Thiết kế mạch điện dưới dạng ký hiệu

Với công cụ Thiết kế mạch điện, giáo viên có thể dễ dàng đưa vào bài giảng của mình các sơ đồ thí nghiệm về mạch điện để hỗ trợ cho việc giảng dạy môn Vật lý.

 Giả sử tôi cần thiết kế một mạch cầu như trên màn hình:

 Mạch điện này có thể tương tác được như bật tắt công tắc (bật, tắt, bật) hoặc điều chỉnh các biến trở (kéo con chạy trên biến trở về gần cuối), hoặc thay đổi các giá trị vật lý của các thiết bị điện (thay đổi giá trị của điện trở R=20 thành 30).

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế mạch điện dưới dạng ký hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN DƯỚI DẠNG KÝ HIỆU Với công cụ Thiết kế mạch điện, giáo viên có thể dễ dàng đưa vào bài giảng của mình các sơ đồ thí nghiệm về mạch điện để hỗ trợ cho việc giảng dạy môn Vật lý. Giả sử tôi cần thiết kế một mạch cầu như trên màn hình: Mạch điện này có thể tương tác được như bật tắt công tắc (bật, tắt, bật) hoặc điều chỉnh các biến trở (kéo con chạy trên biến trở về gần cuối), hoặc thay đổi các giá trị vật lý của các thiết bị điện (thay đổi giá trị của điện trở R=20W thành 30W). Để tạo được sơ đồ mạch điện này trong Violet, ta làm như sau: Tại trang soạn thảo của Violet, ta chọn nút “Công cụ” rồi chọn mục “Thiết kế mạch điện”. Khi trang soạn thảo Thiết kế mạch điện xuất hiện, ta bôi đen toàn bộ mạch điện mẫu rồi nhấn phím “Delete” để xóa nó đi. Tiếp theo, ta chọn bảng “Ký hiệu” để lựa chọn các hình ảnh của thiết bị cần vẽ là dạng ký hiệu giống như trong SGK, rồi kéo vào khung soạn thảo. (lần lượt kéo nguồn điện, công tắc, Ămpe kế, điện trở, biến trở, tụ điện, cuộn dây vào khung soạn thảo) Sau khi kéo các thiết bị vào khung soạn thảo, ta sắp xếp lại vị trí của chúng bằng cách chọn vào chức năng “Di chuyển” và kéo các thiết bị đến vị trí thích hợp. (Lần lượt kéo các đối tượng vào vị trí thích hợp như hình vẽ) Ta cũng có thể chọn nút “Quay trái”, “Quay phải” để quay đối tượng khi cần thiết. (Quay điện trở như hình vẽ) Để nối dây giữa các thiết bị, ta chọn vào chức năng “Nối dây” và chỉ cần kéo đầu dây của mỗi thiết bị tới vị trí cần nối. Khi đã nối dây xong, ta vẫn có thể bổ xung thêm các thiết bị vào mạch điện, chẳng hạn ta kéo thêm bóng đèn vào mạch điện. (kéo công tắc vào vị trí như hình vẽ) Và với mạch điện vừa vẽ ta cũng có thể thay đổi các giá trị Vật lý của thiết bị và quan sát hoạt động của mạch. Để thay đổi các giá trị Vật lý của thiết bị, ta click vào giá trị mặc định của mỗi thiết bị và thay đổi giá trị đó. Ví dụ: Ta thay đổi điện trở thứ 2 thành 10Ω (click vào R=20 và thay bằng 10), điện trở của bóng đèn là 6Ω (click vào R=0.001 và thay bằng 6), thay đổi điện dung của tụ điện là 50µF (click vào C=20 và thay bằng 50). Cuối cùng, ta chọn nút “Đồng ý” để hoàn thành việc thiết kế mạch điện. Tại trang soạn thảo, ta cũng chọn nút “Đồng ý” để kết thúc soạn thảo và xem kết quả. (click ống nhòm để xem toàn bộ) Tại cửa sổ trình chiếu ta có thể tương tác trực tiếp với các thiết bị của mạch điện và quan sát hoạt động của mạch điện. (kéo biến trở về 0Ω, tắt, bật công tắc, thay đổi giá trị của cuộn cảm thành 40H, kéo con chạy từ từ đến giá trị 50Ω).

File đính kèm:

  • docCong cu tao bai giang Thiet ke mach dien dang ky hieu.doc
Giáo án liên quan