Chương 1: Học ngôn ngữ.
Nhu cầu giao tiếp với người khác là một trong những nhu cầu căn bản nhất trong đời sống con người , không cần phải nói với cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của giao tiếp đối với con cái họ, đối với trẻ khuyết tật khả năng diễm đạt, bày rỏ các nhu cầu và ước muốn , yêu cầu giúp đỡ, trao đổi trong đối thoại mang lại nhiều cơ hội . Điều này giúp cho trẻ phần nào chủ động trong môi trường chung quanh và phương pháp học tập qua giao tiếp được nhiều hơn .
Mặc dù đã hiểu biết về tầm quan trọng của giao tiếp từ lâu , nhưng dường như các nhà giáo dục vẫn chậm chạp trong việc tìm ra các phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp so với các kỹ năng trong lĩn vực khác . Có thể biết lý do tại sao. Bạn có thể cầm lấy tay trẻ. Chỉ em cách cầm muỗng đưa lên miệng hoặc chỉ em vẽ một vòng tròn hoặc chủ vào một hình nào đó, nhưng bạn không thể dạy em nói bằng cử chỉ như trên . Có nhiều chương trình đạt kết quả tốt trong việc dạy trẻ học từ ngữ trong giờ học nhưng không thể dạy trẻ giao tiếp có hiệu quả cần thiết cho nhu cầu giao tiếp hàng ngày của trẻ .
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Từng bước nhỏ một - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (quyển 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng giao tiếp
Chương 1: Học ngôn ngữ.
Nhu cầu giao tiếp với người khác là một trong những nhu cầu căn bản nhất trong đời sống con người , không cần phải nói với cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của giao tiếp đối với con cái họ, đối với trẻ khuyết tật khả năng diễm đạt, bày rỏ các nhu cầu và ước muốn , yêu cầu giúp đỡ, trao đổi trong đối thoại mang lại nhiều cơ hội . Điều này giúp cho trẻ phần nào chủ động trong môi trường chung quanh và phương pháp học tập qua giao tiếp được nhiều hơn .
Mặc dù đã hiểu biết về tầm quan trọng của giao tiếp từ lâu , nhưng dường như các nhà giáo dục vẫn chậm chạp trong việc tìm ra các phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp so với các kỹ năng trong lĩn vực khác . Có thể biết lý do tại sao. Bạn có thể cầm lấy tay trẻ. Chỉ em cách cầm muỗng đưa lên miệng hoặc chỉ em vẽ một vòng tròn hoặc chủ vào một hình nào đó, nhưng bạn không thể dạy em nói bằng cử chỉ như trên . Có nhiều chương trình đạt kết quả tốt trong việc dạy trẻ học từ ngữ trong giờ học nhưng không thể dạy trẻ giao tiếp có hiệu quả cần thiết cho nhu cầu giao tiếp hàng ngày của trẻ .
Ba thập kỷ vừa qua các nhà nghiêm cứu đã có quan điểm thoáng hơn những gì liên quan đến giao tiếp . Kỹ thuật đã được phát triển, nó quan tâm đến nhu cầu giao tiếp của trẻ, sự giao tiếp giữa trẻ với ngưòi khác. và các sự vật chung quanh. Chúng ta đã hiểu rằng học ngôn ngữ cần phải trở nên phần quan trọng trong đời sống thường ngày ,bắt đầu từ những tuần lễ đầu tiên khi trẻ được sinh ra .
Ta biết rằng người lớn ý thức được những gì liên quan đến giao tiếp , thì họ dự báo từng bước nhỏ để chuẩn bị cho bước kế tiếp , có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Có lẽ các nhà giáo dục đã hiểu được điều này phần lớn nhờ quan sát sự giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ .Trong quyển3, chúng tôi gợi ý cho những câu hỏi cơ bản nhất về việc học ngôn ngữ và đưa ra một số hướng dẫn giúp các bạn phát triển kỹ năng sẵn có của mình trong việc động viên trẻ giao tiếp.
Chúng tôi sẽ trình bày những cột mốc trong quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường . Chúng tôi cũng sẽ giúp bạn đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ. Và trao đổi về những gì trẻ cần học và vào lúc nào .
Một số vấn đề liên quan đến việc dạy và học ngôn ngữ
Ngôn ngữ (hay giao tiếp) không chỉ liên quan đến việc nói chuyện. Có rất nhiều người không thể nói chuyện nhưng có thể giao tiếp một cách hiệu quả thông qua ra hiệu. Có nhiều ngươì nói được nhưng giao tiếp rất kém .
Cùng với nói chuyện, ngôn ngữ bao gồm :
-Nghe và hiểu.
-Phản ứng với ngôn ngữ của người khác.
-Luân phiên trao đổi trong đàm thoại.
Đây là những kỹ năng mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có được, mặc dù chưa biết nói. Khi ngôn ngữ phát triển trẻ sẽ tiếp thu:
*Khả năng thoả mãn các nhu cầu thông qua ngôn ngữ: xã hội , tình cảm và vật chất.
* Khả năng diễn đạt các nghĩa thông qua cử chỉ điệu bộ, từ và kết hợp với các từ.
*Khả năng trình bày rõ ràng nghĩa của lời nói thông qua sự chính xác về văn phạm.
*Khả năng trình bày diễn cảm của lời nói.
*Khả năng bắt chuyện và tiếp tục câu chuyện bằng cách trao đổi qua lại luân phiên. Khả năng này bao gồm cả kĩ năng lắng nghe, hiểu, phản ứng và luân phiên.
Có lẽ những điều này có vẻ rất phức tạp. Hầu hết trẻ có khả năng thoát ra khỏi sự phức tạp của ngôn ngữ, nhưng việc này không tự động xảy ra. Nó chỉ xảy ra khi cha mẹ thường điều chỉnh ngôn ngữ của mình một cách vô tình hay hữu ý cho phù hợp với mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ và cho trẻ thấy qua phản ứng của họ rằng cố gắng để giao tiếp của trẻ là rất tốt, đáng khen.
Trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn học kĩ năng giao tiếp, cha mẹ và giáo viên phải thận trong khi tiếp cận với trẻ, phải nắm bắt một cách nhạy bén những gì trẻ đang làm và cái trẻ cần học tập. Đặc biệt, họ cần biết những trò chơi, hoạt động và tình huống có thể đông viên trẻ giao tiếp. Họ cũng cần xem xét việc họ trao đổi, lắng nghe, phản ứng có đóng góp như thế nào cho việc học giao tiếp của trẻ. Có rất nhiều vấn đề cần suy nghĩ, ghi nhớ nhưng với hầu hết những cha mẹ mà chúng tôi gặp gỡ, họ thấy cách suy nghĩ trên đến hoàn toàn tự nhiên. Như chúng tôi đã trao đổi, kĩ thuật dạy trẻ giao tiếp dựa trên cơ sở các phương pháp cha mẹ giao tiếp với trẻ. Phần lớn những gì bạn đọc trong chương này dường như đã rất gần gũi đối với bạnvì là những việc thông thường.
Con tôi có thể học nói được không?
Phần lớn các trẻ, kể cả trẻ khuyết tật nặng đều có thể học nói.Trong một vài trường hợp trẻ không thể nói được thì một hệ thống các cử chỉ điệu bộ hoặc dấu hiệu ngôn ngữ sẽ được dạy cho trẻ.
Nếu con của bạn con bé, bạn có đủ thời gian để tìm hiểu liệu cách sử dụng cử chỉ hay ra hiệu để giao tiếp có thích hợp với con bạn không. Chương II chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ dùng cử chỉ và ngôn ngữ dùng lời nói.
Ngôn ngữ được thay thế như thế nào trong chương trình của trường đại học Macquarie ?
Chương trình về triệu chưng Down dựa trên cơ sở giáo trình “ Dạy ngôn ngữ cơ bản trong cuộc sống” (TELL).
Giáo trình này nhằm chuyển phần lí thuyết về sự phát triển ngôn ngữ sang chương trình thực hành phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ KT trung bình và nặng. Những nguyên tắc chính của giao trình này là:
*Ngay từ lúc còn bé, trẻ được khuyến khích lắng nghe, biết đến phiên mình , biết bắt trước giọng nói và điệu bộ của người khác.
*Trước khi biết nói bé cho ta biết bé đang dùng âm thanh,cử chỉ để biểu lộ các nhu cầu của mình.
*Khi trẻ bắt đầu biết nói,mục tiêu dạy trẻ cùng một lúc được đặt ra cho nhiều khía cạnh của ngôn ngữ : tiếp tục dạy sự luân phiên trong giao tiếp, dạy các cách sử dụng của ngôn ngữ, sự khác biệt của ngôn ngữ, nhiều từ khác nhau, dần dần giới thiêụ văn phạm cơ bản.
*Sự hiểu biết ngôn ngữ của trẻ được phát triển qua các chuỗi của ngôn ngữ tiếp thu trong Bảng liệt kê kĩ năng phát triển được giới thiệu ở quyển 8.
*Việc dạy ngôn ngữ cho trẻ xảy ra ở môi trường tự nhiên, sử dụng đồ dùng dạy học và các hoạt động gây hứng thú cho trẻ. Giáo viên cần làm cho ngôn ngữ trở nên sống động, phù hợp, hấp dẫn để trẻ hứng thú tham gia.
Trong chương này và những chương tới chúng tôi sẽ nói về những nguyên tắc chủ yếu quan trọng nhất của TELL và làm thế nào để các bạn có thể tự thực hiện. Chúng tôi mong muốn bạn đọc nhiều hơn nữa về phát triển ngôn ngữ và sau đó đi thẳng vào TELL.
Trước khi bạn bắt đầu.
Đánh giá trẻ trước khi dạy trẻ là rất cần thiết. Nhưng điều ta đang quan tâm ở đâylà sự liên hệ tự nhiên của trẻ đối với người khác và sự vật xung quanh, do đó giờ đánh giá “ nghiêm túc”, trong đó yêu cầu trẻ làm theo đúng chỉ dẫn là không phù hợp.
ở những chương tình tiếp theo bạn sẽ có một loạt các bảng đánh giá. Bảng này cần được điền đầy đủ trên cơ sở quan sát trẻ qua những hoạt động bình thường hàng ngày.
Với những đứa trẻ đang nói, chúng tôi gợi ý các bạn giữ lại các mẫu của tẻ bằng cách ghi lại tất cả sự cố gắng trong giao tiếp và ngữ cảnh trong suốt một ngày.
Với bảng đánh giá của bạn, bạn sẽ có những gợi ý về viẹc dạy đầu ở đâu. Hãy luôn luôn nhớ bạn có thể cần phải làm việc hướng vào nhiều mục tiêu trong cùng một lúc. Do đó nên xem xét các bảng đánh giá để biết những gì trẻ có thể làm được trước khi bạn dạy trẻ.
Trong khi làm việc với bảng đanh giá trên, bạn hãy nhìn vào bảng hướng dẫn về sự phát triển ngôn ngữ bình thường ở chưong này. Những gì conbạn có thể làm được , những gì con bạn cần phải tiếp tục học còn quan trọng hơn những gì mà một đứa trẻ trung bình làm được.
Dạy cái gì ?
Chúng ta đã trao đổi một cách khai quát về những vấn đề trẻ cần phải học để giao tiếp có hiệu quả. Sau đây là chi tiết của một số kĩ năng
Đối với trẻ chưa nói được
Tuỳ thuộc vào số điểm mà con bạn đạt được trong bảng kiểm tra, bạn có thể chọn một hay nhiều mục tiêu được mô tả dưới đây :
*Kĩ năng tham gia trò chơi: Bé có thể tham gia vào “hội thoại” tốt trước khi bé có thể dùng từ ngữ. Để được như vậy, bé phải chú ý vào việc người khác làm, và chú ý vào trò chơi. Khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ sử dụng kĩ năng chơi để khám phá những sự vật xung quanh và những thứ mà trẻ muốn giao tiếp.
* Sự luân phiên: Đàm thoại là một quá trinh 2 chiều : lắng nghe và chờ đợi tham gia để nói. Thời kỳ bé thơ là một thời kỳ lý tưởng để bé bắt đầu học cách luuân phiên với âm thanh hay hành động trong các trò chơi đơn giản. Trẻ lớn hơn nhưng chưa nói được cũng có thể được lợi ích to lớn trên qua thực hành sự luân phiên.
* Bắt chước: Trò chơi bắt chước góp phần to lớn trong việc học những âm thanh mới , từ những âm thanh này sẽ thành từ sau này.Phần lớn các em bé thích thú bắt chước, bé chỉ mới có vài ngày tuổi nhưng đã quan sát và bắt chước những biểu hiện trên gương mặt của mẹ. Hoạt động bắt chước không nên giới hạn là bắt chước âm thanh, hành động cũng có thể bắt chước được.
* Sử dụng âm thanh và điệu bộ cho ngững mục đích khác nhau: trẻ cần học để biết rằng những âm thanh và cử chỉ mà trẻ làm có thể ảnh hưởng đến hành vi của người xung quanh, điều này giúp trẻ kiểm soát được môi trường. Âm thanh và cử chỉ có thể được sử dụng để “ chào” hay ‘tạm biệt”, để đòi hỏi cácvật ngoài tầm tay của trẻ, đòi hỏi sự giúp đỡ, chia sẻ thông tin, để bỏ thức ăn, đồ chơi... mà trẻ không thích.
* Sự hiểu biết: Trẻ chưa biết nói có thể hiểu những từ mô tả con người, đồ vật, hành động, hiện tượng chung quanh.
Đối với trẻ đã biết nói
Những vấn đề mô tả ở phần trên cũng rất quan trọng cho trẻ đang học nói. ở đâytrẻ đang học cách luân phiên với từ ngữ, hành động và âm thanh. Bắt chước là cách chủ yếu để học từ mới. Dần dần trẻ sẽ sử dụng từ ngữ nhiều hơn cử chỉ điệu bộ hay âm thanh để biểu lộ những nhu cầu xã hội, tình cảm hoặc vật chất.
Một số lĩnh vực khác cũng trở nên quan trọng trong giai đoạn này
Diễn tả các ý nghĩa khác nhau
Trẻ không chỉ cần hiểu từ vựng. Chắc chắn chúng ta muốn trẻ học nhiều từ, nhưng chúng ta cần phải chắc chắn rằng trẻ có thể dùng những từ đó để nói về nhiều việc khác nhau. Trẻ có thể biết 50 từ, nhưng các từ này đều là những từ gọi tên như xe, ba, nhà, táo...thì trẻ không thể nói về các vật này là gì ? đang làm gì ? , trông như thế nào ? . Trẻ không có khả năng kết hợp các từ này thành một câu có ý nghĩa. Ta sẽ không có trong chương 3 danh sách các từ mà trẻ cần học.
Sử dụng văn phạm
Trẻ có thể giao tiếp ở một mức độ nào đó nhưng văn phạm chưa hòan chỉnh. Do đó chúng ta chưa quan tâm đến văn phạm cho đến khi trẻ có thể nói chuyện tốt theo hướng này. Nhưng nếu trẻ diễn đạt gần như người bình thường khác, và cần diễn tả những nghĩa phức tạp hơn thì trẻ cần được học về kĩ năng văn phạm.
Phát âm rõ ràng.
Sử dụng giọng nói hay phát âm là điều khó khăn cho trẻ KT, ngay cả khi các kĩ năng khác của trẻ rất tốt. Ta sẽ trao đổi vấn đề này ở phần sau.
Khởi đầu và tham gia hội thoại
Kỹ năng giao tiếp chín muồi khi có sự cân bằng giữa nói và phản ứng với những gì người khác nói. Trẻ biết luân phiên tốt là trẻ nắm được sự cân bằng mà không cần sự giúp đỡ đặc biệt. Nhưng đôi khi sự cân bằng không phát triển tự nhiên. Có trẻ nói nhiều về các vấn đề trẻ thích thú, nhưng không nghe người khác nói. Và có trẻ chỉ nói được khi người khác hỏi tới, rất ít khi bắt đầu câu chuyện. Hai loại trên đây không là cuộc hội thoại thực sự và có hiệu quả, và như thế đặt ra cho ta những vấn đề phải dạy cho trẻ.
Hộp 1.1- Các nguyên tắc cơ bản của việc dạy ngôn ngữ
- Cho trẻ thời gian để phản ứng.
+ Lắng nghe
+ Chờ đợi
- Nói với trẻ các vấn đề mà trẻ thích thú.
- Tập trung sự chú ý của trẻ trên sự vật riêng lẻ thông qua các hoạt động trình tự
- Hướng dẫn trẻ một cách tự nhiên trong hội thoại.
Dạy như thế nào ?
Nếu bản liệt kê những thứ cần dạy có thể làm nản lòng bạn, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn khi biết rằng có nhiều kỹ năng cùng được dạy một lúc nếu như bạn biết mục đích dạy của bạn là gì.
Phần lớn dạy ngôn ngữ cần được tiến hành trong hoạt động hàng ngày, trong các tình huống tự nhiên như khi bạn đang chơi hoặc đang chăm sóc trẻ. ở một vài giai đoạn trong sự phát triển của trẻ bạn sẽ thấy cần thiết phải dành một số thời gian đặc biệt để bạn tập trung những hoạt động và mục đích cụ thể, nhưng với trẻ thì những giây phút này cũng giống như giờ chơi. Bí quyết nằm trong việc lập kế hoạch. Chính việc lập kế hoạch, chọn lựa mục tiêu và cân nhắc các kĩ thuật mà bạn đang dùng sẽ mất nhiều thời gian nhất. Nhiều phụ huynh phát hiện ra rằng việc dạy ngôn ngữ cho trẻ đem lại sự hào hứng và thích thú cho những công việc nhà và công việc chăm sóc.
Bạn sẽ tìm thấy thông tin chi tiết làm thế nào để dạy những kỹ năng cụ thể ở chương sau. Đến đây chúng ta sẽ xem xet những đặc điểm cơ bản của việc dạy ngôn ngữ.
Mong đợi sự phản ứng từ trẻ
Đứa con sơ sinh của bạn học cách nhìn vào mặt của mẹ hay là trẻ ở độ tuổi mẫu giáo học sử dụng từ trong câu, băng biểu lộ của mình hãy cho trẻ thấy bạn luôn mong đợi trẻ phản ứng : Hãy cho trẻ thời gian, hãy đợi trẻ phản ứng trừ khi trẻ lơ đễnh.
Cho trẻ thời gian và cơ hội để trẻ bắt đầu câu chuyện. Nếu bạn luôn luôn nói, luôn khởi đầu thì trẻ sẽ không có cơ hội khám phá vai trò của chính mình trong quá trình hội thoại.
Việc bạn nói với trẻ rất quan trọng, nhưng hãy nói với mục đích là góp phần vào cuộc hội thoại 2 chiều, ngay cả khi trẻ phản ứng bằng cách nhìn hay lắng nghe. Những giây lát để xem trẻ phản ứng. Chờ đợi. Hãy cho trẻ thời gian. Mong đợi trẻ tham gia. Trẻ sẽ tham gia.
Nói những gì trẻ thích thú
Khi trẻ con bé, bạn có thể nói hết những gì ban muốn nói. Đối với cha mẹ có tính ít nói, họ cảm thấy khó khăn khi nói với con họ mà chúng không phản ứng. Hãy nói về việc mà bạn đang làm, đó là sự khởi đầu tốt. Sau đó chính bạn sẽ thấy thích thú khi nói chuyện với bé.
Khi con bạn bắt đầu tập trung vào vật và những chuyển động quanh trẻ, hãy để ý đến hướng mà trẻ nhìn và đồ chơi mà trẻ chọn.
Khi con bạn bắt đầu thích chơi và năng động hơn, các đề tài để nói với trẻ cũng
tăng lên.Việc này giúp cho bạn biết trẻ thích nói về cái gì. Trước khi trẻ nói, bạn cần giúp trẻ biết gọi tên các vật mà trẻ thích và đây là cách tuyệt vời để dạy từ cho trẻ. Đừng dừng lại ở việc dạy từ mà hãy nói đến chuyển động, hoạt động, màu sắc, âm thanh của sự vật.
Giúp trẻ hiếu động tập trung sự chú ý
Một đứa trẻ thường có xu hướng chuyển sự chú ý từ vật này sang vật khác. Nếu bạn chỉ dựa vào việc theo dõi các hoạt động của trẻ thì sẽ khó tập trung sự chú ý của trẻ vào việc tìm hiểu nghĩa và cách dung từ mà trẻ cần phải học.Bạn muốn trẻ tập trung một cách thích thú vào những từ mà bạn dạy cho trẻ.
Bạn có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách sắp xếp thời gian mỗi ngày để chơi với trẻ. Trong giờ chơi với trẻ, bạn chỉ nên đưa ra một ít đồ chơi hoặc một ít hoạt động. Chọn lựa đồ chơi hoặc hoạt động nào mà bạn biết trẻ thích, nhưng cần tránh sự sao nhãng.Bạn có thể tránh điều này bằng cách giới thiệu nhiều cách chơi với cùng một đồ chơi. Như khi bạn muốn trẻ học từ “trái banh” bạn có thể ngồi ngoài vườn vơi một cái hộp banh nhiều màu, nhiều kích cỡ và bạn cố găng thảy, lăn tròn, ném, giấu tìm..trẻ sẽ chọn trái banh nào mà trẻ thích chơi và chơi như thế nào với trái banh, nhưng cùng lúc đó bạn hãy hướng sự chú ý của trẻ vào mục tiêu của bạn.
Tăng cường hội thoại tự nhiên
Tránh đừng sử dụng “con giỏi quá”, “nói giỏi quá”. Không ai nói như thế với ta khi ta nói chuyện.Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ biết là bạn hiểu hoặc chấp nhận những gì trẻ nói hoặc làm. Nếu con bạn tíu tít, hãy cười và làm tiếng động để đáp lại trẻ. Nếu trẻ đưa ra cho trẻ một món đồ chơi ( với cử chỉ giao tiếp )hãy chơi với món đồ chơi đó. Nếu trẻ hỏi một điều gì, hãy đưa cho trẻ nếu có thể được, hoặc là nếu không thể đưa cho trẻ , bạn hãy cho trẻ biết là bạn hiểu yêu cầu của trẻ mặc dù bạn chưa thể chiều ý trẻ được.
Tăng cường giao tiếp tự nhiên sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị và hiệu quả của những nỗ lực của mình trong giao tiếp. Ngoài ra cũng giúp cho trẻ biết trẻ có thể mở rộng khả năng ngôn ngữ một cáh tự nhiên.
Tommy: Muốn banh.
Mẹ : Con muốn trái banh. Đây trái banh cho con.
Tommy: Thảy banh.
Mẹ : Thảy banh lên. Nó đang bay lên.
Tommy: Muốn banh! Muốn banh!
Mẹ : Rồi. Mẹ sẽ thảy banh cho con.
Sự nối tiếp của việc phát triển ngôn ngữ bình thường
Trong ngôn ngữ cũng như những lĩnh vực phát triển khác, những gì trẻ đã học được và sẵn sàng học trong thời gian tới quan trọng hơn là những gì một đứa trẻ bìng thường làm được ở một độ tuổi nhất định. Nhưng thật sự hữu ích hơn nếu bạn biết được mô hình của sự phát triển ngôn ngữ bình thường, và chúng tôi giới thiệu ở đây những cột mốc quan trọng xảy ra ở độ tuổi đến 4 và tương đương.
ở đây, “bình thường” có ý nghĩa rất rộng trong việc nắm bắt ngôn ngữ. Rất nhiều trẻ chỉ sử dụng ngôn ngữ sau 2 tuổi, trong thơi gian đó trẻ tiến bộ bình thường và trở nên nói tốt. Do đó hãy cẩn thận khi dùng hướng dẫn- sự tiếp nối của quá trình phát triển quan trọng hơn độ tuổi.
0 đến 3 tháng
* Đầu tiên, bé chỉ phát ra âm thanh bằng tiếng khóc, dần dần bắt đầu phát ra âm thanh mà không khóc. Bạn sẽ nghe tiếng gù gù và tiếng nói từ trong họng của bé. Kế tiếp bé sẽ dụng những nguyên âm. Khi bé gần được 3 tháng bé bắt đầu cười
*Kèm theo đó khi bé bắt đầu có những âm thanh không kèm theo tiếng khóc, bé bắt đầu phản ứng với những người xung quanh khi nói chuyện vơi trẻ. Khởi đầu bé phản ứng bằng nét mặt và cử động thân thể. Sau đó bé sẽ phát ra âm thanh nhẹ khi được nói chuyện.
3 đến 6 tháng
*ở giai đoạn này bé có thể phát ra 2 nguyên âm khác nhau và bé tự làm khi bé ở một mình
* Bé bắt đầu sử dụng nguyên âm và phụ âm cùng lúc, để phát ra “ba”, “da”....
*Bé có thể có những âm thanh khác nhau khi muốn diễn tả những cảm giác khác nhau. Bé có thể tung trái nho hay làm những cử chỉ khác nhau, bé có thể bắt chước cử chỉ của người lớn làm với trẻ. Ngoài ra bé cũng cố gắng nói bằng âm thanh của mình.
6 đến 9 tháng
* Bây giờ bé có thể phát ra ít nhất 4 âm thanh khác nhau. Bé có thể lập lại những từ có 2 âm như dada, mama...
* Bé có thể luân phiên tạo ra âm thanh hay hành động với người lớn.
* Bé có thể la lên để gây sự chú ý, tự bảo vệ khi có ai làm những việc trẻ không thích bằng cách khóc hay làm ra những tiếng động lớn.
* Trẻ cười và ê a khi nhận ra những khuôn mặt quen thuộc.
*Kỹ năng bắt chước phát triển, trẻ có thể bắt chước hành động như vỗ tay, vẫy tay. Bé cũng có thể bắt chước âm thanh khi có ai ê a với bé
9 đến 12 tháng.
* Bé có thể phát âm ê a kéo dài thành một chuỗi âm thanh có ngữ điệu giống như tiếng nói của ngươì lớn, sự đòi hỏi rõ ràng sẽ xảy đến đầu tiên. Bé sẽ nhìn vật xung quanh, sau đó nhìn người xung quanh, dùng cử chỉ hoặc âm thanh, để chia sẻ thông tin về những gì mà bé thấy. Bé phát âm để bắt đầu cho việc liên hệ với người lớn.
* Bé có thể bắt chước cử động của nét mặt như ho , nhăn mặt, hoặc đưa lưỡi liếm môi và trẻ thích bắt chước hành động kết hợp với âm thanh như trà sát trên bụng và phát ra âm thanh yum yum...
12 đến 15 tháng
*Bây giờ trẻ thích thú nói chuyện. Bé phát âm giống như các tiết tấu trong âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục. Bé thích đưa đồ vật cho người lớn cùng với việc tạo âm thanh. Bé có thể kết hợp âm thanh và cử chỉ để chào hay tạm biệt. Bé có thể bắt chước âm gần giống như “bu” hay “tu” hay “u”..
* Bé có thể dùng 2 từ liên tục, mặc dù chỉ la gần đúng.
*Bé có thể phát âm 1 từ hoặc gần giống như vậy để trả lời câu hỏi “cái gì đây?”
*Ngữ điệu của bé tốt hơn, bạn có thể nhận biết ngữ điệu của câu hỏi hoặc câu trả lời.
15 đến 18 tháng
*ở độ tuổi này trẻ sử dụng tốt 4 đến 6 từ, thường là gọi tên vật, từ “không” hoặc từ “chào”. Khi trẻ không biết từ trẻ thường kết hợp phát âm kết hợp với cử chỉ như chỉ đưa hoặc vẫy.
*Trẻ có thể hát những bài hát quen thuộc.
* Kỹ năng bắt chước của trẻ rất tốt, trẻ có thể lặp lại những từ cuối khi người lớn nói với trẻ.
18 đến 2 tuổi
Trẻ có thể biết khoảng 25 từ. Trong đó trẻ biết gọi tên người và đồ vật, dùng từ để chào tạm biệt, ít nhất 2 từ diễn tả hành động, từ để hỏi hay tà chối.
*Trẻ có thể bắt chước cụm 2 từ, mặc dù trẻ không dùng một cách ngẫu nhiên.
*Người tiếp xúc với trẻ nhiều có thể câu nói của trẻ,, ít nhất 2/3 thời gian.
2 đến 3 tuổi
*ở độ tuổi này dần dần trẻ có thêm nhiều từ. Trẻ có được khoảng 50 từ khi 2,5 tuổi và đến 3 tuổi trẻ có khoảng 200 từ
* Đầu năm trẻ biết kết hợp từ vào cụm có 2 từ, cuối năm trẻ có thể dùng cụm ba từ
* Trẻ biết luân phiên trong câu chuyện. Lúc đầu trẻ luân phiên với từ đơn dần dần trẻ luân phiên bằng câu, cho đến khi trẻ có thể kéo dài câu chuyện về một chủ đề đơn giản, dùng cụm 2-3 từ.
* Trẻ bắt đầu hiểu khái niệm văn phạm như con, cháu, ông, bà.
*Trẻ cũng biết nhịp điệu của bài hát.
*Trẻ tự nói chuyện với mình khi trẻ chơi, và câu chuyện của trẻ khá dễ hiểu.
3 đến 4 tuổi.
*Trong quá trình phát triển trẻ thường dùng cụm có 3 từ hay nhiều hơn, có khi đạt đến 80% .
*Trẻ thường hỏi “ cái gì?”, “đâu ?” , “tại sao?”. Thí dụ như : “ túi ở đâu?”, “tại sao con chó sủa?” , “cái nào của con?”
*Trẻ có thể liên hệ những kinh nghiệm , câu chuyện xảy ra gần nhất với trẻ .
* Trẻ có thể cho biết tên đầy đủ của trẻ , họ và tên theo yêu cầu
* Trẻ có thể chả lời nhiều câu hỏi, chức năng của vật chung quanh như mắt để làm gì ? ...
*Trẻ có thể tự kiểm soát giọng nói của mình , có thể thì thầm hoặc la to .
*Trẻ có thể giữ 3 nhịp và hát bài đơn giản .
* Về văn phạm trẻ có thể sử dụng mạo từ như con mèo , cái bàn hoặc ngôi thứ như con, chau, anh , em ...
*Trẻ có thể nhắc được câu với 6 từ .
*Ngữ điệu của trẻ giống người lớn chung quanh .
Trẻ cần sự giúp đỡ của các chuyên gia
Sự giúp đỡ của nhà ngôn ngữ trị liệu thật vô giá khi trẻ có khó khăn về phát triển một hoặc nhiều âm thanh cần thiết trong ngôn ngữ bình thường. Mặc dù cha mẹ có thể giúp cho trẻ rất nhiều nhưng mô tả chi tiết của quá trình đó thì vượt qua giới hạn của một quyển sách như thế này.
Khi biết sự phát âm của trẻ bị chậm lại, hãy nhớ là trẻ bình thường cũng chưa thạo hết những âm cần thiết cho đến khi trẻ đi học. Bảng liệt kê cuối trang sẽ giúp bạn lượng giá khả năng phát âm của trẻ. Nếu còn nghi ngờ bạn hãy nhờ các chuyên gia đánh giá. Chuyên gia sẽ giúp đỡ khi con bạn không theo kịp sự phát triển ở các mốc thời gian ghi trên và không có tiến triển tốt khi đã sử dụng các phương pháp trong chương này.
Bảng 1.4 - Bảng này chỉ trình bày những hướng dẫn. Bạn hãy sử dụng bảng này để quyết định xem có cần đánh gía toàn diện khả năng phát âm của trẻ hay không
Tuổi
Ghi chú
3 tuổi
- Có nhiều âm thanh khác nhau được phát ra.
- Có sự thay thế như phụ âm cuối có thể bị bỏ mất :
Ví dụ : “ba” thay vì “ banh”
“vi” thay vì “vịt”
4 tuổi
-Những âm sau đây thường đứng ở bất cứ vị trí nào trong từ :
b, p, d, t, c,m, n, ng, l.
-Âm s, gi thường có nhưng không luôn luôn đúng
5 tuổi
- Đứa trẻ ở độ tuổi này thường phát âm phần lớn các từ đúng bất kể ở vị trí nào.
- Những âm thanh gần đúng sẽ được sửa mà không cần sự hỗ trợ đặc biệt .
Nếu chuyên gia ngôn ngữ đến gặp trẻ, bạn hãy trao đổi với họ bất cứ một chương trình ngôn ngữ nào., ví dụ như chương trình này, chương trình mà bạn có thể tự tiến hành ở nhà. Nếu bạn và nhà ngôn ngữ trị liệu thích thú với TELL để có được thông tin xin hãy đọc quyển 1.
Tóm tắt:
ở đây một lần nữa chúng tôi muốn nhấn mạnh vài vấn đề về ngôn ngữ, trước khi bạn đọc chương kế tiếp.
-Ngôn ngữ không chỉ bao gồm nói. Ngôn ngữ bao gồm cả nghe, hiểu, luân phiên, đôi khi là bắt đầu và tiếp tục
-Ngôn ngữ có thể dùng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Trẻ cần phải học về cách sử dụng ngôn ngữ, cũng như các nghĩa cần phải diễn đạt.
-Dạy ngôn ngữ bao gồm cả nghe và nói. Luôn luôn cho trẻ thời gian để đáp lại. Cần đặt việc giảng dạy của bạn trên cơ sở những thích thú của trẻ. Bạn cần gây sự thích thú trong các hoạt động hàng ngày, hoặc trong những giờ chơi được thiết kế đặc biệt.
-Dùng chính những thành quả ngôn ngữ của trẻ để khuyến khích trẻ giao tiếp. Trước khi ắt đầu dạy hãy quan sát chi tiết những gì trẻ có thể làm. Bắt đầu dạy theo đúng trình độ của trẻ.
Ngay cả khi con bạn sẵn sàng nói. Chúng tôi gợi ý bạn nên đọc chương 2 “ Dạy ngôn ngữ cho trẻ chưa biết nói”. Nhiều kỹ năng được dạy trong giai đoạn này cũng rất quan trọng sau khi trẻ đã biết nói.
Chúng tôi hy vọng dạy ngôn ngữ sẽ là một quá trình thú vị cho bạn cũng như đối với con bạn.
Chương 2
Dạy ngôn ngữ cho trẻ chưa biết nói
Tất cả trẻ em đều dùng ngôn ngữ không lời để giao tiếp khi chưa biết nói. Kỹ năng này có thể là làm tiếng động hoặc là àanh động như chỉ, tiến đến gần hoặc kéo mặt của ai đó. Như ta đã biết trong chương 1, khả năng nghe và nhìn người khác cũng là một phần trong quá trình phát triển ngôn ngữ không lời của trẻ. Việc luân phiên cũng chuẩn bị cho trẻ tham gia vào câu chuyện. Quan trọng hơn cả, trẻ học được trước khi nói,do đó giao tiếp có rất nhiều chức năng hay mục đích khác nhau, nên trẻ có thể dùng kỹ năng giao tiếp để thoả mãn những nhu cầu xã hội, tình cảm hay thực hành. Trẻ có thể học cách chỉ cho người lớn biết là trẻ muốn cái gì bằng cách chỉ, chào tạm biệt b
File đính kèm:
- Quyen_3.Doc