I/ Lý thuyết
1/ Đất nước nhiều đồi núi
1.1 Đặc điểm chung của địa hình (4 đặc điểm)
a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi: chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ; đồng bằng: chỉ chiếm 1/4 diện tích
- Trên cả nước
+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m): chiếm 85% diện tích
+ Điạ hình núi cao (trên 2000m) : chỉ chiếm 1% diện tích
b/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
12 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn luyện thi đại học, cao đẳng môn Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung 3: Đặc điểm chung của tự nhiên: gồm 4 đặc điểm chính
* Đất nước nhiều đồi núi:
* Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
* Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
* Thiên nhiên phân hoá đa dạng
I/ Lý thuyết
1/ Đất nước nhiều đồi núi
1.1 Đặc điểm chung của địa hình (4 đặc điểm)
a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi: chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ; đồng bằng: chỉ chiếm 1/4 diện tích
- Trên cả nước
+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m): chiếm 85% diện tích
+ Điạ hình núi cao (trên 2000m) : chỉ chiếm 1% diện tích
b/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam: ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc
+ Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam
c/ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
d/ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm thực, bóc mòn ở đồi núi tăng
- Tạo thêm nhiều dạng địa hình mới: đê sông, đê biển, ruộng bậc thang.
1.2 Các khu vực địa hình
a/ Khu vực đồi núi
* Địa hình núi: gồm 4 vùng : Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam
Vùng Núi
Vị Trí
Hướng nghiêng chung của địa hình
Hướng núi
Hình thái chung của địa hình
Đông Bắc
Tả ngạn sông Hồng
Tây Bắc - Đông Nam
Chủ yếu là hướng vòng cung
- Các dãy núi theo hướng cánh cung: có 4 cánh cung lớn( Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo mở ra ở phía Bắc và Đông
- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích( do trong giai đoạn Tân kiến tạo vùng này nâng yếu)
- Địa hình Đông Bắc:
+ Những đỉnh núi cao trên 2000m nó nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy, khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng
+ Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m
Tây Bắc
Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả
Tây Bắc - Đông Nam
Tây Bắc - Đông Nam
(Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam San
- Có địa hình cao nhất nước ta( do vùng núi này được nâng mạnh nhất trong giai đoạn Tân kiến tạo)
- Với 3 dải địa hình
+ Phía Đông: dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn
+ Phía Tây: địa hình núi trung bình
+ ở giữa thấp hơn là các dãy núi: sơn nguyên và cao nguyên đá vô từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là vùng núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hoá
Trường Sơn Bắc
Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
Tây Bắc - Đông Nam
Tây Bắc - Đông Nam
- Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc - Đông Nam
- Thấp và hẹp ngang, chỉ được nâng cao ở hai đầu
+ Phía bắc: là vùng núi phía Tây Nghệ An
+ Phía Nam : là vùng núi phía Tây Thừa Thiên – Huế
+ ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi hấp Quảng Trị
Trường Sơn Nam
Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam
Tây Bắc - Đông Nam
Hướng vòng cung
- Gồm các khối núi và cao nguyên
- Các khối núi cao và đồ sộ nằm liền kề với dải đồng bằng hẹp ở phía Đông (khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ)
- Phía Tây: là các cao nguyên khá bằng phẳng cao khoảng 500-800- 1000m như: Plây Ku, Đắk lăk, Di Linh, Mơ Nông và các bán bình nguyên xen đồi
* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
- Vị trí: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
- Phân bố : ở Đông Nam Bộ, rìa phía Tây và phía Bắc của đồng bằng sông Hồng, rìa phía Tây của đồng bằng ven biển miền Trung
b/ Khu vực đồng bằng ( gồm đồng băng châu thổ sông và đồng bằng ven biển)
b.1. Đồng bằng châu thổ sông: gồm: ĐBSH, ĐBSCL
* Giống nhau:
- Diện tích: tương đối rộng lớn :
- Đất: phù sa
- Địa hình: thấp, tương đối bằng phẳng
- Quá trình hình thành: do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
* Khác nhau:
Đồng Bằng
Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Diện tích
15000 Km2
40000 km2
Quá trình hình thành
- Được bồi tụ phù sa của hệ thống Sông Hồng, Sông Thái Bình
- Được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh
- Được bồi tụ phù sa hằng năm của sông Tiền và sông Hậu
Địa Hình
- Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển
- Do có hệ thống đê điều nên đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô trũng
- Địa hình thấp và bằng phẳng hơn
- Đồng bằng không có hệ thống đê nhưng có hệ thống mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên bị chia cắt mạnh có những vùng trũng lớn
Đất
- Đất phù sa, có 2 nhóm chính
+ Đất phù sa trong đê( không được phù sa bồi đắp hàng năm)
+ Đất phù sa ngoài đê( đất được phù sa bồi đắp hàng năm)
- Đất phù sa có 3 nhóm chính:
+ Đất phù sa ngọt
+ Đất phèn
+ Đất mặn
b.2/ Đồng bằng ven biển (đồng bằng ven biển miền trung)
- Diện tích: 15000 km2
- Quá trình hình thành: biển đóng vai trò chủ yếu
- Đất: nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông
- Địa hình: hẹp ngang, chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
1.3/ Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội
Khu vực đồi núi
Thế mạnh
Hạn chế
Khoáng sản: Phong phu, đa dạng
Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng
Rừng và đất trồng
Phong phú và đa dạng
Nền nông – lâm nghiệp nhiệt đới
Đa dạng hoá cơ cấu cây trồng vật nuôi
Nguồn thuỷ năng:
Tiềm năng thuỷ điện lớn
Tiềm năng du lịch
Có tiềm năng lớn
Phát triển nhiều loại hình
Địa hình bị chia cắt mạnh, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế
Có nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, động đất, rét hại, mưa đá.
‘
Khu vực đồng bằng
Hạn chế
Có thiên tai: bão, lụt, hạn hán.
Thế mạnh
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
Đa dạng các loại nông sản
Các nguồn lợi khác:
Thuỷ sản
Khoáng sản
Lâm sản
Có điều kiện tập trung thành phố, các khu côn nghiệp, trung tâm thương mại
Phát triển các loại hình giao thông đường bộ đường sắt, đường sông
2/ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
2.1. Khái quát về biển đông
- Là một biển rộng, lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương
- Là biển tương đối kín
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
2.2. ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam
ảnh hưởng
Của Biển
Thiên tai
Bão, sạt nở bờ biển
Hiện tượng cát bay cát chảy
Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Một số loại có trữ lượng lớn, giá trị nhất là dầu khí
+ Ngoài ra còn có cát trắng, oxit titan, làm muối
- Tài nguyên hải sản:
Giàu có, phong phú và đa dạng
Địa Hình, các hệ sinh thái vùng ven biển
-Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
Khí Hậu
- Biến tính các khối khí khi qua biển
- Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính khí hậu hải dương
3. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
3.1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Khí Hậu
Nhiệt đới
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
- Hàng năm lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh
ẩm
- Do lãnh thổ nước ta hẹp theo chiều Đông – Tây nên ảnh hưởng của biển là rất lớn.
- Biển Đông rộng, làm biến tính các khối khí khi đi qua biển
Gió mùa
- Nước ta nằm ở trung tâm khu vực gió mùa Châu á
- Nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam
- Lượng mưa lớn:
+ Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 – 2000mm
+ Có những sườn núi đón gió: 3500 – 4000mm
- Độ ẩm không khí cao: >80%
- Cân bằng ẩm luôn luôn dương
Các loại gió mùa trong năm: gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ
- Sự luân phiên giữa các khối khí theo hai mùa, khác nhau về hướng và tính chất đã tạo nên sự phân mùa của khí hậu
- Nền nhiệt cao:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao: >20oC
+ Tổng lượng nhiệt hoạt động lớn: 8000oC
+ Tổng số giờ nắng: 1400 – 3000h/ năm
- Năng lượng bức xạ tổng cộng: 130 Kcal/cm2/năm
* Gió mùa:
Loại gió mùa
Nguồn gốc
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Hướng gió
Kiểu thời tiết đặc trưng
Gió mùa
mùa đông
- Từ Trung tâm cao áp Xibia
- Từ tháng
11 - tháng 4 năm sau
- Từ dãy núi Bạch Mã trở ra bắc
- Đông Bắc
- Lạnh khô vào đầu mùa
- Lạnh ẩm vào cuối mùa
Gió mùa
mùa hạ
- Có hai nguồn gốc chính :
+ Từ trung tâm cao áp ấn Độ Dương
+ Từ trung tâm cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam
- Từ tháng
5 - tháng 10
- Cả nước
- Tây Nam
- Miền Bắc, miền Nam: nóng ẩm
- Duyên hải miền Trung: nóng khô
3.2 Biểu hiện qua các thành phần tự nhiên khác
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Địa hình
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
- Chế độ nước theo mùa
Đất
- Feralit là loại đất chính
Sinh vật
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, với các thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế
- Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới âm
- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng: rừng rậm nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh
- Thực vật: họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu
- Động vật: công, trĩ, khỉ, vượn, nai, hoẵng
- Nước ta có tới 2.360 sông (chỉ tính có chiều dài trên 10km)
- Dọc bờ biển trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sông
- Chủ yếu là sông nhỏ
- Tổng lượng nước lớn: 839 tỉ m3/năm
- Tổng lượng phù sa hàng năm: khoảng 200 triệu tấn
- Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa
- Mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô
- Chế độ dòng chảy thất thường.
3.3 ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
ảnh hưởng
Sản xuất nông nghiệp
Thuận lợi
- Phát triển nền nông nghiệp lúa nước
- Tăng vụ
- Đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.
Khó khăn
- Hoạt động canh tác
- Cơ cấu cây trông
- Kế hoạch thời vụ
- Phòng chống thiên tai
- Phòng trừ dịch bệnh
Các hoạt động sản xuất khác và đời sống
Thuận lợi
- Các ngành kinh tế khác: lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch.và
- Đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựngnhất là vào mùa khô.
Khó khăn
- Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác: ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi
- Độ ẩm cao: bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản
- Thiên tai
- Hiện tượng thời tiết bất thường
- Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái
3.4 Thiên nhiên phân hoá đa dạng
a. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc - Nam
Nội dung
Phần lãnh thổ phía Bắc
Phần lãnh thổ phía Nam
Khí hậu
Kiểu khí hậu
Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
Cận xích đạo gió mùa
Nhiệt độ trung bình năm
>20oC
>25oC
Số tháng lạnh dưới 20oC
2-3 tháng
0 có tháng nào
Sự phân hoá mùa
Mùa hè và mùa đông
Mùa mưa và mùa khô
Cảnh quan
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu
Đới rừng nhiệt đới gió mùa
Đới rừng cận xích đạo gió mùa
Thành phần các loài sinh vật
Nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có cận nhiệt, ôn đới
Xích đạo và nhiệt đới
b. Các miền địa lí tự nhiên
Tên miền
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Phạm vi
Ranh giới phía Tây – Tây Nam của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía Tây, Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ
Từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã
Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam
Địa chất - Địa hình
- Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi
- Địa hình bờ biển đa dạng
- Đồng bằng mở rộng
- Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
- Đồng bằng nhỏ hẹp
- Khá phức tạp: các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên Badan
- Đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ
- Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vịnh biển sâu
Khoáng sản
- Giàu than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm.
- Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng
Sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng
- Vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn
- Tây Nguyên có nhiều Bô xít
Khí hậu
Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất
Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
Cận xích đạo gió mùa
Sông ngòi
Có các thung lũng sông lớn: sông Hồng, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam
Có các thung lũng sông hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Mã, sông Cả
Các sông lớn như: sông Cửu Long, sông Xêxan, Xrêpôk, Đồng Nai
Sinh vật
Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới
Nhiệt đới, cận nhiệt, xích đạo.
Nhiệt đới và xích đạo
II/ Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
Câu2 : Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Câu3 : Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?
Câu4 : Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, diện tích, đặc điểm địa hình và đất
Câu 5: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực động bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
Câu 6: Nêu khái quát về Biển Đông
Câu 7: Hãy nêu ảnh hưởng Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
Câu 8: Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta?
Câu 9: Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? giải thích?
Câu 10: Hãy trình bày hoạt động của gió mùa nước ta và hệ quả của nó với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực
Câu 11: Hãy nêu những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần: địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật như thế nào?
Câu 12: Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
Câu 13 : Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta
Câu 14: Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền.
File đính kèm:
- ON DH DAC DIEM CHUNG TU NHIEN VIET NAM.doc