Thiết kế bài soạn Ngữ văn 9 học kỳ II năm 2007

* MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Giúp HS:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

Trọng tâm: Đọc, phân tích các luận điểm.

Đồ dùng: Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ.

Kiểm tra: Sự chuẩn bị 2 của học sinh khi bước vào học kì 2.

B. TỔ CHỨC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.

 

doc169 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn Ngữ văn 9 học kỳ II năm 2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế lớp 9 tập 2 năm 2007 Tiết 91, 92 Bàn về đọc sách (Theo Chu Quang Tiềm) * Mục tiêu bài học. Giúp HS: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. Trọng tâm: Đọc, phân tích các luận điểm. Đồ dùng: Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết. * Tiến trình lên lớp. a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Sự chuẩn bị 2 của học sinh khi bước vào học kì 2. b. Tổ chức đọc - hiểu văn bản. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. I. Tìm hiểu chung. - GV cho HS đọc chú thích về tác giả và bổ sung thêm. (Ông bàn về đọc sách nhiều lần). Nhấn mạnh vai trò của văn bản. Lời bàn tâm huyết truyền cho thế hệ sau. 1. Tác giả: Người Trung Quốc (SGK)- Nhà Mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng. 2. Tác phẩm. Trích dịch từ sách "Danh nhân Trung Quốc" bàn về niềm vui, nỗi khổ của người đọc sách. GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản. (GV nêu cách đọc) văn bản với nhan đề gợi hình dung kiểu văn bản nào? (nghị luận) - Giọng đọc khúc triết rõ ràng, biết thể hiện giọng điệu lập luận GV đọc. 3. Đọc, tìm hiểu chú thích: (SGK) - Bố cục văn bản chia làm mấy phần? HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp bổ sung. 4. Bố cục: 3 phần. - Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. - Các khó khăn, nguy hại của việc đọc sách. - Phương pháp đọc sách. Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích đoạn 1. II. Phân tích. - Qua lời bàn của tác giả, em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì? - Tác giả đã chỉ ra những lí lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó? Phương thức lập luận nào được tác giả sử dụng ở đây? Nhận xét cách lập luận? 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. - Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn vì: + Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được. + Những sách có giá trị cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại. + Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn năm. - Để nâng cao học vấn thì bước đọc sách có ích lợi quan trọng như thế nào? Quan hệ giữa 2 ý nghĩa đó như thế nào? (quan hệ nhân quả) - Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập tiết 1. * Luyện tập: GV đưa câu hỏi. HS trao đổi theo nhóm. a. Nhận xét cách lập luận (hệ thống các luận điểm, quan hệ giữa các luận điểm). b. Em đã thấy sách có ý nghĩa chứng minh một tác phẩm cụ thể. Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích đoạn văn 2. Phương pháp đọc sách. thứ 2. GV khái quát bằng sơ đồ luận điểm. HS đọc đoạn văn. Hãy tóm tắt đoạn văn bằng 1 câu hỏi theo phần lựa chọn sách? Hỏi: Đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc? a. Cách lựa chọn. - Vì sao cần lựa chọn? + Sách nhiều tràn ngập không chuyên sâu. + Sách nhiều khó lựa chọn Hỏi: Cần lựa chọn sách đọc như thế nào? Em sẽ chọn sách như thế nào để phục vụ học văn? Hỏi: Có nên dành thời gian đọc sách thường thức không, Vì sao? HS đọc đoạn văn cuối. - Lựa chọn sách. + Chọn tinh, đọc kĩ có lợi cho mình? + Cần đọc kĩ các cuốn tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn. Hỏi: Tác giả hướng dẫn cách đọc sách như thế nào? Em rút ra được những cách đọc tốt nhất nào? Hỏi: Tác giả đưa ra cách đọc sách có phải b. Cách đọc sách: + Đọc: vừa đọc vừa nghĩ. + Đọc có kế hoạch, có hệ thống Đọc sách vừa học tập tri thức rèn chỉ để đọc mà còn học làm người, em có đồng ý không? Vì sao? luyện tính cách, chuyện học làm người Hỏi: Nhận xét các nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao của văn bản? (+ Lí lẽ thấu tình đạt lí. + Ngôn ngữ uyên bác của người nghiên cứu tích luỹ nghiền ngẫm lâu dài. + Bố cục chặt chẽ hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên. + Giàu hình ảnh). Bài học của em khi đọc văn bản? Hoạt động 5: Tổng kết. III. Tổng kết HS thảo luận, GV khái quát các ý kiến rút ra kết luận. HS đọc ghi nhớ trong SGK. (Ghi nhớ trong SGK) Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập. IV. Luyện tập. Hỏi: Đọc sách khi học giảng văn được kết hợp ở những khâu nào? Các cách đọc đó có tác dụng gì? lấy ví dụ chứng minh. Hỏi: Bài văn khác bài chứng minh ở điểm nào? Có phải là văn giải thích không? Văn bình luận. 1. Đọc trong giảng văn. - Đọc to, đọc bình chú, đọc sáng tạo, đọc hiểu nội dung - nghệ thuật tác phẩm. 2. Tự rút ra cách đọc sách và lựa chọn sách cho hợp lí nhất. c. Hướng dẫn học ở nhà. - Tự trau dồi phương pháp đọc sách. - Chuẩn bị bài "Khởi ngữ" Tiết 93 Khởi ngữ * Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nhận biết Khởi ngữ để không bị nhầm với chủ ngữ của câu và không coi Khởi ngữ là "bổ ngữ đảo". - Nhận biết vai trò của Khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?) - Sử dụng Khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp Tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu. Trọng tâm: Phân tích ví dụ + luyện tập. Đồ dùng: Bảng phụ ghi các ví dụ. * Tiến trình lên lớp. a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Hãy đặt câu có bổ ngữ và thử đảo bổ ngữ lên đầu câu? Nhận xét cách đảo ý nghĩa của câu đảo với câu trước nó? b. Tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về Khởi ngữ. I. Đặc điểm và vai trò của Khởi - GV gọi HS đọc ví dụ SGK. GV ghi lại các từ in nghiêng lên bảng. GV nêu câu hỏi ví dụ. Hỏi: Phân biệt phần in nghiêng với chủ ngữ. - HS chỉ ra chủ ngữ - giáo viên ghi bảng? So với. Hỏi: Khi thay các từ in nghiêng bằng các cụm từ đã cho ý nghĩa câu có thay đổi không? Hỏi: - Các từ ngữ in nghiêng quan hệ ý nghĩa trong câu như thế nào? Có phải là phần nêu đề tài của câu không? (Đề tài: đối tượng sự việc được nói trong câu). Hỏi: Hiểu thế nào là Khởi ngữ, vai trò của nó trong câu? - Đặc điểm của Khởi ngữ về cấu tạo của nó? HS phát biểu giáo viên khái quát đọc ghi nhớ ngữ trong câu. 1. Ví dụ: a. Còn anh. b. Giàu. c. Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ. Đối với cháu Việc ấy Thuốc, rượu Ông giáo ấy Thường đứng trước CN. Nêu sự việc, đối tượng bàn tới trong câu. 2. Kết luận (Ghi nhớ). - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước Chủ ngữ. - Có thể thêm quan hệ từ để phân biệt nó với Chủ ngữ hoặc thêm "thì" vào sau nó. - Có quan hệ về nghĩa với Vị ngữ. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. II. Luyện tập. GV hướng dẫn làm bài tập. Đọc yêu cầu bài tập. Có 5 bài mỗi tổ làm 1 bài tập. Đại diện trình bày. Lớp Bài 1: Xác định các Khởi ngữ. a. Điều này. b. Đối với chúng mình. bổ sung (xác định các Khởi ngữ chú ý Khởi ngữ có khi ở câu 2 của ví dụ) - GV chia nhóm: 2 nhóm làm bài tập 2 và 2 nhóm làm bài tập 3. + Đọc yêu cầu từng bài tập. + Thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày. c. Một mình. d. Làm khí tượng. e. Đối với cháu. Bài 2: Các khởi ngữ quan hệ trực tiếp với các từ sau: a. Ông không thích nghĩ ngợi như thế. b. Xây lăng phục dịch, gánh gạch, đập đá. + GV tổ chức cho các nhóm nhận xét bài làm GV thống nhất đáp án đúng. Bài 3: Viết lại các câu như sau: a. Làm bài, thì anh ấy làm cẩn thận lắm. b. Hiểu, thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. c. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm lại đặc điểm, tác dụng của Khởi ngữ. - Đặt 3 câu có Khởi ngữ. - Chuẩn bị bài Phép phân tích và tổng hợp. Tiết 94 Phép phân tích và tổng hợp * mụC TIÊU BàI HọC: Giúp HS: - Chỉ ra được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp. - Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận. Trọng tâm: Phân tích ví dụ rút ra kết luận. Đồ dùng: Bảng phụ sơ đồ luận điểm. * Tiến trình lên lớp. a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Khi làm văn chứng minh em thường triển khai luận điểm theo cấu trúc lại đoạn văn nào? b.Tổ chức hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và tro Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp. I. PHép lập luận phân tích và tổng hợp. - Gọi HS đọc ví dụ bài "Trang phục" 1. Ví dụ: Văn bản "Trang phục" Hỏi: Bài văn đã nêu những hiện tượng gì về trang phục? Mỗi hiện tượng nêu lên một nguyên tắc nào trong ăn mặc của con người? Hiện tượng thứ nhất nêu ra vấn đề gì? Hiện tượng thứ 2 nêu ra yêu cầu gì? Hiện tượng thứ 3 nêu ra vấn đề gì? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để cho thấy "có những quy tắc "ngầm" phải tuân thủ" trong trang phục như "ăn cho mình, mặc cho người", "y phục xứng kì đức"? - Hiện tượng ăn mặc không đồng bộ nêu vấn đề ăn mặc phải chỉnh tề đồng bộ. - Hiện tượng ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung (công cộng) và hoàn cảnh riêng (công việc, sinh hoạt). - Ăn mặc phù hợp với đạo đức: giản dị, hoà mình vào cộng đồng. Tách ra từng trường hợp để cho thấy "quy luật ngầm của văn hoá" chi phối cách ăn mặc. Thế nào là phép phân tích? Để phân tích tác giả dùng những dẫn chứng nào? Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội" có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không? - Câu khái quát toàn bài thâu tóm từng ví dụ cụ thể nêu trên? Hỏi: Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? Nêu các điều kiện quy định cái đẹp của trang phục như thế nào? Phép tổng hợp như thế nào? HS trả lời, GV khái quát nêu kết luận. HS đọc ghi nhớ SGK. Câu cuối. Trang phục phù hợp văn hoá, đặc điểm, môi trường đẹp. 2. Kết luận. (Ghi nhớ SGK) Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. II. Luyện tập Bài 1: Tác giả đã phân tích luận điểm như thế nào ? (GV cho HS đọc lại đoạn văn. - Cách phân tích có tác dụng gì? Hỏi: Mấy cách phân tích thể hiện trong đoạn văn? Có 2 cách Tính chất bắc cầu Phân tích đối chiếu Bài 1: Cách phân tích luận điểm của tác giả: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn. - Học vấn là của nhân loại học vấn của nhân loại do sách truyền lại sách là kho tàng của học vấn. Phân tích bằng tính chất bắc cầu mối quan hệ qua lại giữa 3 yếu số sách - nhân loại - học vấn. - Phân tích đối chiếu: nếu không đọc, nếu xoá bỏ nhấn mạnh tầm quan trọng của đọc sách với việc nâng cao học vấn. Bài 2: Phân tích lí do phải chọn sách mà đọc. HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét. GV bổ sung. Bài 2: Lí do chọn sách đọc: - Đọc không cần nhiều mà cần tinh, kĩ. - Sách có nhiều loại (sách chứng minh, sách thường thức, không chọn dễ lạc). - Các loại sách ấy liên quan với nhau. Bài 3: Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách chọn đọc sách như thế nào? Bài 3: Phân tích tầm quan trọng của việc đọc (sách). - Không đọc không có điểm xuất phát cao. - Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. - Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể. Bài 4: Qua các bài tập em thấy phân tích có vai trò như thế nào trong văn nghị luận? HS đứng trả lời: GV bổ sung. Bài 4: Vai trò của phân tích trong lập luận. Phương pháp phân tích là rất cần thiết trong bài nghị luận. c. Hướng dẫn học ở nhà. - Phân tích những tác hại của việc lười học (bài ngắn) - Chuẩn bị bài Luyện tập phân tích và tổng hợp. Tiết 95 Luyện tập phân tích và tổng hợp * Mục tiêu bài học. Giúp HS: - Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận. - Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng các phép phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp. * Tiến trình lên lớp. a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Trình bày phép phân tích và tổng hợp. Quan hệ giữa phân tích và tổng hợp? Cho ví dụ. b. Tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Ôn lại kiến thức về phép phân GV cho HS ôn tập hệ thống hoá kiến thức về phép phân tích và tổng hợp (HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung). tích và tổng hợp. Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập. II. Luyện tập - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 (qua 2 đoạn văn). Chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm một đoạn. Đại diện nhóm trình bày. GV bổ sung. Bài tập 1: a. Đoạn văn của Xuân Diệu bình bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến được tác giả dùng phép lập luận phân tích (theo lối diễn dịch). Mở đầu đoạn, ý khái quát: "Thơ hay...hay cả bài". Tiếp theo là sự phân tích tinh tế làm sáng tỏ cái hay cái đẹp của bài Thu điếu + ở các điệu xanh... + ở những cử động... + ở các vần thơ... - GV cho HS trao đổi đoạn văn này. GV tổng kết các ý kiến, và nêu đáp án chung. b. Phân tích 4 nguyên nhân khách quan của sự thành đạt: gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng. Tổng hợp về nguyên nhân chủ quan: sự phấn đấu kiên trì của cá nhân - thành đạt là làm cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. HS làm việc theo nhóm. Đại diện trình bày. Lớp bổ sung. Bài tập 2: Phân tích tình trạng học đối phó, qua loa (gặp đâu học đó, giao bài mới làm, sợ thầy cô kiểm tra...) Hậu quả: không nắm đượckiến thức... - GV cho HS đọc yêu cầu tài tập 3. HS nhớ lại bài "Bàn về đọc sách" để trình bày trước lớp. Bài tập 3: Các lí do khiến mọi người phải đọc sách. - Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. - Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. c.Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm lại các yêu cầu sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận. - Làm tiếp bài tập 4. - Chuẩn bị bài tiết 91 - 92 Tiếng nói của văn nghệ Tiết 96, 97 Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi * Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. Trọng tâm: Đọc, phân tích luận điểm. Đồ dùng: Tranh ảnh về nhà văn Nguyễn Đình Thi. * Tiến trình lên lớp. a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách? Nêu tác dụng đọc của 1 tác phẩm? b. Tổ chức đọc - hiểu văn bản. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm. I. Tìm hiểu chung. - HS đọc chú thích * Hỏi: HIểu gì về tác giả Nguyễn Đình Thi? GV giới thiệu các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi (thơ: Đất nước, truyện tiểu thuyết : Vỡ bờ). 1. Tác giả. Quê Hà Nội (SGK) Hoạt động văn nghệ đa dạng: viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. 2. Tác phẩm: 1948 "Mấy vấn đề văn học" - GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục. + GV nêu cách đọc, hướng dẫn đọc và đọc mẫu. 3. Đọc, tìm hiểu chú thích. 1. Đọc, chú thích (SGK) Đọc văn bản một lượt (3 HS đọc) + Tìm hiểu các chú thích. + Bố cục văn bản tìm hiểu luận điểm và quan hệ giữa các luận điểm? HS phát hiện và nêu giới hạn luận điểm, GV khái quát những ý kiến rút ra những luận điểm cơ bản. 4. Bố cục: 3 luận điểm. - Nội dung tiếng nói của văn nghệ. - Vai trò của tiếng nói văn nghệ với đời sống. - Khả năng cảm hoá lôi cuốn của văn nghệ với mỗi người qua những rung cảm sâu xa. Hoạt động 2: GV hướng dẫn phân tích phần 1. II. Phân tích. * HS đọc lại luận điểm 1. Luận điểm triển khai theo cách lập luận nào? Chỉ ra trình tự lập luận của luận điểm ấy? (phân tích, tổng hợp). Tác giả đã chỉ ra những nội dung tiếng nói nào của văn nghệ? Mỗi nội dung ấy tác giả đã dùng phân tích như thế nào để làm sáng tỏ? 1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ. - Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật: lấy chất liệu thực tại đời sống tác giả sáng tạo gửi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn gửi. + Dẫn chứng 1: Truyện Kiều: đọc tác phẩm rung động trước cảnh đẹp ngày xuân, bâng khuâng nghe lời gửi của tác giả. Hỏi: Hãy lấy 1 tác phẩm văn học cụ thể để lại lời nhắn gửi sâu sắc cho em? (Làng - Kim Lân: tình yêu quê hương làng xóm...) + Dẫn chứng 2: An na Carênhina - Tônxtôi nói gì với người đọc. Nội dung tiếng nói thứ 2 của văn nghệ được trình bày ở đoạn 2. Em tìm câu chủ đề của đoạn? Hỏi: Cách phân tích đoạn này có gì khác đoạn trước? (lập luận phản đề). Hỏi: Em nhận thức được điều gì từ 2 ý phân tích của tác giả về nội dung của tác phẩm văn nghệ? Hỏi: Nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như thế nào? - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tình cảm những say sưa, yêu gét, vui buồn, mơ mộng của nghệ sĩ khiến ta rung động ngỡ ngàng. Nội dung tiếng nói của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (tiết 1). * Luyện tập. GV nêu câu hỏi để HS thảo luận có thể gợi ý bằng cách lấy ví dụ cụ thể phân tích như lấy tác phẩm "Lặng lẽ SaPa" của nguyễn Thành Long. Hỏi: Những rung cảm nhận thức của người tiếp nhận tác phẩm văn nghệ có thể coi là một nội dung tiếng nói của văn nghệ không? Vì sao? lấy ví dụ chứng minh. (Có vì đó là sự đồng sáng tạo của người đọc với nghệ sĩ nhận thức hoạt động tác phẩm của mỗi người). Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích phần 2. 2. Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ - HS đọc phần 2. Hỏi: Tìm câu văn nêu luận điểm? cách lập luận của đoạn văn? (diễn dịch). Phương pháp nghị luận (phân tích + chứng minh) Hỏi: Chứng minh trong những lĩnh vực nào của đời sống? Hỏi: Em có suy nghĩ gì về ngôn ngữ phân tích dẫn chứng của tác giả? (trữ tình thiết tha). với đời sống con người. a. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống. - Lời nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống hoạt động những vui buồn gần gũi. - Dẫn chứng: Người tù chính trị trong tù đọc Kiều, kể Kiều. Hỏi: Cách lựa chọn hoàn cảnh sống để phân tích tác dụng của tiếng nói văn nghệ như thế nào? (Hoàn cảnh rất đặc biệt, khắc nghiệt dễ gây ấn tượng). Hỏi: Nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao? (khô cằn, bi quan...) Hỏi: Văn nghệ giúp chúng ta cảm thấy đời sống như thế nào? Đọc tác phẩm văn nghệ đọc sách hãy phân tích bằng một tác phẩm văn nghệ cụ thể. b. Trong đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày: - Lời nói của văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. Hoạt động 5: Hướng dẫn phân tích phần 3. 3. Con đường văn nghệ đối với người Hỏi: (Xuất phát) tác giải lí giải xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hoá? Lấy dẫn chứng minh hoạ tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình cảm yêu ghét buồn vui? (Dẫn chứng nhân vật Mã Giám Sinh...) đọc và khả năng kì diệu của nó. - Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường đến với người đọc, người nghe. + Tác phẩm chứa đựng tình yêu ghét, buồn vui trong đời sống sinh động. Hãy lấy ví dụ tác phẩm văn nghệ khi xem xong một bộ phim hay tâm trạng của em như thế nào? + Tư tưởng nghệ thuật thấm sâu hoà vào cảm xúc (Ví dụ: cảm xúc của Nguyễn Du trước thân phận nàng Kiều chìm nổi. Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Ta được sống cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ. Hỏi: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? Hỏi: Giải thích câu "văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả"? GV lấy ví dụ phân tích. Hỏi: Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi? GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Khi tác động văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. * Văn nghệ là thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng có hiệu quả cao. (vì tác phẩm được soi sáng bởi 1 lí tưởng mục đích tuyên truyền cho 1 giai cấp, 1 dân tộc. Nhưng tác phẩm không diễn thuyết khô khan mà bằng cả sự sống con người với những trạng thái cảm xúc hiệu quả cao khi lao động toàn con tim khối óc tự nhiên và sâu sắc. * Tổng kết (ghi nhớ SGK) Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập củng cố. III. Luyện tập. GV nêu câu hỏi: HS làm việc độc lập. Lấy tác phẩm phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm ấy với bản thân. c. Hướng dẫn học ở nhà. - Làm tiếp bài tập luyện tập. - Chuẩn bị bài Các thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán. Tiết 98 Các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán * Mục tiêu bài học: Giúp HS. - Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. - Phân biệt tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. - Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần đó trong câu. Trọng tâm: Luyện tập. Đồ dùng: Bảng phụ ghi ví dụ. * Tiến trình lên lớp. a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Thế nào là Đề ngữ? Mỗi quan hệ giữa đề ngữ và nội dung của câu? b. Tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần tình thái. I. Thành phần tình thái. HS đọc ví dụ phần 1. Hỏi: Các từ "chắc", "có lẽ" là nhận định của người nói với sự việc ở phần gạch dưới hay là bản thân chúng diễn đạt sự việc? Hỏi: Nếu bỏ những từ đó thì nghĩa sự việc của câu có khác đi không (không). - Hỏi: Từ nào thể hiện thái độ tin cậy đối với sự việc hơn? a. Ví dụ: (SGK) - Chắc - Có lẽ. Là nhận định của người nói đối với sự việc (được gạch chân). Thế nào là thành phần tình thái? Tìm những từ có ý nghĩa tương tự? GV giới thiệu các dạng khác nhau của thành phần tình thái (3 dạng) Thái độ tin cậy với sự việc. ý kiến với người nói. Thái độ người nóingười nghe. b. Kết luận 1: Thành phần dùng để diễn đạt thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần II. Thành phần cảm thán. cảm thán cho HS đọc ví dụ trong SGK. Các từ đó biểu thị cảm xúc gì? cảu nhân vật nào? vì sao em biết được cảm xúc đó? Các từ có chỉ sự vật, sự việc nào không? Hỏi: Hiểu thế nào là thành phần cảm thán? lấy ví dụ minh hoạ. Hai thành phần có điểm gì chung? GV cho HS đọc kết luận SGK. a. Ví dụ: - ồ (cảm xúc vui sướng). - Trời ơi! (cảm xúc tiếc rẻ) Các từ không chỉ sự vật, sự việc, không gọi ai. b. Kết luận 2: - Dùng bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, tủi...). - Điểm chung của 2 thành phần này là thành phần biệt lập. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: III. Luyện tập. Bài 1: Các thành phần tình thái cảm thán HS đọc bài tập 1. Yêu cầu: tìm các từ làm thành phần tình thái, cảm thán? Gọi 2 HS lên bảng, chỉ ra từ làm thành phần tình thái, cảm thám. - Tình thái gồm: a. Có lẽ. c. Hình như. d. Chả nhẽ - Cảm thán gồm: b. Chao ôi Gọi HS đọc bài tập 2, 3. Hoạt động nhóm, mỗi nhóm cho 1 em lên sắp xếp thứ tự độ tin cậy được thể hiện theo chiều tăng dần. Bài 2: Sắp xếp các từ chỉ độ tin cậy tăng dần: Hình như, dường như có vẻ như có lẽ, chắc là chắc hẳn chắc chắn. Bài 3: Nhóm 2 cho 1 em lên nhận xét và trả lời. Nhóm nào nhanh, đúng GV cho tuyên dương khen thưởng. Bài 3: a. Từ chỉ độ tin cậy thấp: hình như. Từ chỉ độ tin cậy bình thường: chắc. Từ chỉ độ tin cậy cao: Chắc chắn. b. Tác giả chọn từ "chắc" vì người nói không phải đang diễn tả suy nghĩ của mình nên dùng từ mức độ bình thường để không tỏ ra quá sâu và quá thờ ơ. Cho HS sưu tầm thêm nhiều ví dụ khác về thành phần tình thái, cảm thán trong các tác phẩm văn học đã học. Tìm các ví dụ khác. a. Chao ôi, đối với những người ở quanh ta... b. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được. c. Hướng dẫn học ở nhà. - Sưu tầm thêm các trường hợp dùng các dạng khác nhau của thành phần tình thái. Làm bài tập 4 (viết đoạn ngắn). - Chuẩn bị tiết 94 (Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống). Tiết 99 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống * Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nắm được những đặc điểm của văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Biết làm bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. - Có kĩ năng nhận biết và xây dựng bố cục một bài bình luận ở dạng này. Trọng tâm: Phân tích ví dụ, luyện tập thực hành. Đồ dùng: Bảng phụ ghi bố cục bài văn (ví dụ) * Tiến trình lên lớp. a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Nêu các dạng bài nghị luận đã học? đặc điểm chung của bài văn nghị luận là gì? vấn đề bàn luận thường là những vấn đề như thế nào? b. Tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời I. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. sống xã hội. HS đọc văn bản "Bệnh lề mề" Hỏi: Tác giả bình luận hiện tượng gì trong đời sống? Hỏi: Tác giả nêu những biểu hiện cụ thể nào của hiện tượng đó? Hỏi: Tác giả làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy? (phân tích những hậu quả về việc lề mề trong từng trường hợp cụ thể). Hỏi: Các biểu hiện trên có chân thực không? Có đáng tin cậy không? (chân thực và đáng tin vì là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống) 1. Ví dụ: Văn bản "Bệnh lề mề" (SGK). - Vấn đề bình luận bệnh lề mề, một hiện tượng đời sống. - Các biểu hiện: + Muộn giờ họp. + Đi muộn khi được mời dự các buổi lễ + Đi muộn, nhỡ tàu xe... (Biểu hiện của bệnh lề mề rất phong phú, đa dạng) * Hỏi: Bình luận hiện tượng lề mề, tác giả làm những việc gì? Hỏi: Bệnh lề mề có chấp nhận

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 tap 2.doc
Giáo án liên quan