Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình học các cấp. Và môn Ngữ văn cũng được xem là công cụ để học sinh học tập, sinh hoạt và nhận thức về xã hội, con người, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm. Đặc biệt là tư tưởng nhân văn và tình cảm thẩm mĩ. Ngoài ra môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đổ tốt nghiệp THPT hằng năm của các trường THPT. Song trên thực tế chất lượng học tập và tỉ lệ đổ tốt nghiệp bộ môn của học sinh vẫn còn thấp. Điều dễ nhận thấy là bài làm của học sinh thường bộc lộ những yếu kém như nhận thức sai đề, sai chính tả,
Việc nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn là cần thiết. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng thực tế trong thời gian qua chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường THPT Thạnh Mỹ Tây vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Trong năm học này (2012 – 2013), khối 12 được chia làm 7 lớp. Đa số HS khối 12 của nhà trường nằm ở diện trung bình – yếu, trừ lớp 12A1. Các em đều ờ vùng sâu, vùng xa, điều kiện sách vở tham khảo không đầy đủ, nàh xa, điều kiện sinh hoạt khó khăn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của các em. Những em học sinh ở đây đều là đại bàn nông thôn, điều kiện học tập và đi lại khó khăn. Hoàn cảnh gia đình khó khăn một buổi đi học còn một buổi phụ tiếp gia đình. Tuy các em có ý thức học tập nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về chiếm lĩnh tri thức và tạo lập văn bản.
Việc ôn thi tốt nghiệp đối với học sinh khối 12 ở bộ môn có vai trò quan trọng đến tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp của nhà trường và ảnh hưởng quyết định đến việc đạt hay không đạt chỉ tiêu về tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp của tổ bộ môn mà tổ và BGH nhà trường đã thống nhất đề ra.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5835 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn tổ bộ môn ngữ văn – THPT Thạnh Mỹ Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN
Tổ bộ môn Ngữ văn – THPT Thạnh Mỹ Tây
I. THỰC TRẠNG
Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình học các cấp. Và môn Ngữ văn cũng được xem là công cụ để học sinh học tập, sinh hoạt và nhận thức về xã hội, con người, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm. Đặc biệt là tư tưởng nhân văn và tình cảm thẩm mĩ. Ngoài ra môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đổ tốt nghiệp THPT hằng năm của các trường THPT. Song trên thực tế chất lượng học tập và tỉ lệ đổ tốt nghiệp bộ môn của học sinh vẫn còn thấp. Điều dễ nhận thấy là bài làm của học sinh thường bộc lộ những yếu kém như nhận thức sai đề, sai chính tả,…
Việc nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn là cần thiết. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng thực tế trong thời gian qua chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường THPT Thạnh Mỹ Tây vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Trong năm học này (2012 – 2013), khối 12 được chia làm 7 lớp. Đa số HS khối 12 của nhà trường nằm ở diện trung bình – yếu, trừ lớp 12A1. Các em đều ờ vùng sâu, vùng xa, điều kiện sách vở tham khảo không đầy đủ, nàh xa, điều kiện sinh hoạt khó khăn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của các em. Những em học sinh ở đây đều là đại bàn nông thôn, điều kiện học tập và đi lại khó khăn. Hoàn cảnh gia đình khó khăn một buổi đi học còn một buổi phụ tiếp gia đình. Tuy các em có ý thức học tập nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về chiếm lĩnh tri thức và tạo lập văn bản.
Việc ôn thi tốt nghiệp đối với học sinh khối 12 ở bộ môn có vai trò quan trọng đến tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp của nhà trường và ảnh hưởng quyết định đến việc đạt hay không đạt chỉ tiêu về tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp của tổ bộ môn mà tổ và BGH nhà trường đã thống nhất đề ra.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH ÔN THI TỐT NGHIỆP.
1. Phân loại học sinh: Việc phân loại được tiến hành qua hai khâu. Thứ nhất là phân loại học sinh thành hai nhóm: khá – giỏi và trung bình – yếu trong cùng một lớp để có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Thứ hai là xác định đối tượng HS trong nhóm trung bình – yếu, tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp giảng dạy phù hợp, rèn luyện từng đối tượng… Làm tốt được việc phân loại này, GV mới có điều kiện để quan tâm sâu sát đối với các em.
2. Giúp đỡ học sinh sau phân loại.
2.1. Học sinh yếu-trung bình ( không có khả năng thuộc bài)
2.1.1. Cách thức tiến hành.
Bước 1: Lập danh sách học sinh yếu-trung bình. ( Theo đơn vị lớp)
Bước 2: Có sổ ghi chép cụ thể: họ tên, phần kiến thức từng cá nhân học sinh nắm vững, phần kiến thức cá nhân học sinh chưa nắm ( qui định lịch kiểm tra lại)
Bước 3: Chấm-trả bài đúng qui định, đánh giá và nhân xét rõ ràng.
Bước 4: Kiểm tra đồng loạt một lượng kiến thức.
Bước 5: Đảm bảo tiến độ ôn tập:
- Buổi sáng: Ôn lượng kiến thức lớn, chú trọng kĩ năng thực hành làm văn ( câu 5 điểm)
- Buổi chiều: Ôn tập lượng kiến thức nhỏ ( câu 2 điểm)
2.1.2. Tác dụng
- Học sinh dễ dàng nắm kiến thức, không tạo áp lực học tập
- Nắm rất rõ đối tượng đang hướng dẫn ôn tập.
- Nắm chính xác tiến trình ôn tập và lượng kiến thức của từng đối tượng trong cùng một lớp, các lớp khác.
- Đánh giá chính xác, kịp thời sự tiến bộ trong ôn tập của học sinh, bên cạnh nhắc nhớ trường hợp chưa đạt yêu cầu ôn tập.
- Tác động qua lại về sự hơn nhau trong lượng kiến thức và điểm số giữa các học sinh
2. Học sinh khá-giỏi.
2.2.1. Cách thức tiến hành.
Bước 1: Kiểm tra xác suất học sinh
Bước 2: Giao nhiệm vụ ôn tập theo từng nhóm.
Bước 3: Yêu cầu cao hơn so với những đối tượng học khác: ôn nhanh lí thuyết, kĩ năng thực hành linh hoạt theo từng dạng đề
Bước 4: Đánh giá sự tiến bộ giữa các nhóm, đặc biệt là cá nhân nổi trổi nhất nhóm trong quá trình ôn tập
Bước 5: Đảm bảo tiến độ ôn tập:
Buổi sáng và buổi chiều: Ôn lượng kiến thức lí thuyết và kĩ năng thực hành làm văn song song.
2.2.2. Tác dụng
- Kích thích hứng thú học tập, đánh giá đúng năng lực học sinh.
- Tác động đến tinh thần học tập các đối tượng khác: năng lực sở hữu, chinh phục kiến thức trong cùng thời gian ôn tập.
- Không gây nhàm chán, đơn điệu về kiến thức ôn tập
3. Qui định cách làm bài thi Tốt nghiệp trung học phổ thông:
3.1 Câu lí thuyết: ( 2 điểm)
- Học sinh đọc kĩ đề bài, trả lời nhanh không quá 15 phút.
- Không gạch đầu dòng, hay bất kì kí hiệu khác khi trình bày
3.2 Câu nghị luận xã hội: ( 3 điểm)
- Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu đối với dung lượng hay hình thức bài làm của HS:
+ Không nên vượt quá số từ qui định sẽ bị trừ điểm.
+ Bài viết quá dài, HS sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến câu khác của đề thi.
- Giáo viên qui định thời gian HS lập dàn ý.
+HS trung bình, yếu: hoàn thành trong 10 phút
+ HS khá, giỏi: hoàn thành trong 5 phút
- Giáo viên qui định thời gian HS hoàn thành bài viết.
+ HS trung bình, yếu: hoàn thành trong 30 phút hoặc 45 phút
+ HS khá, giỏi: hoàn thành trong 30 phút
- Giáo viên hướng dẫn khung điểm cho câu NLXH:
+ Học sinh phải biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
• Mở bài 0,5 điểm
• Thân bài :2 điểm
→ Thao tác giải thích 0,25 điểm - 0,5 điểm
→ Thao tác phân tích 0,5 điểm – 1,5 điểm
→ Thao tác bình luận
• Kết bài 0,5 điểm
3.3 Câu nghị luận văn học : ( 5 điểm)
- Học sinh ở ban cơ bản ( chương trình Chuẩn ) vẫn làm được câu nghị luận văn học của ban Nâng cao.
- Tuyệt đối học sinh không được làm hết hai câu 3a và 3b, sẽ vi phạm qui chế thi.
- Giáo viên qui định thời gian HS lập dàn ý.
+ HS trung bình, yếu: hoàn thành trong 10 phút
+ HS khá, giỏi: hoàn thành trong 5 phút
- Giáo viên qui định thời gian HS hoàn thành bài viết.
+ HS trung bình, yếu : hoàn thành trong 60 phút hoặc 65 phút
+ HS khá, giỏi : hoàn thành trong 60 phút
- Giáo viên hướng dẫn khung điểm cho câu NLXH:
+ Học sinh phải biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
• Mở bài : 0,5 điểm
• Thân bài : 4 điểm
• Kết bài : 0,5 điểm
4. Hướng dẫn ôn tập cụ thể phần lí thuyết:
4. 1. Trả bài trên giấy:
- Áp dụng có hiệu quả ở tiết ôn tập đầu tiên.
- Áp dụng cho đối tượng học sinh nhúc nhát, không có khả năng diễn đạt trước lớp.
- Tạo điều kiện cho học sinh có thời gian trau chuốt cách dùng từ, đặt câu và kĩ năng diễn đạt trên giấy.
- Kiểm tra đồng loạt được nhiều đối tượng.
- Giáo viên có thể năng yêu cầu ôn tập lên thông qua đề đề kiểm tra: vừa có câu lí thuyết tái hiện kiến thức vừa có câu thực hành kĩ năng làm văn.
Ví dụ các dạng kiến thức sau:
- Câu : Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc của HCM có ý nghĩa gì?
- Câu : Anh/chị hiểu như thế nào về nguyên lí “ Tảng băng trôi” trong sáng tác của Hê-minh-uê? Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc săn đuổi con cá kiếm trong tác phẩm “ Ông già và biển cả”?
- Câu : Phân tích tình huống truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân
4.2 Trả bài trên bảng :
- Thay đổi không khí cho lớp học sôi động, đặc biệt có thế áp dụng ở tiết ôn tập thứ hai
- Áp dụng cho đối tượng học sinh nhúc nhát, không có khả năng diễn đạt trước lớp.
- Giáo viên sẽ gọi cùng một lúc học sinh xung phong và theo ý của mình để trả bài bảng.
- Giáo viên có thể tùy năng lực học sinh mà ra yêu câu hỏi ôn tập
- Đặc biệt chú ý câu hỏi ôn tập phải ngắn và phần trả lời của học sinh cũng chỉ mang tính chất tóm ngọn, những ý khái quát.
III. KẾT LUẬN
Việc ôn thi TNTHPT là một vấn đề khó khăn và lâu dài. Tùy theo hoàn cảnh, mỗi GV sẽ có những giải pháp khác nhau. Trên đây, những giải pháp đi ra cũng chỉ là một trong số đó. Những biện pháp này được thực hiện đồng bộ bước đầu đã phần nào đạt được kết quả. Nhiều em đã thể hiện rõ sự tiến bộ của mình, quyết tâm thi đậu tốt nghiệp. Tất nhiên, kết quả cuối cùng chỉ có thể đợi đến kì thi tốt nghiệp. Hy vọng với một số kinh nghiệm này, tập thể giáo viên bộ môn Trường THPT Thạnh Mỹ tây có thể đóng góp phần nhỏ công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng bộ môn.
File đính kèm:
- 1.Tham luận THPT Thạnh Mỹ Tây.doc