Môn Toán là một trong những môn học ở trường phổ thông hổ trợ cho rất nhiều môn học khác, vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, qua kết quả tốt nghiệp môn Toán năm 2008 – 2009 của trường THPT Hà Tiên rất thấp so với trung bình môn của các tỉnh khác và ngang hàng với tỉ lệ phần trăm của tỉnh nên đã đặt ra cho giáo viên trăn trở: làm cách nào để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới? Để trả lời câu hỏi trên tôi xin nêu một số thực trạng dạy – học môn Toán của trường và các giải pháp khắc phục:
I. Thực trạng và nguyên nhân của việc dạy - học toán
Chương trình sách giáo khoa qua các lần thay đổi đã có nhiều đổi mới, nội dung chương trình ngày càng thiết thực, gần gũi, có tính thực tiễn, giữa chương trình chuẩn và nâng cao có sự phân hóa rõ ràng. Tuy nhiên cấu trúc chương trình còn nặng về lý thuyết, thời lượng cho luyện tập quá ít gây không ít khó khăn cho thầy và trò.
Sự thống nhất giữa các tác giả của hai bộ sách chưa cao, còn một số thuật ngữ và ký hiệu chưa đồng bộ gây khó khăn cho thầy & trò khi dạy & học.
Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, được tập huấn đổi mới phương pháp, nâng cao tay nghề,. Tuy nhiên phương pháp dạy & học chưa thật sự đổi mới triệt để được, một phần do một số giáo viên còn thói quen dạy học trước đây, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, một phần do trình độ học sinh còn quá hạn chế nên chưa theo kịp chương trình.
Giáo viên còn có tính thương học trò, tội nghiệp học trò khi thấy điểm kiểm tra nhỏ, và tình thương đó đã ít nhiều chấp cánh việc đưa học sinh lên lớp chưa đúng với thực chất năng lực của học sinh.
4 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận - Nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
(Nâng cao chất lượng dạy học Toán ở trường phổ thông)
Họ tên:Nguyễn Danh Ngôn
Chức vụ:Tổ Phó
***
Môn Toán là một trong những môn học ở trường phổ thông hổ trợ cho rất nhiều môn học khác, vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, qua kết quả tốt nghiệp môn Toán năm 2008 – 2009 của trường THPT Hà Tiên rất thấp so với trung bình môn của các tỉnh khác và ngang hàng với tỉ lệ phần trăm của tỉnh nên đã đặt ra cho giáo viên trăn trở: làm cách nào để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới? Để trả lời câu hỏi trên tôi xin nêu một số thực trạng dạy – học môn Toán của trường và các giải pháp khắc phục:
I. Thực trạng và nguyên nhân của việc dạy - học toán
Chương trình sách giáo khoa qua các lần thay đổi đã có nhiều đổi mới, nội dung chương trình ngày càng thiết thực, gần gũi, có tính thực tiễn, giữa chương trình chuẩn và nâng cao có sự phân hóa rõ ràng. Tuy nhiên cấu trúc chương trình còn nặng về lý thuyết, thời lượng cho luyện tập quá ít gây không ít khó khăn cho thầy và trò.
Sự thống nhất giữa các tác giả của hai bộ sách chưa cao, còn một số thuật ngữ và ký hiệu chưa đồng bộ gây khó khăn cho thầy & trò khi dạy & học.
Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, được tập huấn đổi mới phương pháp, nâng cao tay nghề,... Tuy nhiên phương pháp dạy & học chưa thật sự đổi mới triệt để được, một phần do một số giáo viên còn thói quen dạy học trước đây, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, một phần do trình độ học sinh còn quá hạn chế nên chưa theo kịp chương trình.
Giáo viên còn có tính thương học trò, tội nghiệp học trò khi thấy điểm kiểm tra nhỏ, và tình thương đó đã ít nhiều chấp cánh việc đưa học sinh lên lớp chưa đúng với thực chất năng lực của học sinh.
Có nhiều đổi mới trong kiểm tra đánh giá nhưng chưa đồng bộ, chưa thật đều tay. Kết quả đánh giá học sinh chưa thể phản ánh đúng thực chất kết quả học sinh do đó kết quả kiểm tra còn sai lệch so với thực tế.
Mặc dù học sinh có ý thức về tầm quan trọng của môn Toán, tuy nhiên chất lượng học tập môn Toán vẫn thật sự chưa cao, chưa đồng đều. Chất lượng chỉ tương đối ổn định ở lớp chọn và các lớp thuộc ban cơ bản A. Còn đa số các lớp thuộc chương trình chuẩn chất lượng thường thấp. Nguyên nhân:
+ Học sinh thường mắc phải những sai lầm rất cơ bản do hệ lụy tất yếu của quá trình cho học sinh lên lớp theo chỉ tiêu đề ra, trong suốt 9 năm học không một lần tuyển sinh hoặc thi tốt nghiệp trước khi bước vào bậc THPT là 100% .Cho nên học sinh có quá nhiều lổ hỏng kiến thức vì vậy học sinh dễ chán nản và không ham thích học toán.
+ Mặc dù giáo viên đã phân loại, dạy theo chủ đề, hướng dẫn thật cẩn thận, kỹ lưỡng nhưng do khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế nên vẫn mắc nhiều sai lầm và chưa linh động xử lý tình huống đơn giản nên kết quả học tập còn rất hạn chế.
+ Đa phần học sinh chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, đi học vì bị ép buộc của gia đình, của nhà trường và xã hội nên không thể hiện được ý thức phấn đấu, vươn lên.
+ Còn đa số gia đình học sinh hầu như khoán trắng việc học con em mình cho nhà trường, chưa phát huy được sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình mà nhà trường gửi về từng đợt sau khi kết thúc học kỳ, chưa có biện pháp đề nghị nhà trường giúp đỡ con em mình học tốt hơn thậm chí có những phụ huynh còn xúc phạm đến giáo viên.
+ Nhà trường không có phòng trống để dạy phụ đạo cho các em, ý thức tự học ở nhà của các em hầu như không có, không học bài cũ và chuẩn bị bài mới nên việc tiếp thu gặp nhiều hạn chế do đó khi lên lớp giáo viên không chủ động được thời gian làm hạn chế việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy và học.
II. Đề xuất các giải pháp thực hiện
* Với Học sinh
Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập.
Vào lớp tích cực lắng nghe thầy cô giảng bài và đóng góp xây dựng bài.
Học sinh tự tổ chức học nhóm ở trường, ở lớp vào những giờ học trái buổi.
Phải xác định được động cơ và mục đích học tập của mình.
Sau mỗi tiết dạy sửa bài tập, Học sinh phải giải hoàn chỉnh các bài tập. Xem đó như kết quả tiếp thu của mình. Từng bước nâng cao trình độ bộ môn Toán của từng em. Nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá, rèn luyện kỹ từng nội dung trong chuẩn kiến thức.
* Với Giáo viên:
Mỗi giáo viên khi lên lớp dạy tiết bài tập , đều phải chuẩn bị chu đáo, giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra. Để từ đó tìm ra thuật Toán đơn giản, giúp học sinh từng bước nắm được kiến thức và có hứng thú giải Toán.
Dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức không cần phải bổ sung, nâng cao đối với học sinh yếu kém; cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và gây sự hứng thú khi học toán.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học môn Toán ở nhà.
Giáo viên phải tích cực trong sinh hoạt nhóm bộ môn thảo luận bàn về những vấn đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán.
Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh đã biết rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài mới và luyện tập.
Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập của lớp mình phụ trách.
Khai thác triệt để các sai lầm, thiết sót của học sinh trong quá trình giảng bài nhất là các tiết luyện tập, tiết kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp học sinh phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù những sai lầm hạn chế nhỏ nhất; tạo mọi điều kiện để giúp học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn mình trong quá trình học. tập và rèn luyện.
Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề tương tự để học sinh giải quyết, tránh trường hợp dạy vòng vo, trình bày lý thuyết nhiều... làm cho học sinh khó tiếp thu; kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác; cần cô động lại kiến thức trọng tâm từng bài, để giúp học sinh ôn tập được dễ dàng.
Mỗi lần thay đổi PPDH là một làn GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán.Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có nhiều cơ hội hoạt động tích cực hơn.
Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học Toán minh họa cho tiết dạy giúp học sinh tiếp thu tốt hơn và hứng thú trong học tập.
Giáo viên phải nhiệt tình, thể hiện thinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng dạy, từng bước giúp học sinh khắc phục những sai sót, hạn chế dù rất nhỏ, tạo mọi điều kiện cho phép nhất là hình thành từng bước động cơ, thái độ trong học tập, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học toán.
Sau mỗi tháng điểm cần phân loại học sinh yếu kém để bồi dưỡng riêng theo trình độ.
Dành nhiều thời gian ôn tập và nhắc đi nhắc lại kiến thức trọng tâm nhiều lần nhất là trong các giờ phụ đạo yếu kém.
Các biện pháp hình thành thói quen độc lập nhận thức cho học sinh
Bước 1: Tự học cá nhân
GV hướng dẫn để HS tự học, tự chuẩn bị bài trước ở nhà nhằm hình thành các kỹ năng tự học làm nền tảng cho việc phát huy tính ĐLNT. Cụ thể là GV phổ biến cho HS biết tựa bài,
mục tiêu học tập của bài, các nhiệm vụ học tập cụ thể của bài và hướng dẫn cách thức giải
quyết các nhiệm vụ học tập ấy.
Bước 2: Hợp tác với bạn, học bạn; hợp tác với thầy, học thầy.
Ở bước này GV là người tổ chức, điều khiển hoạt động học tập hợp tác và thi đua giữa các tổ học tập. Bước này có thể diễn ra trong hay ngoài giờ lên lớp, có hoặc không có sự hiện diện của GV. GV có thể sử dụng điểm số như là một phương tiện tác động vào động cơ có tính chất quan hệ xã hội để khuyến khích tính tích cực học tập của HS.
Bước 3: Tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.
Thông qua học tập hợp tác với các ban trong và ngoài giờ lên lớp, nhờ phương tiện tự kiểm tra như hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, HS sẽ có dịp tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh kết quả học tập của mình.
Trải qua ba bước nêu trên, tính ĐLNT của HS được hình thành nhờ quá trình chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng bằng chính hoạt động học tập, nhận thức bản thân của các em, thông qua việc hợp tác, thi đua với tập thể dưới sự hướng dẫn của GVBM
* Với Tổ chuyên môn:
Tổ quan tâm chặt chẽ việc thực hiện chương trình , chú ý hệ thống bài tập của giáo viên , bám chuẩn kiến thức , tránh các bài tập nâng cao nhiều không chuẩn và không phù hợp chương trình cập nhật . Đặc biệt là hệ thống bài tập cho ban cơ bản phải có tính tương tự để dần tập các em tính toán và có hứng thú khi giải được bài tập , tuy việc này đòi hỏi thời gian và mức độ chuẩn kiến thức cần phải đạt đến .
* Với Sở GD & ĐT:
- Sở giáo dục cho phép hiệu trưởng nhà trường có quyền trao trả về Sở các giáo viên không đáp ứng về yêu cầu chuyên môn, có quyền tuyển và tiếp nhận giáo viên. Nhà trường hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đó.
- Việc chấm thi TN THPT: Sở giáo dục nên điều động tất cả các giáo viên có dạy lớp 12 đi chấm. Từ đó các giáo viên trẻ mới đúc kết được kinh nghiệm cho bản thân. Sở giáo dục nên nghiêm khắc phê bình các giáo viên không làm tròn trách nhiệm trong khi chấm thi (tổng kết số lượng sau khi chấm) mà xem nơi đó là chỗ để phô trương mình.
- Đề nghị Sở GD & ĐT tổ chức hội thảo cụ thể về những chuyên đề nhất định chẳn hạn như: Chuyên đề khảo sát, vẽ đồ thị hàm số và các bài toán liên quan; Chuyên đề Tích phân, Chuyên đề về phương trình mũ, Logarit.Sau đó thống nhất lại một số phương pháp thích hợp cho từng đối tượng học của các trường.
* Với Nhà trường:
+ Đề nghị với Sở GD&ĐT Kiên Giang và Thị xã Hà Tiên nhanh chóng xây dựng thêm cho đủ phòng học cho việc phụ đạo học sinh yếu kém.
+ Để có phòng dạy phụ đạo cho học sinh ở các khối lớp để nâng cao chất lượng cho học sinh của trường nói riêng cũng như của Tỉnh nói chung, không nên chỉ tập trung ở khối 12 mà bỏ quên các khối lớp còn lại.
+ Trang bị lại các phòng chức năng riêng biệt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
* Với Gia đình:
- Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con cái, mọi việc đều giao phó cho nhà trường. Đa số các em học sinh quậy phá, học dở đều rơi vào các gia đình có khó khăn về kinh tế.
- Đối với gia đình có điều kiện kinh tế tốt, cha mẹ cho con nhiều tiền, tạo điều kiện các em dễ dàng tiêu xài, lêu lỏng. Gia đình không thể quản lí được việc học của con em mình trong nhà trường và việc chơi của con em mình ngoài xã hội.
- Cha mẹ bắt buộc con mình lúc nào cũng phải là học sinh giỏi, mong muốn con phải thi đậu ĐH; nên cho con đi học thêm để chạy điểm, để có nhiều kiến thức luyện thi ĐH mà không biết con mình có nắm được những kiến thức cơ bản của môn học.
Đề xuất:
- Cha mẹ phải quan tâm nhiều đến con cái không phải cung cấp nhiều về vật chất mà tìm hiểu tâm tư nguyện vọng con mình thế nào mà có hướng giải quyết.
- Cha mẹ phải thường xuyên liên hệ với nhà trường, với GVCN, với giáo viên bộ môn để biết được điểm mạnh, điểm yếu của con em mình.
- Cha mẹ phải quản lí giờ học ở nhà, ngoài nhà trường của con em mình thật
* Với Xã hội:
- Đầy rẫy những cám dỗ từ các trò chơi trực tuyến trên internet;
- Các quán net, quán café, quán karaoke bao vây khu vực trường học;
- Hình ảnh các quán nhậu đầy ắp hình bóng các công chức, nhân viên Nhà nước.
- Các loại phim ảnh tình cảm, phim bạo lực, phim đồi trụy đầy rẫy trên các băng đĩa, trên mạng internet, trên TV chiếm mất thời gian học tập của các em ở nhà.
Đề xuất:
- Chính quyền cần quan tâm hơn, quản lí chặt các tiệm internet: chẳng hạn như phạt nặng các tiệm net cho học sinh chơi net trong giờ học, hay học sinh không được mặc đồng phục khi vào chơi net.
- Nhà văn hóa thanh niên phải tạo mọi điều kiện thật thoải mái khi học sinh, thanh niên đến sinh hoạt vui chơi. Không thu tiền dưới bất kì hình thức nào.
Trên đây là một số ý kiến chủ quan của bản thân, với mong muốn cháy bỏng là làm sao cho chất lượng bộ môn Toán được tốt hơn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Mong được tiếp thu các ý kiến phản hồi.
Hà Tiên, ngày 15/11/2009
Người viết
Nguyễn Danh Ngôn
File đính kèm:
- tham luan Toan nguyen danh ngon.doc