Tài liệu Tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán ở trường THCS

 

Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học.

Chương trình và sách giáo khoa (SGK) Toán học THCS mới được triển khai từ năm 2002 đến nay đã thực hiện đại trà trong toàn cấp học, nhiều nội dung bài học được xây dựng theo hướng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như CNTT vào trong giờ giảng để nâng cao hiệu quả của tiết học.

Trong những năm vừa qua, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của giáo viên THCS đã đạt nhiều kết quả khả quan, đồng thời nhu cầu hiểu biết về những phần mềm ứng dụng vào giảng dạy Toán học cũng tăng lên.

Tập tài liệu “Tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học Toán học ở trường THCS” phục vụ cho công tác bồi dưỡng giáo viên Toán học được biên soạn với những nội dung được lựa chọn có tính thiết thực, phù hợp đối với giáo viên THCS. Những nội dung chính của tài liệu bao gồm:

 Khai thác thông tin Toán học trên Internet về nội dung khoa học, giáo án điện tử, các đề thi, phần mềm giảng dạy, . làm tư liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giáo viên THCS.

 Sử dụng phần mềm Maple giải một số loại toán THCS.

 Hướng dẫn sử dụng phần mền Sketchpad giải toán THCS.

Tập tài liệu này có thể sử dụng trong các đợt tập huấn từ cho giáo viên Toán học các trường THCS cũng như đáp ứng được nhu cầu tự học của giáo viên. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh được những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.

 

doc25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán ở trường THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu TẬP HUẤN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG THCS HÀ NỘI, THÁNG 12/2007 LỜI GIỚI THIỆU S ự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. Chương trình và sách giáo khoa (SGK) Toán học THCS mới được triển khai từ năm 2002 đến nay đã thực hiện đại trà trong toàn cấp học, nhiều nội dung bài học được xây dựng theo hướng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như CNTT vào trong giờ giảng để nâng cao hiệu quả của tiết học. Trong những năm vừa qua, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của giáo viên THCS đã đạt nhiều kết quả khả quan, đồng thời nhu cầu hiểu biết về những phần mềm ứng dụng vào giảng dạy Toán học cũng tăng lên. Tập tài liệu “Tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học Toán học ở trường THCS” phục vụ cho công tác bồi dưỡng giáo viên Toán học được biên soạn với những nội dung được lựa chọn có tính thiết thực, phù hợp đối với giáo viên THCS. Những nội dung chính của tài liệu bao gồm: Khai thác thông tin Toán học trên Internet về nội dung khoa học, giáo án điện tử, các đề thi, phần mềm giảng dạy, ... làm tư liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giáo viên THCS. Sử dụng phần mềm Maple giải một số loại toán THCS. Hướng dẫn sử dụng phần mền Sketchpad giải toán THCS. Tập tài liệu này có thể sử dụng trong các đợt tập huấn từ cho giáo viên Toán học các trường THCS cũng như đáp ứng được nhu cầu tự học của giáo viên. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh được những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Dự án THCS II MỤC LỤC Lời giới thiệu 2 Sử dụng phần mềm công cụ thiết kế bài giảng điện tử góp phần đổi mới Phương pháp dạy học Toán ở THCS 4 2. Khai thác Internet phục vụ dạy học Toán học 12 3. Sử dụng phần mềm Maple giải một số loại toán THCS 25 Giới thiệu phần mềm Maple 8 25 Thực hiện các phép tính số học …………………………………………….28 Thực hiện các phép biến đổi Đại số 36 Vẽ đồ thị hàm số 43 Giải phương trình, bất phương trình 45 4. Sử dụng phần mềm Sketchpad 47 Bài 1 Dựng hình vuông 47 Bài 2 Một định lý về các tứ giác 52 Bài 3 Khảo sát tâm các tam giác 57 Bài 4 Giới thiệu về các phép biến hình 62 Bài 5 Khảo sát các phép dựng hình thoi 68 Bài 6 Đường tròn và các tính chất 71 Bài 7 Quỹ tích 75 Bài 8 Mở đầu về Đại số 80 Bài 9 Điểm và mặt phẳng tọa độ 85 Bài 10 Đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai 90 Bài 11 Tỉ số lượng giác của các góc nhọn 95 Bài 12 Các phép toán số nguyên 99 Tham khảo nhanh …………………………………………………………105 SỬ DỤNG PHẦN MỀM CÔNG CỤ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PPDH MÔN TOÁN THCS ThS. Đặng Thị Thu Thuỷ- Viện chiến lược & Chương trình Giáo dục 1. Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của HS, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho HS tư duy độc lập, tích cực sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho HS. Để có những đổi mới trên cần thay đổi khâu soạn bài, đổi mới việc kiểm tra đánh giá. - Đổi mới cách soạn bài: Cốt lõi của bài soạn theo tinh thần đổi mới là thiết kế các hoạt động giúp HS tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế bài giảng điện tử (BGĐT) là thiết kế được các hoạt động để hỗ trợ HS trong việc tự chiếm lĩnh kiến thức. Các BGĐT cần phải tạo môi trường sư phạm để người học hoạt động và thích nghi với môi trường. Việc dạy học diễn ra trong quá trình hoạt động thích nghi đó. Tạo điều kiện cho người học hoạt động tới mức độ cao. Tạo điều kiện để thực hiện những ý tưởng khác nhau trong giáo dục như học mọi nơi, mọi lúc. - Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá: Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần...) cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu bài học và thiết kế bài giảng nhằm giúp cho GV và HS kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy học. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế BGĐT là thiết kế được các bài kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học, bổ sung những lỗ hỗng kiến thức của HS, động viên kịp thời HS bằng cách sử dụng thêm các hình thức kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính, bài tập đố vui, ô chữ... Chú trọng hướng dẫn HS phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá. Các BGĐT được thiết kế phải là phương tiện hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay. Khi ứng dụng CNTT trong dạy học, HS được tiếp xúc với môi trường hết sức hấp dẫn, da dạng và có tính trợ giúp cao, có thể cá thể hoá hoạt động học tập của HS, môi trường này chưa có trong dạy học truyền thống. Đó là các vi thế giới, các môi trường hoạt động xuất hiện như Internet, thư điện tử, sách điện tử, thí nghiệm ảo... Những PPDH như cách tiếp cận kiến tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để áp dụng rộng rãi. Các hình thức tổ chức dạy học như dạy học theo nhóm, dạy cá nhân... cũng sẽ có những đổi mới trong môi trường mới này. Từ định hướng đổi mới PPDH, đặt ra yêu cầu BGĐT được thiết kế phải góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS, hỗ trợ hoạt động dạy học. Yêu cầu của một BGĐT là tích hợp các ứng dụng CNTT sao cho phù hợp với nội dung, mục đích dạy học, đảm bảo đặc trưng bộ môn góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của HS làm tăng hiệu quả dạy học. Có thể cụ thể hóa thành các yêu cầu sau Yêu cầu về phần nội dung Cần trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng, minh họa sinh động và có tính tương tác cao rõ nét mà phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả. Để thực hiện yêu cầu này, người thầy phải hiểu rất rõ vấn đề cần trình bày, phải thể hiện các phương pháp sư phạm truyền thống và đồng thời phải có kỹ năng về tin học để thực hiện các minh họa, mô phỏng hoặc tận dụng chọn lọc từ tư liệu điện tử có sẵn. Yêu cầu về phần câu hỏi – giải đáp - Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung (từng phần, toàn bài) vừa trình bày không. - Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp. Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận động trí não để tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong BGĐT nhằm mục đích: - Với câu trả lời đúng: Thể hiện sự tán thưởng nồng nhiệt cổ vũ và kích thích lòng tự hào của người học. - Với câu trả lời sai:Thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở và cho quay lại phần đề mục bài học cần thiết theo quy trình sư phạm để người học chủ động tìm tòi câu trả lời. - Đưa ra một gợi ý, hoặc chỉ ra điểm sai của câu trả lời, nhắc nhở chọn đề mục đã học để người học có cơ hội tìm ra câu trả lời. - Cuối cùng đưa ra một giải đáp hoàn chỉnh. Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế Các nội dung chuẩn bị của hai phần trên khi thể hiện trình bày, cần đảm bảo các yêu cầu: + Đầy đủ: Có đủ yêu cầu nội dung bài học. + Chính xác: Đảm bảo không có thông tin sai sót. + Trực quan: Hình vẽ, âm thanh, bảng biểu trực quan, sinh động hấp dẫn người học. Từ đó đặt ra vấn đề, vậy thì PMCC hỗ trợ GV thiết kế BGĐT phải đáp ứng những yêu cầu nào, phải có chức năng gì để có thể tạo ra BGĐT đạt được những yêu cầu nói trên. 2. Cấu trúc, yêu cầu của BGĐT Do yêu cầu của một bài soạn theo tinh thần đổi mới là thiết kế các hoạt động giúp HS tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học nên về cấu trúc hình thức của BGĐT có thể đưa dưới dạng sau: Tên bài học Hoạt động 1 Hoạt động 2... Nội dung 1 (tóm tắt kiến thức cần nhớ của phần 1 chẳng hạn)... Hoạt động n... Nội dung 2 (tóm tắt kiến thức cần nhớ của phần 2 chẳng hạn)... Bài tập 1... Ví dụ bài Định lí Py-ta-go (toán 7) Hoặc cấu trúc hình thức của một BGĐT cũng có thể như sau: Theo cấu trúc trên, BGĐT có những nét phù hợp với bài dạy học truyền thống. Tuy nhiên cần phải thấy được sự khác biệt rõ nhất và là ưu điểm của BGĐT đó là: ngoài khả năng trình bày lý thuyết, nó cho phép thực hiện phần minh họa và thực hiện kiểm tra tại từng vấn đề nhỏ, điều mà trong bài giảng truyền thống khó thực hiện. Thông qua cấu trúc này, một BGĐT cần thể hiện được: - Tính đa phương tiện (multimedia): là sự kết hợp của các phương tiện khác nhau dùng để trình bày thông tin thu hút người học, bao gồm văn bản (text), âm thanh (sound), hình ảnh đồ họa (image/graphics), phim minh họa, thực nghiệm…. - Tính tương tác: Sự trợ giúp đa phương tiện của máy tính cho phép người thầy và người học khai thác các đối thoại, xem xét, khám phá các vấn đề, đưa ra câu hỏi và nhận xét về câu trả lời. Một điểm mạnh của cấu trúc BGĐT là hoạt động với máy tính không tuần tự và đó cũng chính là ưu điểm tuyệt đối của Web. Khi sử dụng BGĐT, người sử dụng nó có thể sử dụng bất cứ trang nào, phần nào tuỳ theo mục đích, nhu cầu của họ, không nhất thiết phải theo một tuần tự nhất định. Ví dụ một GV cùng dạy hai lớp 7 ở một trường nhưng trình độ HS ở hai lớp là khác nhau thì khi thiết kế BGĐT về định lý Pitago – toán 7 vẫn nên thiết kế ở mức tối đa, nghĩa là đưa ra tối đa các hoạt động, đủ nội dung, nhưng để phù hợp với đối tượng HS của từng lớp thì khi sử dụng GV có thể bỏ bớt một số nội dung nâng cao đối với lớp có trình độ học lực của HS thấp hơn. 3. Quy trình thiết kế BGĐT từ PMCC Việc ứng dụng các phần mềm công cụ để thiết kế BGĐT và sử dụng như một thiết bị hỗ trợ đổi mới PPDH. Các BGĐT được thiết kế hoàn toàn không mang tính chất trình diễn, không phải là một “bảng đen” được viết sẵn tất cả nội dung dạy học lên đó.BGĐT góp phần hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS, giúp HS tự chiếm lĩnh tri thức, kích thích hứng thú học tập của học sinh; góp phần phát triển trí tuệ và giáo dục nhân cách cho HS. Trước khi có ý tưởng thiết kế một BGĐT cần chú ý một số điểm quan trọng sau: Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp, không phải chủ đề dạy học nào cũng cần tới BGĐT. Chủ đề dạy học thích hợp là những chủ đề có thể dùng BGĐT để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống. Cần tránh chọn những chủ đề, những tiết học mà việc thiết kế mất nhiều thời gian nhưng việc sử dụng nó trong dạy học thì hiệu quả lại không đáng kể. Có thể chỉ ra một số trường hợp nên thiết kế BGĐT để hỗ trợ dạy học: - Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó HS khó hình dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thể hiện khái niệm trên một cách trực quan hơn. Chẳng hạn như nó có thể mô phỏng, minh họa nhiều quá trình, hiện tượng trong xã hội và trong con người mà không thể quan sát trực tiếp được trong điều kiện nhà trường, không thể hoặc khó có thể thực hiện nhờ các phương tiện khác. PMDH có thể giúp HS tự tìm tri thức mới, tự ôn tập, tự luyện tập theo nội dung tùy chọn, theo các mức độ tùy theo năng lực của từng HS. - Khi cần giúp HS rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua việc phải hoàn thành số lượng lớn các bài tập. Ví dụ, khi cần rèn luyện cho HS tiểu học kĩ năng tính nhẩm, ta có thể tạo ra PMDH dạng trò chơi, trong đó máy tính sẽ tự động ra liên tiếp các bài tập tính nhẩm, HS nhẩm kết quả phép tính và gõ kết quả qua bàn phím, máy tính sẽ cho điểm và đánh giá trình độ tính nhẩm của HS. -Tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy. Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân hàng đề, từ đó có thể lựa chọn ngẫu nhiên để lập thành các bộ đề khác nhau. Có thể kể ra ở đây các công đoạn chính của công việc thiết kế một BGĐT: - Ý tưởng xuất phát ban đầu của sản phẩm. - Xác định đối tượng, mục đích, mục tiêu chính của BGĐT. - Xác định các chức năng chính của bài giảng, phạm vi kiến thức, kỹ năng cần truyền đạt, cách thức truyền tải thông tin, kiến thức. - Thể hiện các ý tưởng đặt ra cho tiết học trên máy tính. - Kiểm tra và thử nghiệm các chức năng đã hoàn thiện. Có thể thay đổi lại thiết kế nếu cần thiết. - Đóng gói và ghi bài giảng vào máy tính hoặc đĩa. Ta có thể cụ thể hoá thành các bước sau: Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy, soạn giáo án: Đây là công việc cần làm đầu tiên của người giáo viên. GV cần nghiên cứu kỹ bài qua sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định được: -Những yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng cần đạt được qua tiết dạy. -Dạy nội dung (yếu tố học tập) nào ứng với hoạt động nào. -Trọng tâm của bài. -Tài liệu tham khảo: xác định và thu thập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả của tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức của HS. -Soạn giáo án (kế hoạch dạy học). -Thiết bị dạy học hỗ trợ. Bước 2: Xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy. Đây là một bước rất quan trọng trong việc thiết kế BGĐT có sử dụng các ứng dụng của CNTT. Sau khi thực hiện bước trên người GV phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao hơn. Dự kiến việc thể hiện nội dung bài giảng hoặc một phần nào đó của bài bằng các khái niệm và hệ thống khái niệm, các hiện tượng...hay các phần tiểu kết một đề mục, hệ thống hoá, khái quát hoá một nội dung... bằng ngôn ngữ và hình ảnh tiếp nối nhau theo một qui trình chặt chẽ có logic, phù hợp với nội dung khoa học, trình độ nhận thức của HS và PPDH bộ môn. Việc đưa các nội dung đó vào máy vi tính được thể hiện dưới dạng nào, là một đoạn văn bản hay một bản vẽ, một biểu đồ, một đoạn Video, hay mô phỏng một chuyển động... Kịch bản phải làm sao kết hợp được ngôn ngữ của máy tính với hoạt động của GV, HS trong quá trình lên lớp nhằm phát huy được tính tích cực chủ động của HS. Dự kiến các hoạt động trong một tiết học, thời gian, nhịp độ học tập có thể được thể hiện theo bảng mẫu sau: Tên cảnh (Hoạt động) - thời gian Nội dung Hình ảnh thể hiện trên máy vi tính Đặt vấn đề .... ... Hoạt động 1 .... ... ... Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính. - Xử lý, chuyển các tư liệu nội dung trên thành phần mềm dạy học trên máy vi tính (có thể phải sử dụng thêm các thiết bị kỹ thuật số, máy ảnh, máy scan, phần mềm xử lý phim ảnh...) Nếu GV còn hạn chế về trình độ tin học thì ở bước này cần thêm sự hỗ trợ của người có trình độ tin học để bàn bạc, trao đổi thống nhất việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính, cũng có thể ở đây vừa làm vừa phải điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với ngôn ngữ mà máy tính có thể thể hiện được vì việc thể hiện kịch bản trên máy tính còn phụ thuộc về mặt thời gian, về công nghệ và trình độ của người thể hiện... Vì đây là phương tiện hỗ trợ nên việc thiết kế trên máy phải đảm bảo các yêu cầu phương tiện dạy học đòi hỏi: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ. Bước 4: Xem xét, điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử). - Chạy thử trên máy vi tính (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều chỉnh những sai sót về nội dung, kỹ thuật). - Dạy thử (dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả HS và GV). Sau khi kịch bản sư phạm của BGĐT được thể hiện trên máy vi tính cần phải có sự góp ý kiến của đồng nghiệp, kỹ sư tin học (nếu có) để sữa chữa, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện. Sau đó nên đưa ra dạy thử trước HS và sự góp ý thêm của đồng nghiệp xem bài giảng đã phù hợp với trình độ HS, khối lượng kiến thức, thời gian và đặc biệt là hiệu quả của bài giảng. GV nên tự đặt câu hỏi việc sử dụng BGĐT vừa thiết kế trên máy vi tính để dạy học nội dung này liệu có tốt hơn không so với việc chỉ sử dụng các phương tiện truyền thống hay không để có thể có những điều chỉnh cho phù hợp. Sau khi điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện lại lần cuối nên ghi vào đĩa CD hoặc ổ cứng của máy vi tính. Bước 5: Viết bản hướng dẫn Bản hướng dẫn phải nêu được: - Kỹ thuật sử dụng (cách mở đĩa, mở bài giảng...) -Ý đồ sư phạm của từng phần bài giảng, từng Slide được thiết kế trên máy vi tính. - PPDH, việc kết hợp với các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu có). -Phần việc của GV của HS, sự phối hợp giữa cho GV và học sinh... 4. Một số ví dụ Bài : Đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau (chương 2 – toán 9) Mục đích yêu cầu: - Về kiến thức cơ bản, HS nắm được điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) cắt nhau, song song, trùng nhau. Về kỹ năng, HS biết vận dụng lý thuyết vào việc giải các bài toán tìm giá trị của các tham số đã cho trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau. Ý tưởng thiết kế: Thiết kế trên máy vi tính đồ thị các hàm số bậc nhất y = ax + b và y = a’x + b’ có hệ số a, a’ thay đổi bất kỳ để HS có thể quan sát trên máy tính và tự rút ra kết luận khi nào thì hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau trên mặt phẳng toạ độ, khắc sâu được các kiến thức liên quan đến đồ thị hàm số. Với bài này nếu không thiết kế trên máy tính mà chỉ dạy học bằng TBDH truyền thống thì HS rất khó hình dung được đồ thị các hàm số y = ax + b và y = a’x + b’ khi nào thì song song, cắt nhau, trùng nhau, khó khắc sâu được các kiến thức liên quan đến đồ thị hàm số. Điểm mạnh của phần mềm Sketchpad trong bài này là mô phỏng được đồ thị hàm số y = ax + b chuyển động với a thay đổi bất kỳ. Một Slide bài giảng được thiết kế trên Sketchpad Mỗi trang slide là một HĐ của HS, ở bài trên tập trung vào các HĐ sau: HS phát hiện vấn đề về vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng toạ độ, HS thực hành vẽ trên vở, bảng... quan sát trên máy tính để giải quyết đề. HS tự rút ra được kiến thức, khắc sâu được vị trí của hai đường thẳng trên mặt phẳng toạ độ và có thêm phần nâng cao đối với HS khá giỏi về trường hợp hai đường thẳng vuông góc với nhau (a.a’ = -1). Phần này nếu không sử dụng máy vi tính để vẽ đồ thị có tính chất “động” mà chỉ dạy học với bảng đen, vẽ đồ thị lên bảng thì sẽ khó khăn hơn trong hoạt động dạy học. Bài: Tính chất đường phân giác (toán 8) Thiết kế D là giao điểm của tia phân giác góc A với cạnh BC, lập các tỉ số và , di chuyển đỉnh A, cho HS quan sát và nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các tỉ số dẫn đến nội dung định lí. 5. Một số PMCC thường sử dụng để thiết kế BGĐT Một số đợt hội thảo, tập huấn ứng dụng CNTT cho GV của dự án THCS, đã giới thiệu, tập huấn cách sử dụng một số PMCC như Powwerpoint, Sketchpad, ViOLET, Flash...và quy trình thiết kế BGĐT từ các PMCC. Về việc lựa chọn PMCC, tùy thuộc vào đặc thù của từng bộ môn, yêu cầu của bài giảng và khả năng sử dụng của GV để có thể chọn PMCC phù hợp. PMCC dễ sử dụng nhất là Powerpoint, ViOLET, Exel…chỉ cần GV biết soạn thảo văn bản là có thể sử dụng được, ngược lại một số PM lại đòi hỏi người sử dụng phải có một trình độ tin học nhất định như: Macromedia Flash, Photoshop… Chẳng hạn bài giảng cần trình diễn, cần tiết kiệm thời gian viết, kẻ, vẽ có thể dùng Powerpoint, Exel, ViOLET. Môn toán nên dùng Sketchpad, Cabri, đặc biệt là sử dụng các PM này để mô phỏng bài toán quỹ tích, vẽ đồ thị hàm số, tạo các chuyển động (animation)... Bài giảng cần thiết kế bài tập trắc nghiệm, bài điền từ, bài ô chữ…hay đưa ảnh, Video nên dùng ViOLET, vì PM này có thể thiết kế các loại bài này rất dễ dàng và nhanh, tốn ít thời gian công sức. Sử dụng phần mềm Sketchpad thiết kế BGĐT môn toán THCS (tài liệu kèm theo). 1 MỤC TIÊU: Sau khi hoàn thành bài học này, giáo viên sẽ có khả năng: Hiểu được các khái niệm cơ bản về Internet. Biết cách khai thác thông tin dưới dạng text, hình ảnh,video, các file .ppt, .doc, .swf v.v.... phục vụ cho giảng dạy Toán học thông qua các website tìm kiếm. Biết cách khai thác thông tin từ một số websites về bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh. Phần I. Các khái niệm cơ bản về Internet Mạng máy tính: Khái niệm: Mạng máy tính là một hệ thống trao đổi thông tin giữa các máy tính. Các máy tính được kết nối với nhau nhằm giải quyết các vấn đề: chia sẻ (thiết bị phần cứng, cơ sở dữ liệu, ...), truyền tải thông tin từ máy này sang máy khác. Một mạng máy tính bao gồm 3 thành phần: Các máy tính được kết nối với nhau. Mạng truyền tin (bao gồm các kênh truyền tin và các phương tiện truyền tin). Hệ điều hành mạng. Hình 1: Minh hoạ mạng cục bộ trong 1 phòng Phân loại các mạng máy tính: Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network): Là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, chẳng hạn trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp, trường học, ... Mạng diện rộng (WAN – Wide Area network): là mạng kết nối những máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thường liên kết các mạng cục bộ với nhau. Hình 2: Minh hoạ mạng diện rộng trong 1 nước Mạng toàn cầu Internet: Là mạng máy tính toàn cầu, kết nối hàng chục nghìn mạng máy tính trên khắp thế giới. Đảm bảo cho mọi người có khả năng thâm nhập thường trực đến nhiều nguồn thông tin. Internet cung cấp nguồn tài nguyên thông tin hầu như vô tận. Trang Web: Các thông tin trên Internet thường được tổ chức dưới dạng siêu văn bản (hyper text). Dưới góc độ người dùng, siêu văn bản là tổng thể trong đó tích hợp hình ảnh, âm thanh, video, một số liên kết với các siêu văn bản khác hay một số đối tượng khác. Một trang web là trang siêu văn bản được gán địa chỉ trên Internet. Website: Hệ thống www được cấu thành từ các trang web. Một website là tập hợp một số các trang web được đặt trên một máy chủ. Trình duyệt: Trình duyệt web là chương trình giúp người sử dụng thực hiện đối thoại với WWW, tương tác với máy chủ trong WWW và các tài nguyên khác của Internet, tải thông tin về máy trạm. Một số trình duyệt web thông dụng: Internet Explorer Netscape Navagator Mozilla Firefox (download Địa chỉ website: Mỗi website có một địa chỉ truy cập duy nhất gọi là tên miền. Ví dụ tên miền: www.edu.net.vn, www.thuvienkhoahoc.com Trong đó: .com chỉ loại tên miền (chỉ tính chất của tổ chức, cơ quan sở hữu website đó) .vn chỉ tên nước mà tên miền đã đăng ký. Loại tên miền Ý nghĩa Ký hiệu nước Tên nước .com Địa chỉ thương mại .vn Việt Nam .gov Chính phủ .au Australia .int Quốc tế .uk Anh .mil Quân sự .jp Nhật bản .net Nhà cung cấp mạng …. …… .org Tổ chức phi lợi nhuận * Nếu không có ký hiệu nước thì mặc định đó là tên miền của Mỹ. Phần II. Khai thác thông tin trên Internet Dạo quanh Internet bằng trình duyệt: Để truy cập một website nào đó trước hết cần mở một cửa sổ trình duyệt: Click đúp chuột trái lên biểu tượng trình duyệt. hoặc Cửa sổ trình duyệt: 1 2 3 Hình 3: Cửa sổ trình duyệt với website Google Các thanh công cụ: Thanh Menu File: Thực hiện các thao tác như: mở cửa sổ trình duyệt mới, lưu trang web, in trang web, ... Edit: Thực hiện thao tác copy, cắt, dán v.v... View: Chọn chế độ xem trang web (cỡ chữ to/ nhỏ, phông chữ, ...) , ... Thanh Standards Buttons: Back: Quay trở về cửa sổ trước Forward: Ngược với Back Stop: Dừng quá trình duyệt trang web Refesh: Download lại trang web Home: trở về website chủ đặt trong máy, ... Một số định dạng thông tin trên WWW Văn bản, các loại file ảnh: GIF, JPEG, ... Các loại file: .doc, .ppt, .pdf, .swf ... Các loại file phim: MPEG, MOV, AVI, ... Tìm kiếm và lưu trữ thông tin Bước 1: Sử dụng các website tìm kiếm Bước 2: Nhập nội dung tìm kiếm Bước 3: Chọn nội dung thích hợp Bước 4: Lưu trữ thông tin tìm kiếm được Dưới đây, chúng ta sẽ thực hành tìm kiếm thông tin với website Google, tuy nhiên người dùng có thể sử dụng các website tìm kiếm khác: Tìm kiếm thông tin dạng chữ (text) Bước 1: Sau khi đã mở trình duyệt Internet Explorer, tại thanh địa chỉ, nhập vào địa chỉ: (vào trang Google Mỹ) hoặc (vào trang Google Việt Nam). Bước 2: Nhập nội dung tìm kiếm vào ô text, ví dụ nhập “Giáo dục”. Chọn Google Search (hoặc nhấn phím Enter). Nhập nội dung tìm kiếm Click chuột vào đây để chuyển về Google Việt Nam Bước 2: Nhập chuỗi tìm kiếm Các lựa chọn tìm kiếm: Web: tìm kiếm các website có chứa nội dung là chuỗi tìm kiếm. Images: tìm kiếm hình ảnh. Video: tìm kiếm video. ... Chú ý: Hiện nay, các thông tin, hình ảnh, video trên các Website tiếng Việt chưa thực sự phong phú. Để có thể nhanh chóng tìm được các thông tin mong muốn, người dùng nên sử dụng các chuỗi tìm kiếm bằng tiếng Anh. Từ điển Anh -Việt trực tuyến có thể truy cập theo địa chỉ: www.vdict.com hoặc www.vietdic.com (nên mở riêng một cửa sổ để phục vụ việc tra cứu từ điển). Bước 3: Lựa chọn kết quả tìm kiếm Sau khi nhấn Enter, Google trả về cho ta kết quả được xếp theo danh sách. Bước 3: Lựa chọn kết quả trong danh sách Các website, văn bản có chứa nội dung tìm kiếm là các dòng màu xanh, gạch chân. Để lựa chọn một website kết quả, ta nhấn chuột vào chính các dòng này, website ta chọn sẽ hiện ra thay thế cho trang Google. Chú ý: Nếu không muốn trang kết quả của Google mất đi, ta click chuột phải vào website cần vào, chọn

File đính kèm:

  • docGA DIEN TU HINH HOC 10.doc
Giáo án liên quan