Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen:
A. Ở điều kiện thường là chất khí B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử D. Tác dụng mạnh với nước
Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, đun nóng đều cho cùng một loại muối ?
A. Cu B. Ag C. Al D. Fe
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi kiểm tra học kỳ II hóa 10 - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:
Lớp:
THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Hóa 10 CB - ĐỀ 2
Điểm:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A
B
C
D
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen:
Ở điều kiện thường là chất khí B. Có tính oxi hóa mạnh
Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử D. Tác dụng mạnh với nước
Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, đun nóng đều cho cùng một loại muối ?
A. Cu B. Ag C. Al D. Fe
Câu 3: Halogen tồn tại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là:
A. I2 B. Br2 C. Cl2 D. F2
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, oxi có thể được điều chế bằng cách:
A. Điện phân nước (có mặt NaOH) B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
C. Nhiệt phân KClO3 (xúc tác MnO2) D. A, B, C đều đúng
Câu 5: Thành phần của nước clo:
A. Cl2 , H2O B. HCl , HClO
C. Cl2 , H2O , O2 D. HCl , HClO , Cl2 , H2O
Câu 6: Nước Javel có tính khử trùng và tẩy màu do:
A. Tạo NaCl có tính khử trùng và tẩy màu B. Tạo NaClO có tính oxi hóa mạnh
C. Clo có tính oxi hóa mạnh D. B và C đều đúng
Câu 7: Yếu tố nào được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: “Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi”
A. Nồng độ B. Áp suất C. Nhiệt độ D. A, B, C đều đúng
Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng
A. Tính axit B. Tính khử C. Tính oxi hóa D. Cả B và C
âu 9: Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2 SO2(k) + O2(k) 2 SO3 (k) < 0
Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của SO2 B. Giảm áp suất chất khí
C. Tăng nhiệt độ lên rất cao D. Tăng nồng độ của O2
Câu 10: Chọn trường hợp có tốc độ phản ứng tạo oxi xảy ra nhanh nhất:
A. Nung tinh thể kali clorat ở nhiệt độ cao B. Nung tinh thể kali clorat với mangan đioxit
C. Đun nóng nhẹ tinh thể kali clorat D. Đun nóng dung dịch bão hòa kali clorat
Câu 11: Sắp xếp theo chiều giảm dần tính axit:
A. HClO > HClO2 > HClO3 > HClO4 B. HClO2 > HClO3 > HClO4 > HClO
C. HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO D. Kết quả khác
Câu 12: Nhiệt phân KClO3 một thời gian, các chất có thể thu được là:
A. KCl , KClO4 B. KCl , O2
C. KCl , KClO4 , O2 D. Kết quả khác
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng cách:
A. Dung dịch HCl + MnO2, KMnO4… B. Tinh thể NaCl + H2SO4 đậm đặc
C. Điện phân dung dịch NaCl D. A và C đều đúng
Câu 14: Khi mở lọ đựng dung dịch HCl đậm đặc trong không khí ẩm thấy có khói trắng bay ra do:
A. HCl phân hủy tạo ra H2 , Cl2 B. HCl dễ bay hơi tạo thành
C. HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hòa
Câu 15: Hỗn hợp khí gồm O2 có lẫn HCl, CO2, SO2. Để thu được O2 tinh khiết người ta có thể xử lí bằng cách dẫn hỗn hợp đó đi qua :
A. Nước Brôm B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HCl D. Nước Clo
Câu 16: Cặp khí nào trong số các cặp khí sau có thể tồn tại trong cùng một hỗn hợp ?
A. H2S và O2 B. HI và Cl2 C. O3 và HI D. O2 và F2
Câu 17: Chọn câu đúng:
Bất cứ phản ứng nào cũng đạt đến trạng thái cân bằng hóa học
Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại
Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học
Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất trong hỗn hợp phản ứng phải bằng nhau
Câu 18: Chỉ dùng một hoá chất có thể nhận biết được các dung dịch bị mất nhãn sau : Na2SO3, NaCl, H2SO4, HCl. Hoá chất đó là :
A. BaCO3 B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaNO3 D. Dung dịch NaOH
Câu 19: Ôxi tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm các chất nào dưới đây?
A. Na, Mg, Cl2, S B. Na, Al, I2, N2
C. Mg, Ca, N2, Au D. Mg, Ca, H2, S
Câu 20: Thuốc thử để phân biệt 2 lọ khí riêng biệt: H2S, SO2 là:
A. Dung dịch Br2 B. Dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch HCl D. A, B, C đều đúng
Câu 21: Những chất nào sau đây vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử
A. Na, O2, SO2 B. S, HCl, O2 C. HCl, S, Br2 D. H2S, SO2, O3
Câu 22: Cho chuỗi pư: FeS + O2 X(r) + Y(k); Y + Br2 + H2O -----> HBr + Z
X, Y , Z lần lượt là:
A. FeO, SO2 , H2SO4 B. Fe2O3, SO2, H2SO4
C. Fe2O3, H2S, H2SO4 D. B, C đều đúng
Câu 23 Trong phòng thí nghiệm, SO2 có thể được điều chế bằng cách:
A. Na2SO3 + H2SO4 B. S + O2
C. Cu + H2SO4 đặc, nóng D. A, C đều đúng
Câu 24 Công dụng của ozôn là:
A. Điều chế oxi B. Khả năng khử trùng
C. Lượng nhỏ ozon có tác dụng điều hòa không khí D. B, C đều đúng
Câu 25: Ống nghiệm (1) chứa 2 ml dung dịch HCl 1M. Ống nghiệm (2) chứa 2 ml dung dịch H2SO4 1M. Cho Zn dư vào hai dung dịch axít trên thì thể tích khí hiđro thu được từ ống nghiệm (1) và (2) tương ứng là v1 và v2 đo ở cùng một điều kiện. So sánh v1 và v2 ta có:
A. v1 > v2 B. v1 = v2 C. v1 < v2 D. Không so sánh được
Câu 26: Cho hỗn hợp gồm 2,4 gam H2 và 2,4 gam O2 phản ứng hoàn toàn với nhau, khối lượng nước thu được là :
A. 2,07 gam B. 1,35 gam C. 21,6 gam D. Đáp số khác
Câu 27: Cho hh gồm 0,1 mol Al và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thể tích khí thu được ở đktc là:
A. 2,24 lit B. 4,48 lit C. 3,36 lit D. 5,60 lit
Câu 28: Đi từ 150 gam quặng pirit sắt (chứa 70% FeS2) sẽ điều chế được H2SO4 (với hiệu suất 100%) có khối lượng là:
A. 147,4 gam B. 156,8 gam C. 171,5 gam D. 253,2 gam
Câu 29: Cho 5,1 gam hhX gồm Mg, Al tác dụng với ddHCl dư, thu được 5,6 lit khí (đktc); % về khối lượng của Mg, Al lần lượt là:
A. 48,66%; 51,34% B. 45,67%; 54,33%
C. 55, 33%; 44,67% D. 47,06%; 52,94%
Câu 30: Cho 12 gam muối sunfit của kim loại M hóa trị II tan hoàn toàn trong ddHCl thu được 2,24 lit SO2 (đktc), khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là:
A. 10,10 gam B. 11,10 gam C. 11,22 gam D. Không xác định được
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A
B
C
D
File đính kèm:
- De Hoa 10 KT HK II so 1.doc