1. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2006 - 2007 và quán triệt tinh thần nghị quyết đại hội Đảng IX của trung ương Đảng về giáo dục đào tạo. Đáp ứng sự phát triển GD-ĐT . Với nhu cầu phát triển của xã hội và khoa học công nghệ tiến bộ.
Để thực hiện tốt mục tiêu GD - ĐT nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề có năng lực thực hành tự ,chủ năng động và sáng tạo. Có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nhà trường tập trung đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện, có năng lực chuyên môn sâu rộng, có ý thức và khả năng tự làm việc và phát triển trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Đáp ứng yêu cầu đó, nhiều năm qua ngành GD-ĐT đã tiến hành cải cách GD, cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học nhưng kết quả thu được còn hạn chế. Theo tôi, để có kết quả cao chúng ta cần phải cải tiến phương pháp dạy học một cách đồng bộ, thường xuyên và liên tục.
23 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học môn Hình học lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . Đặt vấn đề .
I . Lí do chọn đề tài.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2006 - 2007 và quán triệt tinh thần nghị quyết đại hội Đảng IX của trung ương Đảng về giáo dục đào tạo. Đáp ứng sự phát triển GD-ĐT . Với nhu cầu phát triển của xã hội và khoa học công nghệ tiến bộ.
Để thực hiện tốt mục tiêu GD - ĐT nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề có năng lực thực hành tự ,chủ năng động và sáng tạo. Có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nhà trường tập trung đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện, có năng lực chuyên môn sâu rộng, có ý thức và khả năng tự làm việc và phát triển trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Đáp ứng yêu cầu đó, nhiều năm qua ngành GD-ĐT đã tiến hành cải cách GD, cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học nhưng kết quả thu được còn hạn chế. Theo tôi, để có kết quả cao chúng ta cần phải cải tiến phương pháp dạy học một cách đồng bộ, thường xuyên và liên tục.
Phương pháp được hiểu là hệ thống các nguyên tắc, các thao tác có thể nhằm từ những điều kiện nhất định ban đầu tới một mục đích định trước.
Phương pháp dạy học được hiểu là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung GD nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dạy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kến thức vào thực tiễn, tác động vào tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong cuộc sống. Ngay từ thời cổ Hy Lạp, Xôrcát đã đề xướng nguyên lý hoạt động tích cực, trong đó ông đề cao vai trò chủ động của người học. Như thế có thể nói đổi mới phương pháp dạy học là sự trở lại giá trị đích thực vốn có của dạy học .
2 . Cơ sở thực tiễn.
Sách giáo khoa lớp 7 mới trình bày rõ ràng, cụ thể, mỗi mục đều có các tình huống, cách giải quyết, rút ra kết luận, hình thành kĩ năng vận dụng. Các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ được nhấn mạnh. Sách giáo khoa Toán 7 mới rất chú trọng xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập để luyện tập , và thực hành, có những câu hỏi, bài tập nhỏ giữa chừng nhằm tái hiện và vận dụng trực tiếp kiến thức để vừa giảng vừa luyện tập trong tiết lên lớp, có những bài luyện tập kĩ năng tính toán, kĩ năng vẽ hình ,kĩ năng vận dụng toán học vào đời sống .
Qua một năm dạy môn Toán lớp 7 theo SGK mới Tôi có nhiều suy nghĩ trăn trở tìm tòi cách dạy, cách học nhằm nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh. theo Tôi trong từng tiết dạy, người thày đóng vai trò hưóng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự thu thập thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tính tự chủ của học sinh.
II. mục đích nghiên cứu
Một nét nổi bật dễ nhận thấycủa bài học theo phương pháp tích cực là hoạt động của học sinh chiếm tỉ trọng cao so với hoạt động của giáo viên về mặt thời lượng cũng như về cường độ làm việc ở trên lớp. Nhưng thực ra để có một tiết học trên lớp như vậy thì giáo viên phải đầu tư công sức, trí tuệ và thời gian rất nhiều trong khâu thiết kế bài soạn.
Có người đã từng nói người thầy giáo vừa là nhà biên kịch, vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên. Vậy người thầy phải biết thiết kế một bài dậy như thế nào ,cũng giống như người biên kịch phải viết kịch bản của một bộ phim như thế nào để vừa hay vừa đáp ứng được đông đảo khán giả, vừa phù hợp với thời đại. Cũng vậy, thầy phải thiết kế bài giảng làm sao để vừa đáp ứng được nhu cầu nhận thức của học sinh nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, chính xác, đầy đủ và rõ trọng tâm . Đó là điều trăn trở bấy lâu của tôi.
Do thời gian có hạn tôi xin đi sâu vào nghiên cứu, thiết kế bài soạn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học môn Hình học 7.
III. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .
-Phạm vi nghiên cứu; Thiết kế bài soạn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học môn hình học lớp 7
Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 7A,7B trường T H C S Nguyên lý
B. Giải quyết vấn đề .
I./Quá trình nghiên cứu .
Hơn ba năm qua việc triển khai thực hiện chương trình dạy theo sách giáo khoa Toán 7 mới của trường rất thiết thực, cụ thể, sôi nổi. Sau khi dự các lớp tập huấn của Sở giáo dục đào tạo về thay sách giáo khoa Toán lớp 7. Tôi đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc thay sách, Tôi đã đi vào nghiên cứu sách giáo khoa Toán lớp 7 mới. Thấy sự khác nhau giữa sách mới và sách cũ. Do đó trong phương pháp dạy học đổi mới, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức .Giáo viên trở thành người thiết kế,tổ chức, hướng dẫn các hoạt động - độc lập hoặc
Tôi nhận thấy để thiết kế bài soạn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học môn Hình học 7 chúng ta cần bám sát vaò các định hướng cơ bản sau:
Thiết kế mục tiêu
yêu cầu phân hoá mục tiêu bài học trong bài giảng như thế nào?
Quan hệ giữa dạy kiến thức và phương pháp nên như thế nào? theo nhóm nhỏ, để học sinh tự lực chiếm lĩnh các kiến thức mới, hình thành các kỹ năng thái độ mới theo yêu cầu của chương trình.Trên lớp, học sinh hoạt động là chính nhưng trước đó, khi soạn bài, giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác động viên, tư vấn ,trọng tài trong các hoạt động tìm tòi, hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.
Thiết kế các hoạt động của ngừời học
Cách soạn hệ thống các câu hỏi như thế nào ?
Phiếu học tập là gì?
Tôi xin minh hoạ sáu định hướng cơ bản trênvới môn Hình học lớp 7.
1.Thiết kế mục tiêu.
Cần thay đổi cách viết mục đích yêu cầu cho việc giảng dạy bằng cách đặt mục tiêu học tập ,khi soạn giáo án,giáo viên phải hình dung được là học xong một bài (hay cụm bài, chương...) học sinh của mình phải nắm được những kiến thức kỹ năng gì? hình thành những thái độ gì? ở mức độ như thế nào? thay cho thói quen suy nghĩ tập trung vào những điều giáo viên phải đạt được trong bài đó.
Theo hướng phát huy vai trò chủ thể tích cực chủ động của người học thì mục tiêu đề ra là cho học sinh,do học sinh thực hiện.C hính học sinh qua hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu ấy. Giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh.
Tóm lại ta cần xác định mục tiêu bài học về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Ví dụ : Khi dạy: tiết 38. Bài 7. Địnhlý Pytago.
Học sinh biết được địnhlý Pytago về quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vuông và định lý Pytago đảo.
Biết vận dụng định lý pytago để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết vận dụng định lý pytago đảo để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.
Biết vận dụng kiến thức học ở trong bài vào thực tế.
Yêu cầu phân hoá mục tiêu bài học trong bài giảng như thế nào?
Giáo viên phải hình dung mức độ yêu cầu khác nhau đối với những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh đều được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức. Giáo viên cần tính toán độ khó khăn của nhiệm vụ sao cho thích hợp với nhóm học sinh khá và nhóm học sinh yếu.
Những dự tính này sẽ được thể hiện ra ²phiếu học tập trong đó quy định những công việc độc lập mà học sinh sẽ lần lượt thực hiện trong tiết học.
Quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy phương pháp nên như thế nào?
Trong phương pháp dạy học mới, giáo viên phải thể hiện trong bài soạn ý thức tạo ra mối quan hệ hợp lý giữa dạy kiến thức và dạy kỹ năng với dạy phương pháp suy nghĩ và hành động.
Đối với môn Toán, cần có quan điểm là tư duy quan trọng hơn kiến thức, nắm vững phương pháp quan trọng hơn thuộc lý thuyết. Dạy Toán là phải dạy suy nghĩ, dạy bộ óc của học sinh thành thạo các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, đặc biệt hoá, tương tự…trong đó phân tích và tổng hợp là nền tảng. Phải cung cấp cho học sinh những tri thức về phương pháp để học sinh có thể tự mình tìm tòi,tự mình phát hiện và phát triển vấn đề, dự đoán được kết qủa, tìm được hướng giải của một bài Toán, hướng chứng minh của một định lý, giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất các khái niệm, các mệnh đề, ý nghĩa và nội dung các chứng minh. Từ đó nhớ lâu các kiến thức Toán học và nếu quên có thể tự mình tìm lại được.
Ví dụ: trong chương trình Hình học lớp 7 có một tầm quan trọng đặc biệt, vì ở lớp 7 học sinh chuyển từ công nhận các sự kiện hình học sang chứng minh các sự kiện đó. Chương Tam Giác ( chương II – SGK Toán 7 ) bắt đầu hướng học sinh làm các công việc đó.
Học Hình học cần biết vẽ hình, biết đo đạc, biết diễn đạt các khái niệm Hình học bằng ngôn ngữ. Nhưng có lẽ không có gì thú vị bằng chứng minh Hình học. Ngay từ lúc học về nội dung Tam giác ở lớp 6, học sinh đã cảm thấy hình như có những tính chất sau:
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
Nếu một tam giác có hai cạnh bằng nhau thì có hai góc bằng nhau.
Tam giác có ba cạnh bằng nhau thì cả ba góc đều bằng 600.
ở chương Tam Giác học sinh biết cách dùng lập luận để chứng tỏ những khẳng định trên là đúng. Đây thực sự là một bứơc trưởng thành trong tư duy giải Toán. Học sinh sẽ tự tin biết bao khi biết sử dụng những kiến thức đã học và biết dùng lập luận để khẳng định được sự kiện Hình học mà trước kia học sinh chỉ cảm nhận được thông qua đo đạc trên những hình vẽ cụ thể. Các bài Toán về chứng minh Hình học ở chương Tam Giác đã mang đến cho học sinh nhiều điều thú vị.
Để soạn bài, giáo viên cần nghiên cứu kỹ SGK, đọc các tài liệu tham khảo như SGK Toán 7, các sách nâng cao có nội dung liên quan đến bài dạy để nắm chắc kiến thức cần truyền tải tới học sinh. Hiểu được nội dung cách trình bầy trong SGK mới, từ đó xác định đúng kiến thức cơ bản của tiết học. Thông thường, mỗi tiết học Hình học có từ một đến hai kiến thức cơ bản, nhiều nhất là ba kiến thức cơ bản, những kiến thức còn lại là những kiến thức dẫn dắt, làm thành một hệ thống kiến thức có mối liên kết nhất định.
Giáo viên phải xác định kiến thức cơ bản nhất của tiết học, đó là một khái niệm ( định nghĩa ) hoặc một tính chất ( định lý ) hoặc một phương pháp ( quy tắc Toán học, quy tắc phân loại, quy tắc suy luận …) và áp dụng phương pháp đổi mới đối với việc lĩnh hội kiến thức cơ bản đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 1.
Tiết 1: Tổng ba góc của một tam giác ( Hình học lớp 7 – Tập I )
Kiến thức cơ bản của tiết học là định lý tổng ba góc của một tam giác, để học sinh có thể lĩnh hội kiến thức về tổng ba góc của một tam giác giáo viên vận dụng phương pháp đổi mới dẫn dắt học sinh đến các hoạt động.
Hoạt động 1: Vẽ hai tam giác bất kỳ, dùng thước đo góc, đo ba góc của mỗi tam giác rồi tính tổng số đo ba góc của mỗi tam giác. Có nhận xét gì về các kết quả trên.
Hoạt động 2: Thực hành: Cắt một tấm bìa hình tam giác ABC. Cắt rời góc B ra rồi đặt nó kề với góc A, cắt rời góc C ra rồi đặt nó kề với góc A. Hãy nêu dự đoán về tổng các góc A, B, C của tam giác AB C.
4 . Tổ chức các hoạt động.
Nét nổi bật của phương pháp dạy học đổi mới là hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao so với hoạt động của giáo viên về thời gian cũng như cường độ làm việc. Khi soạn bài, những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh ( Vẽ hình, đo đạc, dự đoán, giải bài tập, tranh luận về vấn đề đặt ra…) trên cơ sở đó, giáo viên hình dung sẽ phải tổ chức các hoạt động của học sinh như thế nào . Giáo viên phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến của các hoạt động đề ra cho học sinh, lường trước những khó khăn học sinh sẽ gặp phải, dự kiến thời gian cho từng hoạt động cũng như chuẩn bị sẵn những giải pháp điều chỉnh để không bị cháy giáo án. Đặc biệt trong hoạt động hợp tác các nhóm nhỏ để giúp các em hiểu bài ngay tại lớp giáo viên cần tổ chức lớp học tốt, đôn đốc nhắc nhở học sinh kịp thời, bắt buộc mọi học sinh đều phải suy nghĩ, tư duy xây dựng bài ,phải chống tư duy ì trong học sinh, phải làm cho học sinh lúc nào cũng phải háo hức đón nhận kiến thức. Có thể dùng nhiều cách khác nhau để tổ chức các hoạt động trên lớp cho học sinh, xong phương pháp hoạt động hợp tác trong các nhóm nhỏ, tôi thấy có nhiều ưu điểm. Trong nhóm nhỏ mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỉ lại vào người khác, các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Khi trình bầy kết quả làm việc của cả nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc có thể phân công mỗi nhóm viên trình bầy việc mình làm trước lớp , nên giúp các em mạnh dạn nhiều trong học tập.
Ví dụ: Với bài : Tổng ba góc của một tam giác.
Tôi đã cho các em hoạt động nhóm để giúp các em xây dựng lên kiến thức mới, đó là tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 .
Hoạt động a: Vẽ hai tam giác bất kỳ. Dùng thước đo góc, đo ba góc của mỗi tam giác. Có nhận xét gì về các kết quả trên?
Hoạt động b: Cắt một tấm bìa hình tam giác ABC. Cắt rời góc B ra rồi đặt nó kề với góc A như hình vẽ.
Hãy nêu dự đoán về tổng các góc A,B,C của tam giác ABC
Với hai hoạt động này tôi phân lớp ra làm hai nhóm, mỗi nhóm làm một hoạt động.
Với hoạt động a: Tôi yêu cầu cứ hai em trong một nhóm vẽ một tam giác, đo mỗi góc của tam giác, rồi thựchiện theo yêu cầu của bài toán. Nhóm trưởng tổng hợp lại rút ra nhận xét ở bảng sau:
ABC
Tên HS
A
B
C
A + B +C =
Nhận xét: tổng ba góc của một tam giác bằng …
Giải thích hoạt động a: làm xuất hiện nhu cầu chứng minh định lí . Hoạt động phát hiện bằng thử nghiệm tỏ ra có ích đối với một số định lý thuộc phần đầu hình học phẳng.
Trong hoạt động a, giáo viên phải hướng dẫn học sinh so sánh nhận xét kết quả bài làm của nhóm mình với nhóm bạn ( các nhóm nhỏ khác ) để tìm được đáp án đúng nhất.
Giải thích hoạt động b: ở hoạt động b cũng là một thử nghiệm bằng các thao tác vẽ, cắt, ghép có tác dụng gợi ý cho việc chứng minh. ở hoạt động này, Tôi yêu cầu mỗi bàn làm một nhóm, trong bàn có một nhóm truởng, nhóm trưởng có trách nhiệm phân công, công việc cho các thành viên trong nhóm của mình ví dụ: bạn A cắt bìa, bạn B bôi hồ dán, bạn C chuẩn bị bảng nhóm để dán kết quả của nhóm mình… Yêu cầu học sinh trong hoạt động này phải nhanh nhẹn khéo léo.
Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho các thành viên được bộc lộ suy nghĩ hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, học tập lẫn nhau. Từ xưa, bên cạnh câu không thầy đố mày làm nên, cha ông ta đã có câu học thầy không tầy học bạn.
Với nhiều tiết dạy, ta có thể tổ chức trò chơi đố vui nhằm luyện những phản xạ nhanh cho học sinh khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết.
Ví dụ: giáo viên đưa ra bài tập sau:
Đố vui: Dũng đố Cường dùng 12 que diêm bằng nhau để xếp thành
a,Một tam giác đều ;
b, Một tam giác cân mà không đều;
c, Một tam giác vuông.
Em hãy giúp Cường trong từng trường hợp trên.
Với điều kiện trường Tôi năm nay đã sự dụng hệ thống bảng từ nên Tôi thay 12 que diêm bằng 12 que sắt, xếp hình trên bảng từ ( nếu có 36 que thì bố trí 3 học sinh nghĩ ra nhanh nhất cùng xếp ):
Kết quả xếp hình của học sinh thu được như sau :
a b, c,
Sau mỗi trò chơi tôi thấy học sinh vủi vẻ, thoải mái nhớ kiến thức lâu.
Tôi thấy hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ là một hoạt độngcó nhiều ưu điểm trong các hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học mới.
Như chúng ta đã biết mỗi hoạt động Hình học là một tình huống gợi động cơ học tập Hình học. Mỗi hoạt động Hình học gồm nhiều hoạt động thành phần với mục đích riêng. Thực hiện xong các hoạt động thành phần thì mục đích chung của cả hoạt động cũng thực hiện.
Ví dụ: trong khi dạy bài Tổng ba góc của một tam giác các hoạt động thành phần là các hoạt động hợp tác nhóm nhỏ như Tôi đã trình bầy ở hoạt động a và b ở trên. Mục đích chung của cả hai hoạt động này là hướng tới chứng minh định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 .
Trong đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học Hình học ta quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động tiếp cận kiến thức mới. Tiếp theo Tôi xin trình bầy một ví dụ về hoạt động Hình học thường gặp trong các tình huống điển hình.
Hoạt động1: Định nghĩa, khái niệm đường trung trực của môt đoạn thẳng.
Quan sát hình 1 rồi trả lời câu hỏi
Đường trung trực của đoạn thẳng AB là gì?
b, Cho đoạn thẳng CD dài 3cm .
Hãy vẽ đường trung trực của đoạn
thẳng CD bằng e ke và thước thẳng
c, Điền vào chỗ trống để có câu định nghĩa đúng
Đường trung trực của một đoạn thẳng là …. (hình 1: Đường thẳng xy
d, Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? là đường trung trực
của đoạn thẳng AB )
Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng AB là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB và vuông góc với đoạn thẳng AB là đường trung trực của đoạn thẳng AB
Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB và vuông góc với đoạn thẳng AB là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Đường trung trực của đoạn thẳng AB thì vuông góc với đoạn thẳng AB
Đường trung trực của đoạn thẳng AB thì đi qua trung điểm của đoan thẳng AB.
Giải thích hoạt động1: Gồm 4 hoạt động thành phần a, b,c, d.
a, Hoạt động thành phần a có tính nêu vấn đề. Để học sinh tiếp cận một khái niệm nào đó, trước hét giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với khái niệm đó để có biểu tượng ban đầu ( ở đây học sinh quan sát hình1 và chú thích nội dung hình vẽ ) với kiến thức đã biết, học sinh đọc hình vẽ và khám phá thấy:
M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Đường thẳng xy đi qua điểm M
Đường thẳng xy vuông góc với đoạn thẳng AB
Từ đó học sinh mô tả được cấu hình1 về đường trung trực của đoạn thẳng AB bằng một định nghĩa.
b, Một khi đã nhận dạngdạng được khái niệm cần có hoạt động thể hiện khái niệm .ở đây yêu cầu học sinh vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng cụ thể bằng e - ke và thước. Sau này khi học tính chất của đường trung trực thì yêu cầu học sinh vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và com pa.
c, Từ định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng AB, cần khái khoát hoá thành định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng. Trong hoạt động thành phần này có yêu cầu rèn luyện chính xác ngôn ngữ Toán học .
d, Hoạt động thành phần d là những thao tác lô gíc nhằm phân tích cấu trúc của định nghĩa.Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng có dạng hội của hai mệnh đề:
Đường thẳng xy vuông góc với đoạn thẳng AB xy là trung trực của
Đường thẳng xy đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB đoạn thẳng AB
Từ đó suy ra mệnh đề đúng sau
xy AB
xy là đường trung trực của đoạn AB
xy đi qua trung điểm M của AB
xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB xy AB
xyđi qua trung điểm của đoạn thẳngAB
Những mệnh đề sau là sai:
xy AB xy là đường trung trực của AB
xy đi qua trung điểm M của AB xy là đường trung trực của AB .
Một khi thực hiện xong các hoạt động a, b, c, d thì học sinh sẽ nắm chắc khái niệm đường trung trực của một đoạn thẳng và như vậy mục đích của hoạt động một đã được thực hiện.
Hoạt động 2: Hoạt độngcủng cố khái niệm .
Ôn tập, củng cố khái niệm theo phương pháp mới thường chú ý tới các ví dụ và phản ví dụ, triệt để sử dụng kênh hình .Mô tả hình vẽ là hoạt động chuyển đổi ngôn ngữ hình sang ngôn ngữ thông thường . Đọc hình vẽ giúp học sinh có thói quen khám phá, phát hiện vấn đề trên cơ sở quan sát, phân tích ,so sánh, loại trừ …
Ngoài ra còn một số hoạt động nữa. Vì thời gian nghiên cứu và phạm vi đề tài không cho phép Tôi xin chỉ trình bầy hai hoạt động chính ở trên.
Như các đồng chí đã biết theo phương pháp dạy học đổi mới, thường xuyên có sự giao tiếp giữa trò với trò. Học sinh đóng góp ý kiến của mình đề xuất các ý tưởng , các cách giải, tự ra đề Toán … thông qua những hoạt động do giáo viên tổ chức. Vì vậy, giáo viên phải có kinh nghiệm sư phạm mới làm chủ được diễn biến của tiết học.
5.Soạn hệ thống câu hỏi như thế nào ?
Theo tôi khi soạn bài giáo viên cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi. Tuỳ vào đặc điểm và trình độ, tuỳ vào nội dung bài học và phương pháp dạy học được lựa chọn mà quyết định số lượng và chất lượng câu hỏi thích hợp. Mỗi bài học cần có một số câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích nhận thức xác định, trên cơ sở đó khi lên lớp sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ tuỳ theo diễn biến của tiết học.
Các dạng câu hỏi trên lớp nhằm những mục đích khác nhau:gây hứng thú, thu hút chú ý , kích thích tìm tòi , gợi cách suy nghĩ, kiểm tra đánh giá …
Xét chất lượng câu hỏi về mặt yêu cầu năng lực nhận thức, tôi phân biệt hai loại chính
Loại câu hỏi có yêu cầu thấp :đòi hỏi tái hiện kiến thức, nhớ lại và trình bầy những điều đã học: nhận dạng các khái niệm,định lí, quy tắc… loại câu hỏi này thường được sử dụng khi học sinh sắp sửa được giới thiệu tài liệu mới, đang luyện tập thực hành, đang ôn tập những điều đã học …
Ví dụ:
Phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác ( tái hiện kiến thức )
Nêu công thức minh hoạ theo hình vẽ ( trình bầy lại điều đã học )
Trong một tam giác vuông kết luận nào sau đây là không đúng?
A.Tổng hai góc nhọn bằng 900.
B. Hai góc nhọn phụ nhau
C. Hai góc nhọn bù nhau.
D.Tổng hai góc nhọn bằng nửa tổng hai góc của tam giác.
( Nhận dạng )
Câu hỏi loại yêu cầu thấp thường dành cho học sinh trung bình trở xuống.
Loại câu hỏi có yêu cầu cao: đòi hỏi sự thông hiểu, kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh… thể hiện được các khái niệm, định lí …
Loại câu hỏi này thường sử dụng khi học sinh đã có kiến thức cơ bản. Giáo viên muốn học sinh sử dụng kiến thức ấy trong tình huống mới có thể phức tạp hơn; khi học sinh đang tham gia giải quyết vấn đề ; khi muốn đánh giá năng lực của học sinh.
Ví dụ: Chứng minh rằng:
Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng mà trong những góc tạo thành có một cặp góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau.
Nếu hai đường thẳng song song thì hai tia phân giác của cặp góc trong cùng phía vuông góc với nhau:
Ví dụ: Bài 7 trang 83 ( SGK – tập I )
Ba đường thẳng xx’ , yy’ , z z’ cùng đi qua điểm 0. Hãy viết tên các cặp góc bằng nhau.
Học sinh cần phải vẽ hình và kể tên được 9 cặp góc bằng nhau là:
xoy = x’o y’;
yoz = y’ o z’ ;
xoz = x’oz’ ;
xoy’ = x’oy ; xox’ = zoz’ ;
yoz’ = y’oz ; yoy’ = zoz’ ;
xox’ = yoy’ ; xoz’ = x’oz
Câu hỏi đặt ra nếu số đường thẳng được nâng lên là 4 ,là 5 , là 6 … thì số cặp góc bằng nhau là bao nhiêu?
Bằng Con đường trên để có được câu trả lời quả thật là Gian khổ . Học sinh nghĩ cách đếm số góc, số góc bẹt, số cặp góc đối đỉnh.
Phiếu học tập là gì?
Để tổ chức các hoạt động của học sinh, ta có thể dùng các phiếu hoc tập. Phiếu học tập là một trong những công cụ cho phép cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh, tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và sử lí thông tin ngược. Đó là những tờ giấy dời in sẵn những công việc độc lập hoặc làm theo nhóm, được phát cho học sinh để hoàn thành trong thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu học tập có thể ra cho học sinh một vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề.
Tuy nhiên trong quá trình dạy với điều kiện không cho phép, giáo viên không phải lúc nào cũng có thời gian làm sẵn các phiếu học tập cho học sinh. Nhưng Tôi nghĩ để dẫn dắt tới kiến thức mới ở một số bài nào đó ta nên cố gắng làm sắn các phiếu học tập.
Ví dụ: Khi dạy bài Tam giác cân.
Có bài?1 tìm các Tam giác cân trên hình 112. Kể tên các cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy, góc ở đỉnh của các Tam giác cân đó.
Với bài tập này giáo viên có thể chuẩn bị sẵn phiếu học tập như sau :
Tam giác cân
Cạnh bên
Cạnh đáy
Góc ở đáy
Góc ở đỉnh
Học sinh sẽ nghiên cứu đầu bài trong SGK và điền vào ô trống trong bảng trên.
Ví dụ 2: Cho hình vẽ .
Hãy điền dấu > hoặc < thích hợp vào ô vuông
AB BH
AH AC
AB AC HB HC
Bên cạnh làm phiếu hoc tập thì việc sử dụng bảng phụ của giáo viên là không thể thiếu đặc biệt trong những tiết luyện tập, ôn tập :
Ví dụ: Các bảng tổng kết về:
+ Các trường hợp bằng nhau của hai Tam giác
+ Tam giác và một số dạng Tam giác đặc biệt.
Trong các bảng phụ này giáo viên viết trước một số các dữ kiện và yêu cầu học sinh điền tiếp các dữ kiện còn lại vào ô trống để được những kiến thức cần ghi nhớ trong chương.
Ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị phiếu học tập, bảng phụ trong mục chuẩn bị của giáo viên thì với môn Hình học không thể thiếu được các dụng cụ vẽ hình như: thước thẳng , eke, compa, đo độ…
II. Kết quả qua khảo sát thực tiễn:
Với cách thiết kế bài soạn như trên qua các bài kiểm tra kiến thức sau mỗi tiết học Tôi đã thu được kết quả sau:
+ Loại bài kiểm tra về khái niệm, đinh lí, hiểu nhớ đựơc khái niệm, đinh lí lấy được những ví dụ cụ thể: loại bài này Tôi thường kiểm tra nhanh trong vòng từ năm đến mười phút, kết quả ở hai lớp Tôi dạy là:
* Năm học 2004 – 2005
Lớp
File đính kèm:
- hung thiet.doc