thế giới qua cảm giác – vận động và vận động cang mở rộng, càng được tổ chức. - Đói khát dẫn đến phản xạ bú, mút, nuốt lặp đi lặp lại nhiều lần thành những vận động quen thuộc, rồi từ cảm nhận vận động của mình tiến tới nhận ra sự tồn tại một cái gì đó ngoài mình, không phải mình . Câu 9: Tại sao nói giao tiếp xúc cảm trực tiếp là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi? * Để phân tích giao tiếp xúc cảm trực tiếp là hoạt động trực tiếp của trẻ hài nhi thì trước hết chúng ta cần phải hiểu giao tiếp súc cảm trực tiếp là gì? - Giao tiếp xúc cảm trực tiếp là trong khi tiếp xúc với người lớn không chỉ thỏa mãn các nhu cầu mong đợi của trẻ mà người lớn cần phải tạo ra những xúc cảm trực tiếp thông qua cưng, nựng, vỗ về, tạo ra những xúc xảm da thịt đầu tiên. Trong khi trẻ biểu hiện những phức cảm hớn hở trẻ đã thể hiện thái độ phức cảm tích cực của trẻ đối với người lớn XQ. Trẻ rất vui mừng khi được giao tiếp trực tiếp với người lớn. Thái độ đó tiếp tục phát triển trong suốt thời kỳ hài nhi. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi bởi vì thônng qua hoạt động này có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển TL của trẻ bởi vì hoạt động này là hoạt đông quan trọng nhất, chiếm nhiều thời gian nhất, và kéo dài trong suốt thời kỳ hái nhi. - Giao tiếp xúc cảm trực tiếp của người lớn với trẻ đặc biệt là về cảm xúc giao tiếp để thỏa mản nhu cầu giữa người với người, một nhu cầu mang tính kéo dài sâu sắc trong suốt thời kỳ hài nhi, giáo tiếp với người lớn được người lướn bế, ẩm, chuyện trò, hát hò, cho trẻ nghe cũng là để thêu gợi ở trẻ những cảm xúc đầu tiên về con người. - Từ nhu cầu tiếp xúc trực tiếp (da thịt) với người lớn trẻ cảm thấy dễ chịu khi nép vào người lớn, được người lướn hôn, hít, xoa , nắn da thịt thì trẻ đã có những phương tiện giao tiếp đơn giản ( chủ yếu là các cử động) đây là một bước phát triển rất rõ rệt từ tuổi sơ sinh đến tuổi hài nhi. - Trong khi giao tiếp với người lớn trẻ tiếp nhận những cảm xúc khác nhau của người lớn được biểu hiện qua nét mặt, giọng nói của họ dần dần trẻ cúng được biểu hiện những xúc cảm khác nhau của mình trong quan hệ mẹ con. Nói rộng ra là người lớn và em bé cả hai đều đắm mình trong quan hệ yêu thương ấy. - Vào khoảng tháng thứ 6 – tháng thứ 8 trẻ xuất hiện mối quan hệ mới lúc có người lạ đến gần trò chuyện trẻ không mỉm cười ngay mà trẻ sợ hãi từ chối không muốn giao tiếp , trẻ cúi mặt xuống lấy tay che mặt hoặc chui đầu vào chăn khóc nức nở. Đây là móc quan trọng nhất để phát triển cảm xúc. - Cùng với giao tiếp trực tiếp với người lớn dần dần trẻ đã xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm, các đồ vật từ nhu cầu giao tiếp trực tiếp trẻ nhường chổ cho giao tiếp với đồ vật ( đây là hoạt động chủ đạo cuả trẻ ấu nhi ) - Một quan hệ tay ba ( trẻ em, người lớn, đồ vật) một quan hệ mới được hình thành. Sau đó trẻ có khả năng chuyển tình cảm của mẹ sang đồ vật, còn gọi là đồ vật quá độ. - Nhờ hoạt động phối hợp với nguoừi lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn, khả năng này là điều kiện để trẻ tiếp thu nhứng điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ. Khả năng bắt chước những hành động của người lớn được cải thiện mạnh trong thời kỳ hài nhi. Đến 7, 8 tháng tuổi trẻ đã biết theo dõi và chăm chú các hành động của người lớn và bắt chước những hành động ấy. - Rõ ràng nhứng hành động của người lớn XQ đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành những phẩm chất TL của trẻ. Như vậy quan hệ của trẻ đối với hiện thực ngay từ đầu là quan hệ XH. * Nói tóm lại : để chúng minh rằng giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi và từ đó đề xuất các tác động nhằm phát triển TL cho trẻ hài nhi, người lớn cân lưu ý : + Người lớn lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn, hành vi của trẻ bằng nụ cười, bằng hành vi, cử chỉ… + Tất nhiên trẻ chỉ sẵn sàng giao tiếp với người lớn khi nó cảm thấy an toàn, thoải mái về mặt tình cảm. + Trẻ em cần có sự ấp ủ, yêu thương của người lớn đặc biệt là người mẹ. Nhờ có sự yêu thương vỗ về, cưng nựng của người lớn giúp trẻ phát triển những cảm xúc tích cực. Đây cũng chính là một trong những điều kiện giúp cho trẻ phát triển toàn diện về các mặt TL. Câu 10 : Phân tích vai trò của người lớn trong việc phát triển giao tiếp cảm xúc trực tiếp của trẻ hài nhi. - Giao tiếp xúc cảm trực tiếp vơi người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi. Cuộc sống của trẻ hài nhi phụ thuộc vào người lớn: người lớn cho ăn, cho mặc, người lớn tạo ra những ân tượng bên ngoài (cho trẻ thu nhận). Do đó giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ. - Sở dĩ có nhu cầu đó là do nhu cầu khách quan của cuộc sống trẻ em. Để cho trẻ em cảm tấy dễ chịu, người lớn cần phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ, giúp cho trẻ có được tiền đề phát triển nhân cách sau này. - Trong phức cảm hớn hở đã thể hiện rõ rệt thái độ xúc cảm tích cực của trẻ đối với người lớn. Trẻ rất vui mừng khi được giao tiếp trực tiếp với người lớn. Thái độ đó tiếp tục phát triển mạnh nhất suốt trong thời kỳ hài nhi. - Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển TL của trẻ. Đặc biệt là về mặt xúc cảm. + Vào khoảng tháng thứ 6 – thứ 8 ở trẻ xuất hiện một hiện tượng mới: lúc có người lạ đến gần trò chuyện với em bé, bé không mỉm cười ngay như trước nữa mà tỏ ra sợ hãi, từ chối không muốn giao tiếp , có bé cúi mặt xuống, lấy tay che mặt, chui đầu vào chăn hay la khóc ầm lên. Đây là một mốc quan trộng trong quá trình phát triển cảm xúc. Trong những ngày đầu ở trẻ chỉ có phản ứng cảm xúc thô sơ khi có một nhu cầu nào đó được thỏa mản hoặc không được thỏa mản . Dần dần phản ứng ấy được phân định rõ nét hơn , em bé tỏ ra biêt sử dụng một số dấu hiệu khác nhau để yêu cầu điều này điều khác hoặc tỏ ra khó chịu hay sợ hãy. + Hiện tượng sợ hãy đứng trước một người lạ không giống với nổi sợ hãy khi gặp một kinh nghiệm đau đớn, đây là sự so sánh của em bé giữa hình ảnh của người lạ với hình ảnh quen thuộc của người mẹ đã được ghi lại rõ nét. Spitz gọi sự xuất hiện này là mốc tổ chức thứ hai trong quá trình phát triển (mốc thứ nhất là nhu cầu gắn bó). Cùng lúc đó sự thành thực của hệ thần kinh cho phép những cảm giác rõ rệt hơn, thực hiện một số vận động, điều khiển tư thế trong vận động, xuất hiện một bản ngã thô sơ (cũng có thể gọi là cái “tôi” tuy còn rất mờ nhạt.) - Cùng với giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sò mó, cầm nắm, các đồ vật ( một quan hệ tay ba trẻ em – ngươi lớn – đồ vật) được hình thành. Sau đó em bé có khả năng chuyển tình cảm với mẹ sang đò vật, gọi là đồ vật quá độ. Bé đồ vật bé mẹ Mẹ Đồ vật - Trong khi hoạt động phối hợp với trẻ, người lớn có thể giúp trẻ biết hành động một cách hợp lý với đồ vật. Từ đó có thể thấy vai trò của người lớn trong việc phát tri

File đính kèm:

  • docMÔN TÂM LÝ.doc