I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền ; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế xã hội và quốc phòng.
b. Kĩ năng:
- Vẽ lược đồ Việt Nam.
II. Nội dung chính đáp ứng chuẩn:
1. Kiến thức:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam xác định vị trí địa lí, giới hạn, phạm
180 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG
Phần 1: Địa lý tự nhiên Việt Nam
Bài: 2, 6, 7 TRƯỜNG THPT BÁC ÁI
BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức:
Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền ; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.
Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế xã hội và quốc phòng.
Kĩ năng:
Vẽ lược đồ Việt Nam.
II. Nội dung chính đáp ứng chuẩn:
1. Kiến thức:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam xác định vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam:
1.1. Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Vị trí địa lí:
+ Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
+ Hệ toạ độ trên đất liền (các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây), trên biển.
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Vùng đất: Gồm phần đất liền và các đảo, quần đảo. Tổng diện tích. Các nước tiếp giáp, chiều dài đường biên giới trên đất liền và đường bờ biển.
+ Vùng biển: Các nước tiếp giáp. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta ở Biển Đông khoảng 1 triệu km2. Vùng biển của nước ta bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Vùng trời: Khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
1.2 Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế-xã hội và quốc phòng:
- Ý nghĩa tự nhiên
+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
+ Vị trí địa lí nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai.
- Ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng
+ Về kinh tế : Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế.
+ Về văn hoá - xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới.
- Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo.
Câu hỏi ôn tập và gợi ý trả lời:
Câu 1: Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á?
Vị trí địa lí
Rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Tiếp giáp Bắc: Trung Quốc
Tây: Lào, Campuchia
Đông, Nam: biển Đông.
Toạ độ (đất liền) Bắc: 23’23’B, Đồng Văn - Hà Giang
Nam: 8’34’B, Ngọc Hiển - Cà Mau
Tây: 102’9’Đ, Mường Nhé - Điện Biên
Đông: 109’24’Đ, Vạn Ninh - Khánh Hoà.
Toạ độ biển: dài tới 6’50’B, 117’20’Đ.
Ở múi giờ số 7.
Vừa gắn với lục địa Á-Âu, vừa thông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
Phạm vi lãnh thổ
Vùng đất
Toàn đất liền và đảo
Diện tích là 331212 km2
Đường biên giới bộvới Lào, Campuchia,Trung Quốc: hơn 4600 km, đường biển 3260 km
Hơn 4000 đảo, 2 quần đảo ngoài xa
Vùng biển
Diện tích hơn 1 triệu km2 từ Móng Cái đến Hà Tiên
Gồm: thềm lục địa, nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế
Vùng trời
Là khoảng không gian bao trùm lên lảnh thổ nước ta
Câu 2: Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH?
a. Thuận lợi:
-Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
-Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
-Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp.
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
-Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
-SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại.
b. Khó khăn:
Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
Câu 3: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta?
ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta:
a. Ý nghĩa về tự nhiên.
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ẩnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á-Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới.
à Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
BÀI 6,7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức:
- Phân tích được các thành phần tự nhiên (địa hình) để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam.
- Phân tích và giải thích được đặc điểm của cảnh quan ba miền tự nhiên ở nước ta: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hìnhvà nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.
- Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm của ba miền tự nhiên.
II. Nội dung chính đáp ứng chuẩn:
1. Kiến thức:
1.1.Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam:
* Đất nước nhiều đồi núi:
- Đặc điểm chung của địa hình:
+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
+ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Các khu vực địa hình:
+ Khu vực đồi núi: Vị trí, đặc điểm của các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, khu vực bán bình nguyên và đồi trung du.
+ Khu vực đồng bằng: Vị trí, đặc điểm của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung.
- Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi.
+ Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng.
1.2. Phân tích và giải thích được đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng các bản đồ Tự nhiên, khí hậu, đất, thực động vật Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình... và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ : Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã; các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh. Đỉnh Phan-xi-păng. Các sông: Hồng, Thái Bình, Đà, Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu
- Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm của ba miền tự nhiên (về địa hình).
Câu hỏi ôn tập và gợi ý trả lời:
Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của địa hinh Việt Nam?
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích
Trên cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp ( dưới 1000m) chiếm 85% diện tích lãnh thổ. Địa hình núi cao chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
Cấu trúc địa hình khá đa dạng
Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt
Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
Hướng tây bắc – đông nam: vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc
Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam
Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
Miền đồi núi: phá rừng, làm tăng diện tích đất trống đồi trọc đẩy nhanh quá trình bóc mòn, tăng hiện tượng đất trượt, đá lở, tạo các vi địa hình mới
Đồng bằng: đắp đê ven sông, ven biển, đào kênh mương, tạo sự chia cắt của địa hình, ngăn chặn sự bồi đắp phù sa lên bề mặt châu thổ nhưng lại thúc đẩy sự phát triển ra biển.
Câu 2: Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào ? Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?
-Đặc điểm:
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.
Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựngThuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
+ Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứaCó tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc giaNên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.
+ Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh tháithuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan
Khó khăn: xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muốiKhó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
Câu 3: Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào?
Khu vực
Phạm vi
Các dạng địa hình
Bắc Trường Sơn
Từ phía nam Sông Cả đến dãy Bạch Mã
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc-đông nam
thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.
+ phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An
+ phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế.
+ ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị.
- Mạch núi cuối cùng đam ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam, là bức chắn ngăn cản khối khí lạnh từ phía Bắc xuống phía Nam
Nam Trường Sơn
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
- Gồm các khối núi và cao nguyên:
+ Phía đông là khối núi Kon Tum và khối cực Nam Trung Bộ được nâng cao , đồ sộ.
+ Phía tây là các bề mặt cao nguyên bazan Plâycu, Đắc Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng , có các độ cao khoảng 500-800-1000m, và các bán bình nguyên xen đồi.
→ tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông-Tây của vùng Trường Sơn Nam.
Câu 4: Nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc?
Khu vực
Vị trí
Các dạng địa hình chính
Đông Bắc
Tả ngạn sông Hồng
- Các khối cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn
- Một số đỉnh núi cao nằm trên thượng nguồn sông Chảy
- Giáp biên giới Việt-Trung là các khối đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng.
- Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500-600m.
- Các dòng sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
Tây Bắc
giữa sông Hồng và sông Cả
- 3 mạch núi chính:
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt -Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng cao (3143m).
+ Phía tây là điạ hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả
+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi ở Ninh Bình-Thanh Hoá
- Nối tiếp là dãy Tam Điệp chạy sát đồng bằng sông Mã
- Các vùng trũng mở rộng thành các cánh đồng như Nghĩa Lô, Than Uyênnằm giữa các dãy núi là thung lũng sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 5: Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về mặt tự nhiên?
Đặc điểm
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng
sông Cửu Long
Giống
- được hình thành nhờ bồi tụ phù sa của hệ thống sông lớn
- đều được hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông
- địa hình tương đối bằng phẳng
- có đất phù sa màu mỡ → thuận lợi phát triển nông nghiệp
- đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
Khác
Điều kiện hình thành
- do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- do hệ thống sông Hậu và sông Tiền
Diện tích
- khoảng 15000km2
- khoảng 40000km2
Địa hình
- cao ở phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển và chia cắt thành các ô khó thoát nước
- thấp và bằng phẳng hơn
- bề mặt đông bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có các vùng trũng lớn bị ngập nước trong mùa lũ
Đất
- đất ở trong đê đang bị bạc màu, nhiều ô trũng ngập nước
- đất ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm
- màu mỡ hơn
- chủ yếu là đất phù sa bồi đắp hàng năm
- về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn
Giá trị
- Thuận lợi: thâm canh lúa nước
- Khó khăn: cần phải cải tạo đất bạc màu
- Thuận lợi: thâm canh lúa nước với quy mô lớn
- Khó khăn: phải cải tạo đất mặn, đất phèn
Câu 6: Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
Diện tích: 15.000km2
Hình thành do sông, biển bồi đắp
Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông
Hẹp ngang, bị các nhánh núi ngăn cách thành các đồng bằng nhỏ
Một số đồng bằng mở rộng ở cửa sông lớn
Ở nhiều đồng bằng có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữu là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng
Các nhánh núi lan sát ra biển, vì vậy bờ biển khúc khuỷu, nhiều mũi đất và đèo.
Câu 7: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?
Khu vực đồi núi:
Thế mạnh:
Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonframvà các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh nư bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
Rừng: giàu có về thành phần loài động, thực vật, trong đó nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
Đất trồng: miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể nuôi trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực.
Nguồn thuỷ năng : các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn
Tiềm năng du lịch: có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan. nghỉ dưỡngnhất là du lịch sinh thái.
Hạn chế:
Giao thông : ở nhiêu vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sường dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng
Thiên tai: do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũ lụt, xói mòn, trượt lở đất, động đất
Khu vực đồng bằng:
Thế mạnh:
Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là gạo
Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản.
Có điều kiện tập trung thành phố, khu công nghiệp, thương mại.
Phát triển giao thông đường bộ, đường sông
Hạn chế: các thiên tai như bão, lụt, hạn hán thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Thầy cho em gửi bài, còn nhiều thiếu sót mong thầy giúp đỡ và hướng dẫn thêm cho em.
Em chân thành cảm ơn thầy rất nhiều.
Bác Ái, ngày 12 tháng 4 năm 2012.
GV: NGUYỄN XUÂN THẠCH
Bài : 8, 9, 10 Trường THPT Chu Văn An
Giáo viên biên soạn bài 8, 9, 10:
Giáo viên Địa lý - Trường THPT Chu Văn An - Ninh Thuận.
Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1/. Kiến thức:
Biết được đặc điểm khái quát về Biển Đông.
Phân tích được những ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên nước ta.
2/. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên, Atlat để trình bày các đặc điểm nổi bật về Biển Đông.
Xác định các dạng địa hình, các tài nguyên biển Đông.
Nội dung chính đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng.
1. Khái quát biển Đông.
- Là 1 vùng biển rộng ( diện tích: 3,477 triệu km2 , Việt Nam hơn 1 triệu km2)
- Là vùng biển tương đối kín, xung quanh có đảo, quần đảo bao bọc
- Biển nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: nhiệt độ cao >230C, độ muối 30 – 33%0
2. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.
Ảnh hưởng của Biển Đông đến tự nhiên nước ta
Biểu hiện
Ý nghĩa
Khí hậu
- Tăng ẩm cho các khối khí qua biển mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn
- Giảm bớt tính khác nghiệt của thời tiết: biến thời tiết lạnh khô vào mùa đông sang lạnh ẩm, dịu bớt thời tiết nóng bức của mùa hạ.
- Điều hòa khí hậu, làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương → tạo đk cho cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới phát triển.
Địa hình
- Đa dạng với nhiều dạng: vịnh cửa sông, bãi biển, cồn cát, đầm phá, bãi triều, vũng, vịnh nước sâu, đảo ven bờ với nhiều hang động, đảo san hô
- Xây dựng hải cảng
- Nuôi trồng thủy hải sản
- Khu nghỉ mát, an dưỡng, tắm biển
Các HST vùng ven biển
- Hệ sinh thái rạn san hô
- HST cửa sông
- HST rừng ngập mặn: 450000 ha (Thứ 2 TG)
- Mang lại nguồn tài nguyên lâm sản giàu có và độc đáo, môi trường nuôi trồng thủy hải sản và phát triển du lịch.
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Khoáng sản: dầu khí, titan, muối
- Hải sản: >2000 loài cá, >100 loài tôm, vài chục loài mực, SV phù du, rạn san hô
- Phát triển CNKT, CNCB và các dịch vụ liên quan (tiêu dùng và xuất khẩu)
Thiên tai
- Bão, sạt lở vùng biển, nạn cát bay, cát chảy, hoang mạc hóa
- Ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH của các vùng ven biển
Câu hỏi và bài tập và gợi ý trả lời.
Câu 1. Hãy nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các HST vùng biển nước ta.
GỢI Ý TRẢ LỜI :
* Khí hậu:
- Tăng ẩm cho các khối khí qua biển mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn
- Giảm bớt tính khác nghiệt của thời tiết: biến thời tiết lạnh khô vào mùa đông sang lạnh ẩm, dịu bớt thời tiết nóng bức của mùa hạ.
- Điều hòa khí hậu, làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương → tạo đk cho cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới phát triển.
* Địa hình và các HST vùng ven biển:
- Tạo thành các dạng địa hình đặc trưng của vùng biển nhiệt đới ẩm như: vịnh cửa sông, bãi biển, cồn cát, đầm phá, bãi triều, vũng, vịnh nước sâu, đảo ven bờ với nhiều hang động, đảo san hô
- Các HST vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rạn san hô, HST cửa sông, HST rừng ngập mặn: 450000 ha (riêng Nam bộ 300000 ha). Các HST trên đất phèn, đất mặn và HST rừng trên các đảo.
Câu 2. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy: kể tên các loại khoáng sản biển nước ta. Nêu sự phân bố các mỏ dầu, mỏ khí ở vùng thềm lục địa nước ta.
GỢI Ý TRẢ LỜI :
* K/sản biển:
- Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí.
- Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành CN
- Vùng ven biển còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.
* Phân bố: Các mỏ dầu khí tập trung ở các bể trầm tích Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai, sông Hồng.
- Mỏ dầu: Rồng, Bạch Hổ, (đọc atlat trang 22 – CN năng lượng hoặc trang 8 khoáng sản)
- Mỏ khí: Tiền Hải – Thái Bình, Lan Tây, Lan Đỏ(đọc atlat trang 22 – CN năng lượng hoặc trang 8 khoáng sản)
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Xác định vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển này thuộc các tỉnh, thành phố nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI
*Các vịnh biển thuộc các tỉnh, thành phố.
- Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Vịnh Đà Nẵng thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh Phú Yên.
- Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa.
(Đọc Atlat trang 23 – GTVT, nếu hỏi riêng từng vùng xem các trang vùng tương ứng)
Bài 9 và 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1/. Kiến thức:
Biết được nguyên nhân và biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm, của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở các thành phần khác và của cảnh quan thiên nhiên ở nước ta.
Phân tích được sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng, ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
2/. Kĩ năng:
Đọc và phân tích được bản đồ, biểu đồ khí hậu
Phân tích được bản đồ địa lí tự nhiên, khí hậu, đất, thực động vật để chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần của tự nhiên.
Nội dung chính đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng.
1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm:
a. Tính chất nhiệt đới:
* Nguyên nhân: Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến .
* Biểu hiện:
- Nhiệt độ trung bình năm cao (22 – 270C)
- Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.
- Cân bằng bức xạ luôn dương
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
* Nguyên nhân: Nằm trong khu vực nhiệt đới nhiệt độ cao, bốc hơi lớn, giáp Biển Đông.
* Biểu hiện:
- Lượng mưa trung bình năm lớn: TB 1500 – 2000 mm/năm. Mưa phân bố không đều: sườn đón gió 3500 – 4000mm/năm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%.
- Cân bằng ẩm luôn dương.
c. Gió mùa:
Đặc điểm
Gió mùa mùa đông
Gió mùa mùa hạ
Nguồn gốc
- Áp cao Xibia
- Nửa đầu mùa: áp cao Bắc Ấn Độ Dương
- Giữa và cuối mùa: áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu vượt xích đạo
Hướng gió
- Đông Bắc
- Tây Nam
Phạm vi hoạt động
- Miền Bắc (160B) trở ra
- Cả nước
Thời gian hoạt động
- Tháng 11 – tháng 4 năm sau
- Nửa đầu mùa: tháng 5 -7
- Giữa và cuối mùa: tháng 6 - 10
Tính chất
- Đầu mùa: lạnh khô
- Cuối mùa: lạnh ẩm
- Nóng ẩm
Ảnh hưởng đến
khí hậu
- Mùa đông lạnh ở miền Bắc
- Nửa đầu mùa: Mưa cho miền Nam và Tây Nguyên, khô nóng cho BTB, DHNTB
- Giữa và cuối mùa: Mưa cho cả nước
2. Các thành phần tự nhiên khác
a.Địa hình:
* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
- Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
- Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô.
- Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu.
- Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn.
*Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.
b. Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông.
- Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.
c. Đất đai: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta à loại đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. Lớp đất phong hoá dày.
d. Sinh vật:
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở nước ta à các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
- Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
- Thuận lợi: Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản
File đính kèm:
- DIA 12 TAI LIEU ON CA NAM.doc