Tài liệu ôn thi lý thuyết Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

TÀI LIỆU ÔN THI GVDG Năm học 2011 – 2012

Bài 1. Dạy học tích cực

1. Học tích cực là gì ?

Học tích cực (‘Active leaning”) là một thuật ngữ có tầm bao phủ rộng và là một thuật ngữ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có thể tham khảo một số định nghĩa dưới đây về học tích cực:

Học tích cực đặt học sinh vào trong những tình huống bắt buộc học sinh phải đọc, phát biểu, nghe và suy nghĩ kĩ càng và viết.

Học tích cực lôi cuốn học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thảo luận, giải thích, tranh luận hoặc động não trong lớp học.

Học tích cực là bất kì những hoạt động nào mà học sinh thực hiện trong lớp học hơn là việc ngồi nghe bài giảng.

Học tích cực khiến cho những gì mà học sinh học được là một phần của bản thân họ. Học sinh phải thảo luận về những cái họ đang học, đang viết, liên hệ với những kiến thức đã học và ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, những định nghĩa trên chủ yếu nên lên những đặc tính của học tích cực được diễn ra trong khuôn khổ của lớp học, chưa đề cập đến khía cạnh học tích cực ở bên ngoài lớp học hoặc khi HS học độc lập.

2. Cơ sở của học tích cực, các thuật ngữ và định nghĩa

Năm 1951, Ralph W. Tyler viết trong bài lập kế hoạch và điều hành một chương trình giáo dục: “.Học tập là một quá trình chủ động, do vậy, thầy không thể học thay trò. Họ có thể mở rộng hiểu biết hay không phụ thuộc vào cái đang diễn ra trong đầu họ, chứ không phụ thuộc vào cái đang diễn ra trong đầu người thầy.”

 

doc11 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi lý thuyết Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN THI GVDG Năm học 2011 – 2012 Bài 1. Dạy học tích cực 1. Học tích cực là gì ? Học tích cực (‘Active leaning”) là một thuật ngữ có tầm bao phủ rộng và là một thuật ngữ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có thể tham khảo một số định nghĩa dưới đây về học tích cực: Học tích cực đặt học sinh vào trong những tình huống bắt buộc học sinh phải đọc, phát biểu, nghe và suy nghĩ kĩ càng và viết. Học tích cực lôi cuốn học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thảo luận, giải thích, tranh luận hoặc động não trong lớp học. Học tích cực là bất kì những hoạt động nào mà học sinh thực hiện trong lớp học hơn là việc ngồi nghe bài giảng. Học tích cực khiến cho những gì mà học sinh học được là một phần của bản thân họ. Học sinh phải thảo luận về những cái họ đang học, đang viết, liên hệ với những kiến thức đã học và ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, những định nghĩa trên chủ yếu nên lên những đặc tính của học tích cực được diễn ra trong khuôn khổ của lớp học, chưa đề cập đến khía cạnh học tích cực ở bên ngoài lớp học hoặc khi HS học độc lập. 2. Cơ sở của học tích cực, các thuật ngữ và định nghĩa Năm 1951, Ralph W. Tyler viết trong bài lập kế hoạch và điều hành một chương trình giáo dục: “...Học tập là một quá trình chủ động, do vậy, thầy không thể học thay trò. Họ có thể mở rộng hiểu biết hay không phụ thuộc vào cái đang diễn ra trong đầu họ, chứ không phụ thuộc vào cái đang diễn ra trong đầu người thầy...” Một số thuật ngữ hay tên gọi có liên quan đến học tích cực là: Tương tác interactive Học viên là trung tâm learner-centred Hợp tác collaborative Có sự tham gia participatory Tiến độ progressive Dựa trên yên cầu inquiry-based Dựa trên hoạt động activity-based Phản ánh reflective Cộng tác co-operative Hiệu quả productive Độc lập independent Dựa trên khám phá discovery-based Dựa trên cặp nhóm peer-based Các phương pháp bao phủ những thuật ngữ này ngược với những thuật ngữ được cho là không khuyến khích học tích cực. Một vài thuật ngữ hay tên gọi liên quan đến “học không tích cực" là: Giáo viên chỉ đạo teacher-led Giáo huấn, lên lớp didactic Truyền thống traditional Phấn và bảng đen chalk and talk Teacher- focussed Tập trung vào người dạy Học vẹt rote Bỏ nhiệm vụ (giũ trách nhiệm) ‘clean slate’ Thùng rỗng ‘empty vessel’ Giáo viên chiếm ưu thế teacher-dominated Lặp lại reproductive Cổ điển classical Thuyết trình lecture-based Truyền thông tin transmission “ngân hàng”giáo dục ‘banking’ education Kết luận : Học tích cực là bất cứ quá trình nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động nội tại vào việc học (facilitates the internalisation of learning). Học độc lập (Internalised learning), học tương tác (interactive learning) và học hợp tác (Collaborative learning) là các phần của Học tích cực. Phiếu bài tập số 1 (thời gian:20 phút) 1. Đọc các ví dụ dưới đây và cho biết trường hợp nào là: Học độc lập, học tương tác, học hợp tác? Hùng vừa tưới cây vừa nghĩ cách viết kết luận bài tập làm văn của mình. Lan nói với Mai về 1 trang website rất có ích mà em đã tìm thấy. Mai về nhà và tìm thấy trang website, và đã tìm được thông tin mà bạn ấy cần. Hùng và Lan cả hai đều chưa hiểu nhiệm vụ được giao, nhưng sau khi trao đổi với nhau, cả hai đều đã có ý tưởng rõ ràng. 4. Mai muốn tìm hiểu về lịch sử địa phương và em đã đến thư viện để tìm các tư liệu. 5. Minh gặp khó khăn trong khi lắp ráp một mô hình máy bay vì em làm mất sơ đồ. Minh loay hoay lắp thử và sai. . 6. Phương gặp khó khăn khi làm bài tập tiếng Anh và bạn của Phương đã chỉ cho cho Phương biết em đã làm sai ở chỗ nào. 2. Nêu ví dụ về học độc lập, học tương tác, học hợp tác trong môn học mà anh/chị phụ trách. Phiếu bài tập số 2 (Thời gian: 07 phút) Đọc hai đoạn văn mô tả hoạt động diễn ra ở hai lớp học dưới đây. Theo anh/chị HS ở lớp học nào được khuyến khích học tích cực hơn ? Vì sao? GV đứng trên bục giảng, giảng bài dựa trên bài soạn và ghi những ý chính và thuật ngữ. HS ngồi theo hàng đối mặt với GV, và hầu hết các em đều ghi chép lại những gì mà GV nói. Bài giảng kéo dài khoảng 25-30 phút và sau đó GV trả lời nếu như HS có câu hỏi. Hai HS đặt câu hỏi và GV trả lời. Một vài HS khác ghi chép lại câu trả lời của GV GV di chuyển xung quanh lớp học, kiểm tra mức độ tiếp thu của HS, hỗ trợ HS và giải thích khi cần. HS làm việc theo nhóm, cố gắng tìm giải pháp đối với nhiệm vụ mà GV đưa ra. Nhóm làm việc khoảng 15-20p và sau đó là làm việc cả lớp trong đó các đại diện của mỗi nhóm trình bày ý tưởng và nhận xét về ý tưởng của những nhóm khác . Lớp B Lớp A Phiếu bài tập số 3 (Thời gian:15 phút) Đánh dấu x vào cột phù hợp. Các thuật ngữ có độ bao phủ học tích cực hoặc học không tích cực Học tích cực Học không tích cực 1. GV chỉ đạo toàn bộ 2. HS là trung tâm 3. Thuyết trình 4. Truyền thông tin 5. Cộng tác 6. Phản ánh 7. Phấn và bảng 8. Dựa trên yêu cầu 9. Ngân hàng giáo dục 10. Có sự tham gia 11. Truyền thống 12. Tương tác 13. Tiến độ 14. Làm ra sản phẩm 15. GV chiếm ưu thế 16. Dựa trên khám phá 17. Thùng rỗng 18. Độc lập 19. Làm việc theo cặp, nhóm 20. Mô phạm Phiếu bài tập số 4 (Thời gian: 15 phút) Câu 1. Đọc nội dung được trình bày trong phiếu bài tập, nêu nhiệm vụ và làm bài tập; Đặt tên cho đề bài. Nhiệm vụ? ............................................................................................................................ (a) Người hướng dẫn (e) Học phản ánh (i) Thời lượng nói của GV (b) Học tương tác (f) Người tham gia (j) Học độc lập (c) Học tích cực (g) Học hợp tác (k) Thời lượng nói của người tham gia (d) Học thụ động (h) Học vẹt (l) Học tham gia (m) ngân hàng giáo dục (1)..................................là bất cứ quá trình nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động nội tại vào việc học (facilitates the internalisation of learning). Học độc lập (Internalised learning), học tương tác và học hợp tác là các phần của ...................... (2)..................: Phương pháp học/ dạy chú trọng đến sự phối hợp với những người khác. (3).............................. là một cá nhân có thể làm cho nhiều người làm việc hiệu quả. Nhiệm vụ của ........................ là hỗ trợ mọi người suy nghĩ ở mức tối đa. Để làm việc này, ...................... khuyến khích sự tham gia đầy đủ, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cùng chịu trách nhiệm chung. (4)...................................... tập trung vào việc tạo cơ hội và kinh nghiệm cần thiết cho người học để họ trở thành người học có năng lực, tự lực, có động lực và tự học suốt đời. ........................................... là việc học trong đó người học, kết hợp với các nguồn và những người khác có liên quan, đưa ra những quyết định cần thiết để đáp ứng nhu cầu học của chính người học. (5)............................: Liên quan đến giao tiếp - giữa con người với con người và đôi khi với các tác nhân khác như sách, máy tính - ví dụ, khi ta viết ra lề của một bài viết hoặc khi kích chuột vào một địa chỉ kết nối trang Web là đã phản hồi lại điều bạn vừa đọc. (6).................không chỉ tham dự vào một hoạt động, ví dụ một chương trình bồi dưỡng. (7)................................. là bất cứ quá trình học nào khuyến khích việc tham gia tích cực. (8) ............................ : Người ta cho rằng người học tham gia khoá học với đầu óc trống rỗng như cái thùng rỗng cần làm đầy bằng kiến thức. Trong các lớp học truyền thống, người dạy thuyết trình thông tin bằng lời cho HS ghi chép. Đôi khi việc này được nhắc đến như "mớm cơm", trong đó GV dạy theo cách không khuyến khích HS tích cực suy. (9) ...................................: mục đích của học tích cực là tăng ................................... (10).................................... đề cập đến mức độ rộng hoặc sâu hơn của việc xử lý tài liệu học. Đối lập với ...................................là học không phản ánh, tài liệu chỉ được xử lý với ít hoặc không hiểu (ví dụ, học thuộc lòng). .......................... đòi hỏi người học suy nghĩ rất nhiều, hoặc phải có năng lực tư duy. Khái niệm này liên quan đến tư duy phân tích, nhận xét, bình luận. (11)................................ : Nhiệm vụ của GV chỉ là nhét đầy vào đầu HS những sự kiện và niềm tin của người khác. Chúng như những khoản tiền gửi vào ngân hàng, được ông thầy "dốc hầu bao" ra và được người học thu lấy thành các tài khoản, tích cóp lại. Người học chẳng có gì thực sự của mình. Nội dung công việc của GV là: Nói hầu hết thời gian còn người học nghe; lựa chọn và làm cho sự lựa chọn đó của mình có hiệu lực; lựa chọn nội dung và HS phải thích nghi với nó. (12)................................là một kỹ thuật học, không đòi hỏi phải hiểu nội dung mà thay vào đó chỉ tập trung vào việc ghi nhớ. Hoạt động chính của ......................... là học bằng cách lặp đi lặp lại. Cách học này nhằm giúp cho người học nhớ nội dung bài học thật nhanh, nếu điều đó được lặp đi lặp lại nhiều lần. (13) ...................................: Mục đích của học tích cực là giảm ............................... . Câu 2. Bình luận: Hoạt động trên đã sử dụng những kỹ thuật dạy học nào? Bài 2. Giáo dục kĩ năng sống I. Quan niệm về kỹ năng sống Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS: * WHO: KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. * UNICEF: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành HV mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. * UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày - KNS bao gồm một loạt các KN cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. - Bản chất của KNS là KN tự quản bản thân và KN xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. - Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. * Lưu ý: * Một KNS có thể có những tên gọi khác nhau, ví dụ: - Kĩ năng hợp tác còn gọi là kĩ năng làm việc theo nhóm; - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn gọi là kĩ năng xử lí cảm xúc, kĩ năng làm chủ cảm xúc, - Kĩ năng thương lượng còn gọi là kĩ năng đàm phán, kĩ năng thương thuyết, - Các KNS thường ko tách rời mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau - KNS không phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. - KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính XH vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Trong giáo dục ở nước ta những năm qua, KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ: - Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, đương đầu với xúc cảm, ứng phó với căng thẳng, - Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác, - Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: thu thập và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề II. Vì sao cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS ? - KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân - KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. - Đặc điểm Tâm lý lứa tuổi VTN - Bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường - Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới III. NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS THCS Tập trung vào các KNS như: - KN giao tiếp - KN tự nhận thức - KN xác định giá trị - KN kiểm soát cảm xúc - KN thương lượng - KN từ chối - KN ra quyết định và giải quyết v/đ - KN ứng phó với căng thẳng - KN tìm kiếm sự giúp đỡ - KN kiên định - KN đặt mục tiêu - KN tìm kiếm và xử lí thông tin - KN tư duy phê phán - KN tư duy sáng tạo - 1. Kĩ năng tự nhận thức: - KN tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,... của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. - Tự nhận thức là một KNS cơ bản, giúp con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác, có thể cảm thông được với người khác, giúp con người có những quyết định/sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với đ/k thực tế và y/c XH. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác. - Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác. 2. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc - Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. - Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, g/q mâu thuẩn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. - KN kiểm soát cảm xúc cần sự kết hợp với KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kĩ năng này. 3. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: - KN ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. - Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp cho con người: + Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng + Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe + Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. - KN ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các KNS khác như: tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, giao tiếp, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết vấn đề. 4. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau: -Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ, -Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy, -Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó -Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, chúng ta cần: - Cư xử đúng mực và tự tin. - Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn. - Giữ bình tĩnh nếu gặp sự đối xử thiếu thiện chí. - Nếu bị cự tuyệt, hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác KN tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, g/quyết những v/đ của mình; đồng thời lgiảm bớt được căng thẳng do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng đi mới. 5. Kĩ năng giao tiếp: - KN giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết. - KN giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. - KN này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với nguời khác, đồng thời cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng. - KN giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều KNS khác như: bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc. 6. Kĩ năng lắng nghe tích cực: - Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của KN giao tiếp. Người có KN lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp. - KN lắng nghe tích cực giúp cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác hiệu quả hơn; góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng. - KN lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẩn. 7. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: - Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác, hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. - KN này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp với người khác; cải thiện các mối quan hệ XH, đặc biệt trong bối cảnh XH đa văn hóa, đa sắc tộc. KN thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ. - KN thể hiện sự cảm thông được dựa trên KN tự nhận thức và KN xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong KN giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẩn, thương lượng, kiên định và kiểm soát cảm xúc. 8. Kĩ năng thương lượng: - Thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất với người khác về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó. - KN thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của KN giao tiếp như lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn. Một người có KN thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên. - KN thương lượng có liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự cảm thông, tư duy sáng tạo, KN hợp tác và khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. 9. Kĩ năng ra quyết định: - KN ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. - Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định. Để đưa ra quyết định phù hợp, chúng ta cần: - Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải. - Thu thập thông tin về vấn đề hoặc tình huống đó. - Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/tình huống đã có. - Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án giải quyết. - Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương án đó. - So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu. KN ra quyết định giúp cho con người có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu không có KN ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan. Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, thu thập thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,... KN ra quyết định là phần rất quan trọng của KN giải quyết vấn đề. 10. Kĩ năng giải quyết vấn đề: - KN giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. - KN giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định, .... - Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần: + Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thêm thông tin cần thiết + Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/tình huống đã có, + Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết nào đó + Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án giải quyết đó + So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng + Hành động theo quyết định đã lựa chọn + Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và giải quyết vấn đề sau. - Cũng như KN ra quyết định, KN giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống. 11. Kĩ năng kiên định: KN kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hoà được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác. Thể hiện tính kiên định trong mọi hoàn cảnh là cần thiết song cần có cách thức khác nhau để thể hiện sự kiên định đối với từng đối tượng khác nhau. Khi cần kiên định trước một tình huống/vấn đề, chúng ta cần: - Nhận thức được cảm xúc của bản thân, - Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng, - Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, lời nói hoặc hành động mang tính tích cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin. KN kiên định sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh. KN kiên định cũng giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng có hiệu quả. Để có KN kiên định, con người cần xác định được các giá trị của bản thân, đồng thời phải kết hợp tốt với KN tự nhận thức, KN thể hiện sự tự tin và KN giao tiếp. 12. Kĩ năng đặt mục tiêu: Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nào đó. KN đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó. KN đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình. Muốn cho một mục tiêu có thể thực hiện thành công thì phải lưu ý đến những yêu cầu sau: - Mục tiêu phải được thể hiện bằng những ngôn từ cụ thể; trả lời được những câu hỏi như: Ai? Thực hiện cái gì? Trong thời gian bao lâu? Thời điểm hoàn thành mục tiêu là khi nào ? Khi viết mục tiêu, cần tránh sử dụng các từ chung chung, tốt nhất là đề ra những việc cụ thể, có thể lượng hóa được. - Mục tiêu đặt ra cần phải thực tế và có thể thực hiện được; không nên đặt ra những mục tiêu quá khó so với khả năng và điều kiện của bản thân. - Xác định được những công việc, những biện pháp cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu. - Xác định đựợc những thuận lợi đã có, những địa chỉ có thể hỗ trợ về từng mặt. - Xác định được những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu và các biện pháp cần phải làm để vượt qua những khó khăn đó. - Có thể chia nhỏ mục tiêu theo từng mốc thời gian thực hiện. Kĩ năng đặt mục tiêu được dựa trên kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,... IV. Một số PP/KTDH tích cực Một số PPDH tích cực: - Kể chuyện - Thảo luận nhóm - Đóng vai - Xử lí tình huống - Nghiên cứu trường hợp điển hình - Tổ chức trò chơi - Dự án - . Một số KTDH tích cực: - Động não - Khăn trải bàn - Trưng bày phòng tranh - Công đoạn - Trình bày 1 phút - Hỏi chuyên gia - Hoàn tất một nhiệm vụ - Hỏi và trả lời V. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp - Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực và loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày - KNS giúp HS có khả năng ứng xử phù hợp và linh hoạt trước các tình huống hàng ngày - KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức Nguyên tắc giáo dục KNS Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người khác Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai”; nhận thức – hình thành thái độ - thay đổ

File đính kèm:

  • docTai lieu thi GVDG cap tinh.doc
Giáo án liên quan