Tài liệu ôn tập Ngữ văn lớp 12 Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè

1. MỞ BÀI:

- Hạnh phúc là mục đích mà cả nhân loại hằng ao ước muôn đời. Hạnh phúc là gì? Sống như thế nào để có hạnh phúc.

- Đi-đơ-rô, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp đã có câu trả lời đáng cho mọi người suy nghĩ.

2. THÂN BÀI:

- Luận điểm 1: Trả lời câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Câu nói có ý nghĩa gì?

+ Có nhiều cách trả lời khác nhau: là sự thoả mãn những khao khát trong đời sống; là sự thành công sau những thất bại để đạt được mục đích đã được đặt ra.

+ Điều chung nhất của hạnh phúc: sự mãn nguyện, cảm thấy mình đã sống đúng với ý nghĩa của sự sống.

- Luận điểm 2: Đánh giá ý nghĩa câu nói

+ Câu nói đã khẳng định một số lối sống đúng đắn, tốt đẹp. Hạnh phúc của một các nhân phải gắn liền với hạnh phúc của người khác.

+ Đây cũng là lối sống mà các bậc hiền triết ngày xưa, dân tộc ta luôn đề cao. Dẫn chứng: Đạo phật khuyên người ta yêu thương muôn loài, dân tộc khuyên “Thương người như thể thương thân ”; vua Lí Thánh Tông thấy con gái mình mặc áo ấm mà thương cho những tù nhân giá rét trong ngục

- Luận điểm 3: Bàn bạc, nêu ý kiến bản thân: Sống như thế nào là đem đến hạnh phúc cho nhiều người?

+ Là làm được những viện to lớn, thoả mãn niềm mong ước của nhiều người, của nhân loại. Dẫn chứng: nhà phát minh, một bậc anh hùng giải phóng dân tộc.

+ Trong cuộc sống đời thường: hết lòng giúp đỡ người khác không chỉ một lần mà là suốt cả cuộc đời.Dẫn chứng: Nhà bác học Pax-tơ hạnh phúc khi cứu được em bé và tìm được thuốc chủng ngừa; một bà xơ chăm sóc những người bị bệnh phong,

+ Đạo lí của câu nói đòi hỏi hành động tích cực: không chỉ yêu thương mà còn “đem lại hạnh phúc” cho nhiều người. Đòi hỏi sự quên mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình, có thể xả thân vì hạnh phúc của mọi người.

 

doc60 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn tập Ngữ văn lớp 12 Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ: ĐỀ: “Người hạnh phúc là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác” (Đi-đơ-rô). Suy nghĩ của em về câu nói trên? 1. MỞ BÀI: - Hạnh phúc là mục đích mà cả nhân loại hằng ao ước muôn đời. Hạnh phúc là gì? Sống như thế nào để có hạnh phúc. - Đi-đơ-rô, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp đã có câu trả lời đáng cho mọi người suy nghĩ. 2. THÂN BÀI: - Luận điểm 1: Trả lời câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Câu nói có ý nghĩa gì? + Có nhiều cách trả lời khác nhau: là sự thoả mãn những khao khát trong đời sống; là sự thành công sau những thất bại để đạt được mục đích đã được đặt ra. + Điều chung nhất của hạnh phúc: sự mãn nguyện, cảm thấy mình đã sống đúng với ý nghĩa của sự sống. - Luận điểm 2: Đánh giá ý nghĩa câu nói + Câu nói đã khẳng định một số lối sống đúng đắn, tốt đẹp. Hạnh phúc của một các nhân phải gắn liền với hạnh phúc của người khác. + Đây cũng là lối sống mà các bậc hiền triết ngày xưa, dân tộc ta luôn đề cao. Dẫn chứng: Đạo phật khuyên người ta yêu thương muôn loài, dân tộc khuyên “Thương người như thể thương thân…”; vua Lí Thánh Tông thấy con gái mình mặc áo ấm mà thương cho những tù nhân giá rét trong ngục… - Luận điểm 3: Bàn bạc, nêu ý kiến bản thân: Sống như thế nào là đem đến hạnh phúc cho nhiều người? + Là làm được những viện to lớn, thoả mãn niềm mong ước của nhiều người, của nhân loại. Dẫn chứng: nhà phát minh, một bậc anh hùng giải phóng dân tộc. + Trong cuộc sống đời thường: hết lòng giúp đỡ người khác không chỉ một lần mà là suốt cả cuộc đời.Dẫn chứng: Nhà bác học Pax-tơ hạnh phúc khi cứu được em bé và tìm được thuốc chủng ngừa; một bà xơ chăm sóc những người bị bệnh phong,… + Đạo lí của câu nói đòi hỏi hành động tích cực: không chỉ yêu thương mà còn “đem lại hạnh phúc” cho nhiều người. Đòi hỏi sự quên mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình, có thể xả thân vì hạnh phúc của mọi người. 3. KẾT BÀI: - Ít nhất một lần trong đời, ai cũng đặt câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Sống như thế nào để có hạnh phúc? - Hãy một lần nghĩ và làm theo phương châm của Đi-đơ-rô. ĐỀ: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ” * DÀN BÀI GỢI Ý: I. MỞ BÀI: - Tố Hữu tuổi thanh niên đã “Bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời”, “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” và đã chọn lí tưởng Cộng sản, chọn lối sống đẹp, “là con của vạn nhà”. Vì vậy, ông rất chú ý đến lối sống, “sống đẹp”. - Cho nên trong những khúc ca của lòng mình, Tố Hữu đã tha thiết gieo vào lòng người, nhất là thế hệ trẻ, câu hỏi: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn.” II. THÂN BÀI: 1.Giải thích “Sống đẹp”? - Sống đẹp là sống có lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao cả, tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu, trí truệ (kiến thức) mội ngày mở rộng sáng suốt, hành động tích cực, lương thiện. - Một tập thể có lối sống đẹp là một tập thể đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. - Với thanh niên, học sinh muốn trở thành người “ sống đẹp” cần: + Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ + Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng - Những tấm gương hi sinh cao cả vì lý tưởng: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu…(Phân tích, chứng minh) o “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Từ ấy - Tố Hữu). o “Sống là cho, chết cũng là cho” (Tố Hữu). - Một gương người tốt, việc tốt trong đời sống thường ngày (phân tích, chứng minh). 2. Khẳng định lối sống đẹp: + Là mục đích, lựa chọn, biểu hiện của con người chân chính, xứng đáng là người + Có thể thấy ở những vĩ nhân nhưng cũng có ở con người bình thường; có thể là hành động cao cả, vĩ đại, nhưng cũng thấy trong hành vi, cử chỉ thường ngày + Chủ yếu thể hiện qua lối sống, hành động. 2. Sống không đẹp: Những con người vì lợi ích riêng tư mà quên đi lợi ích chung của xã hội: bóp méo sự thật; nịnh bợ cấp trên, hạ uy tín của người khác nhằm trục lợi cho mình, chia rẽ tập thể. - Đối với học sinh không nghe lời thầy, lừa cha mẹ để đi vào con đường xấu, sống không có mục đích, không có lý tưởng - Liên hệ bản thân III. KẾT BÀI: - Cần phải thường xuyên học tập và rèn luyện bản thân để từng bước hoàn thiện nhân cách. - Là học sinh được trực tiếp nghe những lời chỉ dẫn và dạy bảo của thầy cô giáo, tôi vá các bạn hãy luôn sống sao cho cuộc sống của mình có ích cho xã hội - Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp: là chuẩn mực đạo đức, nhân cách của con người Nhắc nhở mọi người coi trọng lối sống đẹp, sống cho xứng đáng; cảnh tỉnh sự mất nhân cách của thế hệ trẻ trong đời sống nhiều cám dỗ hiện nay ĐỀ: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống? (Lép-Tôn-xtôi). Anh (chị) hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình. * DÀN BÀI GỢI Ý: I. MỞ BÀI: 1. Giải thích - Giải thích lí tưởng là gì? (Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện.) - Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng? + Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể + Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước - Tại sao không có phương thì không có cuộc sống? + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa, sống thừa. + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường. + Không có phương hướng, con người sẽ hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi (chứng minh) - Suy nghĩ như thế nào? + Vần đề cần bình luận: con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa. + Vần đề đặt ra hoàn toàn đúng + Mở rộng: * Phê phán những người sống không có lí tưởng * Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì? (Phấn đấu có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí * Làm thế nào sống có lý tư III. KẾT BÀI - Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng đối với mỗi người qua việc ví lí tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. - Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lí tưởng để thực hiện trong cuộc đời, luôn phấn đấu để hoàn thành lí tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lí tưởng cuộc đời.. I. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: ĐỀ: Bày tỏ suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. I. MỞ BÀI: - Ngày nay, môi trường rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện thiết yếu để sống: ăn, ở, mặc, hít thở…Nếu không có những điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển được. - Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và cuộc sống của con người. - Để đảm bảo sự phát triển bền vững, con người cần phải sống thân thiện với môi trường, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch. - Cuộc sống sẽ ra sao nếu tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn tiếp diễn? II. THÂN BÀI: - Giải thích: + Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. + Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người. - Vai trò của môi trường đối với đời sống con người: + Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật. + Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. + Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải của đời sống và sản xuất. + Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. - Thực trang ô nhiễm môi trường: + Môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,…) bị ô nhiễm, bị huỷ hoại nghiêm trọng (chứng minh). + Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sống (chứng minh). + Nạn tàn phá rừng bừa bãi (chứng minh). + Môi trường xã hội cũng bị ô nhiễm( chứng minh những địa bàn nghiện hút, cờ bạc,…) ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. - Tác hại của ô nhiễm môi trường: + Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người (chứng minh) + Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống con người và sinh vật (chứng minh) + Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái (chứng minh) - Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường: + Do sự thiếu ý thức của con người. + Chưa có công nghệ xử lí chất thải. + Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh. - Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường: + Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông. + Tăng nguồn khinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường. - Nhiệm vụ của đoàn viên, thanh nhiêN. III. KẾT BÀI: - Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của nhân loại trên toàn thế giới. - Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. ĐỀ: Bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người. I. MỞ BÀI: - Rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta. - Rừng là lá phổi của hành tinh vừa lá máy điều hoà khí hậu, làm cho môi trường sống của chúng ta xanh, sạch, đẹp hơn. Vì vậy " bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người ". II. MỞ BÀI: - Vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường sống của con người: + Rừng là lá phổi của hành tinh chúng ta vì nó hút khí CO2 và cung cấp O2, trong khi tất cả các sinh vật trên trái đất đều hút dưỡng khí và thải thán khí: § Nếu không có cây xanh, muôn loài sẽ ngạt thở. (Mỗi năm tất cả cây cối trên mặt đất và dưới biển hấp thụ 175 tỉ thấn thán khí và mỗi tấn thán khí biến thành 2,7 tấn dưỡng khí). § Đất nhờ cây xanh cũng được thở vì nó ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm cho đất. § Không khí nhờ có cây xanh cũng thoáng mát hơn vì cây xanh giữ độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió. + Rừng là máy điều hoà khí hậu vĩ đại của chúng ta vì rừng có khả năng ngăn mặn và lọc bức xạ mặt trời. (Ngồi dưới gốc cây bàng, ta có thể bớt được 4 lần cái nóng da cháy thịt của mùa hè). + Rừng góp phần cải thiện khí hậu bằng cách làm sạch môi trường và không khí: § Cây cối như một cái máy lọc khí độc trong không khí. § Cây cối là hàng rào cách li tiếng động, hấp thụ và hắt lại những sóng âm thanh tránh khỏi chấn động thần kinh cho con người. + Rừng góp phần hình thành cảnh quan đẹp, hùng vĩ, nguồn đề tài sáng tác cho văn học nghệ thuật và là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý. + Rừng điều hòa nhiệt độ, cân bằng thời tiết, giữ mạch nước ngầm, giữ màu mỡ cho đất, chống xói mò, che chắn giông bão, hạn chế lũ lụt. + Rừng cung cấp nhiều tài nguyên quý giá: thực phẩm, cây thuốc quý, gỗ, quặng mỏ…và là căn cứ địa cách mạng thời chống giặc ngoại xâm. - Những hậu quả nghiêm trọng khi phá rừng: + Không khí bị ô nhiễm, thiếu dưỡng khí cho sự sống. + Thiên tai nghiêm trọng: trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, bão tố, động đất, song thần… + Đất đai bị sa mạc hóa. + Động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng. + Thiếu nước sạch, cạn kiệt mạch nước ngầm. + Thiếu lương thực, đói nghèo, bệnh tật. + Đói nghèo làm hủy hoại nhân cách, đạo đức con người. + Chiến tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, nhân loại bị diệt vong. - Những biện pháp bảo vệ rừng: § Đối với Nhà nước: + Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân. + Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch trồng rừng. + Xử lí thật nặng những kẻ phá hoại rừng. + Không được khai thác rừng bừa bãi, không có kế hoạch. + Tăng cường lực lượng kiểm lâm, quân đội để bảo vệ rừng. + Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ rừng. § Đối với bản thân: + Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại rừng. + Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng. Theo như lời Bác Hồ đã nói: Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”. III. KẾT BÀI: - Nhận thức được vai trò quan trọng của rừng đối với môi trường sống. - Mỗi người cần phải có ý thức trồng vây, chăm sóc, giữ gìn cây cối trong nhà mình, trên đường phố, những nơi công cộng. - Đặc biệt là phải bảo vệ rừng vì bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của chúng ta. * ĐỀ : Trong lời kêu gọi nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS, nguyên Tổng thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-nan viết: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ.Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Anh/chị hiều lời kêu gọi trên như thế nào? Hãy phát biểu suy nghĩ của mình về điều đó. DÀN BÀI GỢI Ý: 1.MỞ BÀI: - Giới thiệu và dẫn câu nói Cô-phi An-nan: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. - Phát biểu khái quát suy nghĩ của mình về câu nói đó. 2.THÂN BÀI: a. Giải thích: + Giải thích HIV/AIDS là gì? - HIV là vi rút gây ra suy giảm miễn dịch ở người. Sau khi nhập cơ thể, HIV tồn tại trong các dịch máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ…HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể (hệ thống tự nhiên bảo vệ cơ thể). Đây là hệ thống giúp cơ thể chống lại bệnh tật. - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Đây là tình trạng sức khỏe khi cơ thể của người nhiễm HIV mất khả năng chống lại bệnh tật, do đó họ bị rất nhiều bệnh tấn công, dẫn tới tử vong. - HIV/AIDS đang đe dọa tính mạng con người và cả tương lai của nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội. Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi AIDS mà chỉ có thuốc làm chậm quy trình nhiễm HIV chuyển sang AIDS. + Sự khốc liệt của AIDS được thể hiện như thế nào? *Trên thế giới: - Số người nhiễm HIV/AIDS hiện rất cao và đang có xu hướng tăng lên rất nhanh (khoảng 10 người bị nhiễm HIV trong 1 phút). - Năm 1990 có một người nhiễm HIV, đến năm 2000 có 9087 người. Và theo số liệu thống kê (31-08-2003) đã có 70780 người nhiễm HIV đã có tới 1084 người chết vì AIDS, - Năm 2006, có tới 4,3 triệu người nhiễm HIV và 2,5 triệu người chết vì đại dịch này, một con số thật khủng khiếp. * Ở Việt Nam: - Năm 2006 có khoảng 135171 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 29134 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS. AIDS đã cướp đi sinh mạng của 41418 người. Số người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu ở tuổi vị thành niên, độ tuổi lao động (20 – 49 tuổi). + “Chúng ta” ở đây là ai? Và “họ” là những ai? - Chúng ta là chỉ số đông, cộng đồng trong xã hội, cụ thể ở đây là tất cả mọi người trên thế giới. Họ là những người nhiễm HIV/AIDS, + Câu nói của Cô-phi An-nan nghĩa là thế nào? - Nghĩa là không nên có sự phân biệt, kì thị giữa những người bị bệnh AIDS và những người không bị bệnh này: không nên biến họ thành những người thuộc chiến tuyến bên kia…Cần phải coi họ là cùng phía với mình – chúng ta. - Hãy giao tiếp và hỗ trợ những người sống chung với HIV/AIDS. Đối xử với họ như với tất cả mọi người. Họ cần có cơ hội học tập, làm việc và tham gia các hoạt động trong cộng đồng như tất cả mọi người. + Tại sao “Trong thế giới khốc liệt của AIDS là không có khái niệm chúng ta và họ”? Vì những người bị bệnh AIDS cũng chỉ là nạn nhân, họ vốn là đồng loại của chúng ta. - Những người nhiễm HIV/AIDS đã chịu quá nhiều thiệt thòi, đau khổ và bất hạnh do bệnh tật. Vì thế họ cần được cảm thông, chia sẻ, không nên xa lánh, phân biệt, ruồng bỏ họ. - Dù AIDS là căn bệnh thế kỉ, hiểm nghèo, nhưng có những hiểu biết đầy đủ về việc phòng chống nó, chúng ta vẫn không sợ lây lan, truyền nhiễm trực tiếp từ những người bị bệnh, họ không có gì đáng sợ. + Tại sao trong thế giới đó “im lặng là chết”? - Im lặng ở đây chính là thái độ dửng ưng, thờ ơ thiếu trách nhiệm với căn bệnh thế kỉ; là không lên tiếng đấu tranh chống lại thái độ phân biệt, kì thị đối với bệnh nhân AIDS; là không tham gia tuyên truyền, phòng chống lại căn bệnh hiểm nghèo này… Vì vậy, im lặng trong hoàn cảnh này chính là để co cái chết hoành hành, cái chết do bệnh AIDS và cái chết so chính sự ghẻ lạnh, ruồng bỏ gây nên. Người bệnh có thể chưa chết do nhiễm HIV/AIDS mà đã chết từ sự đối xử tàn nhẫn của những người xung quanh. b. Phát biểu suy nghĩ: - Lời kêu gọi của Cô-phi An-nan là những lời đầy tâm huyết và đầy trách nhiệm của một người đứng đầu tổ chức Liên hiệp quốc, một tổ chức quốc tế lớn nhất toàn cầu. - Lời kêu gọi ấy cho thấy ông rất thấu hiểu sự nguy hiểm của căn bệnh này: AIDS là kẻ thù chung của toàn nhân loại. + Lời kêu gọi ấy cũng cho thấy sự cảm thông, đồng cảm sâu sắc của ông đối với những bệnh nhân AIDS. - Lời kêu gọi khẩn thiết nêu lên một phương châm hành động: tất cả nhân loại đoàn kết để chống lại bệnh AIDS… c. Liên hệ bản thân: - Nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn về căn bệnh AIDS - Trách nhiệm của bản thân trước căn bệnh thế kỉ. 3.KẾT BÀI: - Khẳng định ý nghĩa lời kêu gọi của Cô-phi An-nan: Mọi cá nhân, mọi quốc gia phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực hành động để chiến thắng căn bệnh HIV/AIDS. *ĐỀ : Suy nghĩ của anh/chị trước nguy cơ bùng nổ đại dịch HIV/AIDS? DÀN BÀI GỢI Ý: I. MỞ BÀI: - Giới thiệu đại dịch AIDS? - Phát biểu suy nghĩ về sự bùng nổ đại dịch AIDS II. THÂN BÀI: 1. Giải thích: - HIV là vi rút gây ra suy giảm miễn dịch ở người. Sau khi nhập cơ thể, HIV tồn tại trong các dịch máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ…HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể (hệ thống tự nhiên bảo vệ cơ thể). Đây là hệ thống giúp cơ thể chống lại bệnh tật. - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Đây là tình trạng sức khỏe khi cơ thể của người nhiễm HIV mất khả năng chống lại bệnh tật, do đó họ bị rất nhiều bệnh tấn công, dẫn tới tử vong. - HIV/AIDS đang đe dọa tính mạng con người và cả tương lai của nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội. Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi AIDS mà chỉ có thuốc làm chậm quy trình nhiễm HIV chuyển sang AIDS. - HIV lây qua 3 đường chính: đường máu, mẹ truyền sang con khi mang thai và đường tình ục. Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn đầu, bệnh không bộc lộ các dấu hiệu rõ rệt, người bệnh khó có thể nhận biết mình mắc bệnh nên họ có thể làm lây nhiễm cho người khác một cách vô ý thức. 2.Thực trạng: *Trên thế giới: - Số người nhiễm HIV/AIDS hiện rất cao và đang có xu hướng tăng lên rất nhanh (khoảng 10 người bị nhiễm HIV trong 1 phút). - Năm 1990 có một người nhiễm HIV, dến năm 2000 có 9087 người. Và theo số liệu thống kê (31-08-2003) đã có 70780 người nhiễm HIV đã có tới 1084 người chết vì AIDS, - Năm 2006, có tới 4,3 triệu người nhiễm HIV và 2,5 triệu người chết vì đại dịch này, một con số thật khủng khiếp. * Ở Việt Nam: - Năm 2006 có khoảng 135171 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 29134 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS. AIDS đã cướp đi sinh mạng của 41418 người. Số người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu ở tuổi vị thành niên, độ tuổi lao động (20 – 49 tuổi). 3.Nguyên nhân: - Do tện nạn xã hội: Mại dâm, ma túy (quan hệ tình dục không lành mạnh, không an toàn, sử dụng chung bơm kim tiêm trong quá trình chích ma túy…) - Do thiếu hiểu biết, kém bản lĩnh hoặc do tai nạn nghề nghiệp (bác sĩ, công an, quản giáo tại trạm giam) mà bị lây nhiễm hoặc truyền bệnh cho người khác. - Do kì thị của xã hội với căn bệnh này khiến người bị bệnh mặc cảm, giấu bệnh, từ đó làm lây bệnh cho người khác một cách vô tình hoặc cố ý. 4.Hậu quả: - Bệnh AIDS đã cướp đi sinh mạng con người, phá vỡ hạnh phúc gia đình, đe dọa sự tồn tại của cộng đồng. - Sự kì thị với bệnh nhân AIDS gây ra tâm lí mặc cảm làm tổn thương nghiêm trọng tới đời sống tinh thần của họ. Điều đó là rất bất công với những người vô tình bị nhiễm AIDS như các em bé hoặc những người mắc bệnh AIDS do tai nạn nghề nghiệp. Cũng chính thái độ kì thị, xa lánh đó của mọi người trong cộng đồng làm nảy sinh tâm lí oán hận và muốn trả thù đời, càng làm tăng khả năng lây nhiễm của AIDS. 5. Đề xuất: - AIDS không phải là tệ nạn xã hội. Vì vậy, cần có hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về bệnh HIV/AIDS cũng như cơ chế truyền bệnh của nó để không kì thị, xa lánh những người mắc bệnh. - Tránh phân biệt đối xử với bệnh nhân AIDS, thm chí cần cảm thông, chia sẻ, khuyến khích họ vượt qua mặc cảm để tiếp tục sống có ích. - Tích cực đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội như một cách ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch AIDS. III. KẾT BÀI: Khẳng định sự bùng nổ đại dịch AIDS Trách nhiệm của bản thân trước căn bệnh thế kỷ ĐỀ: “Vào đại học, có phải là con đường tiến thân duy nhất?” 1. MỞ BÀI: - Tình hình hiện nay: Mỗi năm hàng triệu gia đình, học sinh đi thi. - Phải chăng: Vào đại học là con đường tiến thân duy nhất tuổi trẻ ngày nay? 2. THÂN BÀI: - Luận điểm 1: Vào đại học đó là con đường tiến thân đẹp đẽ và đáng mơ ước. + Luận cứ 1: Nền kinh tế tri thức ngày nay cần phải có trí thức chuyên ngành mới có thể tham gia vào hệ thống sản xuất và các dịch vụ xã hội. + Luận cứ 2: Tuổi trẻ thời kì tốt nhất cho việc tiếp thu tri thức. + Luận cứ 3: Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học. - Luận điểm 2: Không phải bất kì ai sau khi học xong trung học, cũng phải vào đại học. Có nhiều lí do: + Luận cứ 1: Hoàn cảnh gia đình khó khăn + Luận cứ 2: Nguyên do chủ quan: sức khoẻ, trình độ. - Luận điểm 3: Còn có con đường nào khác? + Luận cứ 1: Không nên coi con đường vào đại học phải đạt được bằng bất cứ giá nào. + Luận cứ 2: Nếu vì hòan cảnh: Có thể vừa học vừa làm. + Luận cứ 3: Có thể chọn ngành học thấp hơn, sau đó liên thông lên đại học. + Luận cứ 4: Chọn nghề chuyên môn và học tốt nghề nghề ấy, trở thành người thợ lành nghề. - Luận điểm 4: Rút ra bài học cho bản thân. + Luận cứ 1: Dù tiến thân bằng con đường nào, cũng phải coi việc học là công việc suốt đời. + Luận cứ 2: Không ngừng học tập để bổ sung kiến thức… 3. Kết bài: - Coi chuyện vào đại học sau 12 năm là niềm mong ước đẹp đẽ, cần tập trung và cố gắng thực hiện bằng được. - Nhưng đó chỉ là một trong những con đường đi đến sự thành công ở đời. ĐỀ: Có một lần nào đó, đang đi trên đường, em chợt nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh: Hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng xe vào nhau, cả hai người ngã. Sau đó, cả hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thoáng vào xe mình, gật đầu chào nhau và đựng xe đi tiếp. Em nghĩ gì về câu chuyện đó? * DÀN BÀI GỢI Ý: 1. MỞ BÀI: - Kể lại câu chuyện theo đề bài. - Từ câu chuyện gợi chúng ta suy nghĩ gì? 2. THÂN BÀI: - Luận điểm 1: Một câu chuyện tưởng buồn mà thành vui. + Thật không vui khi phải chứng kiến một tai nạn giao thông dù nhỏ, nhất là trong một buổi sáng đẹp trời. + Nhưng thật bất ngờ, tình huống được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị như vậy. + Điều vui nhất: họ đã có cách ứng xử thật văn hoá. - Luận điểm 2: Từ câu chuyện nhỏ, gợi cho ta những điều lớn hơn. + Ta cũng có khi lâm vào tình huống như vậy, nhưng cách ứng xử thì khác hẳn: cãi vả, cho mình là người có lí, có thể xông vào không nhịn được… + Đã có không ít những trường hợp dẫn đến kết quả đáng buồn, đáng tiếc. Ngay cả bản thân mình cũng như vậy. - Luận điểm 3: Từ đây, ta cần có văn hoá ứng xử. + Mỗi con nngười ngày nay trong xã hội, mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến người khác. + Ứng xử của hai người trong câu chuyện trở thành cách ứng xử rất đẹp. đáng được nêu gương. Nhường nhịn nhau thi ta sẽ không thiệt hại gì. + Từ tình huống ta suy ra: còn biết bao tình huống khác đòi hỏi ta phải có cách ứng xử có văn hoá: nhường cho người khác như nhường ghế cho người già, phụ nữ, trẻ em khi đi xe, biết xin lỗi, biết cảm ơn, không gây mất trật tự nơi công cộng… + Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi có những cách ứng xử như vậy. 3. KẾT BÀI: - Trong giao lưu quốc tế xã hội ngày nay, nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí của đất nước. - Các du khách nước ngoài có thể đánh giá ta qua một câu chuyện nhỏ gặp trên đường phố. III. MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ĐỀ: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được đánh giá là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực. Anh/ chị hãy phân tích bản Tuyên ngôn để làm sáng tỏ nhận định trên. * DÀN BÀI GỢI Ý: I. MỞ BÀI: - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, dân tộc ta thừa cơ vùng lên giành lại chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; một áng văn tràn đầy tâm huyết, khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của Người và của cả dân tộc. Nó có sức mạnh thuyết phục to lớn, làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam. II. THÂN BÀI: A. “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vô giá: - Trong bối cảnh lịch sử của nước ta lúc bấy giờ, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời mang một ý nghĩa lịch sử to lớn, nó là một văn kiện trọng đại, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Nó đánh dấu sự chấm dứt, sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ thực dân, phong kiến, khép lại một

File đính kèm:

  • doctai lieu on thi TNghiep THPT.doc