Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Sinh học 12

Bài1: BIẾN DỊ

A. Đột biến gen:

Lý thuyết:

Câu 1: Đột biến gen? Các dạng đột biến gen? Nguyên nhân và cơ chế đột biến gen?

Câu 2: Tính chất biểu hiện của đột biến gen? Vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa và chọn giống?

Bài tập:

Câu 1: Một gen chỉ huy tổng chuỗi pôlipeptit gồm 198 axit amin có tỉ T/X=0.6 Một đột biến xảy ra không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng đã làm thay đổi tỉ lệ nói trên.

a. Khi tỉ lệ T/X trong gen đột biến ≈ 60.43%, hãy cho biết:

+ Đột biến nói trên thuộc kiểu đột biến gì?

+ Số liên kết H trong gen đột biến thay đổi như thế nào?

+ Chuỗi pôlipeptit của gen đột biến khác với chuỗi pôlipeptit của gen bình thường như thế nào?

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Sinh học 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài1: Biến dị A. Đột biến gen: Lý thuyết: Câu 1: Đột biến gen? Các dạng đột biến gen? Nguyên nhân và cơ chế đột biến gen? Câu 2: Tính chất biểu hiện của đột biến gen? Vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa và chọn giống? Bài tập: Câu 1: Một gen chỉ huy tổng chuỗi pôlipeptit gồm 198 axit amin có tỉ T/X=0.6 Một đột biến xảy ra không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng đã làm thay đổi tỉ lệ nói trên. a. Khi tỉ lệ T/X trong gen đột biến ≈ 60.43%, hãy cho biết: + Đột biến nói trên thuộc kiểu đột biến gì? + Số liên kết H trong gen đột biến thay đổi như thế nào? + Chuỗi pôlipeptit của gen đột biến khác với chuỗi pôlipeptit của gen bình thường như thế nào? b. Khi tỉ lệ T/X trong gen đột biến ≈ 59.57%, hãy cho biết: + Cấu trúc của gen đã thay đổi như thế nào? Đây là kiểu đột biến gì? + Số liên kết H trong gen thay đổi như thế nào? Câu 2: Một gen mã hóa chuỗi pôlipeptit gồm 198 axit amin, có T/X = 0.6. Một đột biến làm thay đổi số nuclêôtit của gen, làm cho tỉ lệ T/X ≈ 60.27%. a. Cấu trúc của gen đột biến đã bị biến đổi như thế nào? b. Nếu đột biến đó xảy ra ở codon thứ 2 trên mạch mang mã gốc của gen thì chuỗi pôlipeptit của gen đột biến có gì sai khác với chuỗi pôlipeptit của gen bình thường? Câu 3: Một đoạn gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit như sau: … GGA - AXA - ATA - AAA - XTT - XTA … a. Xác định đoạn pôlipeptit tương ứng được hình thành từ gen cấu trúc này? b. Nếu T ở vị trí cuối của đoạn gen nói trên bị thay thế bằng G thì ảnh hương như thế nào đến cấu trúc bậc I của đoạn pôlipeptit tương ứng được tổng hợp? Cho biết bộ ba sao mã của các axit amin như sau: GAA: axit glutamic; GAU: axit aspactic; UUU: phênilalanin XXU: prôlin; UAU: tirozin; GXU: alanin Câu 4: Một gen có chiều dài 4080A0,có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% trong tổng số nuclêôtit của gen. Gen bị đột biến mất đi một đoạn. Biết đoạn bị mất chứa 60xitôzin và số liên kết hiđrô của gen sau đột biến là 2850. a. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến. b. Nếu gen sau đột biến tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cần phải cung cấp là bao nhiêu? B. Đột biến nhiễm sắc thể Lý thuyết: Câu 1: Đột biến NST, các dạng đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST(thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể khuyết nhiễm, thể đa bội….). Cơ chế phát sinh đột biến NST? ý nghĩa của các dạng đột biến đối với tiến hóa và chọn giống? Câu 2: Viết sơ đồ hình thành thể dị bội ở cặp NST giới tính của người. Hậu quả thể dị bội ở NST giới tính của người? Câu 3: Thể đa bội là gì? Những đặc điểm của thể đa bội? Bài tập: Câu 1: ở cà chua gen A quy định màu quả đỏ trội, gen a quy định màu quả vàng là lặn. Cho cây tứ bội thuần chủng quả đỏ lai với cây tứ bội quả vàng được F1 quả đỏ. a. Những cây tứ bội nói trên được tạo ra bằng cách nào? b. Xác định tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen ở F2? Câu 2: Giả sử rằng ở cây cà độc dược ba nhiễm đối với NST C, sự phối hợp và phân li giữa các NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Có bao nhiêu kiểu cây con và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu sẽ được sinh ra khi cây như vậy được thụ phấn của cây cà chua lưỡng bội bình thường? Câu 3: Chuối nhà, không hạt, có dạng tam bội và chuối rừng thuộc dạng lưỡng bội, đều có tính trạng thân cao là trội hoàn toàn (do gen A quy định) so với thân thấp (do gen a quy định). Qua gây đột biến nhân tạo, người ta thu được dạng tứ bội, các dạng này hình thành giao tử lưỡng bội, có khả năng sống. Hãy cho biết kết quả phân li kiểu hình và kiểu gen trong các thí nghiệm lai sau đây: a. Aaaa x Aaaa b.AAaa x AAaa Câu 4: Bộ NST của một loài: 2n = 20. Hãy xác định số lượng NST ở các cá thể có dạng đột biến sau đây: a. Thể ba nhiễm b. Thể một nhiễm c. Thể bốn nhiễm d. Thể không nhiễm Câu 5: Bộ NST của một loài sinh vật 2n = 24. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở: a. Thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội. b. Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là dạng đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn? c. Cơ chế hình thành các dạng đa bội trên? Câu 6: Trong một quần thể ruồi giấm người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo những trình tự khác nhau như sau: 1. ABCGFEHI 2. ABCGFIHDE 3. ABHIFGCDE Cho biết đây là những đột biến đảo đoạn NST. Hãy gạch dưới những đoạn bị đảo và thử xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh trong các dạng bị đảo đó? C. Thường biến Lý thuyết: So sánh thường biến với đột biến? Vai trò của thường biến trong itến hóa và chọn giống? Làm thế nào để biết một biến dị là thường biến hay đột biến? Mức phản ứng là gì? Mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trương - kiểu hình trong quá trình phát triển cá thể.Vận dụng mối quan hệ đó để phân tích vai trò của giống và kĩ thuật canh tác trong việc tăng năng suất cây trồng? Đáp án và hướng dẫn A. Đột biến gen: Lý thuyết: Câu 1: - Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. - Các dạng đột biến gen: có nhiều cách phân loại: + Đột biến điểm( mất, thêm, thay thế, đảo vị trí cặp nuclêôtit ) + Đột biến lớn( mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một số cặp nuclêôtit ) - Nguyên nhân và cơ chế biểu hiện của đột biến: + Nguyên nhân gây đột biến: * Các tác nhân bên trong: các biến đổi trong môi trường nội bào, các rối loạn trong các quá trình sinh lí, hóa sinh bên trong tế bào. * Tác nhân bên ngoài: hóa chất, phóng xạ, tia tử ngoại * Đột biến gen không chỉ phị thuộc loại tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân, mà còn phụ thuộcđặc điểm cấu trúc của gen + Cơ chế biểu hiện của đột biến gen: tùy theo điểm phát sinh, sự biểu hiện có khác nhau: * Đột biến giao tử: phát sinh trong giảm phân ở tế bào sinh dục, qua thụ tinh sẽ xuất hiện ở hợp tử. nếu là đột biến trội, sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình, nếu là đột biến lặn sẽ tồn tại ở thể dị hợp, qua giao phối đột biến lan truyền trong quần thể sẽ biểu hiện ra kiểu hình nếu chuyển sang thể đồng hợp *Đột biến xôma: xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trên một tế bào sinh dưỡng rồi được nhân lên trong mô, được biểu hiện trên một phần của cơ thể, dẫn đến xuất hiện nhiều kiểu hình của mô trong cơ thể *Đột biến tiền phôi: xảy ra ở các lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, có khả năng đi vào quá trình hình thành giao tử và truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính, được xác định ở một số dị hình bẩm sinh. Câu 2: Vai trò của đột biến đối với tiến hóa và chọn giống: - Đối với tiến hóa: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa và so với đột biến NST thì chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể. - Đối với chọn giống: Đột biến gen tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống cây trồng và vi sinh vật. B. Đột biến nhiễm sắc thể Lý thuyết: Câu 1: Đột biến NST, các dạng đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST(thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể khuyết nhiễm, thể đa bội….). Cơ chế phát sinh đột biến NST? ý nghĩa của các dạng đột biến đối với tiến hóa và chọn giống? Câu 2: Viết sơ đồ hình thành thể dị bội ở cặp NST giới tính của người. Hậu quả thể dị bội ở NST giới tính của người? Câu 3: Thể đa bội là gì? Những đặc điểm của thể đa bội? - Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc(đột biến cấu trúc) hoặc số lượng NST(đột biến số lượng NST) của tế bào - Các dạng đột biến cấu trúc NST: + Đột biến mất đoạn NST + Đột biến đảo đoạn NST + Đột biến lặp đoạn NST + Đột biến chuyển đoạn NST - Các dạng đột biến số lượng NST: + Đột biến thể dị bội: thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể khuyết nhiễm + Đột biến thể đa bội: thể đa bội chẵn, thể đa bội lẻ - Cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc NST: + Đột biến mất đoạn NST: NST bị mất đi một đoạn, đoạn bị mất có thể chứa hoặc không chứa tâm động. + Đột biến đảo đoạn NST: NST bị đứt một đoạn, đoạn bị đứt đó quay 1800 rồi gắn lại vào NST. + Đột biến lặp đoạn NST: Một đoạn của NST được lặp lại một hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên NST. + Đột biến chuyển đoạn NST: NST bị đứt ra một đoạn, đoạn bị đứt đó được gắn vào mọt vị trí khác trên NST hoặc các NST trao đổi đoạn bị đứt cho nhau. - ý nghĩa của các dạng đột biến đối với tiến hóa: + Đột biến số lượng NST: + Đột biến cấu trúc NST: C. Thường biến Lý thuyết: So sánh thường biến với đột biến? Vai trò của thường biến trong tiến hóa và chọn giống? Làm thế nào để biết một biến dị là thường biến hay đột biến? Mức phản ứng là gì? Mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trương - kiểu hình trong quá trình phát triển cá thể.Vận dụng mối quan hệ đó để phân tích vai trò của giống và kĩ thuật canh tác trong việc tăng năng suất cây trồng? Bài 2: ứng dụng di truyền học vào chọn giống A. kĩ thuật di truyền Lý thuyết: Kĩ thuật di truyền là gì? Các bước cơ bản của kĩ thuật cấy gen? Trình bày ứng dụng của kĩ thuật di truyền? B. Đột biến nhân tạo Lý thuyết: Phương pháp tạo các đột biến bằng các tác nhân vật lý, hóa học, vai trò của phương pháp gây đột biến trong chọn giống? C. Các phương pháp lai Lý thuyết: Dòng tự thụ phấn, dòng cận huyết, hiện tượng thoái hóa, lai khác dòng, ưu thế lai, lai kinh tế, lai cải tiến giống, lai khác thứ, lai xa và lai tế bào? D. Các phương pháp chọn lọc Lý thuyết: Chọn lọc hàng loạt? chọn lọc cá thể? hệ số di truyền? Bài tập tự giải Câu 1: ADN tái tổ hợp là gì? phương pháp tao ADN tái tổ hợp? Plasmit là gì? Câu 2: Các phương pháp và thành tựu chọn giống vi sinh vật bằng gây đột biến nhân tạo? Câu 3: Giao phối gần là gì? ảnh hưởng của giao phối gần tới kiểu gen và kiểi hình như thế nào? ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần? Câu 4: Dòng thuần là gì? phương pháp tạo dong thuần? ý nghĩa của dòng thuần trong nghiên cứu di truyền và chọn giống? Câu 5: Vai trò của dị hợp tử trong tiến hóa và chọn giống? có thể dùng đời F1 làm giống được không? tại sao? Hướng dẫn ôn tập A. Kĩ thuật di truyền Kĩ thuật di truyền là gì? Các bước cơ bản của kĩ thuật cấy gen? Trình bày ứng dụng của kĩ thuật di truyền? 1. Kĩ thuật di truyền: - Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc hóa học của axit nuclêic và di truyền vi sinh vật nhờ hoạt động của các enzim cắt nối đặc hiệu và các thể truyền đó là các plasmit hay thể thực khuẩn 2. Các bước của kĩ thuật cấy gen: + Tách ADN của tế bào cho ra khỏi NST. + Sử dụng enzim cắt và nối ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit ở những điểm xác định để tạo ADN tái tổ hợp ( enzim cắt: restrifaza, enzim nối là ligaza) + Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho các gen đã gép được biểu hiện, qua đó mà phát hiện được các thể tái tổ hợp mới theo ý muốn để tách dòng. 3. ứ dụng của kĩ thuật di truyền: Kĩ thuật di truyền cho phép tạo ra các giống, chủng vi khuẩn mang các gen mong muốn có khả năng sản xuất trên quy mô công nghiệp với nhiều loại sản phẩm sinh học như axit amin, prôtêin, vitamin, hoocmôn, kháng sinh quý hiếm…kĩ thuật di truyền cho phép chuyển gen giữa các nhóm sinh vật khác nhau và nó ngày càng mở ra những triển vọng lớn trong việc tạo ra các giống mới, có nhiều ưu việt mà bằng các phương pháp lai thông thường khó có thể tạo ra được. B. Đột biến nhân tạo: Phương pháp tạo các đột biến bằng các tác nhân vật lý, hóa học, vai trò của phương pháp gây đột biến trong chọn giống? 1. Phương pháp tạo các đột biến bằng các tác nhân vật lý: - Chiếu các phóng xạ với cường độ liều lượng thích hợp, trên hạt khô, hạt đang nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành hoặc hạt phấn, bầu nhụy để gây đột biến gen hay đột biến NST. - Chiếu tia tử ngoại lên các tế bào vi sinh vật hoặc bào tử, hạt phấn của thực vật. - Tăng, giảm nhiệt độ môi trường đột ngột(sốc nhiệt) gây chân thương bộ máy di truyền 2. Phương pháp tạo các đột biến bằng các tác nhân hóa học: - Ngâm hạt khô, hạt đang nảy mầm trong dung dịch hóa chất(5BU, EMS, cônsixin…) có nồng độ thích hợp, hoặc tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy hoặc quấn bông tẩm dung dịch hóa chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi để tạo đột biến gen hay đột biến NST, 3. Vai trò của phương pháp gây đột biến nhân tạo: - Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu: Đã tạo được những chủng Penicilium có hoạt tính Penixilin rất cao, những thể đột biến sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối, những chủng vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò một kháng nguyên gây miễn dịch ổn định. - Trong chọn giống cây trồng, những thể đột biến có lợi được chọn lọc và nhân thành giống mới, hoặc dùng làm dạng bố mẹ để lai tạo giống. Đối với những giống cây thu hoạch chủ yếu về cơ quan sinh dưỡng người ta chú trọng dùng thể đa bội. C. Các phương pháp lai Dòng tự thụ phấn, dòng cận huyết, hiện tượng thoái hóa, ưu thế lai, lai kinh tế, lai cải tiến giống, lai khác thứ, lai xa và lai tế bào? 1. Dòng tự thụ phấn, dòng cận huyết: - Tự thụ phấn (ở thực vật), giao tử đực và giao tử cái tham gia thụ tinh là của cùng một hoa lưỡng tính hoặc của những hoa đơn tính của cùng một cây. - Giao phối cận huyết (giao phối gần ở động vật), giao phối giữa những động vật cùng chung bố mẹ hoặc giữa và mẹ với con cái của chúng. 2. Hiện tượng thoái hóa giống: - Hiện tượng thoái hóa giống là hiện tượng con cái có sức sống kém dần, sinh trưởng phát triển kém, năng suất, phẩm chất giảm, tính chống chịu với điều kiện bất lợi kém. ở động vật thường hay suất hiện quái thai, dị hình, giảm tuổi thọ. 3. ưu thế lai: - Khi lai giữa các loài, các thứ, các giống hoặc các dòng thuần có kiểu gen khác nhau, cơ thể lai F1 thường có đặc điểm vượt bố mẹ về sức sống, sinh trưởng, phát triển, về tính chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, về khả năng sử dụng chất dinh dưỡng. 4. Lai kinh tế: - Lai kinh tế là hình thức cho giao phối giữa hai cá thể thuộc 2 giống thuần khác nhau, dùng con lai làm sản phẩm, không dùng để tạo ra giống mới. - Do có ưu thế lai nên con lai F1 có sức sống tốt, có sức sản xuất thịt, trứng, sữa cao, tăng trọng nhanh, sinh sản khỏe, tăng nhanh được sản phẩm tiêu dùng 5. Lai cải tiến giống: - Là phép lai dùng giống cao sản để cải tạo giống có năng suất thấp. ví dụ dùng lợn hay bò đực ngoại có phẩm chất tốt cho giao phối với con cái tốt nhất của địa phương. sau 4- 5 năm năm, giống địa phươngđã được cải tạo cóc phẩm chất gần như giống ngoại thuần chủng. 6. Lai khác thứ: - Là phép lai giữa hai hay nhiều thứ có nguồn gen khác nhau, kết hợp với chọn lọc công phu để tạo ra giống mới có năng suất cao. 7. Lai tế bào: - Là phép lai dùng chất kết dính thuộc hai tế bào thuộc hai loài khác nhau vào với nhau để thành dòng tế bào lai chứa bộ nhiễm sắc thể của hai tế bào gốc. Dùng các hoóc môn phù hợp, kích thích cho tế bào lai phát triển thành cơ thể lai 8. Lai xa: - Là phép lai giữa các loài khác nhau, hoặc thuộc các chi các họ khác nhau. Bằng lai xa với quá trình tạo hình rất phức tạp người ta có thể làm xuất hiện những dạng có các tính trạng và đặc tính mà không thể tạo ra bằng lai cùng loài, do kết hợp được hệ gen của các sinh vật cách xa nhau trong hệ thống phân loại. - Những khó khăn khi lai xa: +Thực vật khác loài thuờng khó giao phấn + Động vật khác loài thường khó giao phối + Con lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính.(bất thụ) - Cách khắc phục hiện tượng bất thụ ở con lai: + Tạo thể song nhị bội làm cho cơ thể lai F1 từ 2n thành 4n, quá trình giảm phân sẽ bình thường. + Dùng phương pháp nuôi cấy mô, nuôi phôi lai trong những môi trường nhân tạo đặc biệt D. Các phương pháp chọn lọc Chọn lọc hàng loạt? chọn lọc cá thể? hệ số di truyền? 1. Hệ số di truyền: - Được kí hiệu là h2 đó là tỉ số giữa biến dị kiểu gen và biến dị khiểu hình, được tính bằng giá trị % hoặc bằng giá trị thập phân(từ 0 đến 1) - Khi chọn lọc người ta phải dựa vào hệ số di truyền vì: + Hệ số di truyền cho thấy mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh hưởng của môi trường + Hệ số di truyền cao cho thấy tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường, ngược lại hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh 2. Chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể: Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể - Là phương pháp trong quần thể vật nuôi hay cây trồng, dựa vào kiểu hình người ta chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu đặt ra để làm giống. - ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn thời giam, công sức, không cần đòi hỏi khoa học kĩ thuật cao, có thể áp dụng rộng rãi - Nhược điểm: Chỉ căn cứ vào kiểu hình, không kiểm tra được kiểu gen của cá thể nên viếc củng cố, tích lũy các biến dị tốt chậm đưa đến kết quả - Phạm vi ứng dụng: Đối với cây tự thụ phấn, thường chỉ chọn lọc hàng loạt một lần cũng có hiệu quả. Đối với cây giao phấn do quần thể giống có kiểu gen không đồng nhất, các cá thể sau có sự phân tính nên phải tiến hành chọn lọc hàng loạt nhiều lần. CL hàng loạt là phương pháp hữu hiệu trong sản xuất đại trà - Từ quần thể giống khởi đầu chọn lấy một số cá thể tốt nhất, hạt của mỗi cá thể được nhân lên theo từng dòng riêng biệt, rồi so sánh giữa các dòng và với quần thể gốc để tìm ra dòng tốt nhất để làm giống. - Ưu điểm: CLCT đã kết hợp chặt chẽ việc đánh giá dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen, do vậy nhanh chóng đạt hiệu quả - Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi theo dõi đánh giá từng cá thể, mất nhiều thời gian, công sức. Kết hợp đánh giá cả kiểu hình và kiểu gen nên không thể áp dụng rộng rãi. - Phạm vi ứng dụng: Khi mục tiêu CL có hệ số di truyền thấp thì phải áp dụng phương pháp này mới có hiệu quả. CLCT một lần được áp dụng cho các cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn. Đối với cây giao phấn phải tiến hành CLCT thể nhiều lần C. mang ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn D. Cả A, B và C 5. Kĩ thuật cấy gen là A. cắt ADN của vi khuẩn truyền cho tế bào nhận(.thực vật hay động vật) B. chuyển gen của thực vật hay động vật vào tế bào vi khuẩn E.coli C. các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền D. tạo ADN tái tổ hợp rồi dùng plasmit chuyển vào cơ thể sinh vật 6. Người ta dùng vi khuẩn E. coli làm tế bào nhận vì A. vi khuẩn E. coli có nhiều trong môi trường B. vi khuẩn E. coli sinh sản nhanh C. vi khuẩn E. coli dễ nuclêôtitôi cấy D. vi khuẩn E. coli không gây hại cho sinh vật 7. ADN của plasmit khác ADN của NST ở A. hình dạng B. cấu trúc C. số lượng D. Cả A, B và C 8. Kĩ thuật cấy gen mã hóa insulin của người vào vi khuẩn E. coli nhằm A. tạo ra số lượng lớn tế bào cho B. tạo ra số lượng lớn plasmit C. tạo ra số lượng lớn prôtêin do gen của tế bào cho mã hóa D. làm cho vi khuẩn E. coli sinh sản nhanh hơn 9. Người ta đã ứng dụng kĩ thuật di truyền vào lĩnh vực A. sản xuất các sản phẩm sinh học B. tạo giống cây trồng biến đổi gen C. tạo giống động vật biến đổi gen D. cả A, B và C 36 1. Đột biến nhân tạo là A. đột biến do con người chủ động tạo ra để tăng nguồn biến dị cho chọn lọc B. đột biến xảy ra trên cơ thể sinh vật C. đột biến xảy ra trên cơ thể vật nuôi cây trồng D. đột biến xảy ra ở vi sinh vật 2. tia phóng xạ có khả năng gây đột biến bằng cách A. kích thích và iôn hóa các nguyên tử của phân tử ADN và ARN B. chỉ gây kích thích chứ không có khả năng iôn hóa các nguyên tử của phân tử ADN và ARN 38 Bài tập luyện tập: Bài bản chất sự sống 1. những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là A. H, C, N, O, S B. H, C, N, O C. H, C, N, P D. H, C, N, O, P, S 2. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là A. prôtêin B. cacbonhyđrat C. axit nuclêic D. prôtêin và axit nuclêic 3. Trong cơ thể sống prôtêin có chức năng A. là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chất nguyên sinh B. là thành phần chức năng trong cấu tạo của enzim, đóng vai trò súc tác cho các phản ứng sinh hóa C. là thành phần chức năng trong cấu tạo của các hoócmôn, đóng vai trò điều hòa D. Cả A, B, C 4. Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong A. sinh sản B. di truyền C. xúc tác và điều hòa các phản ứng D. cảm ứng 5. Đặc trưng nào sau đây có đặc điểm nổi bật của prôtêin và axit nuclêic A. đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn B. cấu trúc đa phân C. có tính đa dạng và tính đặc thù D. Tất cả các đặc điểm trên 6. Những thuộc tính độc đáo riêng của cơ thể sống, phân biệt chúng với các vật thể vô cơ là A. cảm ứng và vận động. Sinh trưởng và phát triển B. trao đổi chất theo phương thức đồng hóa, dị hóa và sinh sản C. sự cho phép tự điều chỉnh và tích lũy thông tin di truyền D. Tất cả các đặc điểm trên 7. Điềm thuật ngữ phù hợp vào chỗ trống(…) trong câu sau: Các tổ chức sống, từ cấp độ phân tử đến các cấp độ trên cơ thể đều là những …(1)…nghĩa là thường xuyên….(2)…với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên …(3)…thành phần của tổ chức. Những dấu hiệu khác của sự sống như…(4)…. đều liên quan đến sự trao đổi chất. a. được đổi mới b. tự đổi mới c. sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản d. hệ mở e. trao đổi chất f. hệ khép kín Tổng hợp đáp án chọn đúng là A. 1f,2e,3b,4c B. 1d,2b,3a,4c C. 1d,2e,3b,4c D. 1f,2b,3a,3c 8. Điền thuật ngữ phù hợp vào chỗ trống…( )…câu sau Các vật thể sống đang tồn tại trên trái đát là những…(1)…có cơ sở vật chất chủ yếu là đại phân tử…(2)…có khả năng tự đổi mới, tự …(3)…, tự điều chỉnh và…(4)… a. sao chép b. tích lũy thông tin di truyền c. hệ mở d. hệ kín e. prôtêin và axit nuclêic f. cacbonhyđrat và lipit Tổng hợp đáp án chọn đúng là A. 1c,2e,3a,4b B.1d,2f,3b,4a C.1d,2e,3b,4a D. 1c,2f,3a,4b 9. Các tính chất nào sau đây không phải của vật chất vô cơ? A. kích thước, khối lượng phân tử phần lớn là nhỏ B. cấu trúc đa phân, đa dạng , đặc thù C. gồm nước, các chất khí, chất khoáng D. cả A, B, C đều sai 10. Các chất nào sau đây là của chất hữu cơ? A. Có kích thước, khối lượng phân tử lớn B. Có đốt cháy được C. Có chứa C D. Cả A, B và C 11. Các dấu hiệu đặc trưng của sự sống theo quan điểm hiện đại là A. sự sao chép B. sự tích lũy thông tin di truyền C. sự tự điều chình D. Cả A, B, C bài sự phát sinh sự sống trên quả đất 1. Điềng thuật ngữ phù hợp vào chỗ chấm (…) trong câu sau Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình…(1)…của các hợp chất của…(2)…dẫn đến sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử..(3)… có khả năng…(1)… a. prôtêin và axit nuclêic b. cacbonhyđrat và lipit c. tiến hóa d. phát triển c. cacbon f. nitơ g. tự nhân đôi, tự đổi mới h. tự sao chép Tổ hợp đáp án chọn đúng là: A. 1d, 2e, 3b, 4h B. 1c, 2e, 3b, 4g C. 1d, 2f, 3a, 4h D. 1c, 2e, 3a, 4g 2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống bao gồm những giai đoạn chính A. tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học B. tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học C. tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học D. tiến hóa hóa học và tiến hóa sinh học 3. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học đã có những sự kiện A. Hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản B. Hình thành những phân tử hữu cơ phức tạp C. Hình thành những đại phân tử D. Cả A, B và C 4. Trong khí quyển nguyên thủy Trái Đất chưa có A. mêtan(CH4) và amôniac(NH3) B. oxi(O2) và nitơ(N2) C. hơi nước(H2O) D. xianôgen(C2N2) 5. Chất hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học là nhờ A. tác dụng của hơi nước B. tác động của các yếu tố sinh học C. do mưa kéo dài hàng ngàn năm D. tác dụng của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên như: bức xạ nhiệt của mặt trời, tia tử ngoại, sự phóng điện trong khí quyển, hoạt động núi lửa… 6. Quá trình hình thành bằng con đường hóa học được chứng minh bằng công trình thực nghiệm A. tạo được cơ thể sống trong phòng thí nghiệm B. tạo được côaxecva trong phòng thí nghiệm C. thí nghiệm của Menđen năm 1864 D. thí nghiệm của S. Milơ năm 1953 7. Sự kiện nào sau đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học? A. Sự xuất hiện cơ chế sao chép B. Sự tạo thành các côaxecva C. Sự hình thành hệ tương tác prôtêin và axit nuclêic D. Sự hình thành màng 8. Mầm mống của những cơ thể sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành ở A. trên mặt đất B. trong khí quyển C. trong đại dương D. trong lòng đất 9. Côaxecva là A. hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ các chất vô cơ B. những giọt rất nhỏ được tạo thành do hiện tượng đông tụ của hỗn dung dịch keo khác nhau C. tên của một hợp chất hóa học được tổng hợp trong phòng thí nghiệm để nuôi cấy tế bào D. tên một loại enzim xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất 10. Mầm mống những cơ thể sống đầu tiên được hình thành trong giai đoạn A. tiến hóa hóa học B. tiến hóa tiền sinh học C. tiến hóa sinh học D. Cả A, B, C đều sai 11. Đặc tính nào dưới đây không phải là của côaxecva? A. Có khả năng vận động và cảm ứng B. Hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch nhờ đó mà có thể lớn lên C. Có khả năng thay đổi cấu trúc nội tại D. Có khả năng phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới 12. Hệ tương tác nào có khả năng phát triển thành cac cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới? A. prôtêin - Lipit B. prôtêin - Saccarit C. prôtêin - prôtêin D. prôtêin - Axit nuclêic 13. Trong sụ kiện nào dưới đây làm cho quá trình các chất tổng hợp và phân giải các chất diễn ra nhanh hơn? A. Sự tạo thành côaxecva B. Sự hình th

File đính kèm:

  • docOn thi TN 12.doc