Tài liệu Từng bước nhỏ một - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (quyển 5)

 

Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng liên quan đến sự vận động, hoặc là sự kết hợp các vận động của các cơ nhỏ của mắt và bàn tay.

 Ở đề mục này chúng tôi cũng bao gồm các kỹ năng có tính khái quát (như khả năng nhận biết màu sắc, hình thể và khả năng giải quyết vấn đề) và các kỹ năng tiền học đường (tạo cơ sở cho các kỹ năng đọc và đếm sau này).

 Các chuỗi trong chương trình này là:

 FM.A: Nhìn.

 FM.B: Cầm nắm.

 FM.C: Tính ổn định của vật.

 FM.D: Đặt để.

 FM.E: Kỹ xảo.

 FM.F: Vẽ.

 FM.G: kỹ năng đọc sách.

 FM.H: Giải quyết vấn đề và trò chơi lắp ráp.

 FM.I: Kết hợp và phân loại vật và tranh.

 FM.J: Kết hợp, phân loại và lựa chọn tiền học đường.

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Từng bước nhỏ một - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (quyển 5), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần giới thiệu ********** Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng liên quan đến sự vận động, hoặc là sự kết hợp các vận động của các cơ nhỏ của mắt và bàn tay. ở đề mục này chúng tôi cũng bao gồm các kỹ năng có tính khái quát (như khả năng nhận biết màu sắc, hình thể và khả năng giải quyết vấn đề) và các kỹ năng tiền học đường (tạo cơ sở cho các kỹ năng đọc và đếm sau này). Các chuỗi trong chương trình này là: FM.A: Nhìn. FM.B: Cầm nắm. FM.C: Tính ổn định của vật. FM.D: Đặt để. FM.E: Kỹ xảo. FM.F: Vẽ. FM.G: kỹ năng đọc sách. FM.H: Giải quyết vấn đề và trò chơi lắp ráp. FM.I: Kết hợp và phân loại vật và tranh. FM.J: Kết hợp, phân loại và lựa chọn tiền học đường. Bảng ở trang đối diện sẽ cho bạn thấy những chuỗi nào có thể dạy song song. Tại sao cần dạy những kỹ năng vận động tinh ? Rất khó khi khái quát các nhóm kỹ năng trái ngược như thế này, nhưng ở đây có vài quan điểm đáng lưu ý: Các kỹ năng vận động tinh giúp một đứa trẻ học nhiều hơn về môi trường xung quanh mình bằng cách giúp trẻ khám phá, so sánh và phân loại. Các kỹ năng vận động tinh giúp mmột đứa trẻ đạt sự độc lập trong việc tự phục vụ. ví dụ: cài nút áo, ở một mức độ nào đó là kỹ năng vận động tinh. Các kỹ năng Vận động Tinh cho phép một đứa trẻ diễn đạt suy nghĩ của mình một cách sáng tạo thông qua việc vui chơi và các hoạt động nghệ thuật. Các kỹ năng Vận động Tinh giúp nâng cao nhận thức về bản thân và các kỹ năng xã hội bằng cách giúp trẻ tham gia chơi đùa(ở tuổi học trò) và làm việc với các bạn cùng lứa. Ai cần đến sự hướng dẫn chuyên biệt? Những trẻ bị suy yếu thị lực hoặc bị hạn chế khả năng điều khiển vận động sẽ có lợi do sự giúp đỡ chuyên biệt này. Một chuyên gia sẽ giúp bạn xác định mục tiêu chính của mỗi hoạt động, và tìm ra phương pháp phù hợp để đáp ứng mục tiêu cho con bạn. Chẳng hạn như, một đứa trẻ mù không thể kết hợp các màu sắc nhưng có thể học kết hợp mọi vật bằng cách sờ mó, cân nhắc trọng lượng,… Nhờ đó, trẻ có một phương pháp để sắp xếp và phân loại các vật xung quanh, cũng như một đứa trẻ sáng mắt sử dụng khái niệm về màu sắc của mình. Chương 1 FM.A: Nhìn ***** Trong chuỗi này, chúng tôi tập trung vào khả năng bé nhìn mọi vật xung quanh bé. Khả năng bé tập trung vào sự vật và nhìn theo chúng sẽ đóng góp nhiều vào khả năng nói và cầm nắm cũng như sử dụng bàn tay để chơi đùa. Chúng tôi trình bày hai kỹ năng nhìn và cầm nắm thành hai chuỗi tách biệt từ mới sinh cho đến tuổi sáu tháng. Tuy nhiên, nhìn và cầm nắm là hai kỹ năng có quan hệ với nhau rất chặt chẽ đến mức ngay ở giai đoạn phát triển rất sớm của bé bạn vẫn có thể tiến hành cùng lúc cả hai chuổi này. Tám đề mục trong chuỗi này đưa bé tập trung vào điểm mà tại đó bé có thể nhìn được những vật rất nhỏ. Sau thời điểm này, tầm quan trọng của việc nhìn không dừng lại mà nó rất cơ bản đến mức trẻ học được rằng không thể nhìn nhận một vật một cách riêng rẽ được. Nếu thị lực của con bạn bị suy yếu, bạn sẽ để ý hết tâm trí giúp đỡ bé tận dụng tối đa thị lực bé có, và dạy bé tập trung thông qua các giác quan khác. Chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia cho đứa con bị suy kém thị lực của bạn. Với sự điều chỉnh và các bài tập bổ sung, bạn sẽ thấy rằng con bạn có thể học được phần lớn các kỹ năng được mô tả trong quyển sách này. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê tấc cả các kỹ năng trong chuỗi này: 0 đến 3 tháng Di chuyển mắt tới vật và gắn chặt mắt vào đó tới vài giây. Nhìn theo qua đường giữa. Dõi theo một vật di chuyển theo hướng 900. Nhìn theo đường theo đường thẳng đứng. 3 đến 6 tháng 8. Nhìn từ vật này sang vật khác. 9. Xem xét một vật cầm trong tay. 10. Dõi theo một vật theo hướng 1800 11. Nhìn một vật nhỏ. FM.A111 DI CHUYểN MắT TớI VậT Và DáN CHặT MắT VàO Đó VàI GIÂY Điều này nghĩa là bé nhìn vào một vật nào đó (nói một cách vắn tắt) – một bước tiến từ cái nhìn chằm chằm dường như không tập trung ở một đứa bé sơ sinh còn non ngày tuổi. Gương mặt của cha mẹ là vật đầu tiên thu hút sự chú ý của bé và trong một thời gian dài vẫn là điều quan trọng nhất trong thế giới của bé. Vì vậy đây là chỗ chúng tôi bắt đầu giảng dạy- sử dụng việc nói chuyện và nụ cười để khuyến khích bé nhìn vào mặt cha mẹ. Một khi bé vượt qua yêu cầu này, các vật khác sẽ được giới thiệu tiếp theo. Cách đánh giá Dụng cụ: nhiều đồ chơi có nhiều màu sắc tươi sáng không gây tiếng động. Phương pháp: Lắc nhẹ vật cách mặt bé khoảng 25 cm, vừa tới phạm vi tầm nhìn của bé. Đánh dấu + nếu bé di chuyển mắt tới vật và nhìn vào đó được giây lát. Cách dạy Sử dụng các vật nhiều màu sắc- càng nhiều loại càng tốt. Kể cả một bức tranh giản dị có hình một gương mặt (tranh vẽ tay càng tốt). Bây giờ tập thói quen nói ’Nhìn’ để lôi cuốn sự chú ý của con bạn. Lúc này bé sẽ không hiểu nhưng rồi bé sẽ hiểu đúng lúc. Làm việc xuyên suốt các bước dưới đây và chọn bước mà bạn xem như là mục têu của bạn, đó là nơi con bạn lần đầu gặp khó khăn. Cùng lúc, làm việc tập trung vào các bước đầu tiên trong chuỗi ngôn ngữ dễ tiếp thu A (RL.A), là các bước dạy con bạn nhìn bạn. Bạn sẽ thấy rằng có nhiều bước giảng dạy gối lên nhau. Nhìn mặt bạn, khi mặt bạn để ngay trong tầm nhìn của bé, cách khoảng 25cm (nói chuyện để thu hút sự chú ý của bé). Nhìn một bộ mặt vẽ, khi để ngay trong tầm nhìn của bé. Nhìn một vật, khi để ngay trong tầm nhìn của bé. Nhìn một bộ mặt đặt vừa ngoài tầm nhìn của bé, khi bạn giúp bé quay đầu bằng cách dùng lòng bàn tay bạn nhẹ nhàng hướng dẫn bé. Nhìn một vật đặt vừa ngoài tầm nhìn của bé, khi bạn giúp bé quay đầu như trên. Nếu con bạn vượt qua tấc cả các bước được trình bày trên đây nhưng vẫn không với tới được mục tiêu chính, hãy chắc chắn rằng bạn giành cho con bạn nhiều thời gian để đáp ứng trước khi bạn can thiệp vào để giúp bé. Thử nghiệm với nhiều vật khác nhau, và để vật gần hơn hoặc xa hơn mặt bé. Giành thời gian quan sát bé xem cái gì bé sẽ nhìn không chủ ý. Giờ chơi và các hoạt động trong nhà Hãy bảo đảm rằng con bạn luôn có một vật nào đó để nhìn. Dùng một cái khung hoặc giá treo các vật lủng lẳng xung quanh bé khi bé nằm trên sàn hoặc ngồi tựa trên ghế của bé. Để vật trong giường cũi hoặc nôi có mui cuẩ bé- ở đây một bộ mặt vẽ được xem là lý tưởng.Treo các vật trang trí di động (bằng kim loại, giấy) trước cửa sổ, để sự thay đổi các kiểu sáng lấp lánh lôi cuốn bé quan tâm. ở trong vườn, đặt bé ở chỗ bé có thể nhìn thấy các tán lá cây di động in trên nền trời. Đặt bé ở chỗ bé có thể quan sát bạn - khoảng cách tiêu cự của bé ngắn, vì vậy thử đặt ghế của bạn trên ghế dài nhà bếp khi bạn rửa bát đĩa. Thời gian dạy tốt nhất là khi bạn có mặt với bé -nói chuyện với bé khi thay tã, cho ăn và nựnh nụi bé để kích thích bé nhìn vào bạn. Ghi nhớ và mở rộng Một khi bé đã thông thạo kỹ năng nhìn, tiếp tục cung cấp cho bé nhiều cơ hội thực hành . Thay đổi các đồ dùng bạn cho bé xem- tủ đựng ly chén của bạn là nơi cung cấp hàng loạt những vật hấp dẫn. Dần dần bạn có thể giới thiệu các vật nhỏ hơn, với nhiều màu sắc khó thấ, Cũng có thể đặt chúng ở các khoảng cách khác nhau. FM.A211 Nhìn theo qua đường giữa Một khi con bạn nhìn vào mặt bạn và các vật được để trước mặt bé, bạn có thể kích thích bé nhìn theo khi mặt bạn hoặc vật di động. Chúng tôi khởi đầu chỉ với một chuyển động nhỏ; đến FM.A10 con bạn sẽ nhìn theo vật suốt 1800. Cách đánh giá Dụng cụ: Một món đồ chơi màu tươi sáng, hoặc gương mặt của bạn. Phương pháp: Cầm đồ chơi, hoặc làm cho mặt bạn, nhẹ nhàng đưa qua một bêốto với đường giữa của con bạn (một đường tưởng tượng chạy dài chính giữa cơ thể). Thu hút bé chú ý, và khi bé nhìn, di chuyển gương mặt hoặc đồ chơi một khoảng cách nhỏ, đi qua đường giữa của bé. Đánh dấu + nếu con bạn nhìn theo vật hoặc gương mặt với một cái nhìn tập ttrung duy nhất. Bé không được ngó chỗ khác và nhìn trở lại. Cách dạy Bắt đầu bằng cách dạy con bạn nhìn mặt bạn. Đưa mặt đi rất chậm, luôn miệng nói chuyện. Nếu bé lơ đãng, đợi bé nhìn lại rồi lại tiếp tục di chuyển. Tiếp đến dùng một bộ mặt bằng hình vẽ, một đồ chơi gây tiếng động, và cuối cùng , một đồ chơi không gây tiếng động nhưng nhiều màu sắc. Giờ chơi và các hoạt động trong nhà Tiếp tục cho con bạn xem nhiều vật, như bạn từng làm, và cũng di động chúng. Bạn có thể đưa bài tập này vào những công việc thường ngày của bạn; ví dụ bạn có thể thực hành vào mỗi lần thay tã cho bé. Ghi nhớ và mở rộng: Kỹ năng này được nâng cao ở FM.A3 FM.A311 III. Dõi theo một vật di động 900 ‘Dõi theo’ là một thuật ngữ khác của ‘nhìn theo’.ở giai đoạn đầu đời này, đứa bé cần được đỡ vữngđầu để nhìn theo vật, vì vậy chúng tôi dạy kỹ năng này ở tư thế nằm. Cách đánh giá Dụng cụ: Một đồ chơi màu tươi sáng, chẳng hạn một quả ngù len màu đỏ. Phương pháp: Đặt con bạn nằm ngửa- ở độ tuổi này bạn thường để mặt bé quay sang một bên. Lắc món đồ chơi đến khi nào bé nhìn nó, rồi di chuyển chậm theo nữa vòng tròn, suốt một góc 900. Di chuyển vật theo một góc nghiêng hẳn với cơ thể bé. Đánh dấu + nếu mắt con bạn nhìn theo đồ chơi suốt theo một góc khoảng 900. Bé không vần nhìn xuyên qua đường giữa. Cách dạy Bạn cần có nhiều đồ chơi màu sắc tươi sáng, một số gây tiếng động, một số không. Dạy con bạn nhìn theo vật từng chút một. Nừu bé có thể nhìn theo hết 100 , nhắm tiếp đến 150 và tiếp tục. Vật đầu tiên dùng đến là mặt của bạn. Theo dõi sự chú ý của bé, và nói chuyện đến suốt quá trình, di chuyển chậm chậm qua hết khoảng cách bạn đã định ra. Khi bé đang nhìn theo mặt bạn, thử đưa ra một bộ mặt vẽ, rồi thử một đồ chơi gây tiếng động, một cái lúc lắc chẳng hạn. Cuối cùng, giới thệu một đồ chơi gây tiếng động nhưng nhiều màu sắc. Luôn luôn di chuyển rất chậm, và cho bé nhiều thời gian để hướng tia nhìn chầm chầm tới vật nếu bé xao lãng chú ý. Giờ chơi và các hoạt động trong nhà : Giống như FM.A2 Ghi nhớ và mở rộng Sắp tới đây bạn sẽ làm việc trên kỹ năng dõi tìm suốt 1800 . Bạn có thể bắt đầu từ bây giờ để dần dần mở rộng khoảng cách, hoặc bạn có thể duy trì kỹ năng hiện có của bé thông qua thực hành cho đến khi bạn đã sẵn sàng bắt đầu mục tiêu mới này. FM.A411 Bạn sẽ thấy bị lôi cuốn khi quan sát những cách bé thể hiện kỹ năng này trong cuộc sống thường ngày. Bé sẽ bắt đầu nhìn theo mọi người khi họ đi lại trong phòng, hoặc quan sát gương mặt mọi người khi họ đứng lên từ tư thế ngồi. Cần thiết ghi nhớ điều này để đặt tư thế cho con bạn giành một phần thời gian trong ngày của bé cho bé ngồi tựa lên để bé không phải nằm nhìn mãi lên trần nhà. IV. Nhìn theo đường thẳng đứng Đề mục FM.A2 đã giúp chúng ta quan tâm tới khả năng của trẻ nhìn theo chuyển động ngang. ở đây chúng ta xem bé có khả năng nhìn theo một vật khi nó chuyển động thẳng đứng hay không tức là thẳng góc với cơ thể bé. Cách đánh giá Dụng cụ: Một đồ chơi màu sáng, hoặc gương mặt bạn. Phương pháp: Đặt bé nằm ngữa,. thu hút sự chú ý của bé bằng gương mặt bạn hoặc đồ chơi để trên đường giữa của bé. Khi bé nhìn, di chuyển mặt hoặc vật từ từ xuống đường giữa của bé, qua khỏi càm. Làm thử 3 lần. Đánh dấu + nếu con bạn nhìn theo mặt hoặc vật di chuyển hết mặt phẳng thẳng đứng được nhất một lần trong ba lần thử. Cách dạy FM.A811 Dạy và thực hành như với FM.A3 nhưng tiến hành trong mặt phẳng thẳng đứng. Nhìn từ vật này qua vật kia Khi một dứa trẻ biết tập trung vào mọi vật, bé sẽ biểu lộ mất tập trung và nhìn chằm chằm theo một cách ngẫu nhiên trước khi tập trung trở lại vào vật nào khác. Nhưng khi lớn lên bé biết nhìn có chủ đích từ vật này sang vật khác. Cách đánh giá Phương pháp: cho con bạn dựa vững vàng, cầm hai món đồ chơi, một cái đưa về một bên, cách mặt bé khoảng 25cm. Lôi cuốn bé chú ý trước hết đến một món đồ chơi này, rồi mới đến cái kia. Thử ba lần. Đánh dấu + nếu con bạn lần đầu nhìn một đồ chơi này, rồi nhìn cái kia, ít nhất một lần trong ba lần thử. Cách dạy Bát đầu bằng cách kích thích con bạn nhìn từ mặt bạn qua đồ chơi, hoặc ngược lại. Nói chuyện với bé và khi bé nhìn bạn, lác đồ chơi để lôi cuốn bé chú ý đến nó. Khi bé đang nhìn đồ chơi, nói chuyện với bé lần nữa để thu hút bé chú ý về phía bạn. Rồi tiếp tục sử dụng hai món đồ chơi, những đồ chơi phát âm thanh quyến rũ đều thích hợp khi bắt đầu kỹ năng này. Giờ chơi và các hoạt động trong nhà Kỹ năng dễ thực hành trong các hoạt động bình thường hàng ngày. Kích thích con bạn nhìn từ mặt bạn sang bình sữa của bé trước khi bạn cho bé ăn, và từ mặt bạn sang một món đồ chơi kêu chít chít trong giờ tắm. Khi bé dựa vào ghế nhìn bạn làm việc, thỉnh thoảng dừng lại cho bé xem hai vật- chúng có thể là những thứ bạn đang làm việc thay vì là đồ chơi. Khi bạn không thể có mặt cùng với bé, hãy bảo đảm rằng có hai hoặc nhiều đồ chơi ở gần quanh bé để bé có thể luyện tập một mình. Ghi nhớ và mở rộng Vì con bạn tiếp nhận được sự hiểu biết bạn thử nghiệm bằng cách đưa ra các vật ở những khoảng cách khác nhau để thử thách khả năng tập trung của bé. Tiếp tục kích thích bé nhìn từ mặt bạn sang một đồ chơi, kỹ năng bé cùng với bạn quan tâm đến vật hay đồ chơi rất quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ. (Xem Quyển3, Chương 2) FM.A91 Xem xét kỹ bằng mắt một vật cầm trong tay Đưa một đứa trẻ bắt đầu cầm nắm vật, có thể bé không nhìn xem bé đang làm gì. Nhìn một vật cầm trong tay đòi hỏi khả năng tập trung vào vật cao độ, cộng thêm sự điều chỉnh vận dộng để nâng một vật lên và cầm nó khá chắc chắn. Cách đánh giá Dụng cụ: một lúc lắc nhỏ, nhẹ. Phương pháp: quan sát con bạn khi bé đang cầm lúc lắc. Đánh dấu + nếu con bạn đưa bàn tay lênvà nhìn vào vật được hai đến ba giây. Cách dạy Cần phải sử dụng một đồ chơi thăng bằng tốt: có một số lúc lắc rất nặng ở phần đầu, và làm cho đứa trẻ cuối cùng có thể tự đập vào mặt mình khi cố nhìn chúng. Sự trợ giúp cũng rất quan trọng. Nừu con bạn đưa lúc lắc lên khó khăn , thử nâng niu con bạn để trợ giúp bé phần nào ở vai và cánh tay trên. Lưu ý rằng hầu hết trẻ xem xét bàn tay của chúng trước khi xem xét các vật khác. Tư thế mà bé hay làm điều này sẽ chỉ cho bạn tư thế cần sử dụng khi bạn kích thích bé nhìn vào các vật cầm trong tay. Kỹ năng này có thể dễ dàng dạy chung với luyện tập kỹ năng cầm nắm (FM.B6,12). Một khi con bạn đang cầm một vật, giúp bé cầm nó một lát ở một tư thế bé có thể nhìn thấy nó. Đỡ bàn tay giúp bé cầm chỗ nào chưa vững. Dần dần giảm bớt sự giúp đỡ của bạn. Nếu bàn tay cầm đồ chơi của bé rơi khỏi tầm nhìn, hãy cho bé cơ hội tự nâng chúng lên lần nữa trước khi bắt tay giúp bé. Nếu con bạn muốn bỏ thẳng đồ chơi vào miệng, trước hết hãy cho bé mút no(đây là một cách khác để điều tra một vật) và rồi giúp bé cầm nó ở chỗ bé có thể nhìn nó. ` Ghi nhớ và mở rộng FM.A101 Mỗi khi con bạn cầm hai vật (FM.B13), kích thích bé nhìn từ vật này sang vật kia Dõi theo một vật di chuyển 1800 Khi trẻ có khả năng dõi theo một vật suốt 900 thì bây giờ có thể học cách nhìn theo một vật từ bên này qua hẳn bên kia, ngang qua dường giữa của bé. Cách đánh giá Dụng cụ: Một đồ chơi màu sắc tươi sáng, chẳng hạn một cái ngù len đỏ. Phương pháp: như ở FM.A3 , nhưng phải di chuyển vật suốt khoảng 1800. Đánh dấu + nếu mắt con bạn nhìn suốt theo vật một cách suông sẻ khoảng 1800. Cách dạy Như ở FM.A3 lúc đầu chỉ vượt quá 900 và tăng dần lên 1800 . Một số trẻ thoạt đầu gặp khó khăn khi quay đầu từ bên này sang bên kia. Bạn có thể dùng tay nhẹ nhàng đỡ đầu bé dần dần thu hẹp giúp đỡ khi bé tự điều chỉnh được . Giờ chơi và các hoạt động trong nhà : như ở FM.A3 tăng dần lên 1800. Ghi nhớ và mở rộng Kích thích con bạn nhìn theo khi bạn đi lại trong phòng, bằng cách nói chuyện với bé khi bạn đi. Khi con bạn điều khiển được đầu ở tư thế ngồi, bạn kích thích bé dõi theo các vật cũng ở tư thế ngồi. Một khi bé dõi theo một cách tự tin, bé sẽ sử dụng kỹ năng theo đủ cách, vì vậy không cần phải luyện tập cẩn thận. Tuy nhiên lúc nào cũng phải để ý quan sát bé sít sao để chắc rằng bé đang sử dụng kỹ năng này. FM.A111 Nhìn một vật nhỏ Khi con bạn biết nhìn tập trung một cách chính xác hơn, bé có thể nhìn được các vật ngày càng nhỏ hơn. Trong kỹ năng này, bạn sẽ sử dụng những vật có kích thước cỡ hạt nho khô. Cách đánh giá Đồ dùng: một hạt nho khô, hoặc vật có kích thước tương đương, đặt trên tờ giấy có màu tương phản. Phương pháp: Đặt con bạn ngồi. Giữ tờ giấy cách khoảng 20 đến 25cm. Vỗ vào tờ giấy để lôi kéo bé chú ý, hãy nói ‘nhìn này’. Đánh dấu + nếu con bạn nhìn tờ giấy hai đến ba giây. Cách dạy Nhiều bước nhỏ ở đây sẽ thích hợp với những vật ngày càng nhỏ. Tìm vật có kích thước nhỏ nhất con bạn nhìn được. Tập cho bé nhìn nhiều lần những vật có kích thước này, rồi giảm dần kích thước của chúng đến khi bạn có được kích thước bằng hạt nho khô. Thử sử dụng những vật phát tiếng động, ví dụ như một cái chuông nhỏ. Cũng có thể nhìn những vật có màu tươi sáng. Lưu ý đặt vật trên bề mặt có màu sắc tương phản để vật nổi bậc lên rõ ràng. Giờ chơi và các hoạt động trong nhà Tấc nhiên là bạn không bỏ mặc con bạn chơi một mình với các vật nhỏ. Đây là một hoạt động phần nhiều có tính cách biểu diễn cho bé xem ở giai đoạn đầu đời này. Bạn sẽ thấy có vô số cơ hội thực hành. Hoa trong vườn, hạt bắp, mảnh vụn thức ăn, mảnh đồ chơi lego của trẻ lớn hơn, bông tay sáng lấp lánh...tấc cả đều hấp dẫn trẻ. Ghi nhớ và mở rộng chuỗi này Sắp tới đây (FM.B23) bạn sẽ giúp con bạn nhặt những vật nhỏ lên. Nếu bạn không tiếp tục thẳng tới kỹ năng này thì tiếp tục thực hành ở mức độ hiện thời. Quan sát con bạn xem bé có tự mình chú ý đến các vật nhỏ hay không. Chương2 FM.B: Cầm nắm ****** Trong chuỗi nay chúng ta xem khả năng cầm nắm vật của trẻ, từ cầm nắm ngẩu nhiên ở trẻ rất nhỏ đến kẹp hai ngón tinh vi ở trẻ hai tuổi. Khả năng cầm nắm đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa mắt và bàn tay, và vì thế phụ thuộc vào cũng như mở rộng các kỹ năng nhìn đã trình bày trong chuỗi FM.A. cầm nắm vật là một khía cạnh cần thiết của việc chơi đùa, thật vậy tấc cả kỹ năng trong chuỗi này cần được quan tâm đến như những kỹ năng chơi đùa. Dưới đây chúng tôi liệt tấc cả kỹ năng trong chuỗi này. 0 đến 3 tháng 5. Đặt bàn tay vào nhau. 6. Nắm luc lắc khi được đặt vào tay. 3 đến 6 tháng 12. Nắm lúc lắc một cách linh hoạt. 13. Cầm hai vật khi được đưa cho . 14. Với hai bàn tay về phía vật. 15. Nằm với và lấy được vật. 16. Ngồi với và lấu được vật. 17. Chuyền tay đồ chơi. 6 đến 9 tháng 18. Cào và lấy được hạt nho khô. 19. Nhặt lên và cầm hai vật. 20. Lắc lúc lắc một cách linh hoạt. 21. Sử dụng cùng một vật theo những cách khác nhau. 22. Kéo lên một chốt từ bảng cắm chốt. 23. Sử dụng ngón cái và ngón khác nhặt những vật nhỏ. 9 đến 12 tháng 28. Bắt chước thọc tay vào các lỗ cắm chốt 29. Lấy một vật ra khỏi vật đựng. 30. Kéo vòng ra khỏi cột. 31. Kẹp ngón cái ngón trỏ nhặt lên hạt nho khô. 18 tháng đến 2 năm 61. Kẹp ngón cái ngón trỏ nhặt lên cây kim gút hoặc sợi chỉ. Lưu ý rằng kỹ năng cầm nắm được thực hành và mở rộng ở chuỗi FM.E (kỹ xảo), bắt đầu ở độ tuổi từ 15 đến 18 tháng tuổi và mở rộng đến mức 4 tuổi. FM.B5 đặt hai bàn tay vào nhau Từ lúc mới sinh, đứa bé sẽ nắm chặc một ngón tay khi đặt vào tay nó -một cảm giác yêu thương đối với cha mẹ. Một cột mốc đầu đời, bé đang khởi đầu mọt sự bày tỏ để phát triển xa hơn, điều này xảy ra khi bé nắm hai bàn tay đưa lên ngực. Vì cột mốc này uan trọng đối với phát triển vận động thô cũng như vận động tinh, bạn sẽ thấy nó được nhắc đến trong chuỗi GM.A. Cách đánh giá Phương pháp: Quan sát con bạn khi bé đang nằm ngửa. Đánh dấu + nếu con bạn chỉ làm việc này khi bạn đong đưa bé trong cánh tay bạn. Cách dạy Hướng dẫn hai bàn tay con bạn đặt vào nhau bắt đầu từ khuỷu tay, giúp bé nhận cảm giác khi lồng các ngón tay vào nhau và khi gõ đập các ngón. Mặc dù bạn không nên bế con bạn khi đánh giá mục này, bạn có thể dùng tư thế này để giúp bé tiếp thu sự hiểu biết , thân mình và cánh tay bạn tấc nhiên sẽ mang hai bàn tay bé đặt vào nhau . Để làm việc này vào giờ ăn; bạn có thể đặt hai bàn tay bé với nhau trên bình sữa hoặc để dựa vào người bạn. FM.B6 Cầm lúc lắc khi được đặt vào tay Sẽ rất tốt nếu bé nắm được vật ngay lần đầu tiên. Khởi đầu một giai đoạn mới giúp bé khám phá thế giới xung quanh. Cách đánh giá Dụng cụ: Một lúc kắc nhẹ có tay cầm dài cỡ cây bút chì. Phương pháp: Đặt lúc lắc vào tay bé. Thử ba lần. Đánh dấu + nếu con bạn cầm lúc lắc năm giây trước khi thả ra, được một lần trong ba lần thử. Cách dạy Chọn lúc lắc hoặc vật nhẹ và cân bằng tốt. Một số lúc lắc rất nặng ở phần đầu. Giúp con bạn duy trì cầm nắm bằng cách gõ nhẹ các ngón tay của bé đang cầm lúc lắc . Gõ ít hơn khi bé cầm chặt hơn. Giờ chơi và các hoạt động trong nhà Để nhiều vật gần tay con bạn nơi bé có thể sờ được chúng, đặc biệt khi bé nằm sấp. Nếu bạn thích khâu vá có thể may cho con bạn một cái chăn vải. Khâu đơn giản các mảnh vải khác loại với nhau và đính vào vài cái cút lớn , chìa khoá cũ và những vật dụng khác xung quanh rìa chăn. Tạo thói quen giúp bé cảm nhận và cầm bấc cứ vật gì phù hợp với phương pháp của bạn. Bạn cũng tiếp tục đưa ngón tay của bạn cho bé nắm. Ghi nhớ và mở rộng Cũng như tiếp tục hết chuỗi này, bạn cần làm việc để phát triển hết khả năng cầm của con bạn bằng cách nhẹ nhàng kéo bàn tay bạn ra khi bé nắm ngón tay bạn. Ngoài ra cũng kích thích bé kháng cự lại khi bạn lấy lại đồ chơi. FM.B12 Cầm lúc lắc một cách linh hoạt ở đây chúng ta nhìn xem khả năng bé mở bàn tay ra cầm lúc lắc. Cách đánh giá Dụng cụ: Một lúc lắc có tay cầm dài cỡ cây bút chì Phương pháp:Đập nhẹ lúc lắc lên lưng các ngón tay con bạn. Đánh dáu + nếu con bạn xoè bàn tay ra và cầm lúc lắc. Cách dạy Phần lớn các bé đều xoè các tay ra khi được gõ nhẹ vào lưng bàn tay xuôi về phía cổ tay Bắt đầu gõ vào tay con bạn như vậy, và nhét lúa lắcvào khi các ngón tay bé xoè ra. Nếu cần giúp con bạn nắm các ngón tay lại quanh tay cầm. Mỗi lần bé mở bàn tay ra sẵn sàng để cầm khi bạn gõ vào, thay vào đó bạn vỗ nhẹ lúc lắc lên các ngón tay của bé. Nếu bé vẫn càn được kích thích thêm mới nắm được lúc lắc, cọ nhẹ lúc lắc vào lòng bàn tay bé. Đưa một yêu cầu rõ ràng-‘Cầm’- mỗi lần bạn đưa cho bé một vật. Bay giờ có thể bé chưa hiểu, nhưng rồi bé sẻ hiểu đúng lúc. Giờ chơi và các hoạt động trong nhà Cũng như FM.B6 nhưng bây giờ kích thích bé mở bàn tay ra, cũng như kích thích bé cầm lúc lắc. Ghi nhớ và mở rộng Cũng như tiếp tục đề mục tiếp thẻôtng chuỗi này( cầm hai vật) bạn xem trước FM.B15 và 16 nơi trẻ phải vói tảytọn một khoảng cách để lấy đồ chơi. FM.B.136 CầM HAI VậT KHI ĐƯợc đưa ra` Đây là một cách khác mở rộng kỹ năng cầm của trẻ. Cầm hai vật đòi hỏi sự tập trung tích cực. Cách đánh giá Dụng cụ:Hai lúc lắc hoặc hai khối vuông nhỏ. Phương pháp: Đặt cả hai vật vào hai bàn tay trẻ. Đánh dấu+ nếu con bạn cầm cả hai vật trong năn giây. Cách dạy Có thể bạn nên dạy conbạn nắm chặt hai vật trong các ngón tay, cùng lúc bé quen dần với cảm giác cầm hai vật trong tay. Giúp bé nâng hai bàn tay lên để nhìn cả hai vật. Nếu bé thích thú, giúp bé chơi băng cách ;ắc và đập hai vật vào nhau( mặt dù một lúc nào đó cũng xảy ra điều này trước khi bé tự làm được). Giờ chơi và các hoạt động trong nhà Khi bạn không thể chơi trực tiếp với con bạn, để ra cho bé nhữnh đồ chơi dể cầm bằng hai tay. Một sợi thừng nhỏ xỏ vào cuộn chỉ được xem là lý tưởng, hoặc mới lớn chìa khoá bằng plastic hoặc một sau vòng to màu sáng. Những đồ chơi này béđể càm trong hai tay khi có một mình hơn là bạn chọn ra từnh món riêng lẻ. Khi bạn nâng niêu con bạn, kích thích bé cầm hai ngón tay bạn. Ghi nhớ và mở rộng: Vẫn tập trung cho bạn kỹ năng này khi bạn tiếp tục suốt chuỗi này. Kỹ năng này sẻ mở rộng trực tiếp khi bạn thực hiện đến FM.P19( nhặt và hai vật ) nhưng bạn có thể dể dàng đưa chúng vào các hoạt động khác trong khi chờ đợi. FM.B.146 Với hai bàn tay về phía vật. Đứa bé đã biết cầm nắm vật có thể học vói một cách cóchủ điịnh trong một khoảng cách nào đó, điều kiển được hướng duy chuyển bàn tay. Kỹ năng này thực hiện lần đầu là vói hai tay, như miêu tả dưới đây. Cách đánh giá Dụng cụ: Một đồ chơi hoặc lúc lắc nhiều màu. Phương pháp: Cầm đồ chơi để phía trên bé khoảng 15cm, lắc nó để lôi cuốn chú ý. Rồi giữ yên. Đấnh dấu cộng (+) nếu con bạn đưa cả hai tay về phía vật, trong vòng 20 giây. Bé không cần thực sự nắm được đồ chơi. Cách dạy: Bắt đầu dạykỹ năng này bằng cách giữ con bạn trên đùi và hướng dẫn bé hướng hai bàn tay tới mặt bạn. Để cho bé chơi với mặt bạn. Đỡ chắc chắn sau lưng bé hoặc đặt ngồi trên ghế của bé, cầm một vật để trên bé và giúp bé di chuyểncả hai cánh tay tơí nó. Nếu chơi đồ chơi lủng lẳnglại càng dể hơn, vì hai tay bạn sẻ được rảnh rang. Dần dần giảm sự giúp đỡ khi con bạn bắt đầu vói được một cách tự tin. Nhưng vẩn tiếp tực giúp bé chạm tay vào hoặc thực sự nắm được đồ chơi, mỗi khi bé đưa cánh tay lên, để thưởng công cho sự cố gắng của bé Giờ chơi và hoạt động trong nhà Khi bạn đưa bình sữa cho con bạn, cầm nó phía trên bé và khuyến khích bé chìa tay ra lấy trước khi cho bé bú. Bảo đảm con bạn có nhiều đồ chơi trong tầm tay vói

File đính kèm:

  • docQuyen_5.doc