1/ Vị trí địa lý :
a Hệ toạ độ địa lý
Điểm cực Trên đất liền Trên biển
Bắc 23o23B (xã Lũng Cú, Đồng Văn , Hà Giang)
Nam 8o34B (xã Đất Mũi , Ngọc Hiển, Cà Mau) 6o50B (Biển Đông)
Tây 102o09Đ(xã sín thầu mường nhé , điện biên) 101oĐ (Biển Đông)
Đông 109o24 Đ(xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hoà) Trên 117o20Đ( Biển Đông)
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn Địa lý - Chủ đề 1: Địa lí tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ Đề 1: Địa lí tự nhiên
Nội dung 1: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Lý thuyết
1/ Vị trí địa lý :
a Hệ toạ độ địa lý
Điểm cực
Trên đất liền
Trên biển
Bắc
23o23’b (xã Lũng Cú, Đồng Văn , Hà Giang)
Nam
8o34’b (xã Đất Mũi , Ngọc Hiển, Cà Mau)
6o50’b (Biển Đông)
Tây
102o09’đ(xã sín thầu mường nhé , điện biên)
101ođ (Biển Đông)
Đông
109o24’ đ(xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hoà)
Trên 117o20’đ( Biển Đông)
b. Đặc điểm
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
Nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam á.
Tiếp giáp với nhiều nước: cả trên đất liền và trên biển.
Trên đất liền: giáp Trung Quốc, Lào , Campuchia(3)
Trên biển : giáp Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan , Brunây(8).
Nước ta nằm trong khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
2/ Phạm vi lãnh thổ :
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm : vùng đất, vùng trời, vùng biển.
+ Vùng đất: Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo
Diện tích: 331.212 Km2 ( 2006)
Chiều dài đường biên giới: khoảng 4600 Km
Chiều dài đường bờ biển: 3260 km
Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, 2 quần đảo lớn là : Hoàng Sa và Trường Sa
+ Vùng biển:
Diện tích: khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông
Gồm các bộ phận (5) là : Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
+ Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta
Trên đất liền: được xác định bằng các đường biên giới
Trên biển: là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo
3/ ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- ý nghĩa tự nhiên (thiên nhiên, tài nguyên) : gồm 4 ý :
+ Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng
+ Tài nguyên khoáng sản và sinh vật : phong phú và đa dạng
+ Nằm trong vùng có nhiều thiên tai
- ý nghĩa về kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng
+ Kinh tế:
Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng đã tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước
Là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho nước Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lý nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập; thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Văn hoá - xã hội :
Nước ta có nhiều nét tương đồng trong văn hoá lịch sử đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực.
+ An ninh, quốc phòng
Nước ta có vị trị quan trọng đặc biệt là ở vùng Đông Nam á
Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dung, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước
II/ Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam á hoặc Atlat địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học
a/ Cho biết trên đất liền, trên biển nước ta giáp với các nước nào và Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ Đông Nam á
b/ Xác định toạ độ địa lý của nước ta (trên đất liền và trên biển)
Câu 2: Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Trình bày khái quát các bộ phận đó?
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý, lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng ở nước ta ?
Câu 4: Thiên nhiên nước ta khác với một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam á và Bắc Phi như thế nào? Tại sao?
Trả Lời:
Nếu như một số nước khác ở Tây Nam á (Arập Xêut, Yêmen, Ôman), Bắc Phi thiên nhiên chủ yếu là hoang mạc khô hạn thì nước ta có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống
Nước ta có vị trí địa lý: nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa. Tác động của các khối khi di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông – nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Do vậy thiên nhiên nước ta khác so với các nước khác có cùng vĩ độ kể trên ( thuộc khu vực áp cao chí tuyến ít mưa, rất khô hạn)
File đính kèm:
- ON DH VI TRI DIA LY PHAM VI LANH THO.doc