1. Thuận lợi :
- Ban Giám Đốc luôn quan tâm, tạo điều kiện và đầu tư cho tất cả các môn thi.
- Số lượng học viên ít nên có thời gian rèn luyện kĩ năng cho học viên .
- Tăng tiết cho các môn cơ bản ngay từ đầu năm.
- Được sắp xếp học một buổi, từ thứ 2 – thứ 6.
2. Khó khăn :
- Các em hỏng kiến thức, kĩ năng từ những cấp dưới: chữ viết cẩu thả, sai chính tả, sai lỗi diễn đạt (nói sao viết vậy), không biết chia luận điểm, chia đoạn nên chán học.
- Một số em vừa học vừa làm nên đến trường không đều gây khó khăn trong học tập, đáng quan tâm là các em đến ôn thi tốt nghiệp mới đến trường học.
- Một số em chưa ý thức được việc học tập là có ích cho bản thân nên mượn việc học tập để tập tụ đi chơi, đến lớp chỉ là hình thức, thường xuyên không thuộc bài, không làm bài.
- Các em thiếu động cơ học tập, thiếu tự tin vào bản thân mình.
- Các em ở nhiều địa bàn xa trường nên lười học.
- Đại bộ phận cha mẹ chưa hợp tác chặt chẽ với trường để định hướng giáo dục đặc biệt định hướng nghề nghiệp cụ thể cho các em.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận về việc ôn thi tốt nghiệp bổ túc trung học môn ngữ văn - Trung tâm giáo dục thường xuyên Phú Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
VỀ VIỆC ÔN THI TỐT NGHIỆP BTTH
MÔN NGỮ VĂN
TTGDTX Phú Tân
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi :
- Ban Giám Đốc luôn quan tâm, tạo điều kiện và đầu tư cho tất cả các môn thi.
- Số lượng học viên ít nên có thời gian rèn luyện kĩ năng cho học viên .
- Tăng tiết cho các môn cơ bản ngay từ đầu năm.
- Được sắp xếp học một buổi, từ thứ 2 – thứ 6.
2. Khó khăn :
- Các em hỏng kiến thức, kĩ năng từ những cấp dưới: chữ viết cẩu thả, sai chính tả, sai lỗi diễn đạt (nói sao viết vậy), không biết chia luận điểm, chia đoạn…nên chán học.
- Một số em vừa học vừa làm nên đến trường không đều gây khó khăn trong học tập, đáng quan tâm là các em đến ôn thi tốt nghiệp mới đến trường học.
- Một số em chưa ý thức được việc học tập là có ích cho bản thân nên mượn việc học tập để tập tụ đi chơi, đến lớp chỉ là hình thức, thường xuyên không thuộc bài, không làm bài.
- Các em thiếu động cơ học tập, thiếu tự tin vào bản thân mình.
- Các em ở nhiều địa bàn xa trường nên lười học.
- Đại bộ phận cha mẹ chưa hợp tác chặt chẽ với trường để định hướng giáo dục đặc biệt định hướng nghề nghiệp cụ thể cho các em.
3. Giải pháp :
- Chốt lại các vấn đề trọng tâm và buộc học viên phải thuộc lòng và biết vận dụng. (Tăng cường kiểm tra đối với học viên thường xuyên vắng, học viên đến ôn thi mới đến trường.)
- Buộc học viên thuộc lòng và nắm vững các dàn ý (công thức) thuộc các dạng đề: NLXH (tư tưởng đạo lí, hiện tượng), NLVH (phân tích nhân vật, tình huống, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, cảm nhận một đoạn thơ, đoạn văn). (Tăng cường kiểm tra đối với học viên thường xuyên vắng, học viên đến ôn thi mới đến trường.)
- Rèn luyện kĩ năng làm văn: tập viết từng từ, từng câu, từng đoạn… đặc biệt là phần mở bài và kết bài.
- Thường xuyên kiểm tra bài (có biện pháp đối với học viên thường xuyên không thuộc bài).
- Quan tâm theo dõi, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức kĩ năng còn thiếu, cho học sinh thực hành các dạng đề.
- Nghiêm túc đánh giá, sửa chữa bài kiểm tra thật cẩn thận, chỉ ra các sai sót trong bài, học sinh phải nhận ra thiếu sót, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho lần sau.
- Sử dụng nhiều biện pháp: khuyên nhủ, nghiêm khắc, răn đe, giải thích.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Hiểu được những khó khăn vốn có, bản thân luôn trau dồi học hỏi và rút kinh nghiệm từ các thầy cô giáo đi trước thông qua các lần họp Hội đồng bộ môn và đã thực hiên như sau :
1. Căn cứ vào kiến thức cơ bản sách giáo khoa :
Trong quá trình giảng dạy theo phân phối chương trình của Bộ, chúng tôi sẽ dừng lại hướng dẫn kỹ hơn những bài có trong cấu trúc đề thi, kiến thức bám vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng, câu hỏi hướng dẫn, câu hỏi luyện tập ở Sách giáo khoa, Sách ôn thi tốt nghiệp, cho các em về nhà học thuộc và trả bài miệng, viết giấy, viết bảng…
Ngoài ra, cho các em câu hỏi vận dụng kiến thức sách giáo khoa làm quen, tìm cách trả lời…giờ luyện tập cho các em sửa và hướng dẫn cụ thể. Thao tác đọc - hiểu văn bản được chúng tôi tổ chức đọc trên lớp, gạch dưới trực tiếp trên Sách giáo khoa những chi tiết quan trọng và buộc học viên thuộc lòng.
2. Căn cứ vào Cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục – Đào tạo :
a. Dạng câu hỏi 2 điểm gồm Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài.
* Kiến thức cơ bản: nắm vững, học thuộc.
- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thể kỷ XX : đặc điểm chung, quá trình phát triển, thành tựu, hạn chế.
- Tác giả: Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu, Sô-lô-khôp, Hê-minh-uê, Lỗ Tấn.
- Tác phẩm: 3 tác phẩm văn học nước ngoài, 15 tác phẩm văn học Việt Nam.
* Vận dụng: 3 tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài, 15 tác phẩm văn học Việt Nam.
b. Dạng câu hỏi 3 điểm : Nghị luận xã hội (viết khoảng 400 từ)
Hình thành dàn ý cụ thể : tư tưởng đạo lí, hiện tượng; đưa ra các dạng đề cơ bản… học viên tìm hiểu, luyện viết ở lớp, ở nhà, giáo viên hướng dẫn sửa chữa.
c. Dạng câu hỏi 5 điểm: Nghị luận văn học.
Hệ thống các kiểu bài, các thao tác lập luận, học viên rèn luyện vận dụng.
* Về nhân vật :
- Ngoại hình.
- Cuộc sống, nghề nghiệp.
- Phân tích tính cách (hành động, tâm trạng).
- Ý nghĩa tư tưởng thông qua nhân vật.
* Về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo :
Hiện thực :
- Hiện thực là gì?
- Hoàn cảnh lịch sử - xã hội.
- Chế độ xã hội trong tác phẩm.
- Lên án, tố cáo giai cấp thống trị.
- Phản ánh đời sống nông dân.
- Giá trị nghệ thuật.
- Ý nghĩa văn bản.
Nhân đạo :
- Nhân đạo là gì ?
- Cảm thông sâu sắc nỗi thống khổ của người bất hạnh.
- Sự trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.
- Sự phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp lên con người.
- Giải phóng con người khỏi sự chà đạp, mở ra cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Ý nghĩa văn bản.
* Phân tích tình huống truyện :
- Xác định tình huống truyện.
- Giới thiệu tình huống.
- Phân tích tính cách nhân vật thông qua tình huống.
- Giá trị hiện thực của tình huống.
- Giá trị nhân đạo của tình huống.
- Giá trị nghệ thuật của tình huống.
- Ý nghĩa của tình huống.
* Cảm nhận về một đoạn thơ, đoạn văn:
- Giới thiệu đề.
- Cảm nhận về nội dung.
- Cảm nhận về nghệ thuật.
- Giá trị, ý nghĩa đoạn thơ, đoạn văn.
3. Kế hoạch thực hiện :
- Thực hiện thường xuyên liên tục, vừa dạy, vừa ôn, kiểm tra, đánh giá.
- Tổ chức ôn thi trong 8 tuần, thời gian ôn tập theo thời khóa biểu của trường.
- Tuần cuối, hệ thống kiến thức, thực hành đề thi tốt nghiệp những năm trước, hướng dẫn kinh nghiệm khi làm bài thi, chuẩn bị tâm lý vững vàng thoải mái khi đi thi.
Trên đây là những gì thực tiễn của bản thân đã và đang thực hiên. Rất mong quý đồng nghiệp chia sẻ, đóng góp chân tình để chúng tôi vận dụng giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao tỉ lệ môn Ngữ văn trong năm học này và nhiều năm sau nữa.
Chào thân ái !
File đính kèm:
- 8.Tham luận TTGDTX Phú Tân.doc