Thiết kế bài giảng Âm nhạc 5 tiết15: Ôn tập TĐN số 3, số 4 kể chuyện âm nhạc

 Tiết15: Ôn tập TĐN số 3, sô 4

Kể chuyện âm nhạc

I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3, số 4 kết hợp gõ phách.

 - Học sinh nghe câu chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, tập kể sơ lược nội dung câu chuyện. Học sinh làm quen với bản Dạ cổ hoài lang của Nghệ sĩ Cao Văn Lầu.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Đàn Organ.

 - Đọc nhạc - ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 3 và số 4.

 - Vẽ 3- 4 bức tranh minh hoạ cho câu chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu. Băng đĩa nhạc “Dạ cổ hoài lang”.

 2. Học sinh: - SGK

 - Nhạc cụ gõ

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4806 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng Âm nhạc 5 tiết15: Ôn tập TĐN số 3, số 4 kể chuyện âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài giảng Âm nhạc 5 Tiết15: Ôn tập TĐN số 3, sô 4 Kể chuyện âm nhạc I. Mục tiêu: - Học sinh đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3, số 4 kết hợp gõ phách. - Học sinh nghe câu chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, tập kể sơ lược nội dung câu chuyện. Học sinh làm quen với bản Dạ cổ hoài lang của Nghệ sĩ Cao Văn Lầu. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Đàn Organ. - Đọc nhạc - ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 3 và số 4. - Vẽ 3- 4 bức tranh minh hoạ cho câu chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu. Băng đĩa nhạc “Dạ cổ hoài lang”. 2. Học sinh: - SGK - Nhạc cụ gõ III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1. ổn định lớp. 2. KTBC. 3. Bài mới: a. Hoạt động 1: Ôn tập TĐN số 3,4 GV giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học tiết 15. Ôn tập bài TĐN số3, số 4, và kể chuyện âm nhạc. *. Ôn tập: TĐN số 3 - Các em chú ý lên bảng, thầy có thang âm sau: ? Em nào cho cô biết thang âm trên có những nốt nhạc nào? - Gv đàn thang âm học sinh nhẩm theo. - Gv cho cả lớp đọc. - Gv gọi từng dãy đọc thang âm. ? Vậy em nào có thể đọc thang âm này. - Bây giờ thầy có âm hình tiết tấu sau: ?Âm hình tiết tấu trên gồm hình tiết tấu gì. - Gv làm mẫu,(đọc kết hợp gõ). - Gv gọi 1 Hs đọc và gõ - Gv treo bài TĐN. ? Bài đọc nhạc trên gồm những nốt nhạc nào. ? Gv gọi 1 Hs đọc lại bài TĐN số 3. - Gv cho cả lớp đọc - Gv cho từng dãy đọc - Gv cho cả lớp đọc kết hợp gõ theo phách - Gv chia hai nửa lớp: 1 nửa đọc nhạc, 1 nửa ghép lời kết hợp gõ theo phách. Đổi lại phần trình bày. - Gv gọi 1 học sinh lên bảng chỉ vào bài TĐN số 3 và đọc. - Gv cho cả lớp đọc lại 1 lần nữa. - Gv cho Hs đọc nhạc hát lời kết hợp đánh nhịp 2/4 * Chúng ta đã ôn xong bài TĐN số 3, bây giờ chúng ta sang ôn tập bài TĐN số 4. - Thầy có hình tiết tấu sau: - Gv cho Hs đọc kết hợp gõ âm hình tiết tấu trên - Gv gọi 1 Hs lên thực hiện âm hình tiết tấu trên - Thầy có thang âm sau: - Gv đàn thang âm (học sinh nhẩm theo đàn) ? Thang âm này có gì khác với thang âm bài TĐN số 3. - Gv đánh đàn một lần (học sinh nhẩm theo). - Gv gọi một học sinh đọc. - Gv cho cả lớp đọc. - Gv treo bài TĐN số 4 lên bảng. ? Trong bài TĐN số 4 gồm những tên nốt nào. ? Em nào có thể đọc bài TĐN số 4. - Gv cho cả lớp đọc nhạc bài TĐN số 4 kết hợp gõ theo nhịp. - Gv cho học đọc kết hợp gõ theo phách - Gv gọi 1 học sinh lên bảng đọc kết hợp gõ theo tiết tấu. - Gv cho học sinh đọc kết hợp với ghép lời. - Gv chia lớp thành 2 dãy: 1dãy đọc nhạc, 1 dãy ghép lời kết hợp gõ theo nhịp (đổi ngược lại). - Gv gọi 2 học sinh đọc kết hợp gõ đệm theo phách. - Gv cho Hs đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4 (Gv cho cả lớp đứng lên tập đánh nhịp) - Gv gọi 1 Hs lên bảng đánh nhịp cho cả lớp hát. b. Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu. Gv thuyết trình. - Gv bật băng - Đó chính là tác phẩm (Dạ cổ hoài lang) của nghệ sĩ Cao Văn Lầu. Nghệ sĩ Cao Văn Lầu là một nghệ sĩ cải lương với tác phẩm “Dạ cổ hoài lang” bản nhạc này được đồng bào Nam Bộ rất yêu thích và coi như một tài sản tinh thần vô giá. Đê biết được cuộc đời và sự nghiệp của ông như thế nào thì hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu - Các em đã được đọc ở nhà rồi bây giờ cô sẽ kể tóm tắt câu chuyện các em chú ý nghe: + Nghệ sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sinh năm 1892 tại Gia Định. Ông sinh trong một gia đình nhà nho nghèo. Khi thành Gia Định thất thủ về tay quân Pháp thì ông nội của ông cùng gia đình đã tản cư về tỉnh Long An và mất tại đấy. + Cậu bé Lầu được học chữ nho do người cha dậy. Cậu đến trường học chữ quốc ngữ nhưng vì nhà nghèo nên sớm phải bỏ học . Nhưng với bản chất thông minh và ham học hỏi khi được người cha gửi dến học nhạc với ông thầy đàn tên là Nhạc Khị. Cậu bé Lầu được học đủ các môn: đàn tranh, đàn kìm, đánh trống và ca. + Trong đám bạn bè cùng học với ông CVL là người học giỏi nhất, nổi tiếng là người hát hay đàn giỏi. Khi lớn lên ông làm tại Toà sứ Bạc Liêu và thường xuyên tham gia nhóm tài tử ở đây. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1919- 1920, trong khoảng thời gian này ở Huế có một đoàn nhạc gồm những nghệ nhân tên tuổi đi du lịch vào Nam. Nhóm nhạc Huế đã đến gặp nhóm tài tử Bạc Liêu và trong một lần hội ngộ ông được giao nhiệm vụ sáng tác một tác phẩm trong thời gian ngắn . Thế rồi bao nhiêu ngay suy nghĩ ông chưa sáng tác ra một nét nhạc nào và như thường lệ vào một đêm khuya ông làm nhiệm vụ đứng gác bên cạnh toà đại sứ giữa lúc đêm khuya vắng vẻ, tĩnh mịch, thỉnh thoảng chỉ nghe tíng trống điểm canh bên cạnh nhà tù, ông xúc động tưởng nhớ đến người thiếu phụ đêm khuya tựa gối trông chồng và bắt đầu nghĩ ra một bản nhạc lấy tên là “Dạ cổ hoài lang”. - Các em thân mến cô đã kể cốt truyện cho các em rồi em nào cho cô biết. ? Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh năm nào? Tại đâu? ? Học học âm nhạc như thế nào? - Ông đã vượt nên số phận và trở thành học trò xuất sắc vậy tác phẩm đầu tiên của ông có tên là gì? ra đời vào năm nào? ? Thế nào là “Dạ cổ hoài lang” : Dạ là bên, hoài là nhớ, lang là chồng. ? Vậy em nào có thể lên kể lại bức tranh thứ 1? ? Vậy nội dung bức tranh thứ hai như thế nào? ? Vậy bức tranh thứ 3 như thế nào? ? Thầy dạy nhạc tên là gì? ? Trong lần hội ngộ giữ nhóm Huế và tài tử Bạc Liêu thì ông được giao nhiệm vụ gì? ? Em nào có thể lên kể lại câu chuyện qua nội dung 3 bức tranh? - Bây giờ các em hãy nghe lại giai điệu của tác phẩm “Dạ cổ hoài lang” - Gv bật băng ? Các em vừa nghe toàn bộ tác phẩm nổi tiếng, vậy em nào cho cô biết giai điệu của tác phẩm “Dạ cổ hoài lang” như thế nào? ? Vậy bạn nào còn ý kiến nào khác? ? Tại sao bài “Dạ cổ hoài lang” lại buồn như thế? + Bài “Dạ cổ hoài lang” là nói lên tâm sự của người thiếu phụ có chồng đi lính cho pháp. Nói đến chiến tranh là nói đến chia ly, khao khát được đoàn tụ vì thế nó có giai điệu buồn tuy nhiên chứa chan niềm hy vọng, vì vậy người dân Nam Bộ đã coi đây là một tải sản quý giá. ? Vậy các em cảm nhận NSCVL là người như thế nào? Các em thân mến: NSCVL là một nghệ sĩ lớn của dân tộc Việt Nam ông là công dân xuất sắc của tỉnh Bạc Liêu ? Vậy qua câu chuyện muốn giáo dục chúng ta điều gì? 4. Củng cố – Dặn dò: ? Em nào nhắc lại cho cô hôm nay chúng ta học bài gì? Trước khi kết thúc tiết học cô cùng các em hát lại bài “Ước mơ” nhé. Hs ghi bài Hs ghi bài Học sinh chú ý Hs trả lời. Hs đọc nhẩm theo Cả lớp đọc Hs thực hiện 1 Hs đọc Hs chú ý Hs trả lời. Hs chú ý. 1 Hs đọc. Hs chú ý. Hs trả lời. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc. Hs đọc theo dãy. Hs đọc kết hợp gõ theo phách. Hs thực hiện. Hs lên bảng. Hs đọc. Hs thực hiện cách đánh nhịp. Hs ghi bài. Hs chú ý. Hs thực hiện. Hs thực hiện. Hs chú ý. Hs thực hiện. Hs trả lời. Hs chú ý. Hs đọc. Cả lớp đọc. Hs chú ý. Hs trả lời. 1 học sinh đọc. Hs đọc kết hợp gõ theo nhịp. Hs đọc kết hợp gõ theo phách. Hs lên bảng. Hs đọc kết hợp với ghép lời. Hs thực hiện. Hs thực hiện. Hs đọc nhạc kết hợp đánh nhịp. - Hs nghe. - 1Hs lên bảng. - Hs ghi bài. - Hs chú ý nghe. - Hs chú ý nghe. - Hs chú ý nghe giáo viên giới về nhạc sĩ Cao Văn Lầu. - Hs chú ý nghe - Hs chú ý nghe Học sinh chú ý nghe Học sinh chú ý nghe Học sinh chú ý HSTL: Sinh năm 1892, tại Gia Định ...Ông học rất giỏi, ông học đủ các môn như đàn tranh, đàn kìm, đánh trống và ca ...Tác phẩm đầu tiên của ông có tên là “Dạ cổ hoài lang” ra đời vào khoảng 1919- 1920. Học sinh chú ý nghe Học sinh lên bảng: Nội dung bức tranh thứ nhất, Nghệ sĩ Cao Văn Lầu được người cha dẫn đến học nhạc ở nhà nhạc sĩ Nhạc Khị HSTL: Nhóm tài tử Huế giao lưu với nhóm tài tử Bạc Liêu HSTL: NSCVL đang ngồi sáng tác bài Dạ cổ hoài lang dưới ánh trăng đêm. HSTL: tên là Nhạc Khị HSTL: ông được giao nhiệm vụ sáng tác một tác phẩm “Dạ cổ hoài lang” Học sinh lên bảng Học sinh chú ý nghe Học sinh nghe HSTL: Giai điệu rất buồn, và rất hay HSTL: Bài hát hơi buồn nhưng mang tình cảm của người vợ nhớ chồng Học sinh chú ý nghe HSTL: - Rất hiểu lòng người -Vĩ đại trong con người vĩ đại Học sinh chú ý nghe HSTL: - Gợi nên lòng tự hào với nền âm nhạc dân tộc - Yêu mến và bảo vệ các làn điệu dân ca. - Động viên cố gắng học tập trong âm nhạc HSTL: Ôn tập đọc nhạc 3,4 Kể chuyện âm nhạc HSTL: Học sinh hát

File đính kèm:

  • docAm nhac 5.doc
Giáo án liên quan