Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn

A. PHẦN MỘT: PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI

I. Câu hỏi tái hiện và thông hiểu : (2 điểm)

I.1. Đối với dạng câu hỏi tái hiện : thí sinh trực tiếp trả lời ngay yêu cầu của đề

Ví dụ:

Câu hỏi: Anh/chị hãy nêu ngắn gọn những thành tựu và hạn chế chủ yếu của VHVN từ 1945 đến 1975.

Trả lời:

* Thành tựu:

- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu ; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.

- Kế thừa và phát huy những truyền thống lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.

- Mọi thể loại đều đạt thành tựu, đặc biệt ở thơ trữ tình và truyện ngắn.

* Hạn chế:

- Thể hiện con người và cuộc sống phiến diện, xuôi chiều; chưa khai thác những khó khăn, tổn thất trong chiến tranh.

- Cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn còn mờ nhạt, ít chú ý đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Câu hỏi: Anh/chị hãy trình bày những quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.

Trả lời:

- HCM xem văn chương là vũ khí lợi hại phục vụ cho sự nghiệp CM:

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

- HCM luôn chú trọng đến tính dân tộc và tính chân thật của văn học. Bác yêu cầu nhà văn phải “Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” những hiện tượng phong phú của đời sống. Người còn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

- HCM còn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm tạo nên tính đa dạng và hiệu quả cao. Người luôn tự đặt câu hỏi : Viết để làm gì? Viết cho ai sau đó mới quyết định Viết cái gì? Viết như thế nào?

Câu hỏi: Anh/chị hãy giới thiệu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn.

Trả lời:

- Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc thế kỉ XX, được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”, là “kĩ sư tâm hồn” của dân tộc. Quê ông ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

- Ông đã từng học nghề hàng hải, nghề khai mỏ rồi nghề y với mong muốn chữa bệnh cho người nghèo nhưng ông đã nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ với mục đích : dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.

- Toàn bộ sáng tác của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

- Năm 1981, kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Lỗ Tấn được phong tặng danh hiệu “Danh nhân văn hoá nhân loại”.

- Tp tiêu biểu : Thuốc, AQ chính truyện, Cố hương,

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN A. PHẦN MỘT: PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI I. Câu hỏi tái hiện và thông hiểu : (2 điểm) I.1. Đối với dạng câu hỏi tái hiện : thí sinh trực tiếp trả lời ngay yêu cầu của đề Ví dụ: Câu hỏi: Anh/chị hãy nêu ngắn gọn những thành tựu và hạn chế chủ yếu của VHVN từ 1945 đến 1975. Trả lời: * Thành tựu: - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu ; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động. - Kế thừa và phát huy những truyền thống lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng. - Mọi thể loại đều đạt thành tựu, đặc biệt ở thơ trữ tình và truyện ngắn. * Hạn chế: - Thể hiện con người và cuộc sống phiến diện, xuôi chiều; chưa khai thác những khó khăn, tổn thất trong chiến tranh. - Cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn còn mờ nhạt, ít chú ý đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Câu hỏi: Anh/chị hãy trình bày những quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. Trả lời: - HCM xem văn chương là vũ khí lợi hại phục vụ cho sự nghiệp CM: Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong - HCM luôn chú trọng đến tính dân tộc và tính chân thật của văn học. Bác yêu cầu nhà văn phải “Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” những hiện tượng phong phú của đời sống. Người còn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. - HCM còn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm tạo nên tính đa dạng và hiệu quả cao. Người luôn tự đặt câu hỏi : Viết để làm gì? Viết cho ai sau đó mới quyết định Viết cái gì? Viết như thế nào? Câu hỏi: Anh/chị hãy giới thiệu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn. Trả lời: - Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc thế kỉ XX, được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”, là “kĩ sư tâm hồn” của dân tộc. Quê ông ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. - Ông đã từng học nghề hàng hải, nghề khai mỏ rồi nghề y với mong muốn chữa bệnh cho người nghèo nhưng ông đã nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ với mục đích : dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. - Toàn bộ sáng tác của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. - Năm 1981, kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Lỗ Tấn được phong tặng danh hiệu “Danh nhân văn hoá nhân loại”. - Tp tiêu biểu : Thuốc, AQ chính truyện, Cố hương,… I.2. Đối với dạng câu hỏi thông hiểu : cần có câu dẫn vấn đề (tác phẩm nào? à của ai? à có vấn đề gì? à Làm rõ vấn đề. Lưu ý: không gạch đầu dòng) Ví dụ: Câu hỏi: Kết thúc vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt nhân vật Trương Ba đã có quyết định như thế nào? Quyết định đó thể hiện ý nghĩa gì? Trả lời: Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ. Kết thúc vở kịch, Trương Ba chấp nhận cái chết, hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Quyết định ấy đã làm sáng bừng nhân cách cao đẹp của Trương Ba. Màn kết là chất thơ sâu lắng, là khúc ca trữ tình giàu tính lạc quan ca ngợi sự sống, tràn đầy giá trị nhân văn mà con người luôn phải vươn tới và gìn giữ, là thông điệp của sự chiến thắng của Cái Thiện, Cái Đẹp, của Sự sống đích thực. Câu hỏi: Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), chi tiết tiếng sáo xuất hiện vào khi nào? Ý nghĩa của chi tiết đó? Trả lời: Vợ chồng A Phủ là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài. Trong tác phẩm, chi tiết tiếng sáo xuất hiện vào những đêm mùa xuân ở Hồng Ngài. Tiếng sáo vọng lại làm tâm hồn Mị “thiết tha bổi hổi”, làm thay đổi những suy nghĩ và hành động của Mị. Tiếng sáo là biểu tượng cho khát vọng tình yêu tự do đã thổi bùng lên ngọn lửa tâm hồn Mị. II. Nghị luận xã hội : (3 điểm) II.1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống : triển khai những luận điểm cơ bản sau: - Thực trạng : vấn đề được trình bày có những biểu hiện ntn trong cuộc sống ? (lưu ý trên từng phương diện, từng đối tượng,…) - Tác động : vấn đề đó có những tác động tích cực/tiêu cực đến con người và đời sống xã hội ntn? - Nguyên nhân : vì sao lại có những biểu hiện như thế ? (chú ý nguyên nhân khách quan và chủ quan) - Giải pháp : bản thân và mọi người cần phải làm gì để phát huy /khắc phục tình trạng trên? (dựa vào nguyên nhân để tìm ra giải pháp, cố gắng đưa ra những ý kiến cụ thể, khả thi) * DÀN Ý THAM KHẢO: ĐỀ : Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của XH ta hiện nay. DÀN Ý: I. MB: Nêu vấn đề thành tích là điều ai cũng mong muốn à Dẫn vấn đề: việc chạy theo thành tích bằng mọi giá đã phổ biến và thành “bệnh” – “bệnh thành tích” II. TB: 1/. Thực trạng: - XH phát triển, mọi thành viên đều phấn đấu nỗ lực để đạt được những thành tích cao nhất à tốt. - Tuy nhiên cũng không ít những người chạy theo thành tích nhưng đó lại là những thành tích ảo. Điều này phổ biến ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: văn hoá, thể thao, khoa học, và đặc biệt là giáo dục. 2/. Hậu quả - Việc chạy theo thành tích ảo gây nhiều tác hại: làm chết phong trào, chết đi sự trung thực, làm chết lòng tin và chết sự phát triển, gây ra tính giả dối, kiêu ngạo,… 3/. Nguyên nhân: - Cấp trên luôn áp đặt những chỉ tiêu, thành tích. - Bản thân mỗi người thường có tâm lí ghen tị, hám danh lợi – một thói tật của con người nên luôn cố gắng chạy theo những thành tích ảo mà bỏ mặc thực chất. 4/. Giải pháp: - Đây là một hiện tượng tiêu cực. Nên bản thân cần tránh và nhắc nhở mọi người tránh mắc căn “bệnh thành tích” : ý thức tự giác của bản thân, cần can đảm dám nhìn thẳng vào sự thật, bình tâm lắng nghe những lời nói thật, tránh những báo cáo ngợi ca, xa ròi thực tế,… - Mở rộng: có những người hoàn toàn không đặt nặng thành tích à không phấn đấu ; coi trọng thành tích nhưng là thành tích thực à mới có thể trụ được trong XH. III. Kết bài: Khái quát lại vấn đề phổ biến của “bệnh thành tích” và tác hại của nó. Hãy mạnh dạn nhìn thẳng sự thật để đừng đánh mất lòng trung thực. II. 2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí : triển khai những luận điểm cơ bản sau: - Giải thích : vấn đề cần trình bày có nghĩa gì ? (giải thích nghĩa đen à nghĩa bóng ; nghĩa từng từ à nghĩa khái quát của cả câu) - Luận bàn về vấn đề nghị luận : + Đánh giá vấn đề là đúng – sai ; hay – dở ; tốt – xấu ; … + Phân tích và chứng minh vấn đề : chỉ ra những biểu hiện của vấn đề / những quan niệm khác nhau về vấn đề / nguyên nhân vì sao có những quan niệm đó /…(tùy theo từng vấn đề mà chọn cách phân tích để làm rõ, kết hợp nêu dẫn chứng cụ thể để minh họa). + Mở rộng vấn đề : có thể theo cách phản đề (những biểu hiện trái với vấn đề đang trình bày) - Bài học của bản thân về vấn đề đang trình bày. * DÀN Ý THAM KHẢO: ĐỀ : Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Pháp Ban-dắc: Khi công nhận cái yếu của mình con người trở nên mạnh mẽ DÀN Ý: I. MB: Trong bản thân của mỗi người, hầu như ai cũng có những khuyết điểm. Tuy nhiên không phải ai cũng mạnh dạn nhìn nhận những điểm yếu đó. Chúng ta không biết rằng nếu biết nhìn vào hạn chế của chính bản thân mình chúng ta mới có thể hoàn thiện mình được. Cũng như nhà văn … (Dẫn câu nói trên.) II. TB: 1/. Giải thích : - Cái yếu của mình là những điểm chưa hoàn thiện của bản thân. Mỗi người ai cũng có những mặt mạnh và những mặt yếu của riêng mình, đã là con người thì không thể không có khuyết điểm. - Ý nghĩa câu nói: khuyên con người mạnh dạn nhìn đúng thực tế bản thân, nhận ra những chỗ chưa hoàn thiện của mình. Nếu được như thế chúng ta mới khắc phục dần được những điểm yếu đó và trở nên mạnh mẽ, hhoàn thiện hơn. 2/. Luận bàn về vấn đề : - Ý nghĩa của câu nói: hoàn toàn đúng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết đánh giá đúng bản thân để hoàn thiện mình. - Phân tích nguyên nhân : + Trong cuộc đời con người ai cũng có ưu và khuyết điểm. Có thể chúng ta làm được rất nhiều việc như ý muốn nhưng chắc chắn vẫn còn những chỗ chúng ta chưa thật sự tốt, chưa hoàn thiện, chưa hiểu biết hết,… + Khi ai đó biết được điểm yếu của mình, tự nhận thấy điểm yếu đó và không ngần ngại công nhận nó đã là dám đối diện và vượt lên chính mình. Từ đó, bản thân sẽ cố gắng khắc phục để hoàn thiện hơn. - Phê phán những người có thái độ tự kiêu, tự phụ, không chịu nhìn nhận những hạn chế, sai phạm của bản thân. Nếu cứ mãi như thế sẽ không thể tiến bộ được. 3/. Bài học nhận thức : - Bản thân cần mạnh dạn nhận ra chính mình, nghiêm túc với bản thân, sẵn sàng nhận lỗi và tích cực sữa lỗi, trung thực khi đánh giá bản thân mình để ngày càng hoàn thiện hơn. III. KB: Câu nói trên của Ban-dắc đã cho chúng ta một bài học đúng đắn, nó nhắc nhở chúng ta về cách đánh giá bản thân mình để ngày càng hoàn thiện mình hơn. * Chú ý tránh những lỗi sau khi làm bài văn nghị luận xã hội: - Viết một đoạn hoặc cả bài làm văn có 3 đoạn à phải tách đoạn phần thân bài ứng với những luận điểm đã nêu ở trên. - Bài làm không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng thiếu thuyết phục (dùng nhiều dẫn chứng trong văn học hoặc những dẫn chứng thiếu tính phổ biến) III. Nghị luận văn học : III. 1. Về một tác phẩm văn xuôi : 1.1. Phân tích nhân vật trong tác phẩm : triển khai những luận điểm cơ bản sau: - Dẫn dắt vấn đề : tóm lược nội dung cơ bản của tác phẩm hoặc một phần tác phẩm có liên quan đến nhân vật sẽ phân tích. - Phân tích những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến nhân vật: ngoại hình, hoàn cảnh, số phận, nghề nghiệp, xuất thân,… - Phân tích các biểu hiện của nhân vật : ngôn ngữ, hành động, diễn biến tâm trạng,… để thấy rõ những nét tính cách, phẩm chất của nhân vật è Đánh giá chung về nhân vật : đại diện cho kiểu người nào? Có vai trò gì trong tác phẩm? - Nghệ thuật (thường xoay quanh những đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu : đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để nhân vật bộc lộ tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật, miêu tả hành động, lựa chọn ngôn ngữ phù hợp,…) 1.2. Phân tích tình huống truyện : : triển khai những luận điểm cơ bản sau: - Giới thiệu bối cảnh xảy ra tình huống : tìm xem trong tác phẩm có những hoàn cảnh đặc biệt gì khiến nhân vật phải suy nghĩ, hành động để từ đó người đọc nhận rõ tính cách, phẩm chất, đặc điểm của nhân vật. - Phân tích những suy nghĩ, hành động đặc biệt của nhân vật. è Đánh giá ý nghĩa của những suy nghĩ, hành động đó. - Nghệ thuật : tạo tình huống độc đáo, … 1.3. Phân tích giá trị của tác phẩm : a/. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm : (dựa theo tài liệu) b/. Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm : * Những biểu hiện của giá trị hiện thực: - Hiện thực đời sống của nhân vật trong tác phẩm ntn? - Hiện thực đời sống xã hội, thời đại mà tác phẩm thể hiện ntn? - Tình cảm, thái độ của nhân vật đối với xã hội, thời đại mà họ sống ? * Những biểu hiện của giá trị nhân đạo: - Sự yêu thương, đùm bọc, cảm thông, chia sẻ, bênh vực của nhân vật đối với nhân vật, của tác giả đối với nhân vật. - Sự trân trọng với những khao khát chính đáng, phát hiện và đề cao phẩm chất cao đẹp của nhân vật. - Tác giả luôn muốn tìm cho nhân vật con đường giải thoát, một hướng đi tươi sáng hơn. - Tố cáo những thế lực tàn bạo đàn chà đạp, tước đoạt quyền sống của con người. - Tác giả có những dự cảm và bày tỏ sự lo lắng trước sự tha hóa, suy đồi về đạo đức, nhân cách của con người. * Chú ý tránh những lỗi sau: - Kể lể dông dài tác phẩm mà không làm rõ yêu cầu của đề. - Chỉ phân tích mà không khái quát nội dung tư tưởng mà nhà văn gửi gắm. - Phân tích chung chung mà không nêu luận điểm cụ thể. 2. Về một tác phẩm thơ : 2.1. Phân tích đoạn thơ: triển khai theo những cách sau: * Cách 1: (cắt ngang) - Phân tích lần lượt từng câu (nhóm câu) : chỉ ra biện pháp tu từ, đặc sắc nghệ thuật được sử dụng à thể hiện ý nghĩa nội dung gì? à Tư tưởng được đề cập đến là gì? - Khái quát nội dung tư tưởng của cả đoạn thơ. - Khái quát những biện pháp nghệ thuật của cả đoạn thơ. * Cách 2: (bổ dọc) - Phân tích theo từng luận điểm (xem đoạn thơ có mấy ý lớn, lần lượt nêu lên từng ý, tìm những câu thơ phù hợp để chứng minh, phân tích như cách 1 để làm rõ) - Khái quát nội dung tư tưởng của cả đoạn thơ. - Khái quát những biện pháp nghệ thuật của cả đoạn thơ. 2.2. Phân tích một vấn đề (về nội dung hay nghệ thuật) trong bài / đoạn thơ: triển khai theo những ý sau: - Tìm xem vấn đề đó có những luận điểm nào, lần lượt phân tích từng luận điểm theo cách bổ dọc ở trên. * Chú ý tránh những lỗi sau: - Diễn xuôi ý thơ mà không phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật. - Không khái quát ý nghĩa tư tưởng mà nhà văn thể hiện. B. PHẦN HAI : KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÂU HỎI, ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP CỦA NHỮNG BÀI HỌC TRONG CẤU TRÚC ĐỀ THI CỦA BỘ GD & ĐT KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMTT NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX A – KIẾN THỨC CƠ BẢN : I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMTT - 1945 ĐẾN NĂM 1975: 1. Vài nét về hoàn cảnh LS, XH, VH: - CMTT thành công, VH được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo nên một nền VH thống nhất về tư tưởng, tổ chức, quan niệm. Nền văn học mới vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Chiến tranh kéo dài ba mươi năm, miền Bắc xây dựng cuộc sống mới, giao lưu văn hóa với các nước ngoài không thuận lợi cũng ảnh hưởng đến VH. 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu: trải qua 3 chặng đường phát triển a/. Chặng đường từ 1945 - 1954: VH chống Pháp * Nội dung - Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến. - Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. * Thành tựu: - Văn xuôi: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài),… - Thơ ca: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu),… b/. Chặng đường từ 1955 - 1964: VH xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. * Nội dung - Văn học tập trung thể hiện hình ảnh con người mới, cuộc sống mới trong không khí xây dựng CNXH ở miền Bắc tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan. - Tình cảm sâu nặng với miền Nam; nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước. * Thành tựu: - Văn xuôi Vợ nhặt (Kim Lân), Sông Đà (Nguyễn Tuân)… - Thơ ca Gió lộng (Tố Hữu),… c/. Chặng đường từ 1965 - 1975: Văn học thời chống Mỹ cứu nước * Nội dung: - Lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. * Thành tựu: - Văn xuôi : Rừng xà nu (NguyễnTrung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)… - Thơ ca :Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), … 3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 – 1975: có 3 đặc điểm cơ bản: a/. VH vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Tư tưởng chủ đạo: VH là vũ khí phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. - Nhà văn gắn bó sâu sắc với nhân dân, đất nước, với những chặng đường lịch sử của dân tộc. b/. Nền văn học hướng về đại chúng. - Quần chúng nhân dân vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học. Tác phẩm quan tâm đến đời sống nhân dân lao động. - Hình thành quan niệm : Đất nước của nhân dân. - Tác phẩm thường ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, hình thức quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. c/. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Khuynh hướng sử thi: + Văn học đề cập đến những sự kiện quan trọng của đất nước. + Nhân vật phải mang cốt cách cộng đồng. + Ngôn ngữ ngợi ca trang trọng, giàu ước lệ. - Cảm hứng lãng mạn: + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. + VH hướng về tương lai. + Tràn ngập niềm vui chiến thắng. 4. Những thành tựu và hạn chế chung của VHVN 1945 – 1975: * Thành tựu: - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu ; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động. - Kế thừa và phát huy những truyền thống lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng. - Mọi thể loại đều thành tựu, đặc biệt ở thơ trữ tình và truyện ngắn. * Hạn chế: - Thể hiện con người và cuộc sống phiến diện, xuôi chiều; chưa khai thác những khó khăn, tổn thất trong chiến tranh. - Cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn còn mờ nhạt, ít chú ý đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm. II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX: 1. Vài nét về hoàn cảnh LS, XH, VH: - Chiến thắng mùa xuân 1975 mở ra thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. - Từ 1975-1985 gặp những khó khăn thử thách về kinh tế. - Từ 1986, Đảng thực hiện công cuộc đổi mới về k.tế, v.hóa… có điều kiện tiếp xúc với thế giới. Vì vậy nền VH cũng đổi mới và phát triển. 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu: a/. Chuyển biến: - VH đổi mới theo hướng dân chủ hóa, phát huy cá tính sáng tạo của nhà văn, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. - VH giai đoạn này đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, nhìn nhận và đánh giá con người, cuộc sống trong mối quan hệ đa diện, phức tạp. - Cái mới của VH giai đoạn này là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường. b/. Thành tựu: - Văn xuôi đổi mới cách viết về đề tài chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống, con người,… - TP: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Chiếc thuyền ngoài xa, (Ng Minh Châu), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)… B - LUYỆN TẬP: 1/. Trình bày những nét chính về lịch sử văn hoá xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển của VHVN từ 1945 đến 1975. 2/. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975 ? 3/. VHVN từ 1945 đến 1975 đã trải qua những chặng đường phát triển ntn và đạt những thành tựu gì? 4/. Trình bày những thành tựu và hạn chế chủ yếu của VHVN từ 1945 đến 1975. 5/. Những nét đổi mới và thành tựu ban đầu của VHVN từ 1975 đến hết tk XX. ----------------&?&?&--------------- TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - Hồ Chí Minh - A – KIẾN THỨC CƠ BẢN : PHẦN MỘT : TÁC GIẢ I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ: - Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. Thuở nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, thời kì đầu hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc, sau đổi là HCM. - Quá trình hoạt động cách mạng: + 1911 ra đi tìm đường cứu nước. + 1920 tham gia sáng lập Đảng CS Pháp. + 1925 thành lập Việt Nam Thanh niên CM đồng chí hội;, Hội liên hiệp các DT bị áp bức Á Đông. + 1930 thành lập Đảng CSVN. + 1941 về nước lãnh đạo CM, thành lập Mặt trận Việt Minh. + 1942 sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ của quốc tế thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng trong các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây (TQ). + 1945 trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội. + 1946 làm chủ tịch nước 1946 VN DCCH cho đến khi qua đời ngày 2/ 9/ 1969. è HCM là nhà yêu nước, nhà cách mạng lỗi lạc của dân tộc, của phong trào Quốc tế vô sản, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn. II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 1. Quan điểm sáng tác: - HCM xem văn chương là vũ khí lợi hại phục vụ cho sự nghiệp CM: Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong - HCM luôn chú trọng đến tính dân tộc và tính chân thật của văn học. Bác yêu cầu nhà văn phải “Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” những hiện tượng phong phú của đời sống. Người còn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. - HCM còn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm tạo nên tính đa dạng và hiệu quả cao. Người luôn tự đặt câu hỏi : Viết để làm gì? Viết cho ai sau đó mới quyết định Viết cái gì? Viết như thế nào? 2. Sự nghiệp Văn học: a/. Văn chính luận - Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công kẻ thù, thực hiện nhiệm vụ cách mạng. - TP: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925): Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), … b/. Truyện kí: - Nội dung: tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước. - Nghệ thuật : xây dựng tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, giọng văn thâm thúy. - TP: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), “Vi hành” (1923), c/, Thơ ca: - Nhật kí trong tù gồm hơn 130 bài, sáng tác bằng chữ Hán. Tập thơ tái hiện bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và một phần XH Trung Quốc những năm 1942-1943. Tập thơ còn là bức chân dung tự họa của Bác – một con người có tâm hồn lớn, dũng khí lớn, trí tuệ lớn. - Thơ Hồ Chí Minh là những bài thơ Bác viết trước và sau CMTT-1945. 3. Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng là nét đặc trưng trong phong cách HCM. Đó là sự kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn học, giữa nội dung và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. - Văn chính luận: giàu tri thức văn hóa, giàu tính luận chiến, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác đáng. - Truyện và kí: Vẻ đẹp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén. - Thơ ca: + Thơ tuyên truyền: hình thức bài ca, lời lẽ giản dị mộc mạc. + Thơ nghệ thuật: hàm súc, uyên thâm; vừa cổ điển, vừa hiện đại. PHẦN HAI : TÁC PHẨM I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Chiến tranh thế giới kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng Minh, nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền trên toàn quốc. - Ngày 26/8/1945, Bác Hồ từ Việt Bắc về Hà Nội, tại căn nhà số 48 – phố Hàng Ngang, Bác viết TNĐL. - Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, thay mặt chính phủ lâm thời nước VN DCCH Bác đọc bản TNĐL trước hàng chục vạn đồng bào. 2. Đối tượng và Mục đích của bản tuyên ngôn: a/. Đối tượng: Đồng bào cả nước ; nhân dân thế giới ; đặc biệt là lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm nô dịch nước ta một lần nữa. b/. Mục đích: tuyên bố độc lập trước quốc dân đồng bào, đồng thời để bác bỏ luận điệu bảo hộ của Pháp. 3. Giá trị bản Tuyên ngôn Độc lập: - Giá trị lịch sử: + Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến. + Khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. + Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta. - Giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận đặc sắc với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc,… - Giá trị tư tưởng: là áng văn tâm huyết của chủ tịch HCM, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người cùng khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. 4. Bố cục - Phần 1: Từ đầu đến “…không ai chối cãi được” à Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn. - Phần 2: “Thế mà, … phải được độc lập” à Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Phần 3: Còn lại à Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập của dân tộc II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn Độc lập: - Mở đầu bằng cách trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ làm cơ sở pháp lí. Đó là nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn. Việc trích dẫn đó thể hiện việc đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, HCM suy rộng ra quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại. 2. Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn Độc lập: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: * Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng. * Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,… ; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của Pháp về công “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. Bản Tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử : nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. * Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục. 3. Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ độc lập dân tộc: - Lời tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam vang lên mạnh mẽ, chắc nịch như lời khẳng định một chân lí. - Bày tỏ ý chí bảo vệ nền độc lập của cả dân tộc. Lời văn đanh thép như một lời thề, thể hiện ý chí, quyết tâm của cả dân tộc. III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Bác: - Lập luận: chặt chẽ, thống nhất ; Lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực ; giàu sức thuyết phục - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm - Giọng văn linh hoạt. 2. Ý nghĩa văn bản: - TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, đ.lập của dân tộc VN và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền đl-td ấy. - Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng d.tộc và tinh thần yêu chuộng đl-td. - Là một áng văn chính luận mẫu mực. IV. GHI NHỚ (SGK-42) B – LUYỆN TẬP: 1/. Trình bày quan điểm sáng tác, di sản văn học và phong cách ngh

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi TNTHPT mon van 2.doc
Giáo án liên quan