Thi học kỳ 2 môn Lý 9 năm học 2011 – 2012

I – Mục đích của đề kiểm tra

1) Phạm vi kiến thức : Từ tiết 37 đến tiết 69 theo PPCT

2)Mụcđích: a) Phần điện từ học : * CKT :

- Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.

- Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ.

- Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.

- Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.

- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.

- Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi học kỳ 2 môn Lý 9 năm học 2011 – 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi học kỳ 2 Môn lý 9 Năm học 2011 – 2012 I – Mục đích của đề kiểm tra 1) Phạm vi kiến thức : Từ tiết 37 đến tiết 69 theo PPCT 2)Mụcđích: a) Phần điện từ học : * CKT : - Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều. - Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. - Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều. - Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. - Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp. * Kĩ năng : - Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng. - Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. - Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện. - Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu. - Nghiệm lại được công thức bằng thí nghiệm. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức . b) Phần quang học : * CKT : - Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại. - Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. - Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì . - Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì. - Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. - Nêu được máy ảnh có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim. - Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới. - Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. - Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau. - Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa. - Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ. - Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn. - Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu. - Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu. - Nhận biết được rằng khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng. - Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. - Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này. * Kĩ năng : - Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó. - Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. - Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. - Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm - Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, trộn ánh sáng màu hoặc giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào. - Xác định được một ánh sáng màu, chẳng hạn bằng đĩa CD, có phải là màu đơn sắc hay không. - Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen c) Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng : * kiến thức : - Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. - Kể tên được các dạng năng lượng đã học. - Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng - Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh. - Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp. - Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì. - Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng * Kĩ năng : - Vận dụng được công thức tính hiệu suất để giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt. - Vận dụng được công thức Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. - Giải thích được một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. II – Hình thức kiểm tra : 100% Tự luận III – Thiết lập ma trận đề kiểm tra : Bảng tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỷ lệ thực dạy Trọng số LT (cấp độ 1,2 ) VD (cấp độ 3,4 ) LT (cấp độ 1,2 ) VD (cấp độ 3,4 ) 1- Điện từ học 7 6 4,2 2,8 12,7 8,5 2– Quang học 22 13 9,1 12,9 27,6 39,1 3- Sự bảo toàn và chuyển hóa NL 4 2 1,4 2,6 4,2 7,9 Tổng số 33 21 14,7 18,3 44,5 55,5 Bảng tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ Nội dung Trọng số Số lượng câu hỏi Điểm số Lý thuyết 1- Điện từ học 12,7 0,64 = 1 2 2– Quang học 27,6 1,38 = 1 3 3- Sự bảo toàn và chuyển hóa NL 4,2 0,2 Vận dụng 1- Điện từ học 8,5 0,43 2– Quang học 39,1 1,96 = 2 4 3- Sự bảo toàn và chuyển hóa NL 7,9 0,4 = 1 1 Tổng Ma trận đề kiểm tra HK2, Môn vật lí 9 Tên c đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cao 1- Điện từ học :1/ Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều. :2/ Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay :3/ Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều. :4/ Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 5/ Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều 6/ Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. 7/ Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng :8/ Phát hiện dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng 9/ Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn. :10/ Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. 11/ Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp. 12/ Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện. 13/ Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức :14/ Nghiệm lại công thức của máy biến áp. Số câu 1 1 Số điểm 2 2 2 – Quang học 15/ Nhận biết được thấu kính hội tụ 16/ Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì. 17/ Nhận biết được thấu kính phân kì. 18/ Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. 19/ Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới. 20/ Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ. 21/ Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu. 22/ Nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu. 23/ Nhận biết được rằng, khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng. 24/ Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại. 25/ Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 26/ Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. 27/ Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. 28/ Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. 29/ Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim. 30/ Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. 31/ Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau. 32/ Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa. 33/ Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sửa 34/ Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn. 35/ Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu. 36/ Nhận biết được rằng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu. Vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. 37/ Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này. 38/ Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này. 39/ Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này. 40/ Xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này 41/ Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. 42/ Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. 43/ Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. 44/ Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. 45/ Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay phân kì qua việc quan sát ảnh của một vật tạo bởi thấu kính đó. 46/ Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm. 47/ Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng trắng. 48/ Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen. 49/ Xác định được một ánh sáng màu có phải là đơn sắc hay không bằng đĩa CD. Số câu 1 2 3 Số điểm 3 4 7 3 – Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng 50/ Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặclàm nóng các vật khác. 51/ Kể tên được những dạng năng lượng đã học. 52/ Nêu được năng suất toả nhiệt là gì. :53/ Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh. 54/ Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp. 55/ Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. 56/ Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. 57/ Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt là gì. 58/ Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng. 59/ Giải thích một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. 60/ Vận dụng được công thức Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu 61/ Vận dụng được công thức để giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt. Số câu 1 1 Số điểm 1 1 Ts Câu 3 2 5 Ts điểm 6 4 10,0 THI HỌC KỲ 2 MÔN LÍ 9 NĂM HỌC 2011 – 2012 Họ và tên .lớp 9A ĐỀ THI Câu 1 : (2đ) Viết công thức tính điện năng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện? Dựa vào công thức đó hãy đề xuất các phương án làm giảm sự hao phí điện năng trên ? Trong thực tế ( về cơ bản )người ta làm thế nào ? tại sao ? Câu 2 : (3đ) Ban ngày ta thấy lá cây có màu gì ? Tại sao ? Nếu ban ngày nhìn lá cây thông qua một tấm lọc màu đỏ thì thấy lá cây có màu gì ? Tại sao ? Câu 3 : ( 1,5đ) Bạn thắng bị cận thị phải đeo kính có tiêu cự 60cm, Hỏi khi không đeo kính bạn Thắng nhìn rõ được vật cách mắt bao xa ? Tại sao ? Câu 4 : ( 2,5 đ) Một người đứng tuổi khi không đeo kính, nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40cm .Khi đeo một kính lão sát mắt ( Kính có tiêu cự f = 30cm ) thì người ấy có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ? Câu 5: (1đ) Bạn Thắng đang đứng ở hành lang của lớp học trên lầu 2, ném vỏ chai nước ngọt xuống sân trường và nói : Đố các bạn khi cái chai rơi từ đây xuống đến đất, quá trình biến đổi cơ năng của nó như thế nào ? Em hãy giải câu đố của bạn Thắng và em có nhận xét gì về hành động ném vỏ chai xuống sân trường của bạn Thắng ? .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Đáp án và ba rem điểm Câu 1 : - Viết đúng công thức Được 0,5đ - Có 3cách làm giảm sự hao phí điện năng, đó là : Giảm R hoặc tăng U, hoặc tiến hành đồng thời cả 2 Được 0,5đ - Trong thực tế, về cơ bản người ta tăng U Được 0,5đ - Vì theo công thức thì : + Nếu giảm R, thì phải tăng S,rất tốn kém vật liệu ( không kinh tế ) + Nếu tăng U, vì U được bình phương lên, nên U chỉ tăng ít nhưng công suất hao phí cũng giảm nhiều Được 0,5đ Câu 2 : - Ban ngày lá cây có màu xanh lục Được 0,5đ - Vì dưới ánh sáng trắng của mặt trời, lá cây có màu xanh lục, đã tán xạ ánh sáng màu xanh lục có trong chùm sáng trắng lên mắt ta Được 1đ - Nếu mắt nhìn lá cây thông qua tấm lọc màu đỏ, thì thấy tối Được 0,5đ - Vì ánh sáng màu xanh lục tán xạ từ lá cây lên mắt, đã bị tấm lọc màu đỏ hấp thụ, nên không còn ánh sáng truyền tới mắt nên ta thấy tối Được 1đ Câu 3 : Khi không đeo kính, Thắng chỉ nhìn rõ được vật cách mắt xa nhất 60cm Được 0,5đ - Vì kính cận thích hợp có tiêu điểm F, trùng với điểm CV của mắt Được 1 đ Câu 4 : - NX : Khi nhìn vật ở điểm gần nhất bằng kính, thì ảnh của vật qua kính phải nằm tại điểm cực cận của mắt, tức là OA= 40cm . Ta cần tính OA = ? Được 1đ - Vẽ được hình đúng Được 0,5đ - Tính được OA = 17,1cm Được 1đ Câu 5 : - Thế năng dần chuyển thành động năng được 0,5đ Nói được hành vi đó gây bẩn sân trường, mặc dù có tác dụng vừa chơi vùa học được 0,5đ

File đính kèm:

  • docTHI KY 2 MON LI 9 NAM HOC 12 13.doc