I. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN HỌC
1. Tổ chức dạy học
- Về thời lượng dạy học:
+ Địa lí lớp 6: 35 tiết;
+ Địa lí lớp 7: 70 tiết;
+ Địa lí lớp 8: 52 tiết;
+ Địa lí lớp 9: 52 tiết.
- Về kế hoạch dạy học: Trong quá trình dạy học, giáo viên cần dạy đủ số tiết lí thuyết và thực hành đã quy định trong KPPCT. Chương trình và sách giáo khoa chưa quy định nội dung cụ thể cho các tiết ôn tập. Giáo viên cần căn cứ tình hình thực tế để định ra nội dung cho các tiết Ôn tập nhằm củng cố hệ thống các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình.
- Về đổi mới phương pháp dạy học:
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS cần theo 4 hướng chủ yếu:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh.
+ Bồi d¬ưỡng phương pháp tự học.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu phân phối chương trình trung học cơ sở môn Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TRÀ VINH
Tài liệu
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
MÔN ĐỊA LÝ
Dùng cho các trường THCS, PTDTNT trong toàn tỉnh Trà Vinh
Áp dụng từ năm học 2011 - 2012
Thaùng 9/2011
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN HỌC
1. Tổ chức dạy học
- Về thời lượng dạy học:
+ Địa lí lớp 6: 35 tiết;
+ Địa lí lớp 7: 70 tiết;
+ Địa lí lớp 8: 52 tiết;
+ Địa lí lớp 9: 52 tiết.
- Về kế hoạch dạy học: Trong quá trình dạy học, giáo viên cần dạy đủ số tiết lí thuyết và thực hành đã quy định trong KPPCT. Chương trình và sách giáo khoa chưa quy định nội dung cụ thể cho các tiết ôn tập. Giáo viên cần căn cứ tình hình thực tế để định ra nội dung cho các tiết Ôn tập nhằm củng cố hệ thống các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình.
- Về đổi mới phương pháp dạy học:
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS cần theo 4 hướng chủ yếu:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh.
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học.
+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là cơ bản, chủ yếu, chi phối đến ba hướng sau. Điểm cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Để đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong trường Trung học cơ sở nhanh chóng đạt hiệu quả, giáo viên cần quan tâm và thực hiện tốt các công việc sau đây:
+ Đầu tư nhiều hơn vào công tác thiết kế bài dạy học và tổ chức dạy học trên lớp theo tinh thần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập, hứng thú học tập.
+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học địa lí thông dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới như: thảo luận, khảo sát điều tra, động não; biết cách tiếp nhận thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét của học sinh về PPDH và giáo dục của giáo viên; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan, thoả mãn;
+ Đa dạng hóa, phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp, tham quan, khảo sát địa phương, hoạt động ngoại khóa;
+ Tích cực sử dụng phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh; nắm chắc điều kiện của nhà trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, tài liệu tham khảo);
+ Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí, nhất là các mối quan hệ nhân quả; dành thời gian cho học sinh thu thập, xử lí thông tin dựa vào bản đồ, lược đồ, các bảng biểu, tranh ảnh... để tìm kiến thức, rèn luyện các kĩ năng và phương pháp học tập địa lí;
+ Những nơi có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức học ngoài thực địa để giảm tính trừu tượng của kiến thức và tăng tính thực tiễn của nội dung học tập.
- Về dạy học địa lí địa phương:
+ Để tiến hành một cách có hiệu quả tiết thực hành "tìm hiểu địa phương" ở lớp 8, giáo viên nên chọn một địa điểm có nhiều ý nghĩa đối với địa phương và có nhiều thuận lợi trong việc tìm tư liệu, yêu cầu các nhóm học sinh thu thập tư liệu về địa điểm đó theo các nội dung đã gợi ý trong sách giáo khoa. Giờ thực hành, giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm trình bày kết quả và xây dựng thành một bản báo cáo tương đối đầy đủ về địa điểm tìm hiểu.
+ Đối với các bài dạy về địa lí tỉnh (thành phố) ở lớp 9, giáo viên cần dựa vào tài liệu địa lí địa phương, sưu tầm thêm các tư liệu về địa lí tỉnh (thành phố) như Địa chí tỉnh (thành phố), bộ sách "Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam" của Nhà xuất bản Giáo dục, các cuốn niên giám thống kê của tỉnh (thành phố) hoặc Tổng cục thống kê, các sách báo khác,... để biên soạn nội dung dạy học về địa lí tỉnh (thành phố). Giáo viên cũng nên huy động học sinh mua hoặc sưu tầm các tài liệu về địa lí địa phương để làm phong phú thêm nội dung dạy học địa lí tỉnh (thành phố), hình thành ở học sinh phương pháp tìm hiểu địa lí địa phương.
- Về tích hợp một số nội dung trong dạy học địa lí: Các nội dung tích hợp trong dạy học địa lí ở trường THCS gồm có giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục dân số. Để có thể thực hiện tốt việc tích hợp các nội dung này, giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
+ Tìm hiểu kĩ các nội dung có thể tích hợp trong từng bài học để xác định rõ nội dung, mức độ tích hợp và phương thức tích hợp.
+ Việc tích hợp các nội dung cần được chuẩn bị một cách cẩn thận và được thể hiện cụ thể trong kế hoạch bài dạy học cũng như khi lên lớp.
+ Việc tích hợp các nội dung cần phải hợp lí, tránh gò ép, gây qua tải nội dung học tập.
2. Kiểm tra, đánh giá
- Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình; thực hiện đổi mới KTĐG để thúc đẩy đổi mới PPDH;
- Trong năm học phải dành 4 tiết để kiểm tra. Trong đó có 02 tiết dành cho kiểm tra giữa học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết).
- Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra học kì như trong KPPCT.
- Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng theo mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học.
- Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 45 phút để đảm bảo đủ số lượng điểm kiểm tra theo quy định.
- Sau mỗi bài thực hành cần có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm này làm ít nhất 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực của học sinh.
- Nội dung KTĐG cần giảm các câu hỏi kiểm tra ghi nhớ kiến thức, tăng cường kiểm tra kiến thức ở các mức độ hiểu và vận dụng kiến thức. Cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề "mở", đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
- Coi trọng KTĐG kĩ năng diễn đạt các sự vật, hiện tượng địa lí bằng lời nói, chữ viết, sơ đồ; đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, Atlát, sử dụng sa bàn, máy chiếu và bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ đối với các vấn đề toàn cầu về bảo vệ môi trường sống, nhu cầu tìm hiểu bổ sung vốn hiểu biết về đất nước, chủ quyền lãnh thổ của nước ta, các điều kiện kinh tế -xã hội, tài nguyên của quê hương đất nước.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:
+ Kiểm tra đánh giá thường xuyên: bao gồm kiểm tra miệng (cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét) có thể tiến hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học; kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi tự luận và trắc nghiệm. Khi kiểm tra miệng cần rèn luyện kĩ năng nói và kĩ năng diễn đạt trước tập thể.
+ Trong kiểm tra đánh giá học kì cần chú trọng đánh giá kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kĩ năng viết, trình bày một vấn đề.
+ Khuyến khích các hình thức KTĐG thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của học sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu tầm; tham quan thực địa; phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học... và lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trong lớp học.
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Lưu ý: Những tiết có đánh dấu (*) ở phần ghi chú là những tiết Giáo viên có thể lồng ghép nội dung GDBVMT. Đối với tiết kiểm tra, có thể dành cho nội dung GDBVMT từ 0,25-0,5 điểm.
LỚP 6
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Học kì I: 19 tuần (19 tiết)
Học kì II: 18 tuần (18 tiết)
HỌC KÌ I
Tuần
Tiết
Nội dung
1
1
Bài mở đầu
2
Chương I : Trái Đất
2
Bài 1: Vị trí hình dạng và kích thước của Trái đất
3
3
Bài 3 : Tỉ lệ bản đồ; Khái niệm bản đồ
4
4
Bài 4 : Phương hướng trên bản đồ .Kinh độ , vĩ độ và tọa độ địa lí
5
5
Bài 4 : Phương hướng trên bản đồ .Kinh độ , vĩ độ và tọa độ địa lí (mục 3 bài tập)
6
6
Bài 5: Kí hiệu bản đồ . Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
7
7
Ôn tập
8
8
Kiểm tra viết 1 tiết*
9
9
Bài 7: Sự tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
10
10
Bài 8 : Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
11
11
Bài 9: Hiện tượng ngày , đêm dài ngắn theo mùa .
12
12
Bài 10 : Cấu tạo bên trong của trái đất
13
13
Bài 11: thực hành : Sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất .
14
Chương II : Các thành phần tự nhiên của trái đất .
14
Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất
15
15
Bài 13 : Địa hình bề mặt trái đất*
16
16
Bài 14 : Địa hình bề mặt trái đất ( tiếp theo )
17
17
Ôn tập học kì I
18
18
Ôn tập học kì I
19
Kiểm tra học kì I
HỌC KÌ II
Tuần
Tiết
Nội dung
20
19
Bài 15: các mỏ khoáng sản*
21
20
Bài 16: Thực hành : Đọc bản đồ ( lược đồ ) địa hình tỉ lệ lớn .
22
21
Bài 17 : Lớp vỏ khí*
23
22
Bài 18: Thời tiết , khí hậu , nhiệt độ không khí
24
23
Bài 19: Khí áp và gió trên trái đất .
25
24
Bài 20 : Hơi nước trong không khí . Mưa.
26
25
Bài 21: Thực hành : Phân tích biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa .
27
26
Bài 22 : các đới khí hậu trên trái đất .
28
27
Ôn tập
29
28
Kiểm tra viết 1 tiết
30
29
Bài 23 : Sông và hồ*
31
30
Bài 24 : Biển và đại dương*
32
31
Bài 25 : Thực hành : Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
33
32
Bài 26: Đất . Các nhân tố hình thành đất .*
34
33
Bài 27 : Lớp vỏ sinh vật . Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên trái đất.*
35
34
Ôn tập học kì II
36
35
Ôn tập học kì II
37
Kiểm tra học kì II*
LỚP 7
Cả năm: 37 tuần (70 tiết)
Học kì I: 19 tuần (36 tiết)
Học kì II: 18 tuần (34 tiết)
HỌC KÌ I
Tuần
Tiết
Nội dung
1
Phần I : Thành phần nhân văn của môi trường
1
Bài 1: Dân số*
2
Bài 2 : Sự phân bố dân cư . Các chủng tộc trên thế giới
2
3
Bài 3 : Quần cư , đô thị hóa*
4
Bài 4 : Thực hành : Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi.
3
Phần II : Các môi trường địa lí
Chương I : Môi trường đới nóng . Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng.
5
Bài 5: Đới nóng . Môi trường xích đạo ẩm .
6
Bài 6 : Môi trường nhiệt đới*
4
7
Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
8
Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng*
5
9
Bài 10 : Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên , môi trường ở đới nóng .*
10
Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng*
6
11
Bài 12: Thực hành : Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng
12
Ôn tập
7
13
Kiểm tra viết 1 tiết*
Chương II : Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa
14
Bài 13 : Môi trường đới ôn hòa*
8
15
Bài 14 : Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa
16
Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa*
Tuần
Tiết
Nội dung
9
17
Bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa*
18
Bài 17 : Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa*
10
19
Bài 18: Thực hành : nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa .*
Chương III : Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
20
Bài 19: Môi trường hoang mạc
11
21
Bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc *.
Chương IV : Môi trường đới lạnh . Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
22
Bài 21: Môi trường đới lạnh
12
23
Bài 22 : Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh*
Chương V: Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
24
Bài 23 : Môi trường vùng núi
13
25
Ôn tập chương II ,III, IV , V*
Phần III : Thiên nhiên và con người ở các châu lục
26
Bài 25 : Thế giới rộng lớn và đa dạng*
Chương VI : Châu Phi
14
27
Bài 26: Thiên nhiên châu Phi
28
Bài 27 : Thiên nhiên châu Phi (TT)*
15
29
Bài 28 : Thực hành : Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên , biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Châu Phi.
30
Bài 29: Dân cư, xã hội châu phi
16
31
Bài 30: Kinh tế châu phi*
32
Bài 31: Kinh tế châu phi (tiếp theo)*
17
33
Bài 32: các khu vực Châu phi *
34
Bài 33: Các khu vực Châu Phi ( TT )*
Tuần
Tiết
Nội dung
18
35
Ôn tập học kỳ I
36
Ôn tập học kì I
19
Kiểm tra học kỳ I*
HỌC KÌ II
Tuần
Tiết
Nội dung
20
37
Bài 34 : Thực hành : So sánh nền kinh tế của 3 khu vực Châu Phi
Chương VII : CHÂU MĨ
38
Bài 35: Khái quát châu mĩ
21
39
Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
40
Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
22
41
Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ*
42
Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
23
43
Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp "Vành đai mặt trời" *
44
Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
24
45
Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
46
Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
25
47
Bài 44:Kinh tế Trung và Nam Mĩ
48
Bài 45 : Kinh tế Trung và Nam Mĩ ( TT)*
26
49
Bài 46 : Sự phân hóa của thảm thực vật ở hai bên sườn Đông và Tây của núi An - đet
50
Ôn tập
27
51
Kiểm tra viết*
Chương VIII: Châu Nam Cực
52
Bài 47: Châu Nam cực - châu lục lạnh nhất thế giới*
Tuần
Tiết
Nội dung
28
Chương IX : Châu Đại Dương
53
Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương
54
Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương
29
55
Bài 50: Thực hành : Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-x trây-lia
Chương X : Châu Âu
56
Bài 51: Thiên nhiên Châu Âu
30
57
Bài 52: Thiên nhiên Châu Âu (tiếp theo)
58
Bài 53: Thực hành : Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Châu Âu
31
59 Bài 54: Dân cư, xã hội Châu Âu
60
Bài 55: Kinh tế Châu Âu*
32
61
Ôn Tập
62
Bài 56: Khu vực Bắc Âu*
33
63
Bài 57: Khu vực Tây và Trung Âu
64
Bài 58: Khu vực Nam Âu
34
65
Bài 59: Khu vực Đông Âu
66
Bài 60: Liên minh Châu Âu
35
67
Bài 61: Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ kinh tế Châu Âu
68
Ôn tập
36
69
Ôn tập
70
Ôn tập
37
Kiểm tra học kì II*
LỚP 8
Cả năm: 37 tuần (52tiết)
Học kì I: 19 tuần (18 tiết)
Học kì II: 18 tuần (34 tiết)
HỌC KÌ I
Tuần
Tiết
Nội dung
1
Phần một.THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (Tiếp Theo)
Chương XI: Châu Á
1
Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
2
2
Bài 2: Khí hậu Châu Á*
3
3
Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á*
4
4
Bài 4: Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
5
5
Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á.
6
6
Bài 6: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn ở Châu Á
7
7
Ôn tập
8
8
Kiểm tra viết
9
9
Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á*
10
10
Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước Châu Á*
11
11
Bài 9: Khu vực Tây Nam Á*
12
12
Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á*
13
13
Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á*
14
14
Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á*
15
15
Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á*
16
16
Ôn tập học kì I
17
17
Ôn tập học kì I
18
18
Ôn tập học kì I
19
Kiểm tra học kì I*
HỌC KÌ II
Tuần
Tiết
Nội dung
20
19
Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và đảo*
20
Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á*
21
21
Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á*
22
Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
22
23
Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Campuchia
24
Ôn tập
23
Phần hai: ĐỊA LÍ VIỆT NAM
25
Bài 22: Việt Nam: đất nước, con người*
I.Địa lí tự nhiên
26
Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam*
24
27
Bài 24: Vùng biển Việt Nam*
28
Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam*
25
29
Bài 26: Đặc điểm tài nguyên, khoáng sản Việt Nam*
30
Bài 27: Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam*
26
31
Ôn tập
32
Ôn tập
27
33
Kiểm tra viết*
34
Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam*
28
35
Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình*
36
Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
29
37
Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam*
38
Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta*
30
39
Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam*
40
Bài 34: Các hệ thồng sông lớn ở nước ta*
31
41
Bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam*
42
Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam*
32
43
Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam*
44
Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam*
33
45
Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam*
46
Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
34
47
Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ*
48
Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ*
35
49
Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ*
50
Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương
36
51
Ôn tập học kì II
52
Ôn tập học kì II
37
Kiểm tra học kì II*
LỚP 9
Cả năm: 37 tuần (52 tiết)
Học kì I: 19 tuần (35 tiết)
Học kì II: 18 tuần (17 tiết)
HỌC KÌ I
Tuần
Tiết
Nội dung
II / ĐỊA LÍ DÂN CƯ
1
Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam*
2
Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số*
2
3
Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư*
4
Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống*
3
5
Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999
III/ ĐỊA LÍ KINH TẾ
6
Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam*
4
7
Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp*
8
Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp*
5
9
Bài 9: Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp và thủy sản*
10
Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây , sự tăng trưởng đàn gia súc , gia cầm .
6
11
Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp*
12
Bài 12: sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp*
7
13
Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ*
14
Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông*
8
14
Bài 15: Thương mại và dịch vụ du lịch*
16
Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế
Tuần
Tiết
Nội dung
9
17
Ôn tập
18
Kiểm tra viết*
10
IV / SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
19
Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ*
20
Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiếp theo)*
11
21
Bài 19: Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở trung du miền núi Bắc bộ.*
22
Bài 20: Vùng Đồng bằng Sông Hồng*
12
23
Bài 21: Vùng Đồng bằng Sông Hồng(Tiếp theo)*
24
Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số sản lượng lương thực theo đầu người .*
13
25
Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ*
26
Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ ( Tiếp theo)*
14
27
Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ*
28
Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo)*
15
29
Bài 27: Thực hành: kinh tế biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ*
30
Bài 28: Vùng Tây Nguyên*
16
31
Bài 29: Vùng Tây Nguyên(Tiếp theo)*
32
Bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu
17
33
Ôn tập học kì I
34
Ôn tập học kì I
18-19
35
Kiểm tra học kì I*
HỌC KÌ II
Tuần
Tiết
Nội dung
20
36
Bài 31 : Vùng Đông Nam Bộ*
21
37
Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ( tiếp theo)*
22
38
Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ(tiếp theo)*
23
39
Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ trên cơ sở bảng số liệu .*
24
40
Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long*
25
41
Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long(Tiếp theo)*
26
42
Bài 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình phát triển của ngành thủy hải sản ở đồng bằng Sông Cửu Long*
27
43
Ôn tập
28
44
Kiểm tra viết*
29
45
Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo*
30
46
Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo ( tiếp theo)*
31
47
Bài 40: Thực hành: Vần đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo*
32
V/ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
48
Bài 41: Địa lí địa phương tỉnh - thành phố*
33
49
Bài 42: Địa lí địa phương tỉnh - thành phố*
34
50
Bài 43: Địa lí địa phương tỉnh - thành phố( tiếp theo)*
35
51
Ôn tập học kì II
36
52
Ôn tập học kì II
37
Kiểm tra học kì II*
File đính kèm:
- Phân phối chương trình môn Địa 2011-2012.doc