1. Yêu cầu:
- Tiểu sử tóm tắt: ngắn gọn, bố cục chặt chẽ.
- Cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của người được giới thiệu.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.
2. Cấu trúc và nội dung của tiểu sử tóm tắt:
* Tiểu sử tóm tắt tác giả văn học có thể trình bày theo cấu trúc 4 phần:
- Nhân thân ( những thông tin cá nhân, gia đình, quê quán )
- Cuộc đời ( những biến động, những sự kiện trong đ/s )
- Sự nghiệp sáng tác ( tác phẩm chính, quan niệm sáng tác, p/c nghệ thuật, thành công )
- Đánh giá những đóng góp và khẳng định vị trí của tác giả văn học trong nền văn học.
* Nội dung thứ 3 ( sự nghiệp sáng tác ) là nội dung quan trọng nhất đối với một bài tiểu sử tóm tắt.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn hè Chuyên đề 3: tiểu sử tác giả văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN Đề 3: TIểU Sử TáC GIả VĂN HọC.
i.Cách viết tiểu sử tóm tắt tác giả văn học.
1. Yêu cầu:
- Tiểu sử tóm tắt: ngắn gọn, bố cục chặt chẽ.
- Cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của người được giới thiệu.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.
2. Cấu trúc và nội dung của tiểu sử tóm tắt:
* Tiểu sử tóm tắt tác giả văn học có thể trình bày theo cấu trúc 4 phần:
- Nhân thân ( những thông tin cá nhân, gia đình, quê quán…)
- Cuộc đời ( những biến động, những sự kiện trong đ/s )
- Sự nghiệp sáng tác ( tác phẩm chính, quan niệm sáng tác, p/c nghệ thuật, thành công )
- Đánh giá những đóng góp và khẳng định vị trí của tác giả văn học trong nền văn học.
* Nội dung thứ 3 ( sự nghiệp sáng tác ) là nội dung quan trọng nhất đối với một bài tiểu sử tóm tắt.
II. Luyện viết tiểu sử tóm tắt tác giả văn học.
BT 1: Nêu vắn tắt những nét chính trong c/đ và sự nghiệp sáng tác của HXH.
* Gợi ý làm bài:
1. Nội dung:
- HXH ( ? - ? ), cha là Nguyễn Phi Diễn, ông đồ xứ Nghệ, lấy vợ bắc, gia đình sinh sống ở gần Hồ Tây - Thăng Long.
HXH: thông minh, giao thiệp rộng, không gặp may mắn trong đường tình duyên ( 2 lần lấy chồng, đều làm lẽ, chồng chết, độc thân )
- HXH là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhất của văn học trung đại VN đầu thế kỉ 19 với giọng thơ độc đáo: cách nhìn đời táo bạo, mới mẻ, thái độ bênh vực thẳng thắn, mạnh mẽ với cái đẹp, với người phụ nữ và quyền sống, quyền được yêu của họ, ngôn ngữ phổ thông, trần tục và bút pháp châm biếm, khả năng diễn đạt đặc sắc.
- Hiện nay có khoảng 40 bài thơ Nôm tương truyền là của HXH, bà còn có tập lưu hương kí ( 24 bài chữ Hán + 26 bài chữ Nôm )
- Ngôn ngữ sáng tạo độc đáo của HXH trong việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ Nôm và những nội dung phong phú trong thơ-> HXH là bà chúa thơ Nôm.
2. Hình thức trình bày:
Văn bản hoàn chỉnh gồm 2 -3 đoạn văn trình bày về c/đ, sự nghiệp sáng tác của HXH.
BT2: Dựa vào những gợi ý sau, viết một tiểu sử tóm tắt về nhà văn Thạch Lam.
- TL ( 1910 - 1942 ): tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh, đổi thành Nguyễn Tường Lân.
- Gia đình: công chức, gốc quan lại, có hai anh trai ( Nhất Linh, Hoàng Đạo ).
- Sinh tại Hà Nội, hồi nhỏ sống ở quê - phố Cẩm Giàng, Hải Dương, sau đó theo cha sinh sống ở Thái Bình.
- Học ở Hà Nội, sau khi đỗ tú tài phần nhất-> viết văn, làm báo.
- TL đôn hậu, tinh tế, có quan niệm văn chương tiến bộ, có biệt tài về truyện ngắn.
- Những tác phẩm chính: Gió đầu mùa( 1937 ), Nắng trong vườn ( 1938 ), Sợi tóc ( 1942 ), Tiểu thuyết Ngày mới ( 1939 ), tiểu luận Theo dòng ( 1942 ), tuỳ bút HN 36 phố phường ( 1943 ).
- Truyện TL là truyện không có truyện, đi sâu khai thác thế giới nội tâm với những cảm xúc mong manh.
- Văn TL trong sáng, giản dị, đầy chất thơ và đậm tình người.
BT3: Tìm và sửa những lỗi sai trong đoạn văn bản viết về sự nghiệp sáng tác và c/đ của các tác giả văn học dưới đây:
1. Nam Cao bắt đầu cầm bút khoảng năm 1936: viết thơ, viết kịch, viết truyện. Nhưng phải đến năm 1943, khi tác phẩm Chí Phèo ra đời, Nam Cao mới thực sự chứng tỏ được tài năng và tư tưởng nghệ thuật độc đáo. Dù xuất hiện muộn, nhưng Nam Cao được đánh giá là cây bút xuất sắc của trào lưu văn học lãng mạn trước CM. Trước năm 1945, sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính: người chí sĩ CM yêu nước và người nông dân. Sau 1945, sáng tác của Nam Cao tập trung phản ánh quá trình thay đổi trong tư tưởng, nhận thức của giới văn nghệ sĩ yêu nước và hiện thực gian khổ của cuộc k/c của toàn dân tộc.
* Gợi ý:
1943-> 1941; văn học lãng mạn-> văn học hiện thực; người chí sĩ yêu nước-> người trí thức tiểu tư sản.
2. Tản Đà ( 1898 - 1939 ), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, bên núi Tản sông Đà, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Sinh thời Nguyễn Khắc Hiếu theo nghiệp khoa cử, đã từng đỗ đạt, nhưng không ra làm quan mà trở về sống với đời thường, làm nghề viết văn, làm thơ đăng báo. Tản Đà là nhà thơ chuyên nghiệp đầu tiên của văn học VN.
* Gợi ý:
1898-> 1889; đã từng đỗ đạt, không làm quan-> TĐ ko đỗ đạt.
BT 4:Tìm tên tác giả, tác phẩm:
1) Nhà thơ nào chẳng biết bơi
Sợ trôi sông biển, suốt đời tắm ao.
( Nguyễn Bỉnh Khiêm: xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao )
2)Nhà thơ nào thích đi câu
Câu hoài chẳng được con nào buồn hiu.
( Nguyễn Khuyến )
3) Nhà thơ nào túng tiền tiêu
Mưu toan dự tính bán liều trời xanh.
( Tản Đà: khi túng toan lên bán cả trời )
4) Theo kế hoạch hoá gia đình
Nhà thơ này đáng phê bình lắm nha
Hai con tiêu chuẩn, dư ba
Trăm công nghìn việc vợ nhà tự lo
Rong chơi, trà rượu, ngủ khò
Ai kì cục thế hỏi dò tên chi?
( Tú Xương - Thương vợ )
5) Nhà thơ nào có tính ngang
Đế vương chẳng phục, vua quan coi thường
Tự xưng đệ nhất văn chương
Đố ai biết được tỏ tường ai đây?
( Cao Bá Quát )
6) Dù rằng chưa đỗ cử nhân
Chọc trời thiên hạ nết quen thân
Châm chích c/đ qua thơ phú
Ba ông trào phúng đứng thi thần
Một ông gầy đét tấm thân
Một ông chẳng đứng thẳng chân bao giờ
Một ông béo lẳng béo lơ
Bụng phệ chảy mỡ như chờ nứt da
( Tú Xương - Tú Quỳ - Tú Mỡ )
7) Tài cao, tên cũng hơi bằng
Một nhà thơ
Một nhạc sĩ
Một nhà văn
Đố vui vừa học vừa cười
Đố ai biết được ba người nào đây?
( Vũ Cao, Văn Cao, Nam Cao )
8) Người mê đọc truyện chiêm bao
Gặp một nhân vật đổi trao chuyện trò
Nhân vật này nói: khỏi lo
Ai ăn hiếp tớ, tớ giả đò giẫy ra
Nằm vạ vừa chửi vừa la
Chửi mẹ đứa nọ, chửi cha đứa này
N/vật ấy là ai đây?
( Chí Phèo )
BT 5: Điền vào chỗ trống những thông tin chính xác để hoàn thành đoạn tiểu sử tác giả văn học sau:
1. An tôn Páplôvích Sêkhốp ( ? - ? ), là một nhà văn lớn của văn học Nga. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề…ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp. Năm 1887, ông được nhận… của viện Hàn lâm Nga. Năm 1900, Sêkhôp được bầu làm viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Sêkhôp đã để lại khoảng…truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo và anh gầy, con kì nhông, Phòng số 6, Đồng cỏ,…
Truyện ngắn Người trong bao là một phát hiện độc đáo của Sêkhôp. Truyện khai thác cùng một đề tài với hai truyện ngắn khác của ông.
* Gợi ý: 1860-1904, buôn bán nhỏ, giải thưởng Puskin, hơn 500.
2. Nguyễn Tuân ( 1910 - 1987 ) là một trong những nhà văn có phong cách độc đáo nhất trong văn học VN thế kỉ 20. Sau khi học đến cuối bậc thành chung, Nguyễn Tuân tham gia bãi khoá chống nhà nước thực dân nên bị đuổi học. Ông bỏ trốn rồi bị bắt và bị quản thúc ở Thanh Hoá. Hết hạn, ông ra Hà Nội viết văn, làm báo, nhưng phải đến năm 1940, khi tác phẩm... được in thành sách thì ông mới nổi tiếng. Nguyễn Tuân là người có bản lĩnh, có phẩm chất cứng cỏi trong cả đời sống và sáng tác. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân gồm hai giai đoạn: trước CM với Vang bón một thời( 1940 ), tuỳ bút I (...), tuỳ bút II (...), sau CM:Tình chiến dịch(1950 ), tuỳ bút k/c( 1950 ), ... ( 1960 ), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (...). Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Tuân là ở thể loại...với lối viết phóng khoáng, văn phong đa dạng.
* Gợi ý: Vang bóng một thời, 1941, 1943, Sông Đà, 1972, tuỳ bút.
File đính kèm:
- ON HE 11 CHUYEN DE 3.doc