I. VÀI NÉT VỀTHỰC TRẠNG DẠY HỌC :
Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu vềchất lượng giáo dục, hiệu quả đổi mới
phương pháp dạy học (ĐMPPDH) đang từng bước được ghi nhận. Tuy nhiên, vềPPDH còn nhiều vấn đề
cần bàn.
Một bộphận không nhỏhọc sinh thụ động học tập do không được làm việc hoặc không chịu làm vịêc
trong các giờhọc. Trong hầu hết các giờlên lớp, cảgiờthực tập, thao giảng và thi dạy giỏi vì giới hạn thời
gian tiết học, giáo viên chỉcùng làm việc với một sốhọc sinh khá giỏi đểhoàn thành bài dạy, sốcòn lại
trong lớp im lặng, nghe và ghi chép thực chất đó là những bài độc diễn của giáo viên có học sinh khá giỏi
phụhoạ, giáo viên không cần biết đến đối tượng học tập và lao động học tập là gì, kết quảgiờdạy vẫn
“tốt”, giáo viên dạy vẫn “giỏi”.
Xét cảvềnhận thức và hành động nhìêu giáo viên không chuyển hoa được mục tiêu tích cực hoá hoạt
động của học sinh vào việc thiết kếvà thi công bài dạy, cụthểhơn là việc định hướng và tổchức các hành
động học tập cho học sinh bằng hệthống các việc làm tựlĩnh hội theo phương châm dạy, suy nghĩ, dạy tự
học. Thực tếtrên cho thấy muốn tiến hành ĐMPPDH thì trước hết các kỹnăng sưphạm của giáo viên cần
được nhìn nhận và quan tâm đúng mức, cần tăng cường hơn nữa việc rèn luyện và tựgiác rèn luyện của
các kỹnăng sưphạm của giáo viên.
40 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập huấn chuyên môn cấp THPT - Môn Địa Lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HÒA
------------------- ----------------
TËP HUÊN chuyªn m«n
CÊP THPT - M¤N §ÞA Lý
®ît 1 - th¸ng 8 n¨m 2010
T¹i tr−êng thpt nguyÔn xu©n «n - diÔn ch©u - nghÖ an
NTH
Gi¸o viªn
Ngoâ Quang Tuaán
Năm học : 2010 - 2011
2
NéI DUNG TËP HUÊN
1. Trao đổi về thực trạng Đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý.
2. Trao đổi về việc dạy học theo chuẩn chuẩn kiến thức kỹ năng.
3. Trao đổi những vấn đề còn vướng mắc trong dạy học Địa lý cấp THPT.
4. Trao đổi vể bồi dưỡng HSG giỏi tỉnh, về thi Giáo viên giỏi tỉnh.
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ
I. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC :
Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo dục, hiệu quả đổi mới
phương pháp dạy học (ĐMPPDH) đang từng bước được ghi nhận. Tuy nhiên, về PPDH còn nhiều vấn đề
cần bàn.
Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được làm việc hoặc không chịu làm vịêc
trong các giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp, cả giờ thực tập, thao giảng và thi dạy giỏi vì giới hạn thời
gian tiết học, giáo viên chỉ cùng làm việc với một số học sinh khá giỏi để hoàn thành bài dạy, số còn lại
trong lớp im lặng, nghe và ghi chép thực chất đó là những bài độc diễn của giáo viên có học sinh khá giỏi
phụ hoạ, giáo viên không cần biết đến đối tượng học tập và lao động học tập là gì, kết quả giờ dạy vẫn
“tốt”, giáo viên dạy vẫn “giỏi”.
Xét cả về nhận thức và hành động nhìêu giáo viên không chuyển hoa được mục tiêu tích cực hoá hoạt
động của học sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy, cụ thể hơn là việc định hướng và tổ chức các hành
động học tập cho học sinh bằng hệ thống các việc làm tự lĩnh hội theo phương châm dạy, suy nghĩ, dạy tự
học. Thực tế trên cho thấy muốn tiến hành ĐMPPDH thì trước hết các kỹ năng sư phạm của giáo viên cần
được nhìn nhận và quan tâm đúng mức, cần tăng cường hơn nữa việc rèn luyện và tự giác rèn luyện của
các kỹ năng sư phạm của giáo viên.
II. HỆ THỐNG KỸ NĂNG SƯ PHẠM CỐT LÕI CẦN TẬP TRUNG :
Để việc ĐMPPDH ở từng bài học, tiết mục hiệu quả hơn, theo chúng tôi, cần tập trung rèn luyện các
kỹ năng sư phạm chủ yếu sau:
1. Kỹ năng phân tích sư phạm bài học.
Phân tích sư phạm bài học là giai đoạn tiếp cần đầu tiên đối với bài học, là bước chuyển hoá bài học
thành kế hoạch dạy học, là hệ thống các thao tác sư phạm tích cực nhằm nhận thức bài học (về mặt nội
dung) và định hướng bài dạy (về mặt phương pháp). Đó là sự chuẩn bị tiềm lực sư phạm của giáo viên cho
mỗi bài dạy.
Hệ thống các thao tác sư phạm để phân tích sư phạm bài học đã được chúng tôi trình bày khá kỹ. Thực
tế dạy học cho thấy phần đông giáo viên chưa có ý thức phân tích sư phạm bài học khi soạn bài, chất
lượng chuẩn bị và tiến hành bài dạy không cao, mắc nhiều lỗi về nội dung, kiến thức và phương pháp dạy
học trong chỉ đạo chuyên môn, phân tích sư phạm bài học chưa thực sự được quan tâm, chưa thành nề nếp
của giáo viên.
Nếu GV được nhận thức đúng và thường xuyên rèn luyện kỹ năng phân tích sư phạm bài học thì chắc
chắn tạo được chuyển biến tích cực về chất lượng dạy học. Tuy nhiên, đây cũng là công việc không mấy
dễ dàng đối với các GV trung bình, vì vậy rất cần thiết phải có sự “vào cuộc” của cac chuyên gia phương
pháp, các nhà khoa học giáo dục, đặc biệt thông qua sách hướng dẫn GV.
3
2. Kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập cho HS.
Chúng tôi coi đây là KNSP cốt lõi nhất, trực tiếp để ĐMPPDH. Trước hết GV phải nhận thức được:
dạy học là dạy suy nghĩ, dạy tự học cho HS trong lớp, tích cực hoá HĐHT nhằm khai thác tối đa mọi cơ
hội tạo việc làm cho HS trong giờ dạy không nói thay, làm thay. Từ đó, tìm tòi các hình thức và cách thức
tổ chức làm việc học HS theo các yêu cầu cụ thể:
- Giao việc rõ ràng cho mọi HS và dành đủ thời gian để HS suy nghĩ, làm việc trong mọi thời điểm
thuộc tiến trình giờ dạy.
- HS phải thực sự rèn kỹ năng lao động học tập tích cực, tự giác, chủ động.
- Kiểm soát tình hình làm việc của HS để biêt và can thiệp đúng lúc trong những trường hợp cụ thể,
(với nội dung, công việc cụ thể, từng HS và nhóm đối tượng HS cụ thể trong thời điểm cụ thể) làm nổi
lên vai trò điều hành, tổ chức và trọng tài của GV.
Trong mỗi nội dung hoặc tình huống sư phạm có thể thiết kế nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác
nhau, lựa chọn hình thức tối ưu nhất, sát với từng đối tượng.
Để tổ chức HĐHT cho HS, GV cần đặc biệt lưu ý các biện pháp kĩ thuật dạy học (KTDH) trên cơ sở
lựa chọn, sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học có được. Chúng tôi nhấn mạnh và
coi KTHD là cáh thức thể hiện, là nghệ thuật sử dụng các PPDH. Đó là nghệ thuật lao động sư phạm của
nhà giáo.
Trong quy trình bài dạy, thường diễn ra các biện pháp kỹ thuật như: Kiểm tra ôn tập kiến thức cũ, kỹ
thuật nêu vấn đề, giải quyết vấn đề để hình thành khái niệm kiến thức mới, kỹ thuật hỏi –đáp (bằng hệ
thống lôgic các câu hỏi) , kiểm tra hoặc xử lý các tình huống SP không mẫu mực. Những biện pháp
KTDH đáng lưu ý:
- Tổ chức HS làm việc với SGK bao gồm: Chuyển từ ngôn ngữ đọc thành ngôn ngữ nói sao cho HS
phát biểu nhận thức bài học bằng ngôn ngữ riêng của chính mình, không lệ thuộc vào SGK. Mặt khác, GV
có thể nghiên cứu để thiết kế các mẫu “phiếu học tập” tự làm tiện lợi từ SGK để HS chuyển từ ngôn ngữ
viết của mình mà không sao chép lại SGK.
- Trong luyện tập, GV chú ý việc giao nhiệm vụ, rồi hướng dẫn hoặc chữa bài khoá thật cần thiếtm
tăng cường kiểm soát HS, san bằng cường độ và ý thức làm việc với mọi đối tượng.
Sự tác động đúng lúc của GV trong luyện tập vừa mang lại hiệu quả dạy học cao, vừa điều hoà không
khí sư phạm trong mối quan hệ giữa GV với HS, HS với HĐHT của chính mình, giữa HS với nhau và với
các phương tiện công cụ học tập.
Để tổ chức HĐHT cho HS, GV cần tạo hết cơ hội cho HS và hướng dẫn HS làm việc; suy nghĩ để thiết
kế HĐHT sáng tạo (cùng một nội dung, tình huống học tập có thể thiết kế nhiều KTDH khác nhau và lựa
chọn tối ưu sao cho sát đối tượng); không nên gọi HS trả lời ngay sau khi nêu câu hỏi hoặc giao việc, GV
không nên chỉ làm việc với vài HS, không nhất tiết phải gọi HS lên bảng kiểm tra, đặc biệt chú ý không để
HS nói leo, nói đế, nói tập thể trong giờ học.
3. Kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học.
- Kỹ năng ngôn ngữ sư phạm. Nghề dạy học yêu cầu nghiêm ngặt về mặt ngôn ngữ. Trường học là
môi trường rất thuận lợi để GV rèn luyện mình theo phong cách ngôn ngữ sư phạm chuẩn mực (không cứ
phải là GV dạy văn mới đặt ra yêu cầu này). GV khi lên lớp nên nói gọn rõ, âm lượng vừa phải (nói càng
ít càng tốt để hướng dẫn tổ chức HS làm việc); ngôn ngữ trong sáng, khúc chiết hấp dẫn hS; bỏ hẳn các
khuyết tật ngôn ngữ nghề nghiệp như “hỏi cả lớp, trả lời cả lớp” GV nên tránh nói ngọng, nói lắp, nói lặp
đi lặp lại (do thói quen, thành tật). Có thể, mới rèn HS đọc hay, diễn cảm được. Như vậy, rèn luyện phong
cách ngôn ngữ sư phạm là một kỹ năng quan trọng không thể tách rời và cần được đẩy mạnh hơn trong
khi tiếp tục công cuộc ĐMPPDH.
- Tuỳ theo chức năng môn học, GV cần dành thời gian khai thác, sưu tầm, tự làm, mua sắm và sử dụng
các thiết bị dạy học: Rèn luyện các thao tác linh hoạt, hợp lý, khoa học, kết hợp nói và làm nâng cao chất
lượng và phát huy hiệu quả việc đầu tư và sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.
III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI PPDH :
4
Như đã nói ở trên, hiệu quả ĐMPPDH chính là hiệu quả của từng bài dạy. Tuy nhiên, việc đánh giá
hiệu quả ĐMPPDH với mỗi bài dạy (trên cơ sở các yêu cầu đã có) nên được tập trung vào một số tiêu chí:
- GV chủ động, tự tin cả về kiến thức khoa học, PPDH và tâm thế người dạy – chứng tỏ trình độ
nghiên cứu phân tích sư phạm bài học.
- Có quy trình KTDH tổ chức HS làm việc khoa học, chứng tỏ trình độ nghệ thuật lao động sư phạm.
- HS thực sự làm việc và làmviệc tự giác tích cực – chứng tỏ kỹ năng lao động học tập của các em.
- Phong cách ngôn ngữ sư phạm chuẩn mực, thao tác sư phạm linh hoạt, hợp lý với các thiết bị dạy
học hiện đại.
- HS nắm được kiến thức, có kỹ năng vận dụng và thực hành, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ bài học.
Đã một thời, nhà giáo thường quá nhận mạnh đến vai trò nhiệm vụ chung (vĩ mô) mà chưa chú trọng
đến những việc làm (Vi mô) hàng ngày, hàng giờ gắn bó với lợi ích thiết thân của người dạy và người học.
Chúng ta thường thấy cứ lên cấp học cao hơn thì cường độ GV đơn phương độc diễn (thuyết trình) càng
lớn hơn, HS càng thụ động hơn trong giờ học. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi nhận thức để nhận ra rằng
các kỹ năng sư phạm cốt lõi của GV là cầu nối hàng ngàn trang lý thuyết xa xăm với hàng triệu HS thân
yêu trong mỗi bài học, tiết học. Và rèn luyện các KNSP thực sự là một thông điệp cần được cập nhạt với
bao điều phải làm để độngũ nhà giáo chúng ta ĐMPPDH tiến bộ hơn, hiệu quả hơn.
IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PPDH ĐỊA LÝ Ở THPT HIỆN NAY :
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện cả về trí
tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, các kỹ năng phát triển cá nhân hình thành các kỹ năng hoạt động độc lập.. từ đó
vừa trang bị kiến thức, kỹ năng để vào đời.
- Sự thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa.. đó là sự thay đổi theo hướng hiện đại, toàn diện,
cập nhật kiến thức đáp ứng nhu cầu CNH,HĐH.
- Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông hiện nay với điều kiện tiếp thu kiến
thức nhiều chiều( sgk, báo chí, Internet, truyền hình..)
- Xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ dạy học( đồ dùng, phương tiện trực quan phong
phú, ứng dụng công nghệ thông tin..)
- Tính hiệu quả, phù hợp của phương pháp dạy học mới..
V. ĐỔI MỚI PPDH CẦN THỤC HIỆN CÁC YÊU CẦU SAU :
- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS.
- Phù hợp với CSVC, các điều kiện dạy học của nhà trường.
- Phù hợp với việc đổi mới KTĐG kết quả học tập.
- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc
khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống.
- Tăng cường sử dụng PTDH, TBDH và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của CNTT.
VI. QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PPDH ĐỊA LÝ Ở THPT :
1. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí (PPDHĐL) theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập
của HS không có nghĩa là loại bỏ các PPDH hiện có (hay còn gọi là các PPDH truyền thống) và thay vào
đó là các PPDH mới (hay còn gọi là PPDH hiện đại).
2. Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới PP dạy (cách dạy) của thầy mà còn phải quan tâm đến PP học
(cách học) của trò, phải dạy cách tự học cho HS.
3. Cần đa dạng hoá các hình thức dạy - học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp; học trong lớp và trên thực
địa )
4. Đổi mới PPDH phải chú ý tới đặc trưng về nội dung và phương pháp của môn học.
5. Đổi mới PPDH phải đi đôi với đổi mới đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của HS và sử dụng
TBDH .
5
VII. KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUAN ĐIỂM , PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC :
6
VIII. DẠY HỌC TÍCH CỰC :
1. Khái niệm tích cực
* Đây là một khái niệm rất quan trọng trong dạy học và đó được rất nhiều tác giả đề cập:
- V.L.Lênin: TTC được xác định như là tổng các dấu hiệu đặc trưng cho sức mạnh bên
trong với thành tích đó thành hiện thực.
Theo I.F. Kharlamop, “TTC là trạng thái hoạt động của chủ thể, nghĩa là người hành
động”
V.Ekon quan niệm TTC là lòng mong muốn không chủ định và tạo nên những biểu hiện
bên ngoài hoặc bên trong của hoạt động.
- Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê - chủ biên), “Tích cực là: có ý nghĩa, có tác dụng
khẳng định, tác dụng thúc đẩy sự phát triển; tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra
sự biến đổi theo hướng phát triển; hăng hái, tỏ ra nhiệt tình đối với nhiệm vụ, với công việc”.
- Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu rằng, TTC là sự biểu hiện nỗ lực cá nhân
(bằng thái độ, tình cảm, ý chí) trong quá trình tác động đến đối tượng nhằm thu được kết
quả cao trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn.
2. Khái niệm tích cực nhận thức
- Theo I.F.Kharlamụp: TTC nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập,
cố gắng trí tuệ và nghị lực trong quá trỡnh nắm vững kiến thức.
- I.I.Samôva: TTC nhận thức là mục đích, PT và kết quả của hoạt động học tập, là phẩm chất của HS.
Nó xuất hiện trong mối quan hệ của HS với nội dung, với quỏ trỡnh học tập, với sự nỗ lực để nắm được tri
thức và PP trong một thời gian ngắn nhất với việc huy động ý chí để đạt được kết quả học tập. TTC nhận
thức được biểu hiện bằng sự sẵn sàng về mặt tâm lí cũng như việc xác định rừ mục đích dạy học, tình
huống và những hành động để đạt được mục đích đó.
- Theo Nguyễn Ngọc Bảo, TTC nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự
huy động ở mức độ cao của các chức năng tâm lí nhằm giải quyết vấn đề học tập - nhận thức. Nó vừa là
mục đích học tập, vừa là PT, là điều kiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm
chất hoạt động của cá nhân.
- Giáo sư Trần Bá Hoành lại cho rằng, TTC học tập thực chất là TTC nhận thức. Biểu hiện của nó là cố
gắng cao trong học tập, khát khao hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức.
Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu một cách khái quát: TTC nhận thức là một khái niệm biểu thị
sự nỗ lực, chủ động của chủ thể trong quá trình học tập và nghiên cứu, là sự biểu hiện mức độ huy động
cao của các chức năng tâm lí nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức, góp phần làm cho nhân cách của chủ
thể phát triển .
Trong quá trình dạy học, TTC nhận thức được biểu hiện ở những dấu hiệu: hăng hái trả lời các câu hỏi
của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc
mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa ra; chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng đó được học
để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản
lòng trước những tình huống khó khăn.
3. Hoạt động của GV và HS trong dạy học tích cực
Trong quá trình dạy học tích cực, nhiệm vụ chủ yếu của GV là thiết kế và thực hiện cho việc học tích
cực của HS trong bối cảnh cụ thể (nhu cầu giáo dục, điều kiện làm việc của GV và HS). Nhiệm vụ truyền
thống của người GV trước đây là chuyển giao thông tin (thuyết giảng), nay được điều chỉnh và mở rộng
thành một nhiệm vụ tạo ra các điều kiện học tập và hỗ trợ quá trình học tập cho HS. GV là người đóng vai
trũ tổ chức, hướng dẫn cho HS học, tổ chức cho các em tìm ra kiến thức. Hành động giáo dục cũng như hệ
thống dạy học không xoay quanh trọng tâm của GV nữa mà xoay quanh trọng tâm và nhu cầu của người
học. HS được thách thức tham gia một cách tích cực trong xây dựng sự hiểu biết và quan niệm của học (tự
suy nghĩ và tìm hiểu bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, làm bài tập và ghi nhớ thụng tin). Quan hệ thầy
7
trò cả diễn ra chủ yếu theo chiều dọc, từ quyền lực và năng lực của thầy đến quan hệ phục tùng của trò.
Thì nay, quan hệ giữa thầy và trò vẫn tồn tại nhưng được dựa trên cơ sở thông cảm, tin cậy, tôn trọng, hợp
tác lẫn nhau và quan hệ thầy trò không thường xuyên bằng quan hệ trò – trò. Đây là quan hệ trở thành yếu
tố chủ yếu chi phối tính năng động của lớp học.
Hoạt động học của HS là hoạt động được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. Muốn tiếp thu kiến
thức, kỹ năng, HS phải dựa vào nội dung kiến thức được thể hiện ở SGK và các tài kiệu tham khảo khác.
Qua đó, người học chiếm lĩnh tri thức và biến thành năng lực thể chất, tinh thần của cá nhân, hình thành
và phát triển nhân cách. Thực chất của PP này là cách dạy HS hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động của HS trước đây. Người học được xem là chủ thể
của quá trình nhận thức và hoạt động học được cuốn hút vào những hoạt động do GV tổ chức, chỉ đạo.
Qua đó, tự lực khám phá những cái mình chưa biết, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đó
sắp đặt sẵn. Được đặt vào những tình huống trong đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo
luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó, vừa nắm được kiến thức, kỹ năng mới,
vừa nắm được PP “làm ra” kỹ năng đó.
Hoạt động của GV và hoạt động của HS là hai hoạt động cơ bản trong quá trình dạy học, thiếu một
trong hai nhân tố này sẽ không tồn tại quá trình dạy học. Như vậy, dạy học theo hướng tích cực là quá
trình, trong đó GV là người hướng dẫn, tổ chức cho HS khám phá, tự thể hiện và điều chỉnh trong quá
trình lĩnh hội kiến thức. Bài học mà GV thiết kế có nột nổi bật là các hoạt động của HS chiếm tỉ trọng lớn
hơn so với hoạt động của GV. Dạy là hoạt động có mục đích của GV, được quy định bởi nhiệm vụ giảng
dạy bộ môn. Hoạt động dạy chỉ đạo hoạt động học, học là hoạt động nhiều mặt của HS: một mặt được chỉ
đạo hướng dẫn của GV, mặt khác phải tự tỡm kiếm, tự chỉ đạo hoạt động học của mình, đồng thời cần sử
dụng vốn kinh nghiệm của bản thân để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Hai hoạt động, dạy và học là không thể tách rời. Cho nên, người GV cần phải thường xuyên bảo đảm
các mối liên hệ này để hướng dẫn HS thực hiện bài học trong mỗi tiết học Địa lí nhằm để kịp thời điều
chỉnh cho phù hợp với nhau.
4. So sánh dạy học tích cực với dạy học thụ động
Bảng 1.1. So sánh cách dạy học thụ động với dạy học tích cực:
Yếu tố
Dạy học thụ động Dạy học tích cực
1.
Quan
niệm
- Học là quá trình tiếp thu và lĩnh
hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ
năng, tư tưởng, tình cảm.
- Học là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá,
phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,
tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
2.
Bản chất
- Là kiểu dạy học đề cao vai trò chủ
thể của GV. GV dạy những nội
dung thầy có, thầy muốn. Trong quá
trình nhận thức xảy ra diễn biến dạy
học theo một chiều, chủ yếu là từ
thầy đến trò.
- Là kiểu dạy học đề cao vai trò chủ thể HS. GV thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn, còn HS tích cực làm việc với
các nguồn kiến thức để nhận thức. Quá trình nhận
thức xảy ra sự giao tiếp nhiều chiều: trò- thầy, trò-
trò, trò- tập thể lớp học.
3.
Mục tiêu
- Chú trọng cung cấp tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo. Học để đối phó với
thi cử. Sau khi thi xong những điều
đó học thường bị bỏ quên hoặc ít
dùng đến.
- Chú trọng hình thành các năng lực: sáng tạo, hợp
tác, dạy PP và dạy cách học. Học để đáp ứng
những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai.
Những điều đó học cần thiết, bổ ích cho bản thân HS
và cho sự phát triển xã hội.
4.
Nội dung
- Nặng về kiến thức lí thuyết, nhẹ
về kỹ năng và khả năng vận dụng
- Tinh giản, vững chắc, thiết thực. Coi trọng cả kiến
thức, kỹ năng và giá trị.
8
5.
Hình
thức
tổ chức
- Theo lớp, đồng loạt. Ngoài ra
thỉnh thoảng có ngoại khoá, thực
hành tìm hiểu địa phương.
- Đa dạng: trên lớp: cá nhân, nhóm, lớp; ngoài lớp:
học ngoài trời, tham quan, khảo sát địa phương;
ngoại khoá: tổ Địa lí, câu lạc bộ Địa lí, đố vui, trò
chơi học tập
6.
Phương
pháp dạy
học
- Truyền thống, theo kiểu giải thích,
minh hoạ:
+ GV: truyền thụ một chiều kiến
thức đó chuẩn bị sẵn.
+ HS: thông hiểu, ghi nhớ (nặng về
ghi nhớ máy múc), tái hiện.
- Các PP truyền thống được sử dụng linh hoạt theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS (thuyết
trình có sự tham gia tích cực của HS, đàm thoại gợi
mở).
- Áp dụng một số PPDH mới, thích hợp: giải quyết
vấn đề, thảo luận, điều tra, đóng vai, động não
7. PTDH - Có cả PT truyền thống, cả hiện
đại; sử dụng chủ yếu theo kiểu
minh hoạ.
- Có cả PT truyền thống lẫn hiện đại; sử dụng chủ
yếu theo hướng nguồn tri thức.
8.
Cơ sở
vật chất
- Bảng đen, phấn trắng. - Bảng đen, phấn trắng, bàn ghế thuận tiện cho việc
di chuyển học theo nhóm, máy photocoppy, vi tính
và các điều kiện khác phục vụ dạy học.
- Phòng bộ môn Địa lí, vườn Địa lý.
9.
Kiểm
tra, đánh
giá.
- Hình thức đơn điệu: tự luận là
chính.
- Nội dung: chủ yếu kiến thức, nặng
về tái hiện.
- GV độc quyền đánh giá.
- Hình thức đa dạng: tự luận, trắc nghiệm khách
quan, bài tập
- Nội dung: cả kiến thức và kỹ năng, chú trọng suy
luận.
- GV kết hợp với HS đánh giá, tạo điều kiện cho HS
tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
10.
Kết quả
- HS:
- GV:
- Cán bộ
quản lý
giáo dục:
- Chỉ tiếp nhận khối lượng kiến
thức thầy cho. HS học thuộc bài
nhưng ít quan tâm vận dụng kiến
thức vào tình huống mới. HS nắm
được bài qua học thuộc bài và trả
lời đúng nội dung bài thầy đó cho,
tư duy của các em ít được phát
triển.
- Tạm bằng lòng với chuyên môn,
nghiệp vụ có sẵn.
- An tâm với hoạt động dạy học
“bình thường” của nhà trường.
- Tiếp thu khối lượng kiến thức theo mức độ hiểu
biết của mình. HS nảy sinh ra nhiều vấn đề sáng tạo
trong quá trình nhận thức, tạo được hành vi mong
muốn vận dụng hiểu biết của mình vào tình huống
mới. HS nắm chắc kiến thức bài học bằng sự thông
hiểu của mình. Tư duy của các em được phát triển.
- Luôn phải nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ, tiếp cận với PPDH tiên tiến và PTDH hiện đại.
- Trăn trở, chia sẻ với suy nghĩ, việc làm của GV.
- Quan tâm, ủng hộ, khuyến khích, tạo điều kiện và
nhân rộng điển hình tốt về đổi mới PPDH.
IX. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PPDH ĐỊA LÝ Ở THPT :
- Đổi mới trong việc soạn giáo án (Thiết kế kế hoạch bài học)
- Đổi mới trong tổ chức dạy học trên lớp:
+ Tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động với các phương tiện dạy học địa lí (PTDHĐL).
+ Tổ chức, hướng dẫn HS thu thập, xử lí thông tin trong SGK và trình bày lại.
+ Tổ chức hoạt động của HS theo những hình thức học tập khác nhau.
- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo định hướng đổi mới, đồng thời tăng cường áp
dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới.
X. MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC :
9
1. Kĩ thuật công não :
- Quy tắc: Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng các thành viên; Liên hệ với
những ý tưởng đã trình bày; khuyến khích số lượng các ý tưởng; cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
- Các bước tiến hành:
+ Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề.
+ Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình, trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá nhận
xét, mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau.
+ Kết thúc việc đưa ra ý kiến.
+ Đánh giá (lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng )
+ Đánh giá những ý kiến đã lựa chọn và rút ra kết luận hành động.
2. Kĩ thuật XYZ :
- Là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý
kiến mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người.
- Kĩ thuật 6-3-5 thực hiện như sau:
+ Mỗi nhóm có 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên 1 tờ giấy trong vòng 5-6 phút về 1 vấn đề và tiếp
tục chuyển cho người bên cạnh;
+ Tiếp tục như thế cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;
+ Con số XYZ có thể thay đổi; sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
- Ví dụ: Khi dạy bài : Lao động việc làm (Địa lí 12) Gv có thể sử dụng kỹ thuật : XYZ
+ Ở mục : Hướng giải quyết việc làm,giáo viên có thể thực hiện hoạt động nhóm với kỹ thuật : XYZ
+ Mỗi nhóm 6 ngưòi, yêu cầu mỗi người viết ra 2 ý kiến về giải pháp giải quyết việc làm ở nước ta
trên một tờ giấy trong vòng tối đa một phút và chuyển cho người bên cạnh, tiếp tục như vậy cho đến khi
tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình , có thể lặp lại vòng khác..
+ Sau khi thu thập ý kiến thì các nhóm tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến
+ Lưu ý khi thực hiện cần chú ý đến thời gian thực hiện và các ý kiến trùng hợp nhau.
3. Kỹ thuật “bể cá” :
- Là kĩ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó 1 nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn
những học sinh khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết
thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận.
- Trong nhóm thảo luận có thể có 1 vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi
vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra 1 câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc
phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm.
- Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
(Gọi là thảo luận “bể cá” vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự
như như xem những con cá trong 1 bể cá cảnh)
- Ví dụ : Khi dạy bài : Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
+ Mục 2, Phát triển cây công nghiệp lâu năm ..GV có thể SD Kỹ thuật bể cá
+ B1: Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm,trong đó có 2 nhóm tham gia thảo luận và 2 nhóm quan
sát.
+ B2: Phân
File đính kèm:
- TAP HUAN CHUAN KTKN MON DIA LY 2010 NQT 1 .pdf