Tài liệu ôn tập hóa học lớp 9

CHUYÊN ĐỀ I

 ÔXIT

I. ĐỊNH NGHĨA.

1. Xét thành phần cấu tạo các hợp chất cho dưới đây.

 CaO; BaO; CuO; Fe2O3; MgO; SO2; CO.

 ? Em nhận xét gì về điểm giống nhau của các hợp chấta trên? (Số lượng nguyên tố)

Các hợp chất: CaO; BaO; CuO; Fe2O3; MgO; SO2; CO được gọi chung là ôxit.

 ? Vậy ôxit là gì?

2. ĐN:Ôxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi (Ôxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác)

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập hóa học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề I ôxit I. Định Nghĩa. 1. Xét thành phần cấu tạo các hợp chất cho dưới đây. CaO; BaO; CuO; Fe2O3; MgO; SO2; CO. ? Em nhận xét gì về điểm giống nhau của các hợp chấta trên? (Số lượng nguyên tố) Các hợp chất: CaO; BaO; CuO; Fe2O3; MgO; SO2; CO được gọi chung là ôxit. ? Vậy ôxit là gì? 2. ĐN:Ôxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi (Ôxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác) II. Công thức chung: RxOy a.x = II.y ( x/y tôí giản, a là hoá trị của R) Hoặc x= ; y= III. Phân loại. Căn cứ vào tính chất hoá học của các oxit người ta phân ôxit thành 4 loại. + Ôxit axit: là ôxit tưng ứng với axit ( là oxit của phi kim và một số kim loại ở trạng thái hoá trị cao) VD: Ôxit axit SO2 CO2 SO3 CrO3 P2O5 N2O5 Axit tương ứng H2 SO3 H2CO3 H2SO4 H2CrO4 H3PO4 HNO3 + Ôxit bazơ : là ôxit tương ứng với ba zơ ( là ôixit của kim loại). VD: Oxit bazơ CaO Na2O BaO K2O Li2O Bazơ tương ứng Ca(OH)2 NaOH Ba(OH)2 KOH LiOH + Oxit lưỡng tính: là oxit vừa tấc dụng được với dung dịch ba zơ vừa tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước. VD: Al2O3, ZnO ; Cr2O7. + Oxit trung tính là những oxit không tạo muối.(Không tác dụng với axit, bazơ, nước). VD: CO ; NO ; N2O. IV. Tên gọi: Công thức: Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit. (nếu kim loại có nhiều hoá trị thì sau tên kim loại kèm theo hoá trị . Nếu phi kim trước tên nguyên tố và trước oxit thường kèm theo các tiếp đầu ngữ để chỉ số nguyên tử có trong oxit) Các tiếp đầu ngữ gồm: mono = 1, đi = 2 , tri = 3 , têtra = 4, penta = 5. VD: Fe2O3 : Sắt (III) oxit. P2O5 : Đi photpho penta oxit. V. Tính Chất hoá học. 1.Một số oxit axit + nước Dung dịch axit. VD: SO3 + H2O H2SO4 2. Oxit axit + dung dịch bazơ Muối + nước VD: CO2 + 2Na OH Na2CO3 + H2O 3. Một số oxit axit + Oxit bazơ Muối. VD: CO2 + CaO CaCO3 4. Một số oxit ba zơ + Nước Dung dịch ba zơ VD: Na2O + H2O 2NaOH. 5. Oxit ba zơ + axit Muối + nước. VD: CaO + HCl CaCl2 + H2O. 6. Oxit lưỡng tính + axit Muối + nước . VD: Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O 7. Oxit lưỡng tính + dung dịch bazơ Muối + Nước. VD: ZnO + 2NaOH Na2ZnO2 + H2O. 8. Một số oxit tạo thành khi làm mất nước của axit được gọi là các anhiđric ( SO3 ; P2O5, N2O5). 9. Axit, bazơ nào không tan trong nước thì oxit tương ứng không tan trong nước. Bài tập Chuyên Đề I. Bài1. Lập công thức hoá học của các oxit sau: a, Crom (VI) oxit. b, Mangan (VII) oxit, c, Lưu huỳnh tri oxit, d, Săt (III) Oxit. Bài 2. Hãy phân loại và đọc tên cá oxit sau: ZnO; Al2O3; Na2O ; SO3 ; CO2 ; CO ; Cr2O3 Bài 3. Cho các oxit sau: Na2O, CO2, BaO, P2O5 , CaO, Fe2O3 , SO3. Những chất nào tác dụng được với: Axit clohiđric Dung dịch natri hiđroxit. Nước. Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng. Bài 4. Hãy lập công thức của một oxit kim loại hoá trị (II); Biét rằng để hoà tan hoàn toàn 2,4 g oxit đó cần dùng 2,19g axitclohiddric. Bài 5. Hãy lập công thức hoá học của những axit, bazơ tương ứng với các oxit sau: ZnO; Al2O3; Na2O ; SO3 ; CO2 ; CO ; Cr2O3 , BaO, P2O5 CaO, Fe2O3 , SO3. Bài 6. Có hỗn hợp gồm hai chất rắn CaO và Fe2O3. Bằng phương pháp hoá học nào có thể tách riêng được Fe2O3. Viết PTPU xảy ra. Bài 7. Có hỗn hợp gồm hai chất khí không màu: O2 và CO2 Làm thế nào để thu được oxi tinh khiết từ hỗn hợp trên. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Bài 8. Hoà tan 3,2g đồng (II) oxit trong 150g dung dịch axit H2SO4 26%. Tính nồng độ % của các chất trong dung dich sau phản ứng. Bài 9. Có một hỗn hợp gòm hai chất rắn Al2O3 và Fe2O3. Hãy tách riêng Fe2O3 ra khỏi hõn hợp bằng phương pháp hoá học. Viết PTHH. Bài 10. Hoà tan 20 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 cần vừa đủ 200ml dd HCl 3,5 M. a)Tính thành phần trăm các chất trong hỗn hợp. b) Tính khối lượng của những muoiá sinh ra sau phản ứng. Bài11. Cho 8g SO3 tác dụng với nước thu được 250ml dung dịch axit sufuric. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch axit thu được. Bài 12. Hoà tan 5,6g can xi oxit và 100g nước. tính nồng đọ % của dung dịch thu được. Bài 13. Một số oxit được dùng làm chất hút ẩm( chât làm khô) trong phòng thí nghiệm> Hãy cho biết oxits nào sau đây có thể làm chất hút ẩm: CuO, BaO, CaO, P2O5, Al2O3 , Fe3O4. Giải thích và viết phương trình minh hoạ. Bài 14. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt CO2 và SO2. Chuyên Đề II. Axit. I. Định nghĩa. Xét các hợp chất sau: HCl, H2SO4 , HNO3, H3PO4, H2CrO4, HMnO4. Đặc điểm: Phân tử gồm : - Nguyên tử hiđro - Gốc axit. ĐN1: Axit là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Trong đó nguyên tử hiđro có thể bị thay thế bằng các nguyên tử kim loại. ĐN2. Axit là hợp chất khi tan trong nước tạo thành H+ . ĐN3. Axit là hợp chất có khả năng cho proton H+ . II. Công thức chung. HnA (A: Gốc axit) III. Phân loại: + Căn cứ vào thành phần phân tử người ta phân axit thành: Axit có oxi(H2SO4, HNO3) và axit không có oxi(HCl, HBr). + Căn cứ vào mức độ hoạt động hoá học người ta phân axit thành axit mạnh (H2SO4, HNO3 , HCl, HBr…) và axit yếu (H2CO3, H2S, H2SO3…). + Căn cứ vào số nguyên tử Hiđro người ta phân axit thành: Đơn axit(n = 1) và đa âxit (n 2). IV. Tên gọi:Tên axit =Axit + tên phi kim + hiđric (axit không có oxi). Tên axit = Axit + tên gốc axit + ic ( nếu axit có nhiều oxi). Tên axit = Axit + tên gốc axit + ơ ( nếu axit có ít oxi). VD: HCl: Axit clohiđric, H2SO4 : Axit sunfuric, H2SO3 : Axit sunfurơ. V. Tính chất hoá học. 1. Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. 2. Axit tác dụng với kim loại (đứng trước H2) tạo thành muối và giải phóng hiđro. VD: 6 HCl + 2Al 2AlCl3 + 3H 2 3. Axit tác dụng với oxit ba zơ tạo thành muối và nước. VD: H2SO4 + CaO CaSO4 + H2O 4. Axit tác dụng với ba zơ tạo thành muối và nước. VD: HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O 5. Axit tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới. ĐK: Muối mới tạo thành phải không tan trong axit mới sinh ra hoặc axit mới sinh ra phải yếu hơn hoặc dể bay hơi hơn axit đem phản ứng. VD: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + HCl. * Một số tính chất riêng của axit. 6. H2SO4 đặc nóng tác dụng với kim lọai với hầu hết các kim loại( kể cả kim loại đứng sau H2) không giải phóng H2. 7. HNO3 , H2SO4 đặc nguội không tác dụng với nhôm,sắt crom…. 8. HNO3 đặc nóng tác dụng với kim lọai không giải phóng H2 mà giải phóng NO hoặc N2O. 9 H2SO4 đặc chiếm oxi của hợp chất hữu cơ. VD: C12H22O11 12C + H2O Bài tập: 1. Cho các gốc axit sau: - Cl; = SO4 ; - Br ; PO4 ; = SO2; - MnO4; = CO3 ; - NO3 ; -F. Hãy viết công thức của axit tương ứng. 2. Tìm công thức hoá học của những axit có thành phần nguyên tố như sau: a) H: 2,12% ; N: 29,8% ; O: 68,08% b) H: 3,7% ; P: 37,8% ; O: 58,5%. c) H: 0,84%; Mn: 45,83% ; O: 53,33%. d) H:1,69%; Cr: 44,07%; O: 54,24% 3. Cho dãy chất sau: Cu, CuO, MgCO3, NaCl, AgCl, Al, Ag, Ca(OH)2. chất nào có thể tác dụng với H2SO4 loãng? Viết PTHH. 4. Ngâm 21,6 g hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe, Cu trong dd H2SO4 loãng dư. Phản ứng xong thu được 3g chất rắn không tan và 6,72lit khí ơđktc. Xác định phần trăm khối lượng mỗi kim loại ttrong hỗn hợp. 5. Có 200ml dd HCl 0,2M. a) Để trung hoà dd axit trên cần bao nhiêu ml dd NaOH 0,1M ? Tính nồng đọ mol của dd muối sinh ra. b) Trung hoà dd axit trên bằng dd Ca(OH)2 5%. Hộy tính khối lượng dd Ca(OH)2 cần dùng và nồng độ % của dd muối sau phản ứng( giả thiết khối lượng riêng của dd HCl là 1g/ml). 6. Trộn 10ml dd H2SO4 với 10ml dd HCl rồi chia dung dịch thu được thành 2 phần bằng nhau. - Phần thứ nhất cho tác dụng với dd BaCl2 dư được 6.99g kết tủa. - Phần thứ hai cho tác dụng với Na2CO3 dư tạo ra 896 ml khí ở đktc. Xác định nồng độ của mỗi axit trước khi trộn. 7. Cho mọt lượng bột sắt dư vào 500 ml dd H2SO4, thu được 33,6 lít H2 ở đktc. a) Tính khối lựơng bột sắt đã tham gia phản ứng. b) Làm bay hơi dd sau phản ứng thu được muối ngậm nước FéO4.7H2O. Tính khối lượng muối thu được. c) Xác định nồng đọ mol của dd H2SO4 đã dùng. 8. Cho 10g hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với dd H2SO4 loãng, lọc lấy chất rắn không tan, cho vào dd H2SO4 đặc, nóng thì thu được 1,12 lit khí A (đktc). Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp. 9. từ 1 tấn quặng pisit sắt chứa 80% Fé2 có thể điều chế được bao nhiêu tấn dd H2SO4 có nồng đọ 60%. Biết rằng hao hụt trong sản xuất là 5%. 10. Cho 19,7 g muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng hết với dd H2SO4 loãng , dư thu được 23,3g muói sunfat. Xác định công thức của muối cacbonat kim loại. 11. Hãy viết công thức anhiđric của các axit sau: HNO3 ; H2SO3; H2SO4; H2CO3 ; H3PO4. 12. Viết PTHH thực hiện chuỗi chuyển đỏi hoá học sau: S SO2 Na2SO3 SO2 SO3 H2SO4 FeS2 NaHSO4 Na2SO4 Chuyên đề III. BaZƠ I. Định nghĩa: 1. Xét hợp chất NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2 , Fe(OH)2 Đặc điểm: Gồm các nghuyên tử kim loại LK với nhóm OH. ĐN: Ba zơ là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với nhóm OH. 2. Công thức chung R(OH)n n1. 3. Phân loại: + Bazơ tan: NaOH, Ca(OH)2, LiOH, KOH (ba zơ của kim loại kiềm, kiềm thổ) + Bazơ không tan: Mg(OH)2 Cu(OH)2 , Fe(OH)2….. 4. Tên gọi: Tên bazơ = tên kim loại + hiđroxit (nếu kim loại có nhiều hoá tri thì sau tên kim loại kèm theo hoá trị) VD: NaOH : Natri hiđroxit Fe(OH)2 Săt(II)hiđroxit. 5. Tính chất: Quỳ tím thành xanh 1. Dung dich bazơ làm đổi màu chất chỉ thị Phenolphtalein đỏ. 2. Dung dich bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước hoặc tạo thành muối axit VD: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O CO2 + NaOH NaHCO3 3. Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. VD: Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O. 4. Bazơ tác dụng với muối tạo thành muối mới và bazơ mới. ĐK: Bazơ và muối đem phản ứng phải là hai chất tan, bazơ mới và muối mới phải có một chất không tan. VD: NaOH + FeCl2 NaCl + Fe(OH)2 (r) 5. Bazơ không tan bị phân huỷ nhiệt độ cao tạo thành oxit tương ứng và nước. VD: Cu(OH)2 CuO + H2O. Fe(OH)2 FeO + H2O Chú ý tính chất 2: Khi cho oxit axit(CO2, SO2, SO3..) phản ứng với dung dịch kiềm (M(OH)x) ta cần xét tỉ lệ số mol các chất: Với kim loại hoá trị I t= Với kim loại hóa trị II t = 0 Tạo Muối axit dư CO2 1 Tạo cả hai muối 2 Tạo mốiTrung hoà dư NaOH (t) Tạo muối axit Tạo muối trung hoà Bài tập chuyên đề III Bài 1. Có những bazơ NaOH, Fe(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2, LiOH. Hãy cho biết bazơ nào: a) Tác dụng được với dung dich HCl, b) Bị phân huỷ ở nhiệt độ cao c) Tác dụng được với khi SO2 d) Tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2. Bài 2. Cho hỗn hợp khí gồm CO2 và SO2 đi qua dung dịch KOH. Sản phẩm của phản ứng thuộc loại hợp chất nào? viết phương trình hoá học có thể xãy ra. Bài 3. Cho 3,04g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch HCl, thu được 4,15 g các muối clorua. Tính số gam của mỗi hiđrõit trong hỗn hợp. Bài 4. Để trung hoà dung dịch chứa 109,5g HCl, đầu tiên người ta dùng dung dịch chứa 112g KOH. Sau đó lại đổ thêm dung dịch Ba(OH)2 25% để trung hoà hết axit. Hỏi khối lượng dd Ba(OH)2 đã dùng là bao nhiêu? Bài 5. Cho 0,1 mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dd NaOH a% (D= 1,18g/ml) sau đó thêm lượng dư BaCl2 vào thấy tạo ra 18,715g kết tủa. Tính a. Bài 6.Cho 6,2 g Na2O tan vào nước. Tính thể tích khí SO2 (ơđktc) cần thiết sục vào dung dịch trên để thu được: a) Muối trung hoà. b) Muối axit. c) Hỗn hợp muối axit và muối trung hoà có tỉ lệ số mol là 2: 1. Bài 7.Cho m g hỗn hợp gồm FeO , Fe3O4 và CuO có số mol bằng nhau , tác dụng vừa đủ với 2000ml dung dịch HNO3 nồng độ c (M), thu được 2,24l khí NO du nhất (đktc) a) Tính m và c. b) Dùng CO để khử hoàn toà m g hỗn hợp trên ở nhiệt đọ cao thành kim loại. Khí tạo thành hấp thụ hết vào 400ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Tính lượng kết tủa thu được.

File đính kèm:

  • docTai lieu on tap hoa hoc 9.doc
Giáo án liên quan