Tài liệu ôn địa lý - Nội dung 8: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Gồm 4 nội dung chính :

* Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

* Vấn đề phát triển nông nghiệp

* Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và nông nghiệp

* Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

I. Lý thuyết

1. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

- Có 3 đặc điểm chính:

 + Nền nông nghiệp nhiệt đới

 + Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá, góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới

 + Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn địa lý - Nội dung 8: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung 8 một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp Gồm 4 nội dung chính : * Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta * Vấn đề phát triển nông nghiệp * Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và nông nghiệp * Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp I. Lý thuyết 1. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta - Có 3 đặc điểm chính: + Nền nông nghiệp nhiệt đới + Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá, góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới + Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét 1.1 Nền nông nghiệp nhiệt đới a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới * Thuận lợi: - Khí hậu: + Nhiệt đới ẩm gió mùa + Phân hoá: * Theo chiều Bắc – Nam * Theo độ cao à ảnh hưởng căn bản đến cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp - Đất, địa hình + Đa dạng + Có sự phân hoá à Đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng: ở đồng bằng, ở trung du miền núi - Nước: + Phong phú à Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước * Khó khăn : - Làm tăng tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp - Có nhiều thiên tai - Các loài sâu bệnh dịch bệnh ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu qủa nền nông nghiệp nhiệt đới - Phát triển được một hệ thống cây trồng vật nuôi phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp - Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng/ - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn - Đảy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. 1.2 Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. - Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay + Có sự tồn tại song song: nền nông nghiệp cổ truyền với nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá + Nước ta đang có sự chuyển biến rõ rệt từ nền nông nghiệp cổ truyền thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. - Sự khác biệt giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá hiện đại Tiêu chí để phân biệt Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hoá Qui mô - Nhỏ - Manh mún, phân tán - Tương đối lớn - Mức độ tập trung cao Phương thức canh tác - Chủ yếu sử dụng sức người và động vật - Kỹ thuật thô sơ lạc hậu - Sản xuất nhiều loại sản phẩm, mỗi thứ một chút - Tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp - Kỹ thuật tương đối tiên tiến - Chuyên môn hoá sản xuất thể hiện rõ rệt Hiệu quả - Năng suất lao động thấp - Năng suất cây trồng, vật nuôi kém - Hiệu quả thấp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp - Năng suất lao động cao - Năng suất vật nuôi cây trồng cao - Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị vốn đầu tư Tiêu thụ sản phẩm - Không quan tâm tới thị trường - Tự cấp tự túc - Gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá - Thị trường tác động lớn đến sản xuất. Phân bố - Phân bố ở nhiều nơi ở nước ta - Tập trung vào những vùng có nhiều khó khăn - Phát triển ở một số vùng - Tập trung ở một số vùng có nhiều điều kiện thuận lợi. 1.3 Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch rõ nét a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn - Khu vực kinh tế nông nghiệp (theo nghĩa rộng) : nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản - Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào nông – lâm – ngư nghiệp: số hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực này chiếm 71% (2006) trong cơ cấu hộ nông thôn. - Xu hướng: + Giảm tỉ trọng số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản. + Tăng tỉ trọng số hộ hoạt động phi nông nghiệp b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế(4 thành phần) - Các doanh nghiệp nông – lâm – thuỷ sản - Các hợp tác xã nông – lâm – thuỷ sản - Kinh tế hộ gia đình - Kinh tế trang trại c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá - Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp được thể hiện rõ nét ở các khía cạnh sau: + Đẩy mạnh chuyên môn hoá nông nghiệp + Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá: ĐBSH, ĐBSCL, Tây Nguyên, ĐNB. + Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện ở: + Sự thay tỉ trọng của các thành phần kinh tế ở nông thôn + ở các sản phẩm trong nông – lâm – ngư nghiệp và các sản phẩm phi nông nghiệp khác. 2. Ngành trồng trọt * Vai trò ngành trồng trọt - Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp: chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp. * Cơ cấu ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành này - Cơ cấu ngành trồng trọt: + Đa dạng: cây lương thực, cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây khác + Cơ cấu : năm 2005 : Cây lương thực: chiếm tỷ trọng lớn nhất: chiếm 59,2% Tiếp theo là cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả: lần lượt là : 23,7%; 8,3%; 7,3% Cây khác chiếm tỉ trọng thấp nhất: 1,5% - Xu hướng chuyển dịch : + Giảm tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây khác + Tăng tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, cây rau đậu. 2.1 Ngành trồng cây lương thực ( lúa + hoa màu lương thực) a. Vai trò - Sản xuất lương thực ở nước ta có tầm quan trọng đặc biệt + Đảm bảo lương thực cho trên 80 triệu dân + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. + Tạo ra các nguồn hàng xuất khẩu quan trọng: gạo. - Đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. b. Điều kiện phát triển b.1: Điều kiện tự nhiên - Đất đai - Khí hậu: - Nguồn nước: b.2 Điều kiện kinh tế – xã hội - Dân cư và nguồn lao động - Cơ sở vật chất – kỹ thuật - Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước - Vốn và thị trường tiêu thụ. c. Hiện trạng phát triển và phân bố (6 ý) - Trong các cây lương thực của nước ta, lúa là cây lương thực chính: + Diện tích lúa : tăng mạnh: từ 5,6 triệu ha năm 1980 lên 7,5 triệu ha năm 2002 – trong vòng 22 năm tăng 1,9 triệu ha. + Sản lượng lúa: Tăng mạnh: từ 11,6 triệu tấn 1980 lên 36 triệu tấn hiện nay – trong vòng hơn 20 năm tăng 24,4 triệu tấn. + Năng suất lúa: tăng mạnh: từ 21 tạ/ha/năm năm 1980 lên 49 tạ/ha/năm – hiện nay – trong vòng hơn 20 năm tăng 28 tạ/ha. + Bình quân lương thực có hạt trên đầu người đạt 470 kg/người/năm. + Xuất khẩu gạo: Từ chỗ một nước sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực cho người dân; hiện nay Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới Lượng gạo xuất khẩu từ 3 – 4 triệu tấn/ năm. + Phân bố: ĐBSCL: là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước: chiếm trên 50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước. Bình quân lương thực trên đầu người đạt: 1000kg/ người/năm. ĐBSH: là vùng sản xuất lương thực lớn thứ 2, là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước. 2.2 Ngành sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả a. Điều kiện phát triển * Thuận lợi: - Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuật lợi để phát triển cây công nghiệp: + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm + Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung. - Nước ta có nhiều điều kiện kinh tế – xã hội : + Nguồn lao động dồi dào + Đã có mạng lưới cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp + Thị trường ngày càng mở rộng * Khó khăn: - Thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính - Khí hậu có những diễn biến thất thường b. Hiện trạng phát triển và phân bố - Diện tích: năm 2005 : 2,5 triệu ha – trong đó cây công nghiệp lâu năm là : 1,6 triệu ha. - Cơ cấu : + Cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hằng năm + Cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới - Phân bố : Các loại cây công nghiệp lâu năm Phân bố Cà phê Tây Nguyên, ĐNB, Bắc Trung Bộ Cao su ĐNB, Tây Nguyên, Duyên hải Miền trung Hồ Tiêu Tây Nguyên, ĐNB, Duyên hải Miền trung Điều ĐNB Dừa ĐBSCL Chè TD MNBB, Tây Nguyên (nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng) Các loại cây công nghiệp hằng năm Phân bố Mía ĐBSCL, ĐNB, Duyên hải Miền Trung Lạc ĐB Thanh- Nghệ- Tĩnh, ĐNB, Đắc Lắc (Tây Nguyên) Đậu tương Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng Tháp. Đay ĐBSH Cói Ninh Bình, Thanh Hoá. 3. Chăn nuôi a. Điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi nước ta a.1 Thuận lợi : - Nước ta có các cao nguyên: có các cánh đồng cỏ tự nhiên thuận lợi phát triển ngành chăn nuôi - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của đàn gia súc, gia cầm. - Nguồn thức ăn tương đối ổn định: + Phần lớn hoa màu làm thức ăn cho chăn nuôi do lương thực cho người đã được đảm bảo + Công nghiệp sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm phát triển - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chăn nuôi + Hệ thống chuồng trại, xí nghiệp chăn nuôi được xây dung + Mạng lưới dịch vụ thú y, trạm trại giống được mở rộng. + áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật trong việc lai tạo các giống cho năng suất cao + Mạng lưới công nghiệp chế biến: đóng hộp, đông lạnh, thực phẩm ngày càng phát triển - Thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước và xuất khẩu. - Các thuận lợi khác: + Chính sách khuyến nông + Dân cư và lao động có kinh nghiệm chăn nuôi a.2 Khó khăn - Tự nhiên: + Không có nhiều đồng cỏ lớn; đồng cỏ có nhiều loại cỏ tạp khó cải tạo + Bệnh, dịch dễ phát sinh từ môi trường nhiệt đới ẩm - Kinh tế – xã hội: + Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được chú ý nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu + Các giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng chưa cao + Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng + Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định. b. Hiện trạng phát triển và phân bố b.1 Chăn nuôi lợn và gia cầm - Chăn nuôi lợn: năm 2005: 27 triệu con - Chăn nuôi gia cầm: tăng mạnh: năm 2003: 250 triệu con - Phân bố: lợn được nuôi nhiều ở ĐBSH và ĐBSCL b.2 Chăn nuôi gia súc ăn cỏ - Đàn trâu: 2,9 triệu con - Đàn bò: 5,5 triệu con. - Đàn dê, cừu: 1314 nghìn con – năm 2005. 4. Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp 4.1 Ngành thuỷ sản a. Những điều kiện thuật lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản a.1 Thuận lợi * Tự nhiên: - Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế rộng: khoảng 200 hải lý, thuận lợi phát triển ngành đánh bắt hải sản - Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú + Tổng trữ lượng hải sản khoảng: 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn + Biển nước ta có khoảng 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 2500 loài nhuyễn thể, 650 loài rong biển + Nguồn lợi hải sản nước ta tập trung tại 4 ngư trường trọng điểm: Ngư trường: Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường Vịnh Bắc Bộ) Ngư trường: quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Ngư trường : Ninh Thuận , Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngư trường : Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường Vịnh Thái Lan) - ở một số hải đảo có các rạn đá - là nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế - Nước ta có đường bờ biển dài: 3260 km; đường bờ biển khúc khuỷu, tạo ra nhiều vụng, vịnh thuận lợi để phát triển: + Xây dung các cảng cá để phát triển nghề cá + Là nơi kín gió tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng phát triển. - Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn; đây là những khu vực thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước nợ - Ven bờ có nhiều đảo, vụng, vịnh tạo điều kiện thuận lợi các bãi cho cá đẻ. - Biển nước ta là biển nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ nước biển tương đối cao, ổn định quanh năm thích hợp cho sự sinh trưởng các loại thuỷ sản nước lợ, mặn. - Diện tích mặt nước tương đối lớn: Sông suối, ao hồ, kênh rạchthuận lợi để nuôi thả cá, tôm nước ngọt. * Kinh tế – xã hội - Dân cư – lao động + Nguồn lao động dồi dào đủ cung cấp cho ngành thuỷ, hải sản phát triển + Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống trong đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản - Cơ sở vật chất – kỹ thuật + Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn + Các dịch vụ thuỷ sản ngày càng phát triển, các nhà máy chế biến ngày càng được mở rộng và phát triển - Thị trường: + Thị trường trong nước và thế giới ngày càng đựơc mở rộng + Sản phẩm ngành thuỷ sản ngày càng được nâng cao đã xâm nhập được vào thị trường khó tính: Nhật Bản, Bắc Mỹ, EU. a.2 Khó khăn * Tự nhiên: - Hàng năm nước ta có từ 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở biển đông, 30 – 35 đợt gió mùa đông bắc chủ yếu ở miền bắc, trung đã gây thiệt hại cả người và tài sản của ngư dân vùng ven biển; hạn chế số ngày ra khơi * Kinh tế – xã hội - Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn chậm được cải tiến đặc biệt là các tàu có công suất lớn, các trang bị, thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ - Hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu - Việc chế biến thuỷ sản và nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế - Năng suất lao động thấp - ở một số vùng ven biển: môi trường ngày càng bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản suy giảm - Thị trường thế giới còn nhiều biến động. b. Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản - Trong những năm gần đây: ngành thuỷ sản đã có bước phát triển đột phá + Sản lượng thuỷ sản : 3,4 triệu tấn – năm 2005 (lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm) + Sản lượng bình quân trên đầu người: 42kg/người/năm. + Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thuỷ sản - Khai thác thuỷ sản: + Sản lượng thuỷ sản khai thác đạt: 1791 nghìn tấn ( năm 2005 ) – gấp 2,7 lần năm 1990 + Trong đó riêng về cá biển đạt : 1367 nghìn tấn + Sản lượng khai thác thuỷ sản nôi địa: 200 nghìn tấn + Các tỉnh dẫn đầu sản lượng đánh bắt là : Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau; riêng 4 tỉnh này chiếm khoảng 38% sản lượng thuỷ sản khai thác của cả nước - Nuôi trồng thuỷ sản: + Hiện nay nước ta đã đưa nhiều loại đối tượng vật nuôi vào trong sản xuất + Nuôi tôm, nuôi cá, cua, trai ngọc nhưng quan trọng hơn cả là tôm: Nghề nuôi tôm phát triển mạnh ĐBSCL là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước Nuôi cá nước ngọt: phát triển mạnh nhất là ĐBSCL, ĐBSH. An Giang là tỉnh nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa trên sông Tiền, Hậu. II. Câu hỏi và bài tập Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta? Chứng minh rằng nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 2: Hãy phân biệt những nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta. Câu 3: Chứng minh rằng kinh tế nông thôn nước ta đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ, nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch trên. Câu 4: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (đơn vị : %) Loại cây 1990 2005 Cây lương thực 67,1 59,2 Cây rau đậu 7,0 8,3 Cây công nghiệp 13,5 23,7 Cây ăn quả 10,1 7,3 Cây khác 2,3 1,5 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta năm 1990 và năm 2005 Nhận xét về sự thay đổi giá trị sản xuất ngành trồng trọt qua các năm 1990 và năm 2005 Gợi ý: Vẽ biểu đồ : - Biểu đồ tròn: bán kính năm 2005 lớn hơn 1990 - Có chú giải, tên biểu đồ 2. Nhận xét: - Cơ cấu + Đa dạng: cây lương thực, rau đậu, công nghiệp, ăn quả, cây khác + Năm 2005 : Chiếm tỉ trọng cao nhất là cây lương thực: chiếm 59,2 % trong cơ cấu ngành trồng trọt Chiếm tỉ trọng thấp nhất là cây khác : chiếm 1,5 % - Sự thay đổi giá trị sản xuất ngành trồng trọt + Giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây khác ( dẫn chứng) + Tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp, cây rau đậu Câu5: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam hãy nhận xét sự phân bố cây lương thực của nước ta và giải thích nguyên nhân Gợi ý: 1. Nhận xét: - Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 14 - Các cây lương thực chính của nước ta là: lúa, ngô + Lúa: phân bố chủ yếu ở ĐBSCL, ĐBSH, ĐB duyên hải miền Trung; nhiều nhất là ĐBSCL + Ngô: phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ, ĐNB, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên 2. Giải thích - Lúa được phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng nước ta vì + Đất đai: đất phù sa màu mỡ + Nguồn nước: dồi dào + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa – thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa + Nơi đây người dân có kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước - Ngô được phân bố chủ yếu ở địa hình trung du vì : + Đất đai chủ yếu là đất Feralit + Khí hậu: nhiệt đới. Câu6 : Chứng minh rằng việc đảy mạnh phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta? Câu 7: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 14 và các kiến thức đã học: Trình bày thực trạng phát triển, phân bố cây công nghiệp lâu năm? giải thích nguyên nhân Phân bố cây công nghiệp hàng năm Câu 8: Cho bảng số liệu sau: Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ (đơn vị : nghìn ha) Năm Tổng cộng Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1990 6043 2074 1216 2753 2005 7329 2942 2349 2038 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ nước ta năm 1990 và năm 2005 Nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ nước ta năm 1990 – 2005 ; giải thích nguyên nhân của sự thay đổi trên Gợi ý: Vẽ biểu đồ: a/ Xử lý số liệu: Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ (đơn vị : %) Năm Tổng cộng Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1990 100 34,4 20,1 45,6 2005 100 40,1 32,1 27,8 Năm Bán kính 1990 1 2005 1,1 b. Vẽ biểu đồ tròn 2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự thay đổi cơ cấu mùa vụ a. Nhận xét: - Giảm tỉ trọng vụ lúa mùa: giảm nhanh từ 45,6% năm 1990 xuống 27,8 % năm 2005 – trong vòng 15 năm giảm 17,8% - Tăng tỉ trọng vụ lúa đông xuân và hè thu, trong đó tỉ trọng vụ lúa hè thu tăng nhanh hơn + Lúa đông xuân tăng 5,8 % trong vòng 15 năm + Lúa hè thu tăng 12% trong vòng 15 năm b. Giải thích - Do thay đổi cơ cấu mùa vụ - áp dụng các giống lúa mới ngắn ngày cho năng suất cao Câu 9: Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975 – 2005 (đơn vị : nghìn ha) Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Cây công nghiệp hàng năm 210,1 371,7 600,7 542,0 716,7 778,1 861,5 Cây công nghiệp lâu năm 172,8 256,0 470,3 657,3 902,3 1451,3 1633,6 Tính cơ cấu diện tích cây công nghiệp phân theo cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm ở nước ta, giai đoạn 1975 – 2005 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp phân theo loại cây ở nước ta Nhận xét sự biến động diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm nước ta giai đoạn 1975 – 2005 ? giải thích nguyên nhân. Câu 10: Trình bày điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta? Nêu thực trạng phát triển, phân bố ngành chăn nuôi lợn và gia cầm trong những năm qua. Câu 11: phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta Câu 12: Trình bày thực trạng phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta Câu 13: Chứng minh tài nguyên rừng nước ta giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều? Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái rừng ở nước ta?

File đính kèm:

  • docON DH DIA LY NONG NGHIEP.doc